Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chức danh bằng tiếng anh thuật ngữ và cách dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.91 KB, 6 trang )




Chức danh bằng Tiếng Anh - Thuật
ngữ và cách dung


Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới.
Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ
cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn
ngữ tiếng Việt.
CEO là gì?
CEO (Chief Executive Officer) tạm dịch là giám đốc điều hành.
Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top
position) là Chairman hay President, dưới đó là cácVice president,
officerdirector) - người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi
đến general manager, manager - người phụ trách công việc cụ thể.

Các chức vụ có thể được “kiêm”, thường thấy là President and CEO. Có công ty
không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay
bằng COO (Chief Operating Officer). Chief financial officer là giám đốc tài
chính - người quản “túi tiền”.

Trong các công ty của Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive
Director hoặc Managing Director (hai chức này tương đương nhau nhưng
Managing Director được dùng nhiều hơn).

Sau đó đến các giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn
là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp ở phòng gọi là
boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research
deparment có research director.



Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách
“dân dã”, “thân mật”, không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing
Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng
giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở
Philippines, Managing Director được gọi là President.

Chức vụ trong các công ty lớn của Nhật hơi “rườm rà”. Chẳng hạn, Mitsui O.S.K.
Lines - doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành (operate) đội
tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT - có cả Chairman và President. Chairman
“to” hơn President (tuy cùng dịch là “chủ tịch”).

President Executive Director là chủ tịch công ty.
Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng
chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer);
Ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một
phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.


Khi đọc danh thiếp, chúng ta không chỉ xem “chức gì” mà nên xem thêm chi tiết
khác để biết chức ấy “to” đến đâu, có giống với cách hiểu của ta về “chủ tịch”,
“giám đốc” hay “trưởng phòng”, “cán bộ”… không.
Ví dụ:
Trên danh thiếp ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó
APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch Manager. Như vậy manager này
thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải của
APL “xuyên quốc gia” hay của cả nước mà chỉ là “miền Bắc”.

Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có
liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này thường thuộc về phái

nữ với đặc điểm trẻ trung, xinh đẹp), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng
Bộ Ngoại giao (hiện nay là bà Rice, lương 200.000 USD (khoảng 3,2 tỷ
đồng/năm).

UN Secretary General - Tổng thư ký Liên hợp quốc - chức danh lớn nhất hành
tinh… Có nước quy định Permanent secretary ngang thứ trưởng, Senior
Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party
General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam, Chairman of Hanoi
People’s Committee không giống Mayor (thị trưởng)…

Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem “nội hàm” (thực chất) chức đó là gì.
Cùng là “người đứng đầu”, “trưởng” nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải

×