Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ đá quang sơn xã quang sơn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HỮU DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ QUANG SƠN
XÃ QUANG SƠN - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HỮU DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ ĐÁ QUANG SƠN
XÃ QUANG SƠN - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Hà Xuân Linh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2015
Người viết cam đoan

Phạm Hữu Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Hà Xuân Linh cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động
viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt
tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cố vũ tôi
trong suốt thời gian học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn
để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2015
Người viết cam đoan

Phạm Hữu Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


3


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục bảng biểu......................................................................................... vi
DAnh mục hình ............................................................................................... vii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................. viii
MỞ

ĐẦU

.......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thết của đề tài ..................................................................................
1
2.Mục tiêu của đề tài .........................................................................................
2
2.1.Mục têu tổng quát ......................................................................................
2
2.2.Mục têu cụ thể ............................................................................................
2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tễn ........................................................................................
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..........................................................................
4
1.1.1. Tài nguyên khoáng sản............................................................................ 4
1.1.2. Khai thác tài nguyên khoáng sản ............................................................ 4

1.1.3. Quá trình khai thác mỏ ............................................................................
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


4

1.1.4. Công nghệ khai thác ................................................................................
5
1.1.5. Phương pháp khai thác ............................................................................
6
1.1.6. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản ........................................
7
1.2. Tình hình khai thác trong và ngoài nước ................................................
10
1.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới........................................
10
1.2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác đá vôi ở Việt Nam ................. 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


5


1.2.3. Trữ lượng đá vôi ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên ............................. 15
1.2.4. Hiện trạng môi trường các khu vực khai thác đá vôi ở nước ta............ 16
1.2.5. Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên ..................... 19
1.3. Các nghiên cứu liên quan đã được xuất bản ............................................
24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............. 26
NGHIÊN CỨU...............................................................................................
26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
26
2.4.1. Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp ......................................
26
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh môi trường
.... 27
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tch trong phòng
thí nghiệm. ...................................................................................................... 27
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn qua bộ phiếu điều tra.....................................
30
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
2.4.6. Phương pháp đối chiếu, so sánh............................................................
30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 32
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mỏ đá vôi Quang Sơn,
xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ ...................................................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


6

3.2. Quy mô dự án và đặc tính công nghệ khai thác ....................................... 45
3.2.1. Hệ thống khai thác vật liệu đá............................................................... 45
3.2.2. Đặc tnh công nghệ khai thác ................................................................ 47
3.3. Hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại mỏ khai thác đá Quang
Sơn. 49
3.3.1. Hiện trạng môi trường đất .....................................................................
49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


7

3.3.2. Hiện trạng môi trường nước..................................................................
50
3.3.3. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................... 52
3.4. Đánh giá cán bộ và người dân về sự tác động của quá trình khai thác mỏ
đá đến môi trường. ..........................................................................................

56
3.4.1. Tác động đến môi trường đất ................................................................
56
3.4.2.Tác động đến môi trường nước ..............................................................
58
3.4.3.Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn .......................................
60
3.4.4.Tác động tới môi trương kinh tế - xã hội ............................................... 62
3.4.5. Tác động tới môi trường lao động và rủi ro môi trường .......................
63
3.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm ....................................................................... 65
3.5.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất tại khu vực mỏ ..................................... 65
3.5.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước tại mỏ ................................................ 66
3.5.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí .......................... 68
3.6.Giải pháp quản lý, giảm thiểu, khắc phục tác động của môi trường khai
thác mỏ ............................................................................................................
70
3.6.1. Các giải pháp cơ chế chính sách trong việc quản lý và BVMT............ 71
3.6.2.Các giải pháp kỹ thuật công nghiệp ....................................................... 71
3.6.3.Các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi giao thông ................................. 73
3.6.4.An toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động ...................... 73
3.6.5.Giảm thiểu tác động môi trường sinh thái cảnh quan ............................
74
3.6.6.Chăm sóc sức khoẻ người lao động ....................................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n



8

3.6.7.Phòng chống thiên tai, sự cố và rủi ro môi trường ................................
75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77
1.KẾT LUẬN .................................................................................................. 77
2.KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC .......................................................................................................
81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Sản Lượng và trữ lương đồng trên thế giới ..................................... 11
Bảng 1.2. Kết quả môi trường không khí tại Tân Phú Xuân xã Liên Khê, Thủy
Nguyên,Hải Phòng ......................................................................... 18
Bảng 3. 1. Tọa độ các điểm góc khu vực dự án .............................................. 32
Bảng 3. 2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng............................................. 37
Bảng 3. 3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm ........................ 38
Bảng 3. 4. Tổng lượng mưa các tháng trong năm........................................... 39
Bảng 3. 5. Tổng hợp tình hình kinh tế trên địa bàn xã Quang Sơn ................ 41
Bảng 3. 6. Đặc điểm dân cư, y tế và giáo dục trên địa bàn xã Quang Sơn ..... 44

Bảng 3. 7. Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác ............................. 46
Bảng 3. 8. Tổng hợp tính chất cơ lý đá ........................................................... 47
Bảng 3. 9. Kết quả đo chất lượng đất khu vực mỏ.......................................... 49
Bảng 3. 10. Kết quả phân chất lượng nước ngầm khu vực dự án................... 50
Bảng 3. 11. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tới môi trường
không khí trên địa bàn thông qua ý kiến điều tra, phỏng vấn .......
55
Bảng 3. 12. Nồng độ bụi, khí thải ở khu vực mỏ trong giai đoạn khai thác ... 61
Bảng 3. 13. Nguồn phát sinh ô nhiễm của mỏ đá Quang Sơn ........................ 66
Bảng 3. 14. Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ khai thác đá ........... 68
Bảng 3. 15. Nguồn phát sinh khí bụi trong các hoạt động của dự án ............. 68
Bảng 3. 16. Tải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác và chế biến
hằng năm tại mỏ đá Quang Sơn .................................................... 69
Bảng 3. 17. Tải lượng khí thải phát sinh do sử dụng nhiên liệu động cơ và nổ
mìn.. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò .......................................
6
Hình 1. 2. Sơ đồ khai thác cát sỏi đặc trưng trên địa bàn huyện ......................
9
Hình 1. 3. Sơ đồ khai thác đá làm vật liệu xây dựng đặc trưng trên địa bàn

huyện Đồng Hỷ ............................................................................................... 10
Hình 3. 1. Sơ đồ vị trí mỏ đá vôi Quang Sơn ………………………………33
Hình 3. 2. Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá Quang Sơn ............................... 48
Hình 3. 3. Sơ đồ công nghệ chế biến đá.......................................................... 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

4

KLN

Kim loại nặng

5

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

6

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

7

TT

Thông tư

8




Quyết định

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

11

BOD5

Nhu cầu ô xy sinh hóa (sau 5 ngày)

12

COD

Nhu cầu ô xy hóa học

13

BYT


Bộ Y tế

14

CTR

Chất thải rắn

15

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

16

VLXD

Vật liệu xây dựng

17

VNĐ

Việt Nam đồng

18

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


1


2

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thết của đề tài
Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại các địa phương đã góp phần
phát triển kinh tế xã hội, tạo được việc làm và thu nhập cho một bộ
phận người dân địa phương. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã tạo
được uy tn và thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và một số khu
vực trên thế giới. Tuy nhiên, hiện ngành công nghiệp khai thác đá vôi
còn gặp phải không ít khó khăn khi thiếu chế tài chặt chẽ đối với việc hành
nghề thăm dò khoáng sản dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân thiếu năng lực
và kinh nghiệm vẫn được thuê thăm dò. Do đó, nhiều mỏ khi đi vào khai
thác không như kết quả đánh giá trữ lượng dẫn tới chủ đầu tư thua lỗ,
kinh doanh không hiệu quả. Với số lượng Giấy phép hoạt động khoáng
sản đã cấp và sẽ cấp cho thấy, sau năm 2012 có thể có khoảng 100 doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại các 3 – 4 vùng mỏ,
như vậy có thể gây hiện tượng khai thác tràn lan, lãng phí tài nguyên, tranh
giành diện tích, mất an ninh trật tự và đặc biệt ảnh hưởng lớn tới cảnh quan
môi trường và cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng.

Số lượng cơ sở chế biến đá vôi khá lớn, tuy nhiên lại có quy mô nhỏ,
phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu nên sử dụng chưa hợp lý tài nguyên. Tại
các mỏ khai thác làm đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20 – 30 % khối lượng
đá thành phẩm, còn lại 70 – 80% chưa có nhu cầu sử dụng, phải để lại tại các
mỏ cho thấy sự lãng phí lớn và là nguồn gốc tềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an
toàn trong khai thác.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp,
thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ. Vì vậy trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng công nghiệp xây
dựng của Thái Nguyên luôn ở mức cao. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công


3

nghiệp được xây dựng ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Hệ thống đường
giao thông, cơ sở
hạ tầng của các địa phương không ngừng được cải tạo, làm mới như:
đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, nâng cấp đường quốc lộ 3... Chính vì vậy nhu
cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh là rất lớn, theo số liệu thống kê cho
thấy thị trường vật liệu xây dựng liên tục tăng trong mấy năm gần đây
trong đó có vật liệu là đá vôi.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa
Sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn
trực tếp của TS. Hà Xuân Linh, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và

đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ đá Quang
Sơn xã Quang Sơn-Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên”.
2.Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng của các loại chất thải
trong quá trình hoạt động từ đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại mỏ đá Quang Sơn.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng khai thác và ảnh hưởng của các
loại chất thải tới môi trường của mỏ đá Quang Sơn
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại chất thải trong quá
trình hoạt động khai thác đá của mỏ đá Quang Sơn đến môi trường xung
quanh
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho
mỏ đá Quang Sơn.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các
loại chất thải tới môi trường nghiên cứu.
- Các loại mẫu đất, nước, không khí phải đánh giá được khu vực chịu tác
động của hoạt động khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp
với điều kiện thực tế của cơ sở nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được hiện trạng môi trường đất, nước, không khí trong
hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ.
- Đề xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi
trường của việc khai thác đá vôi.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác khai thác
và quản lý môi trường tại xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh
Thái Nguyên nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là sự tập trung hoặc tích tụ tự nhiên của các
khoáng chất thể rắn, lỏng, khí ở trên, trong vỏ trái đất. Chúng có đặc
điểm hình thái, chất lượng đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho phép khai thác, sử

dụng một loại trong tích tụ đó. Có khả năng đem lại lơi ích kinh tế trong thời
điểm hiện tại hoặc tương lai. Chúng được nhận định là có giá trị kinh tế và có
đặc trưng địa chất xác định.
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí
(khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh
(sinh ra trên bề mặt trái đất);
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim
loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý,
vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ
khoáng sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên
các loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”.
[12]
1.1.2. Khai thác tài nguyên khoáng sản
Khai thác khoáng sản hay còn gọi là hoạt động khai thác mỏ hoặc các
vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa
than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại
quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến, dầu, đá muối và kali
cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra
trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái

tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước)[12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


1.1.3. Quá trình khai thác mỏ
Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến
khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần
với tự nhiên nhất gồm một số bước nhất định.
- Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành thông
qua việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị
của thân quặng. Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ
lượng tài nguyên để xác định kích thước và phân cấp quặng. Việc đánh giá
này là để nghiên cứu tiền khả thi và xác định tính kinh tế của quặng.
- Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh giá khả năng tài
chính để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án. Đây là căn cứu
để công ty khai thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án.
Khâu này bao gồm cả quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi,
khả năng tiêu thụ, và khả năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí
cho kỹ thuật sử dụng, nhà máy và cơ sở hạ tầng, các yêu cầu về tài
chính và các phân tích về mỏ như đã đề xuất từ khâu khai đào cho đến
hoàn thổ. Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển
mỏ mới bắt đầu và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy
xử lý. Vận hành mỏ để thu hồi quặng bắt đầu và tếp tục dự án khi mà công
ty khai thác mỏ vẫn còn thu được lợi nhuận (khoáng sản vẫn còn).
- Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tến hành công tác hoàn thổ để
làm cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích khác trong tương

lai[12].
1.1.4. Công nghệ khai thác
Công nghệ khai thác sử dụng phổ biến hiện nay là công nghệ dùng
máy xúc phối hợp với ô tô tự đổ, gồm các công đoạn chủ yếu sau:
- Khoan nổ mìn để phá vỡ đất đá nguyên khối;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


- Sử dụng thiết bị cơ giới để xúc đất đá và qu ặng lên các
phương tện vận chuyển;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


- Sử dụng thiết bị vận tải bằng xe tải để chuyển đất đá thải từ khai
trường ra bãi thải và vận chuyển các loại quặng khai thác về kho chứa;
- Sản phẩm từ kho chứa được thiết bị xúc lên phương tiện vận
tải đường bộ về nơi tiêu thụ. [12]
1.1.5. Phương pháp khai thác
Trong thực tế sản xuất hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của
khu vực có mỏ khoáng sản, điều kiện địa chất của các thân quặng và tính
chất hóa lý của loại quặng, người ta tiến hành các phương pháp khai thác mỏ
khoáng sản chủ yếu sau[28]:

- Phương pháp khai thác lộ thiên (Surface mining): Thường áp dụng
với khoáng sản rắn nằm gần bề mặt bằng cách bóc đi các lớp đất đá phủ lên
thân quặng để lấy lên các khoáng sản cần thiết. Phương pháp này
thường làm thay đổi mạnh mẽ địa hình, mất đất canh tác, mất rừng, tạo
ra nhiều bụi và chất thải rắn.
- Phương pháp khai thác hầm lò (Underground mining): Áp dụng đối
với các thân quặng nằm sâu trong lòng đất bằng cách đào giếng và lò đến
thân quặng để lấy được các khoáng sản cần thiết. Phương pháp này thường
tiềm ẩn nhiều sự cố mất an toàn cho công nhân khai thác, đòi hỏi một lượng
lớn gỗ chống lò và gây ra các biến động trên mặt đất.

Hình 1. 1. Phương pháp khai thác lộ thiên và hầm lò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


- Phương pháp khoan và bơm hút khoáng sản: Thường được áp dụng
cho một số loại khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng như dầu và khí đốt
thiên nhiên. Phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng chỉ áp dụng cho
các khoáng sản tồn tại dưới dạng khí và lỏng. [27]
1.1.6. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản
a. Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Việc khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp tập trung ở
các tổ chức sau: Tổng công ty Khoáng sản khai thác và chế biến chì, kẽm,
đồng, thiếc, ilmenit, chromit. Tổng công ty Thép khai thác các mỏ quặng sắt,
các mỏ nguyên liệu phụ gia luyện kim, vật liệu chịu lửa. Tổng công ty Than
khai thác vùng than Quảng Ninh và một số mỏ than rải rác ở các tỉnh khác.
Tổng công ty Hóa chất khai thác mỏ apatit Lào Cai, các mỏ pyrit, các mỏ

nguyên liệu hóa chất. Tổng công ty Xi măng khai thác mỏ đá vôi xi măng, sét
xi măng và các mỏ nguyên liệu phụ gia xi măng. Tổng công ty Dầu khí khai
thác các mỏ dầu, khí đốt thiên nhiên[12].
Các Tổng công ty, Công ty xây dựng của Bộ Xây dựng; Tổng công ty,
Công ty Giao thông của Bộ giao thông vận tải; các Công ty Khoáng sản thuộc
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khai thác các mỏ khoáng sản quy mô
vừa và nhỏ trên khắp các địa phương trong cả nước.
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước
được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất,
kinh doanh nhìn chung đảm bảo theo nội dung phương án, đề án, thiết kế,
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; từng bước gắn
kết chặt chẽ giữa mục têu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm BVMT, an
toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn
chế nên các mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều
về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về
khoáng sản, pháp luật về BVMT[12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

.v
n


×