Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận: Phương pháp dạy học Sinh học 12 Đề tài: Sử dụng kênh hình để thiết kế phiếu học tập trong dạy học Sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.81 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
--- ---

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 12
ĐỀ TÀI: Sử dụng kênh hình để thiết kế phiếu học tập trong dạy học
Chương I – Cá thể và quần thể sinh vật, Sinh học 12 (cơ bản)

Giảng viên hướng dẫn
Ths.Phạm Thị Phương Anh

Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thơ
Lớp : Sinh 4B
MSV: 14S3011131

Huế, tháng 11 năm 2017


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Khi soạn bài theo phương pháp học tập thụ động, giáo viên dự kiến chủ yếu là
những hoạt động trên lớp của chính mình ( thuyết trình, giảng giải, vẽ sơ đồ, biểu diễn
phương tiện trực quan, đặt câu hỏi…), hình dung trước chút ít về hành động hưởng
ứng của học sinh ( sẽ trả lời như thế nào, sẽ rút ra nhận xét gì khi giáo viên biểu diễn
tranh, sẽ có ý kiến gì khi thầy giáo trình bày một bảng số liệu, đưa ra một vấn đề
mới... ).
Khi mà lượng thông tin ngày càng nhiều, thời gian học tập trên lớp của học
sinh lại có hạn, đặc biệt chương trình sinh học lớp 12 nâng cao với tổng số tiết theo


phân phối chương trình của Bộ GD – ĐT là 70 tiết/năm học, gồm 3 phần lớn: Di
truyền; tiến hoá, sinh thái học ( Bằng lượng kiến thức của chương trình lớp 11, 12
khơng phân ban). Theo phương pháp dạy học thụ động, thông tin đi theo một chiều từ
thầy đến trị chắc chắn sẽ khơng đạt được mục tiêu của bài học, chính vì vậy khi soạn
bài những dự kiến của giáo viên trong một tiết dạy phải tập trung chủ yếu vào các hoạt
động của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của q trình dạy học, thầy chỉ
đạo, điều khiển để học sinh tự lực lĩnh hội kiến thức, phải tạo điều kiện cho học sinh
được suy nghỉ tích cực, bộc lộ những suy nghỉ của mình trong quá trình thảo luận,
tranh luận trong nhóm và tích cực tìm ra tri thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
Cố gắng khắc phục tình trạng “truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học” là tư tưởng chỉ đạo cho việc đổi mới phương pháp dạy học
đang đặt ra cho toàn Ngành giáo dục ( Nghị quyết Trung ương II khoá VIII).
Để rèn luyện tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh có nhiều
phương pháp trong việc tổ chức hoạt động của học sinh trong quá trình học tập, việc
sử dụng phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung kiến thức của từng
bài, từng phần và đối tượng học sinh, điều kiện, phương tiện dạy học…. Sử dụng
phiếu trong hoạt động học tập nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử
nghiêm, quy nạp, suy diễn để tìm ra kiến thức, giải quyết vấn đề. Hoạt động này phù
hợp với nội dung kiến thức học sinh phải nắm mà tôi đã áp dụng trong q trình dạy
chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – Sinh học lớp 12 Ban KHTN và
đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong tất cả các tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy, học tập ở các
môn học đều được biên soạn dựa trên hai kênh cơ bản đó là: Kênh chữ và kênh hình.
Kênh chữ giúp cho học sinh, giáo viên đọc để nắm những kến thức cơ bản của bài
học, bài dạy từ đó rút ra những nhận xét, những kết luận chính về nội dung của bài.
Kênh hình giúp cho học sinh, giáo viên nắm được một cách chính xác kiến thức cơ
Hồng Thị Thơ

1



bản, giúp người học, người dạy nắm được bản chất của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến
thức và dễ nhớ kiến thức.
Trong các giáo trình, tài liệu Sinh học sử dụng kênh hình trong quá trình học tập
là đặc biệt quan trọng và cần thiết. Người ta vẫn thường nói Sinh học là khoa học thực
nghiệm – Đúng vậy, nhưng việc tiến hành thực nghiệm trong sinh học lại vơ cùng
phức tạp và khó khăn vì nhiều lý do khác nhau như: Chương trình giảng dạy, điều kiện
cơ sở vật chất, thời gian để tổ chức, thời gian để có được kết quả…. Vì vậy, những
thực nghiệm về Sinh học không dễ thực hiện mà chỉ áp dụng hạn chế ở một số tiết học
mà chương trình quy định. Trong trường hợp đó việc sử dụng kênh hình trong dạy học
sinh học ngoài việc cung cấp kiến thức, dễ nhớ kiến thức cịn giúp học sinh phát triển
óc tư duy trìu tượng, biết phân tích hình ảnh để lĩnh hội kiến thức một cách khoa học.
Do bề dày của cuốn sách mà kênh hình trong các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
thường khơng đưa được nhiều hình ảnh vào đó, nhất là ở trường chuyên. Để giúp học
sinh có được một kiến thức vững chắc về khoa học cơ bản, thì việc bổ sung, tìm kiếm
những hình ảnh chuẩn, chính xác khoa học là rất cần thiết. Việc trình chiếu những
hình ảnh minh họa trên các thiết bị dạy học chỉ là chớp nhống, khó đọng lại trong óc
suy nghĩ của học sinh, không đủ thời gian để các em nghiền ngẫm, phân tích và sau
này nữa là ôn tập kiến thức cho việc tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Tôi
thấy việc sưu tầm các hình ảnh phục vụ cho dạy học là cần thiết, đặc biệt là các hình
ảnh chuẩn để qua đó học sinh có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất, nhẹ nhàng đồng thời
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập mang
lại hiệu quả.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của phiếu học tập và kênh hình tơi đã
thực hiện đề tài: “Sử dụng kênh hình để thiết kế phiếu học tập trong dạy học Chương I
- Cá thể và quần thể sinh vật, Sinh học 12 (cơ bản)” giúp học sinh chủ động rèn
luyện tư duy, nâng cao năng lực nhận thức, dễ nhớ kiến thức, phát triển óc tư duy trìu
trượng và lĩnh hội kiến thức một cách khoa học.

Hoàng Thị Thơ


2


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của việc của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập
1. Lược sử về vấn đề nghiên cứu
Trước yêu cầu thức tiễn đặt ra cho các ngành khoa học nói chung và giáo dục nói
riêng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hóa người học, với các biên
pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động đã trở thành xu hướng của nhiều
quốc gia trên thế giới và khu vực.
Vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt
động học tập tự lực, chủ động, sáng tạo đã được đặt ra. Nhưng các nghiên cứu mới
chủ yếu về mặt lý thuyết. Từ sau những năm 1970 trở đi, các nghiên cứu về các biện
pháp tổ chức học sinh hoạt động học tập tự lực mới được quan tâm nghiên cứu đồng
bộ cả về lý thuyết và thực hành. Trong đó nổi bật là các cơng trình nghiên cứu: “Cải
tiến phương pháp dạy và học nhằm phát huy trí thơng minh của học sinh” của tác giả
Nguyễn Sỹ Tý - 1971. “Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra” của tác giả Lê Nhân
– 1974…
Đặc biệt sau nghị quyết Trung ương IV khóa VII ( tháng 2 – 1993 ), nghị quyết
TW II khóa VIII ( tháng 4 – 2002 ) của Đảng về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trở thành vấn đề quan trọng cấp bách
của nghành Giáo Dục trong giai đoạn hiện nay. Để tổ chức được các phương pháp dạy
học tích cực địi hỏi phải có các phương tiện tham gia tổ chức như: Bài tập, bài tập
tình huống, bài tốn nhận thức, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập,…
Đối với môn sinh học cũng vậy cho đến nay đã có nhiều cơng trình đã được đưa
ra áp dụng như:
- Lý luận dạy học sinh học đại cương – Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành.
NXBGD 1998.
- Vận dụng phuowg pháp tích cực vào dạy học sinh học 10 – Nguyễn An Ninh

( luận án thạc sĩ)
- Dạy – tự học của GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn.
- Tổ chức hoạt động học tập tự lực trong dạy học Sinh thái học lớp 11 THPT –
Phan Thị Bích Ngân ( luận án thạc sĩ )…
2. Khái niệm phiếu học tập
Phiếu học tập hay còn gọi là phiếu hoạt động (activity sheet) hay phiếu làm việc.
Phiếu học tập là những “tờ giấy rời”, in sẵn những công tác độc lập hoặc làm
theo nhóm nhỏ được phát cho từng học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian
ngắn của tiết học hoặc tự học ở nhà. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một
Hồng Thị Thơ

3


hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hướng tới kiến thức kỹ năng hay rèn luyện
thao tác tư duy để giao cho học sinh.
3. Vai trò của phiếu học tập
3.1. Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học
Trong quá trình dạy học phiếu học tập được sử dụng như một phương tiện để
truyền tải kiến thức, nội dung của phiếu chính là nội ding hoạt động học tập của học
sinh. Thông qua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếu một cách độc lập
hay có sự trợ giúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội được một lượng kiến thức tương
ứng.
3.2. Phiếu học tập là một phương tiện hứu ích trong việc rèn luyện các kỹ năng
cho học sinh.
Để hoàn thành được các yêu cầu do phiếu học tập đưa ra học sinh phải huy động
hầu như tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: quan sát, phân tích, tổng hợp,
so sánh, phán đốn, suy luận, khái qt hóa, hệ thống hóa, cụ thể hóa,… Vì vậy sử
dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học sẽ giúp cho học sinh hình thành và phát
triển các kỹ năng cơ bản.

3.3. Phiếu học tập phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực
tự học tự nghiên cứu cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh có thể sử dụng phiếu học tập giao
cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hồn thành, bắt buộc học sinh phải chủ động
tìm tịi kiến thức. Vì vậy, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh được nâng
lên…
Mặt khác mỗi phiếu học tập có thể dùng trong nhiều khâu của q trình tự học
như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá… dưới nhiều hình thức
như ở lớp hoặc ở nhà… có thể cần sự giúp đỡ của giáo viên hoặc khơng. Do vậy phiếu
học tập cịn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
3.4. Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
Phiếu học tập thường được thiết kế dưới dạng bản có nhiều cột, nhiều hàng thể
hiện nhiều tiêu chí. Vì vậy, ưu thế của phiếu học tập là khi muốn xác định một nội
dung kiến thức, thỏa mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các tiêu chí
khác nhau. Với phiếu học tập một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ
ràng, diễn đạt ngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoạc sơ đồ…. Phiếu
học tập có thể sửu dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
3.5. Phiếu học tập đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho
Hoàng Thị Thơ

4


việc uốn nắn, chỉnh sửa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của
người học.
Sử dụng phiếu học tập trong dạy học, giáo viên có thể kiểm sốt, đánh giá được
động lực học tập của học sinh thông qua kết quả hồn thành phiếu học tập, thơng qua
báo cáo kết quả cá nhân, thảo luận trong tập thể từ đó chỉnh sửa, uốn nắn những lệch
lạc trong hoạt động nhận thức của học sinh. Do đó phiếu học tập đã trở thành phương
tiện giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trị – trị đó là mối liên hệ thường xun liên tục.

3.6. Phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh tự
học.
Đối với hoạt động tự học phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học
sinh trong việc tự lực chiếm lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học sin tự
nắm bắt nội dung phần này như thế nào? nội dung phần nào là nội dung trọng tâm?
Với vai trị đó nó đã giúp đỡ người thầy rât nhiề trong hoạt đọng dạy học. Làm cho
chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao nhất là trong xu thế hiện nay việc tự học
trở nên rất quan trọng.
4. Phân loại phiếu học tập
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại phiếu học tập:
4.1. Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học.
4.1.1. Phiếu học tập dùng trong quá trình hình thành kiến thức mới.
Sử dụng để truyền thụ kiến thức mới cho học sinh thông qua việc dẫn dắt học
sinh hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập, học sinh đã lĩnh hội được lượng kiến
thức nhất định. Dạng này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên hướng dẫn và học
sinh.
4.1.2. Phiếu học tập dùng để củng cố hoàn thện kiến thức.
Loại phiếu học tập này sử dụng sau khi học sinh đã học xong từng phần, từng
bài, từng chương để giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học, đảm bảo tính hệ thống,
tính liên tục và tính logic của kiến thức trong chương trình.
4.2.3. Phiếu học tập dùng để kiểm tra dánh giá.
Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra học kỳ, kiểm tra năm
học. Giúp học sinh khắc sâu, hệ thống hóa lại kiến thức, giúp giáo viên nắm bắt được
tình hình học tập của học sinh để điều chỉnh lại phương pháp dạy học cho phù hợp.

Hoàng Thị Thơ

5



4.2. Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành phiếu học tập.
4.2.1. Phiếu học tập khai thác kênh chữ:
Thường được dùng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phần dạy này đi
kèm với kênh “đọc thông tin” hay “nghiên cứu mục, bài…”
4.2.2. Phiếu học tập khai thác kênh hình.
Đây được xem là dạng phiếu tích cực với học sinh, có thể sử dụng trong tất cả
các khâu của quá trình dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng quan sát, phân tích
nguồn thơng tin để hồn thành phiếu học tập là kênh hình trong SGK, tranh ảnh, phim
tư liệu,…
4.2.3. Phiếu học tập khai thác cả kênh chữ và kênh hình.
So với hai dạng trên thì dạng này phổ biến hơn nhiều bởi chương trình SGK đổi
mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm với nhau. Dạng này yêu cầu học sinh vừa
đọc thơng tin, vừa quan sát hình mới có thể hồn thành phiếu học tập.
4.3. Căn cứ vào tiêu chí sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng cho hoc
sinh
4.3.1. Phát triển kỹ năng quan sát
- Ví dụ: quan sát hình vẽ và nêu các dạng đột biến gen phù hợp vào bảng dưới đây.
4.3.2. Phát triển kỹ năng phân tích
- Ví dụ: phân tích đặc tính của enzyme
4.3.3. Phát triển kỹ năng so sánh
- Ví dụ: Hãy so sánh cấu trúc và chức năng của AND và ARN
4.3.4. Phát triển kỹ năng quy nạp, khái qt hóa
- Ví dụ: Hãy nêu kết luận khái quát từ những thí nghiệm lai một cặp tính trạng.
4.3.5. Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
- Ví dụ: Mã mở đầu và mã kết thúc trên mARN có đối mã tương ứng hay khơng?
Chúng có khả năng đột biến khơng? Nếu có thì gây hậu quả gì?
4.3.6. Phát triển kỹ năng áp dụng kiến thức đã học
- Ví dụ: Một tế bào sinh dục có kiểu gen AaBbDd thực tế giảm phân cho ra bao
nhiêu loại giao tử? Các loại giao tử đó là gì?
Hồng Thị Thơ


6


5. Cấu trúc phiếu học tập.
Phiếu học tập có cấu trúc bao gồm các phần sau:
* Phần chung
- Tên trường
- Lớp
- Nhóm học sinh
- Đề bài
- Số thứ tự của phiếu
* Phần cụ thể
- Phần dẫn:
Là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt động hay
nguồn thơng tin.
+ Ví dụ1: Đọc thơng tin mục II.2 SGK trang 183, hồn thành sơ đồ sau:
+ Ví dụ 2: Qua nhứng kiến thức đã họ trong bài 34. Hãy kết nối thông tin hai
cột sao cho phù hợp…
Kiểu hoạt động là liên hệ, vận dụng kiến thức cũ, nghiên cứu kiến thức mới, so
sánh nội dung hoạt động, chú thích các q trình…. Để đạt hiệu quả sử dụng
phiếu học tập cao, đảm bảo bảo thời gian thực hiện phần dẫn yêu cầu ngắn gọn,
rõ ràng, chính xác, dẫn dắt học sinh đến các hoạt động cụ thể.
- Phần hoạt động:
Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, có thể là một
hoặc nhiều hoạt động.
+ Ví dụ: Đọc thơng tin mục II trang 127 SGK Sinh học 10- nâng cao và hoàn
thành sơ đồ sau bằng cách điền tiếp vào dấu “ …”
Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:
Đọc thông tin mục II SGK nâng cao trang 127.

- Quan sát sơ đồ trong phiếu học tập.
- Tìm ý thích hợp.
- Điền vào phiếu và hồn thành phiếu học tập.
- Phần quy định thời gian thực hiện.
Hoàn thành phiếu học tập phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
tuỳ
vào khối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút… dài hơn
hoặc
ngắn hơn… Ngồi ra cũng cần căn cứ vào trình độ học sinh, thời gian tiết
học…
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong phiếu học tập, nó có thể
được giáo viên thơng báo bằng lời trong q trình phát phiếu.
- Phần đáp án.
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để giáo viên chỉnh sữa, bổ
xung cho học sinh hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho học sinh.
Hoàng Thị Thơ

7


6. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập
Để thiết kế một phiếu học tập tốt cần tuân thủ 10 quy tắc sau đây:
* Quán triệt mục tiêu, nội dung bài học
Mục tiêu của bài học khơng chỉ là hồn thành kiến thức, kỹ năng mà
quan trọng hơn là phải phát triển tư duy và vận dụng kiến thức. Do đó trong
q trình dạy học có sử dụng phiếu học tập, giáo viên luôn bám sát mục tiêu
bài học, không xa rời
nội dung chính của bài. Tránh gây nhiễu cho học sinh trong quá trìng lĩnh hội
kiến thức, tập trung vào kiến thức của bài.
* Có nội dung ngắn gọn

* Đảm bảo tính chính xác
Trong q trình dạy học Sinh học nói chung việc sử dụng phiếu học tập là hết
sức
cần thiết. Tuy nhiên khi hướng dẫn học sinh hoàn thành hãy lập các sơ đồ,
bảng
hay trả lời câu hỏi có trong phiếu học tập phải ln đảm bảo tính chính xác về
kiến thức của bài học, tránh việc xây dựng phiếu học tập có sơ đồ, hệ thống quá
rườm rà, phức tạp. Việc sử dụng phiếu học tập, phù hợp cả về trình độ nhận
thức của học sinh, cả về thời gian và lơgic chung của chương trình khơng gị
bó, gượng ép.
* Có khối lượng cơng việc vừa phải
* Có phần chỉ dẫn nhiệm vụ đủ rõ.
* Có khoảng trống thích hợp để học sinh điền kết quả của cơng việc đã làm.
* Có hình thức trình bày gây hào hứng làm việc.
* Có quy định thời gian làm bài.
* Có chỗ để điền tên học sinh để khi cần giáo viên đánh giá trình độ học sinh
* Có đánh số thứ tự
7. Quy trình thiết kế phiếu học tập
Gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy.
Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan hệ của
mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương.
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.
Phải xác định rõ sau khi học xong bài này học sinh phải lĩnh hội được gì ? Hay
vận dụng như thế nào ? Rèn luyện được thao tác tư duy nào ? ...
Bước 3: Xác định nội dung của phiếu học tập.

Hoàng Thị Thơ

8



Xác định phiếu học tập được xây dựng với mục tiêu như thế nào ? Truyền tải
kiến thức gì, rèn luyện kỹ năng gì ? Hoặc dùng trong khâu nào của quá trình dạy học.
Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.
Từ kết quả của việc phân tích nội dung bài dạy và xác định mục tiêu của
bài phải xem xét để lĩnh hội được nội dung hay đạt được mục tiêu của bài phải
gợi mở cho biết những gì và tìm kiếm những gì .
Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành phiếu học tập.
Phác thảo phiếu học tập cần xây dựng.
Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành phiếu học tập.
Căn cứ vào thời gian phân phối của chương trình nội dung của phiếu mà
quy định thời gian hoàn thành phiếu học tập một cách hợp lý để phát huy được tính
tích cực của phiếu học tập cũng như đánh giá đúng khách quan học sinh. Sau khi sử
dụng phiếu học tập phải xây dựng đáp án chuẩn.
Bước 7: Hồn thành phiếu học tập chính thức.
Là bước viết phiếu học tập chính thức chuẩn bị cho việc sử dụng phiếu học tập
vào các khâu của quá trình dạy học.
8. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học sinh học
8.1.Quy trình chung về việc sử dụng phiếu học tập.
Bước 1: Giao phiếu học tập cho học sinh.
Bước 2: Đưa các chỉ dẫn, gợi ý nhằm trợ giúp, tư vấn cho hoạt động của
học sinh.
Bước 3: Để học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, hồn thành phiếu học tập.
Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả hoàn thành phiếu học tập.
Bước 5: Thảo luận nhóm hoặc cả lớp.
Bước 6: Uốn nắn, chỉnh sửa, nhận xét, đánh giá đưa ra đáp án.
8.2.Sử dụng phiếu học tập trong các khâu của quá trình dạy học.
8.2.1.Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới.
- Mục đích của việc sử dụng phiếu học tập loại này là để học sinh lĩnh hội được

kiến thức mới vì vậy giáo viên cần phát phiếu học tập sau khi ghi đề mục.
- Để học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong phiếu học tập cần có thời gian và
định hướng để học sinh nghiên cứu, xử lý thơng tin hồn thành phiếu sau đó để
đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ xung.
Hoàng Thị Thơ

9


- Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức cần lĩnh hội.
8.2.2. Sử dụng phiếu học tập để hoàn thiện, hệ thống hố kiến thức.
Hồn thiện, hệ thống hố kiến thức là khâu củng cố của quá trình dạy học sau mỗi
bài, mỗi phần mỗi chương … khi học sinh đã ít nhiều lĩnh hội được kiến thức.Vì
vậy giáo viên không phát phiếu học tập trước mà phát trong khâu củng cố.
8.2.3. Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra, đánh giá.
Mục đích của việc sử dụng phiếu học tập lúc này là để kiểm tra mức độ lĩnh
hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phiếu học tập dùng trong khâu này là tương tự
như đề kiểm tra, được phát đến từng học sinh, giáo viên không cần gợi ý hay
định hướng cho học sinh để việc kiểm tra đánh giá được khách quan.
8.3. Hướng dẫn tự học.
8.3.1. Khái niệm tự học.
“ Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ quan sát, so
sánh, phân tích, tổng hợp … có khi cả cơ bắp ( khi sử dụng công cụ thực hành )
cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới
quan, ( như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, khơng ngại khó, khơng ngại
khổ, kiên trì, nhẫn nại, lịng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành
thuận lợi, …) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại thành sở
hữu của mình” [10]. Để tự học người học phảI huy động hết mọi nguồn lực có
trong tay và trong tầm tay ( nội lực) trước khi sử dụng khi sử dụng hỗ trợ từ người
khác ( ngoại lực ).

8.3.2 Hướng dẫn tự học bằng phiếu học tập.
Có nhiều phương tiện hỗ trợ cho việc tự học của học sinh.Tuy nhiên, trong số đó
phiếu học tập là loại phương tiện thông dụng nhất của giáo viên nhằm hỗ trợ học
sinh tự học. Trong quá trình sử dụng phiếu học tập,chu trình dạy tự học đươc vận
dụng một
cách triệt để.Có thể chia làm các bước sau:
Bước 1: Giáo viên giao phiếu học tập cho học sinh, gợi ý cho học sinh cách tìm
thơng tin, cách giải quyết yêu cầu của phiếu, tương ứng với giai đoạn hướng dẫn
của thầy.
( Nếu hướng dẫn tự học ở nhà trong phiếu học tập phải có những gợi ý hướng dẫn
cách tìm tịi thơng tin để hồn thành phiếu học tập)
Bước 2: Ứng với giai đoạn tự nghiên cứu của trị: học sinh tự đọc tìm tịi, quan sát,
phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn đề, theo yêu cầu của phiếu học tập.
Hoàng Thị Thơ

10


Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, các em tự trao đổi, thảo
luận
với nhau. Sau đó tự trình bày tự thể hiện kiến thức của mình trước tập thể,
các nhóm khác nhận xét, bổ xung thêm.
Bước 4: Trong khi HS thảo luận thầy giữ vai trò là người trọng tài, nhận xét, thẩm
định kết quả của học sinh. Học sinh tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
chữa, điều chỉnh chuẩn hố kiến thức.
II. Cơ sở của việc sử dụng kênh hình
1. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khóa
VIII và được thể chế hóa trong luật giáo dục – đào tạo điều 24.2 “phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,

phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện những kỹ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm
đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Khác với quá trình trong nghiên cứu khoa học quá trình nhận thức trong học tập
khơng phát hiện những điều lồi người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà
lồi người đã tích lũy được thơng qua những kênh chữ, kênh hình. Trong học tập
nghiên cứu, kênh hình là điều cần thiết giúp học sinh khám phá, những hiểu biết mới
đối với bản thân. Học sinh sẽ thơng hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt
động chủ động, nỗ lực của chính mình nhờ kênh hình. Từ đó người học cũng làm ra
những tri thức mới cho khoa học.
Từ năm 2000 Bộ GD&DT đã thực hiện biên soạn lại chương trình và Sách giáo
khoa Sinh học từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là đổi mới mang tính cấp thiết. Sách giáo
khoa mới có nhiều cải tiến đáng kể khơng chỉ về nội dung kiến thức mà có sự cải tiến
về số lượng và chất lượng kênh hình. Sách giáo khoa thay đổi đòi hỏi cả người dạy và
cả người học phải có sự thay đổi về phương pháp dạy và học cho phù hợp để có chất
lượng cao trong giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa sinh học về thơng tin kênh chữ và kênh hình trình bày với màu
sắc hấp dẫn, thu hút sự chú ý tìm tịi của học sinh, đồng thời học sinh cũng có thể tìm
hiểu các lĩnh vực này trong thực tế đời sống.
Việc đổi mới dạy học đang đi vào chiều sâu, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới, được xem các tiết dạy minh họa nên có
điều kiện tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp giảng dạy mới.
Hoàng Thị Thơ

11


3. Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa
Kênh hình bao gồm những ảnh chụp, tranh vẽ, hình ảnh, sơ đồ, đồ thị,… Theo

quan điểm có tính chất cổ điển song có tính sư phạm của việc biên soạn và sử dụng
sách giáo khoa (sách giáo khoa bao gồm hai phần: bài viết và cơ chế sư phạm). Theo
quan điểm này kênh hình là một bộ phận của cơ thể sư phạm. Cịn theo quan niệm phổ
biến thì kênh hình là một bộ phận tương đương với phần bài viết (theo quan điểm sách
giáo khoa gồm phần kênh chữ và kênh hình).
4. Phân loại kênh hình
4.1. Phân loại theo chức năng
Phân loại theo chức năng kênh hình được chia làm 4 loại chính:
- Loại minh họa: để cụ thể hóa nội dung sự kiện quan trọng. Loại này thường
được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
- Loại cung cấp thơng tin: thường khơng có chú thích tuy nhiên có thể chú thích
ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện mà khơng diễn tả thành
văn.
- Loại vừa cung cấp thông tin vừa minh họa cho kênh chữ có lời hướng dẫn khai
thác, sử dụng thông tin.
- Loại dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm tra kiến thức. Loại này thường
kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
4.2. Phân loại theo hình thức
Theo hình thức kênh hình gồm các loại sau:
- Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình của một quá trình, hiện tượng.
- Tranh ảnh sinh học gồm: tranh ảnh về hình thái ngồi, tranh ảnh về cấu tạo trong
của sinh vật.
5. Vai trị của kênh hình
Ngun tắc trực quan là một nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học hiện nay
nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng hình ảnh và hình thành khái niệm trên cơ sở
trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật, đồng thời
phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
Đồ dùng trực quan gồm nhiều loại: hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị, …. Trong
các đồ dùng trực quan kênh hình trong sách giáo khoa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:
tính khoa học, tính sư phạm, tình hấp dẫn,… Và hiện nay sách giáo khoa sinh học

trong điều kiện kinh tế, khoa học, kỹ thuật, mỹ thuật,… đã giành cho kênh hình một tỷ
lệ đáng kể.
Hồng Thị Thơ

12


Kênh hình trong có vai trị to lớn đối với việc phát triển năng lực học sinh:
- Kênh hình khơng chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến thức mới mà cả khi ôn tập,
tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành. Kênh hình trong sinh
học có chức năng chủ yếu làm đa dạng nguồn kiến thức, tạo hình ảnh giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, làm bài giảng sinh học trở nên bớt
khơ khan và hấp dẫn.
- Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học sinh học. Sử dụng kênh
hình trong sinh học có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh.
Do tính khoa học thực nghiệm của sinh học nên học sinh không thể tri giác,
quan sát các cấu tạo, các chu trình, quá trình sinh học… đang học. Do đó để
cho học sinh hình dung một cách chân thực, sinh động thì ngồi lời giảng của
giáo viên phải có phương tiện trực quan mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là kênh
hình. Trong sách giáo khoa sinh học kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội
dung bài viết. Nội dug bài viết là cơ sở để hiểu kênh hình, ngược lại kênh hình
lại làm phong phú, sâu sắc thêm kiến thức bài viết. Qua khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa cịn có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học
sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ.
- Bên cạnh đó kênh hình cịn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển năng lực học
sinh như: kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, phân tích, đánh giá và năng lực tư
duy ngôn ngữ. Qua sử dụng kênh hình học sinh cũng dần trở nên năng động, tự
tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng làm chủ kiến thức của mình. Như vậy
việc sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học là một biện pháp hữu hiệu nằm
trong tổng thể các biện pháp nhằm phát triển các năng lực học sinh, nâng cao

chất lượng, hoàn thành mục tiêu dạy học bộ môn.
6. Ý nghĩa của kênh hình
Việc khai thác kênh hình trong dạy học sinh học có ý nghĩa quan trọng trên cả ba
mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
 Kiến thức: kênh hình góp phần quan trọng trong việc tái hiện lại các quá
trình sinh học, củng cố, khắc sau kiến thức.Kênh hình trong sách giáo khoa
giúp hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra, đánh giá, đánh giá học sinh.
 Kĩ năng: qua việc khai thác kênh hình trong dạy học sinh học đã rèn cho học
sinh các năng lực nhận thức: tri giác, kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, năng
lực tư duy ngơn ngữ.
 Thái độ: khai thác kênh hình trong dạy học sinh học góp phần bồi dưỡng cho
học sinh quan điểm của chủ nghĩa duy vật sinh học và cảm xúc thẩm mĩ.
Hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học. Phát huy thái độ học tập
tích cực của học sinh.
Như vậy, sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học là một biện pháp hữu hiệu
Hoàng Thị Thơ

13


nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh, nâng cáo
chất lượng, hoàn thành mục tiêu dạy học bộ mơn.
III. Sử dụng kênh hình để thiết kế các phiếu học tập trong giảng dạy Chương I –
Cá thể và quần thể sinh vật.
1. Phân tích logic cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học – THPT
Tồn bộ nội dung của mơn học, của từng bài học đều có mối liên hệ logic với
nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức gặp nhiều khó khăn
vì muốn nghiên cứu một nội dung mới cần gắn cái chưa biết với cái đã biết.
Phân tích logic cấu trúc nội dung chương trình là cơ sở quan trọng cho việc thiết
kế và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Việc phân

tích logic cấu trúc nội dung chương trình cần đi đơi với việc cập nhật hóa và chính xác
hóa kiến thức; đặc biệt chú ý tính kế thừa và phát triển qua mỗi bài, mỗi chương và
tồn bộ chương trình. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc dự kiến khả
năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành phiếu học tập.
Cần chú ý khi tiến hành phân tích logic nội dung chương trình Sinh thái học phải
vận dụng phương pháp luận tiếp cận cấu trúc – hệ thống. Trong chương trình Sinh học
phổ thơng chương trình theo SGK mới thì Sinh thái học được đưa vào dạy vào phần
cuối cùng của chương trình Sinh học lớp 12. Sự phân bố lại như vậy phù hợp với tiếp
cận cấu trúc – hệ thống. Các kiến thức Sinh thái học trong chương trình THPT được
trình bày theo các cấp độ tổ chức sống, từ các hệ thống nhỏ, đến các hệ thống trung,
lên các hệ thống lớn: tế bào cơ thể quần thể quần xã sinh quyển, vì vậy
Sinh học 12 là lớp cuối cấp, chủ yếu đề cập đến cấp độ cơ thể trở lên. Điều này phù
hợp với một đặc điểm của sinh học hiện đại là dựa trên lí thuyết về các cấp độ của tổ
chức sống, xem giới hữu cơ như những hệ thống có cấu trúc, gồm những thành phần
tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát triển
của hệ thống. Mỗi hệ lớn gồm những hệ nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ lại gồm những hệ nhỏ
hơn. Giữa các hệ nhỏ với nhau, giữa các hệ nhỏ với hệ lớn, cũng như giữa các hệ lớn
với môi trường đều có những mối quan hệ tương tác phức tạp, tạo nên những đặc
trưng của mỗi cấp tổ chức. Điều này cũng làm cho tầm hiểu biết của học sinh Trung
học phổ thông được mở rộng so với học sinh Trung học cơ sở. Chương trình sinh học
Trung học cơ sở mới chỉ đề cập chủ yếu tới cấp độ cơ thể và cung cấp cho học sinh
một sự hiểu biết rất sơ sài về các cấp tổ chức dưới cơ thể và trên cơ thể.
Cấu trúc nội dung chương trình Sinh thái học lớp 12 Trung học phổ thơng ban cơ
bản được trình bày thành 3 chương:
 Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
 Chương II: Quần xã sinh vật
Hoàng Thị Thơ

14



 Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ mơi trường
Q trình dạy học sinh thái học nếu tuân theo logic cấu trúc – hệ thống và có kế
thừa hợp lý các tri thức sinh học ở các lớp dưới, thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học bộ
môn.
2. Đặc điểm nội dung kến thức của chương I – Cá thể và quần thể sinh vật
Trong chương I: “ Cá thể và quần thể sinh vật”, các vấn đề cơ bản được nêu ra
gồm:
-

-

-

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tác động tổng
hợp, quy luật giới hạn sinh thái.
Một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh.
Sự thích nghi sinh thái và tác dộng trở lại của sinh vật lên mơi trường.
Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với mơi trường.
Khái niệm quần thể.
Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh
tranh. Ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó, các ví dụ minh họa về các quan
hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể, liên hệ với cấu trúc dân số
của quần thể người.
Khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong
điều kiện mơi trường bị giới hạn và khơng bị giới hạn. Kích thước của quần
thể phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể.
Khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: Theo chu kỳ và

không theo chu kỳ.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng là sự
phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tố mơi trường.

3. Sử dụng kênh hình thiết kế phiếu học tập để dạy các bài cụ thể của chương
3.1. Hệ thống các hoạt động sử dụng kênh hình để thiết kế phiếu học tập trong
giảng dạy Chương I – Cá thể và quần thể sinh vật.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận của hoạt động sử dụng kênh hình để thiết kế phiếu
học tập trong dạy học Chương I – Cá thể và quần thể sinh vật, Sinh học 12 (cơ bản),
một số kiến thức sau đây có thể thiết kế các hoạt động dạy học bằng phiếu học tập cho
học sinh:

Bài

Hồng Thị Thơ

Mục đích sử dụng phiếu
học tập

15

Hoạt động sử dụng
phiếu học tập


Bài 36: Quần thể sinh vật
và mối quan hệ

Củng cố kiến thức


Bài 37: Các đặc trưng cơ
bản của quần thể sinh vật

Giảng bài mới và hệ
thống hóa kiến thức

Mục III. Sự phân bố cá
thể của quần thể

Bài 38: Các đặc trưng cơ
bản của quần thể sinh vật

Giảng bài mới và hệ
thống hóa kiến thức

Mục VI: Tăng trưởng của
quần thể sinh vật

Bài 39: Biến động số
lượng cá thể của quần thể
sinh vật

Giảng bài mới và hệ
thống hóa kiến thức

Mục I: Biến động số
lượng cá thể

Mục II.1. Quan hệ hỗ trợ


 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Sử dụng kênh hình thiết kế phiếu học tập để dạy mục 1 trang 157 SGK:
A. Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là quan hệ hỗ trợ, nêu được biểu hiện, ý nghĩa và
lấy được các ví dụ về quan hệ hỗ trợ.
- Phân biệt được quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh, so sánh, phân tích, tổng
hợp và khái qt hóa.
Thái độ
- Hình thành cho các em thái độ hứng thú, u thích mơn học thơng qua các
hoạt động dạy học.
B. Nội dung
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong
hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,…
C. Phiếu học tập
Phương tiện dạy học: hình ảnh các ví dụ về quan hệ hỗ trợ.
Trường:
Lớp:
Hoàng Thị Thơ

Bài 36:
QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
16


Nhóm:


GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Quan sát hình ảnh được trình chiếu và nghiên cứu nội dung mục 1 trang 157 SGK
thảo luận để hồn thành phiếu học tập sau trong vịng 3 phút.

Hình 1: Hỗ trợ giữa các cá thể

Hình 2: Các cây thơng nhựa

trong nhóm cây bạch dàn

liền rễ nhau

Hình 3: Chó rừng hỗ trợ nhau

Hình 4: Bồ nơng xếp thành hàng

trong đàn

bắt cá

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ

Ý nghĩa

1. Hỗ trợ giữa các cá thể trong
nhóm cây bạch đàn


Hoàng Thị Thơ

17


2. Các cây thơng nhựa liền rễ
nhau

3. Chó rừng hỗ trợ nhau trong
đàn

4. Bồ nông xếp thành hàng bắt cá

 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Sử dụng kênh hình thiết kế phiếu học tập để dạy mục III trang 163 SGK:
A. Mục tiêu
Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của các kiểu phân bố.
- Trình bày được ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố.
- Liệt kê được các ví dụ về các kiểu phân bố.
Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, quan sát tranh ảnh, so sánh,
phân tích, tổng hợp và khái qt hóa.
Thái độ
- Hình thành cho các em thái độ hứng thú, u thích mơn học thông qua các
hoạt động dạy học.
B. Nội dung
III. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống

trong khu vực phân bố, có 3 kiểu phân bố:
+ Phân bố theo nhóm
+ Phân bố đồng đều
+ Phân bố ngẫu nhiên
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự phân bố cá thể của quần thể: điều chỉnh sự
phân bố cá thể của quần thể cho phù hợp với điều kện sống, làm giảm mức
cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phiếu học tập
Phương tiện dạy học: hình ảnh các ví dụ về các kiểu phân bố
Trường:
Lớp:
Hoàng Thị Thơ

Bài 37:
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
18


Nhóm:
Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Quan sát hình ảnh được trình chiếu và nghiên cứu nội dung mục III trang 163 SGK
thảo luận nhóm đưa ra kểu phân bố tương ứng từ đó phân tích bản chất của từng kểu,
tập trung phân tích theo điều kện mơi trường sống, tập tính quần thể và ý nghĩa của
từng kiểu phân bố để hoàn thành phiếu học tập sau trong vịng 3 phút.

Hình 1: Nhóm các cây bụi

Hình 2: Chim hải âu làm tổ


Hình 4: Quần thể chim hải âu Hình 5: Quần thể bị rừng

Kiểu
phân bố

Hồng Thị Thơ

Hình ảnh
tương ứng

19

Hình 3: Quần thể sị

Hình 6: Các lồi cây gỗ

Đặc điểm
Điều kiện
mơi
Tập tính
trường
quần thể
sống

Ý nghĩa


 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Sử dụng kênh hình thiết kế phiếu học tập để dạy mục IV trang 167,168 SGK:
A. Mục tiêu

Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm của sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều
kiện mơi trường lý tưởng và mơi trường giới hạn.
- Giải thích được ngun nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn
thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, quan sát tranh ảnh, so sánh,
phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.
Thái độ
- Hình thành cho các em thái độ hứng thú, u thích mơn học thơng qua các
hoạt động dạy học.
B. Nội dung
VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
* Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường
không bị giới hạn:
- Điều kiện môi trường không bị giới hạn (lý thuyết): nguồn sống của mơi
trường rất dồi dào và hồn tồn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư
trú không giới hạn…
- Đường cong tăng trưởng: đường cong tăng trưởng hình chữ J.
* Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn:
- Điều kiện môi trường bị giới hạn (trong thực tế): điều kiện sống khơng hồn
tồn thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể
do xuất cư theo mùa…
- Đường cong tăng trưởng: hình chữ S
C. Phiếu học tập
Phương tiện dạy học: hình ảnh về đồ thị sự tăng trưởng số lượng cá thể của
quần thể trong môi trường lý tưởng và trong mơi trường bị giới hạn.
Hồng Thị Thơ

20



Trường:
Lớp:

Bài 38:
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Nhóm:

( Tiếp theo)

Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Quan sát hình ảnh được trình chiếu và nghiên cứu nội dung mục IV trang 167, 168
SGK thảo luận nhóm để hồn thành phiếu học tập sau trong vịng 3 phút.

Hình 1: Đường cong mơ tả sự tăng trưởng

Hình 2: Mơ tả sự phát triển số lượng

số lượng cá thể của quần thể trong

cá thể của quần thể trong môi trường

môi trường lý tưởng

bị giới hạn

Tăng trưởng kích

thước quần thể

Hình dạng
đường cong

Đặc điểm

Trong điều kiện mơi
trường lý tưởng

Hồng Thị Thơ

21


Trong điều kện môi
trường bị giới hạn

 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Sử dụng kênh hình thiết kế phiếu học tập để dạy mục I trang 171 SGK:
A. Mục tiêu
Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm biến động số lượng.
- Trình bày được các dạng biến động số lượng.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa biến động theo chu kỳ và biến động không
theo chu kỳ.
Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám
đông.
- Kỹ năng quan sát tranh ảnh, so sánh, phân tích, tổng hợp và khái qt hóa.

Thái độ
- Hình thành cho các em thái độ hứng thú, u thích mơn học thông qua các
hoạt động dạy học.
B. Nội dung
I. Biến động số lượng cá thể
1. Khái niệm
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể.
2. Các dạng biến động số lượng
a. Biến động theo chu kỳ
- Là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi
trường.
b. Biến động không theo chu kỳ
- Là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột
ngột do điều kiện bất thường của thời tiết hay do hoạt động của con người.
C. Phiếu học tập
Phương tiện dạy học: hình ảnh sự biến động theo chu kỳ 10 – 12 năm của quần
thể thỏ rừng và linh miêu, hình ảnh sự biến động số lượng không theo chu kỳ
của quần thể Diệt xám ở Anh.
Trường:
Lớp:
Hoàng Thị Thơ

Bài 39:
BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
22


Nhóm:

CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT


Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Quan sát hình ảnh được trình chiếu và nghiên cứu nội dung mục I trang 171 SGK
thảo luận nhóm để hồn thành phiếu học tập sau trong vịng 3 phút.
Hình 1: sự biến động theo chu kỳ 10 – 12 năm Hình 2: sự biến động số lượng khơng

của quần thể thỏ rừng và linh miêu

Các kiểu
biến động

theo chu kỳ của quần thể Diệt xám

Đặc điểm

1. Biến động theo
chu kỳ

2. Biến động
khơng theo chu kỳ

Hồng Thị Thơ

23

Ví dụ


Hoàng Thị Thơ


24


×