Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án, trọng tài nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế của việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.47 KB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUNG

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA
ÁN, TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


1

DƯƠNG THỊ PHƯƠNG DUNG

CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA
ÁN, TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NÔNG QUỐC BÌNH

HÀ NỘI - NĂM 2016


1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của
các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời
gian nghiên cứu đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Nông Quốc Bình – thầy giáo kính mến đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Luận văn của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp
luật quốc tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận
văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Dương Thị Phương Dung


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Nông Quốc Bình. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phần
tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Dương Thị Phương Dung


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

11


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

11

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

23

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

33

4. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận văn

44

5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn

55

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

66

7. Kết cấu của luận văn

77

CHƯƠNG 1:. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI
HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI NƯỚC

NGOÀI.

89

1.1. Một số khái niệm cơ bản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài.

89

1.1.1. Khái niệm bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

89

1.1.2. Khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài

1112

1.1.3. Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng
tài nước ngoài

1516

1.2. Đặc điểm của pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài

1820

1.3. Pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án,
Trọng tài nước ngoài


2022

1.3.1. Pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nước ngoài

2022

1.3.2. Pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài

2426

1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài.

2831


1

CHƯƠNG 2: . THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG NHẬN
VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3234

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

3234


2.2. Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

3941

2.2.1. Phạm vi công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài
nước ngoài

3941

2.2.3. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án,
Trọng tài nước ngoài

4143

2.2.3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài

4346

2.2.4. Vấn đề không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án,
Trọng tài nước ngoài

4547

2.3. Thực trạng thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

4851


2.3.1. Thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài

4851

2.3.2. Một số vướng mắc phát sinh từ thực tiễn giải quyết yêu cầu công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài

5558

CHƯƠNG 3:. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ
CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

5962

3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

5962

3.1.1. Cơ sở về mặt thực tiễn

5962

3.1.2. Cơ sở về mặt pháp lý

6164



1

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành về công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam

6366

3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp lý và yêu cầu đặt ra cho hoạt động điều chỉnh
của pháp luật trong tương lai

6366

3.2.2. Nhận thức đúng đắn về bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, công dân,
pháp nhân Việt Nam trong quan hệ đối ngoại

6467

3.2.3. Thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, trung thực, cùng có lợi. 6669
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam hiện nay

6670

3.3.1. Kiến nghị về mặt xây dựng pháp luật

6670


3.3.1.1. Các kiến nghị về mặt nguyên tắc

6670

3.3.1.2. Các kiến nghị cụ thể

6872

3.3.2. Tăng cường hiệu quả thực thi thông qua hệ thống Điều ước quốc tế

7073

3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ áp dụng và thực
thi pháp luật

7478

KẾT LUẬN

7680


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BLTTDS 2004: Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
2. BLTTDS 2015: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
3. CH: Cộng hòa
4. CHND: Cộng hòa nhân dân

5. DCND: Dân chủ nhân dân
6. EU: Liên minh châu Âu
7. TTTP: Tương trợ tư pháp
8. TTDS: Tố tụng dân sự
9. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
10.


9

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, thực hiện đường lối
đổi mới, đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng, đạt được nhiều thành tựu rất
quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Nhà nước
thực hiện quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật và điều tiết thông qua các chính
sách và công cụ kinh tế vĩ mô. Hoạt động lập pháp đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho quá trình hội
nhập quốc tế, trong đó đặc biệt là pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài ngày càng được quan tâm. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: nhanh
chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho nhiệm vụ tăng cường hợp tác
quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn, trong thời gian vừa qua, nhà nước ta đã tập trung xây dựng và hoàn
thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và
bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, khi các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài xảy ra càng nhiều và phức tạp thì yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của Tòa án, Trọng tài nước này trên lãnh thổ một nước khác cũng tăng

lên. Đối với Việt Nam, thực tiễn cho thấy, quá trình hội nhập quốc tế càng diễn ra
mạnh mẽ thì số lượng các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có yêu
cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ngày càng gia tăng và tính chất càng
phức tạp. Để giải quyết các yêu cầu của tình hình thực tế, trong những năm qua Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề công
nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam và một trong những văn bản pháp luật quan trọng là Bộ Luật Tố
tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 (tập trung tại Phần thứ sáu “Thủ
tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án


10

nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài”, từ Điều 342 – Điều 363). Bên
cạnh việc hoàn thiện pháp luật trong nước, Việt Nam cũng không ngừng tăng cường
ký kết các Hiệp định Tương trợ Tư pháp có nội dung liên quan đến vấn đề công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài nước ngoài.
Tuy nhiên, hơn 10 năm sau thời điểm ra đời của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm
2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có sự phát triển
nhanh chóng, quy mô của nền kinh tế và tốc độ vận động của các quan hệ xã hội,
đặc biệt là các quan hệ pháp luật có yếu nước ngoài đã gia tăng và phức tạp hơn
trước rất nhiều. Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế,
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, các
tranh chấp cũng gia tăng đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết cũng như đảm bảo việc
thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài sao cho lợi ích của các bên
được bảo vệ tốt nhất, đảm bảo cho các quan hệ này phát triển trong một trật tự nhất
định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ. Trong khi
đó, những quy định của pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải tiếp
tục sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài nước
ngoài đảm bảo phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn, tạo cơ chế thuận lợi trên
cơ sở có đi có lại, đảm bảo chủ quyền quốc gia, thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế là
một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói
chung trong giai đoạn hiện nay. Với những cơ sở phân tích như trên, tác giả đã chọn
đề tài “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài
nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ
Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” có
một số bài nghiên cứu của các học giả như “Nguyên tắc công nhận và cho thi hành


11

tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài” của tác giả
Nông Quốc Bình, Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học số đặc san về Bộ Luật Tố
tụng Hình sự năm 2004; “Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài” của tác giả Bành Quốc
Tuấn, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; “Công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Phạm Thụy Anh, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, 2011…
Dù xem xét trên phương diện, góc độ nào, tách riêng chế định về Trọng tài nước
ngoài và Tòa án nước ngoài hay không thì các ý kiến, đánh giá đều đi đến thống
nhất một nhận thức chung là chế định công nhận và thi hành bán án, quyết định của
Tòa án, Trọng tài nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống pháp lý.
Nhận thức được điều đó nên hiện nay pháp luật Việt Nam có bổ sung, sửa đổi nhiều
quy định mới về chế định này, đặc biệt là tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004,
sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 sẽ có hiệu lực

ngày 01/07/2016. Tuy nhiên hiện này chưa có một nghiên cứu nào liên kết một cách
logic, chặt chẽ và mang tính hệ thống giữa cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng mang
tính xuyên suốt cả quá trình hình thành chế định công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam đến nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý chung về công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài;
nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thi hành pháp luật về công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước
ngoài; từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết
các vụ việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án,
Trọng tài nước ngoài.
 Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài;


12

- Các vấn đề phát sinh từ thực tiễn công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam nhằm phục vụ cho
yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận văn
 Mục tiêu của luận văn: Luận văn có mục tiêu đưa ra các luận cứ khoa học
góp phần hoàn thiện pháp luật công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài.
 Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn có các

nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu những quy định của văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành liên
quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước
ngoài như Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011, Bộ Luật
Tố tụng Dân sự 2015, Luật Tương trợ Tư pháp 2007, Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014, ... mà trọng tâm là các quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004,
sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Nghiên cứu nội dung các Hiệp định Tương trợ Tư pháp mà Việt Nam đã ký
kết với các nước có các quy định điều chỉnh hoạt động công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài;
- Nghiên cứu nội dung các điều ước quốc tế tiêu biểu, pháp luật một số quốc
gia điển hình về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài làm
cơ sở cho việc đánh giá pháp luật Việt Nam;
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong những năm gần đây để làm
cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật phù hợp với thực tiễn.
 Câu hỏi nghiên cứu: Tác giả đưa ra câu hỏi nghiên cứu để góp phần làm
chi tiết hơn, định hướng các bước cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu đồng thời cũng được trả lời qua kết quả nghiên cứu. Với đề tài
này, nhóm câu hỏi nghiên cứu bao gồm:


13

-

Hiểu như thế nào về bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài?

-


Quy định pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của

Tòa án, Trọng tài nước ngoài? Vai trò của việc ghi nhận này đối với quan hệ pháp
luật dân sự này nói riêng, với khoa học tư pháp quốc tế nói chung?
-

Thực trạng thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết

định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài của Việt Nam hiện nay? Vướng mắc chủ yếu
phát sinh từ hoạt động này?
-

Định hướng cho hoạt động lập pháp và thi hành pháp luật về công nhận và cho

thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong thời gian tới?
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn
 Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế, được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2011 - 2020 đã được vận dụng để nêu lên những quan điểm cơ bản về hoàn
thiện pháp luật công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong xu hướng hội nhập và phát triển. Đồng thời,
việc nghiên cứu nội dung các điều ước quốc tế tiêu biểu, pháp luật của các quốc gia
điển hình cũng được tiến hành làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá và đưa ra
phương hướng hoàn thiện những quy định về công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện hành.

 Phương pháp cụ thể
Từ phương pháp luận, các phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa và tổng
hợp đã được sử dụng để giải quyết từng vấn đề trong nội dung luận văn, cụ thể:
- Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các vấn đề lý luận được giải
quyết trong nội dung luận văn.


14

- Phương pháp phân tích và phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để làm rõ
các quy định của văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài cũng như
các Hiệp định TTTP Việt Nam đã tham gia.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu những quy định của các điều
ước quốc tế, của pháp luật các nước với quy định của pháp luật Việt Nam để làm cơ
sở đánh giá pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra những kết luận đối với từng
vấn đề mà luận văn đã phân tích làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cũng như giới hạn phạm vi
nghiên cứu như trên, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã công bố, trong luận văn
tác giả cố gắng tiếp tục nghiên cứu, giải quyết một cách cơ bản, đầy đủ những cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc
tế và có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và phân tích để góp phần hoàn thiện các cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong bối cảnh yêu cầu điều chỉnh các quan
hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã

hội của Việt Nam ngày càng cấp thiết.
- Thứ hai, nghiên cứu và phân tích để làm rõ nội dung của các điều ước quốc
tế tiêu biểu, pháp luật của một số quốc gia điển hình về vấn đề công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài.
- Thứ ba, phân tích và đánh giá các ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện
hành về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án,
Trọng tài nước ngoài trong mối liên hệ so sánh với các quy định của các điều ước
quốc tế có liên quan, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.


15

- Thứ tư, phân tích và đánh giá kết quả thực tiễn công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trong những năm gần
đây, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đối với kết quả đạt được.
- Thứ năm, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn
thiện quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được cấu tạo thành bởi phần mở đầu, nội dung luận văn và kết luận.
Phần nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập.



16

CHƯƠNG 1:.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH
BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN, TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI.

1.1. Một số khái niệm cơ bản về công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài.
1.1.1. Khái niệm bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và
quyết định của Trọng tài nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng
thi hành các bản án, quyết định đã được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên. Từ đó,
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng
cùng một vụ việc nhưng lại bị xét xử hai lần. Cùng với xu thế hội nhập, giao lưu
kinh tế văn hoá xã hội giữa các quốc gia, số lượng các bản án, quyết định được
tuyên ở một nước nhưng cần được thi hành ở một nước khác ngày càng tăng, dẫn
đến nhu cầu hợp tác giữa các nước để thoả thuận công nhận và cho thi hành của
nhau các bản án, quyết định dân sự, thương mại của Toà án nước ngoài, quyết định
của Trọng tài nước ngoài.
Với ý nghĩa là một cơ quan tài phán của quốc gia, Tòa án là cơ quan tài phán
điển hình hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật của một
quốc gia cụ thể. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án đều được ghi nhận trong
những văn bản pháp lý có giá trị cao nhất như Hiến pháp, các văn bản pháp lý
chuyên ngành như Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân...Chức năng chính của Tòa án là nhân danh nhà nước để giải quyết các vụ án
hoặc yêu cầu phát sinh trong các quan hệ xã hội được pháp luật quy định trong các
lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự,... Tuy nhiên, khi nghiên cứu hệ thống cơ quan
tài phán của nước ngoài, tác giả nhận thấy ngoài Tòa án, tùy theo quy định của pháp
luật mỗi quốc gia, luật định cho phép một cơ quan không phải là Tòa án cũng có

chức năng xét xử như Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện (House of Lord),
Ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen1


17

...Trong công trình nghiên cứu của mình, Ts. Bành Quốc Tuấn cũng rút ra được
những ví dụ tương tự: “Trong các Hiệp định TTTP giữa Việt Nam với các nước
(Hiệp định TTTP giữa Việt Nam với Liên bang Nga năm 1999, Hiệp định TTTP
giữa Việt Nam với Mông Cổ năm 2000, Hiệp định TTTP giữa Việt Nam với CH
Belarut năm 2000,...), bên cạnh Tòa án còn có các cơ quan khác cũng có thẩm
quyền giải quyết các vụ kiện hôn nhân, gia đình không mang tính chất tài sản, các
yêu cầu về lao động và gia đình không mang tính chất tài sản như: cơ quan tư
pháp, cơ quan hộ tịch, cơ quan giám hộ và trợ tá”.
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng khái niệm cơ quan có thẩm quyền
giải quyết các vụ việc dân sự của nước ngoài rộng hơn khái niệm Tòa án. Trong
nghiên cứu lần này, tác giả chỉ tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ những nội
dung pháp lý cũng như thực tiễn liên quan đến hoạt động công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định của Tòa án và Trọng tài nước ngoài.
Trong lĩnh vực quan hệ mang tính chất dân sự không có yếu tố nước ngoài,
việc công nhận và thực thi các quyết định của Toà án và Trọng tài nước ngoài
không đặt ra. Ngược lại, trong lĩnh vực quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài, các trường hợp như vậy thường xuyên được đặt ra. Bởi vì, sự phát triển
các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ làm nảy sinh nhiều
trường hợp Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của quốc gia này phải giải
quyết vấn đề về công nhận và thi hành quyết định của Toà án và Trọng tài quốc gia
khác trên lãnh thổ của mình. Để thể hiện chức năng tài phán của mình đối với mỗi
tranh chấp, kết quả sau cùng là Tòa án ban hành ra bản án, quyết định. Bản án,
quyết định này có giá trị thi hành bằng các biện pháp đảm bảo của các cơ quan
quyền lực nhà nước. Với mỗi quốc gia khác nhau thì pháp luật ghi nhận phạm vi

quyền công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là khác
nhau. Xuất phát từ chủ quyền của mỗi quốc gia, Tòa án Việt Nam thì chỉ có thẩm
quyền công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài, bao gồm bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr.
242.


18

đình, kinh doanh thương mại, lao động quyết định về tài sản trong bản án, quyết
định hình sự hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án quyết định khác của Tòa
án nước ngoài mà theo pháp luật Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.
Bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quyết định về tài sản
trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài và bản án quyết
định khác của Tòa án nước ngoài mà theo pháp luật Việt Nam được coi là bản án,
quyết định dân sự. Dù được ghi nhận dưới hình thức nào, pháp luật dân sự mang
đặc thù chung là pháp luật tôn trọng sự tự định đoạt và thỏa thuận của các bên. Do
vậy, các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài về cơ bản cũng là các bản
án, quyết định về lĩnh vực quan hệ mà pháp luật điều chỉnh bằng các biện pháp dựa
trên sự thỏa thuận, định đoạt của đương sự như quan niệm pháp lý của quốc gia sở
tại. Với đặc thù về lịch sự, văn hóa, truyền thống lập pháp, phong tục tập quán mà
mỗi quốc gia lại luật định phạm vi quan hệ dân sự khác nhau. Ví dụ đối với hành vi
mua bán vũ khí quân dụng ở Hoa Kỳ là quan hệ dân sự dựa trên quy định về việc
công dân có quyền sử dụng vũ khí, nhưng đối với pháp luật Việt Nam quan hệ dân
sự này lại trở thành quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước nghiêm cấm công dân sử
dụng các loại vũ khí quân dụng, nhóm hành vi sử dụng vũ khí được liệt vào là các
hành vi tội phạm. Việc chuyển hóa mối quan hệ pháp luật khác nhau giữa các quốc
gia là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, cần thống nhất với nhau rằng quyết định,

bản án của Tòa án cần công nhận và thi hành phải tuân thủ theo quan niệm pháp
luật của quốc gia nơi sẽ công nhận quyết định, bản án đó.
Thêm một vấn đề cần làm rõ ở đây đó là khái niệm bản án và quyết định của
Tòa án. Theo phân tích ở trên, phạm vi nghiên cứu đối với quyết định và bản án
nước ngoài là những quyết định, bản án dân sự. Trong khoa học pháp lý có sự phân
biệt rõ ràng giữa hai loại kết quả giải quyết vụ việc dân sự này. Bản án dân sự có
thể được hiểu là trường hợp Tòa án giải quyết tranh chấp có sự tham gia của nguyên
đơn và bị đơn trong một tranh chấp dân sự cụ thể. Còn quyết định dân sự là kết quả
của việc Tòa án ra văn bản giải quyết việc dân sự có sự tham gia của người yêu cầu.


19

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong rất nhiều trường hợp, vì một lý do nào đó xuất phát
từ những lý do khách quan dẫn đến một tranh chấp dân sự Tòa án phải ra văn bản
dưới dạng một quyết định như: khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Tòa án ra quyết
định đình chỉ vụ án; khi các đương sự tự thỏa thuận được phương án giải quyết
tranh chấp, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự...Từ đó,
có thể hiểu bản án dân sự của Tòa án nước ngoài là: “là bản án được tuyên ngoài
lãnh thổ của nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án đó, là
kết quả của quá trình giải quyết một tranh chấp dân sự tại Tòa án nước ngoài;
Quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ
nước nơi nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành, có nội dung công nhận kết
quả thỏa thuận của các đương sự về một tranh chấp dân sự hoặc quyết định giải
quyết một yêu cầu dân sự hoặc là phần quyết định về tài sản trong bản án hình sự,
hành chính của Tòa án nước ngoài”.2
Dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bản án, quyết định của Tòa
án, có thể tổng quát khái niệm này như sau: Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài là bản án, quyết định dân sự không được tuyên bởi Tòa án của nước nơi
nhận được yêu cầu công nhận và cho thi hành.

1.1.2. Khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoài
Trong quy định của mình, Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi
hành các quyết định Trọng tài nước ngoài (“Công ước NewYork”) ghi nhận trên
nguyên tắc lãnh thổ về khái niệm quyết định của Trọng tài như sau: “Công ước này
áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết định Trọng tài được ban hành
tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi
hành quyết định Trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay
pháp nhân. Công ước còn được áp dụng cho những quyết định Trọng tài không
được coi là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành
chúng được yêu cầu”.

2 Bành Quốc Tuấn (2013), Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt nam bản án dân sự
nước ngoài, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 32.


20

Dù dưới cách thể hiện nào, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận sự tồn tại
và thi hành những quy định liên quan đến việc ấn định khái niệm: quyết định của
Trọng tài.
Bộ luật tố tụng dân sự của Nga tuy không đưa ra một khái niệm chung về
quyết định của Trọng tài nước ngoài, nhưng lại giải thích cụm từ “quyết định của
Trọng tài nước ngoài” (foreign arbitral awards) bằng cụm từ “quyết định được
tuyên bởi Trọng tài nước ngoài” (judgments made by foreign arbitration). Điều này
có thể được thấy tại Điều 416, 417 của Bộ luật tố tụng dân sự Nga.
Trong khi đó, pháp luật Pháp cũng không nêu ra một khái niệm chung về quyết
định của Trọng tài nước ngoài, nhưng tại Bộ luật Tố tụng Dân sự Pháp, Mục 4,
Phần VI, Chương I về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước
ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được đề cập đến bằng cụm từ “quyết
định Trọng tài được tuyên tại nước ngoài” (arbitral awards given abroad). Như vậy,

có thể thấy, khái niệm về “quyết định của Trọng tài nước ngoài” vẫn còn được hiểu
theo nhiều cách khác nhau trên thế giới.
Đối với Công ước NewYork, quyết định của Trọng tài nước ngoài là những
quyết định Trọng tài được tuyên bên ngoài lãnh thổ của quốc gia nơi việc công nhận
và cho thi hành quyết định đó được yêu cầu, mà không phân biệt quốc tịch của
Trọng tài đưa ra quyết định đó. Như vậy, một quyết định Trọng tài có thể (1) được
đưa ra bởi Trọng tài nước ngoài ở nước ngoài, hay (2) bởi Trọng tài của nước sở tại
ở nước ngoài thì đều được coi là Trọng tài nước ngoài theo quy định của Công ước
NewYork. Sở dĩ như vậy là vì đây là một thông lệ bắt nguồn từ một nguyên tắc
được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế,
đó là, luật điều chỉnh tố tụng Trọng tài (bao gồm cả các quy định pháp luật liên
quan đến hình thức và hiệu lực của phán quyết Trọng tài) là luật pháp của quốc gia
sở tại (lex arbitri), bất kể quốc tịch của Trọng tài viên và Hội đồng Trọng tài, trừ
phi luật pháp của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của quốc gia khác.
Cơ sở của nguyên tắc này chính là nguyên tắc về chủ quyền quốc gia3.

3 Phạm Thụy Anh (2011), Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Việt Nam,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr.4


21

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ước NewYork cũng cho phép các quốc gia
thành viên quy định thêm các trường hợp khác được coi là quyết định của Trọng tài
nước ngoài, đó là các quyết định Trọng tài không được coi là quyết định trong nước
tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu. Điều này tạo ra
thêm một khả năng nữa cũng có thể được coi là quyết định của Trọng tài nước
ngoài (ngoài hai trường hợp (1) và (2) nêu trên), đó là quyết định của Trọng tài
nước ngoài được đưa ra ở nước sở tại.
Công ước NewYork không có quy định quyết định của Trọng tài nước ngoài

bao gồm những loại quyết định nào. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trong Công
ước và pháp luật của các quốc gia về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng
tài nước ngoài thì quyết định đó phải là quyết định về thực chất vụ kiện (quyết định
về toàn bộ vụ kiện hoặc về một phần vụ kiện), thường là phán quyết cuối cùng của
Trọng tài được đưa ra trọng quá trình giải quyết tranh chấp. Trong một số trường hợp,
quyết định của Trọng tài cũng có thể là quyết định về việc áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ hoặc để đảm bảo thi hành án4.
Để xác định một quyết định Trọng tài nước ngoài, có hai yếu tố có thể được sử
dụng, đó là: Yếu tố lãnh thổ và yếu tố quốc tịch của Trọng tài.
 Theo yếu tố lãnh thổ, một quyết định Trọng tài sẽ được coi là quyết định
Trọng tài nước ngoài nếu nó được tuyên bên ngoài lãnh thổ của quốc gia mà vấn đề
công nhận và cho thi hành quyết định đó được đặt ra, bất kể Trọng tài đó là Trọng
tài của quốc gia nào;
 Theo yếu tố quốc tịch của Trọng tài, một quyết định Trọng tài sẽ được coi
là quyết định Trọng tài nước ngoài nếu nó được tuyên bởi Trọng tài nước ngoài, bất
kể quyết định đó được tuyên tại đâu. Việc xác định quốc tịch của Trọng tài tùy
thuộc và pháp luật của từng quốc gia.
So với với Công ước NewYork, pháp luật Việt Nam cũng quy định về khái
niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài” tại khoản 2 Điều 342 BLTTDS 2004

4 Trung tâm Từ điển học Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000.


22

như sau: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các
bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp
luật kinh doanh, thương mại, lao động”.
Tuy nhiên, xuất phát từ lý do sử dụng thuật ngữ “quyết định của Trọng tài nước

ngoài” có thể gây nhầm lẫn giữa quyết định toàn bộ vụ việc (phán quyết) và quyết
định từng phần, vì vậy, tại BLTTDS 2015 và Luật Trọng tài Thương mại 2010, khái
niệm “quyết định của Trọng tài nước ngoài” được thay thế bằng khái niệm “phán
quyết của Trọng tài nước ngoài” để đảm bảo sự đồng bộ và tính chuẩn xác. Tuy
nhiên, trong phạm vi bài viết nghiên cứu cả BLTTDS 2004 (có hiệu lực tại thời điểm
hiện hành) và BLTTDS 2015 (sẽ có hiệu lực vào 1/7/2016), tác giả vẫn sử dụng thuật
ngữ “quyết định của Trọng tài nước ngoài” có nội dung tương đương với thuật ngữ
“phán quyết của Trọng tài nước ngoài” để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo.
Khoản 3 Điều 424 BLTTDS 2015 cũng quy định tương tự BLTTDS 2004 về
khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài bằng cách dẫn chiếu đến Luật
Trọng tài Thương mại 2010, cụ thể như sau: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài
là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở
trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì căn cứ để xác định quyết định của
Trọng tài nước ngoài là yếu tố quốc tịch của Trọng tài, nghĩa là quyết định đó được
ban hành bởi Trọng tài nước ngoài mà không phân biệt quyết định của Trọng tài đó
được ban hành tại Việt Nam hay tại nước ngoài5. Tuy nhiên, căn cứ để xác định thế
nào là Trọng tài nước ngoài thì BLTTDS 2004 và đến cả BLTTDS 2015 lại chưa
quy định rõ ràng. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì có
thể xác định Trọng tài nước ngoài là “Trọng tài được thành lập theo quy định của
pháp luật Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải
quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam” (khoản
11 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010).
5 Phạm Thụy Anh (2011), Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Việt Nam,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr.7


23

1.1.3. Khái niệm công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án,

Trọng tài nước ngoài
Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế. Theo định nghĩa trong từ điển Luật
học thì “Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài là việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án, quyết định về dân sự, quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định dân sự về hình sự, hành chính của Tòa án
nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định”, hoặc “Công nhận
bản án dân sự của Tòa án nước ngoài có nghĩa là cho phép được coi bản án dân sự
đó như là sự khẳng định các quyền và nghĩa vụ dân sự theo đúng bản án dân sự
trong nước”. Một số quan điểm khác lại cho rằng công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài “Đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ
quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để
công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trên
phạm vi lãnh thổ nước mình.”6
Hay định nghĩa về khái niệm công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng
tài nước ngoài: “Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là
hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị
hiệu lực pháp lý của một quyết định trọng tài của nước ngoài và làm cho quyết định
đó có hiệu lực cưỡng chế thi hành trên thực tế trên lãnh thổ quốc gia đó”7.
Về nguyên tắc, Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia chỉ công
nhận và cho thi hành các quyết định của các Toà án quốc gia đó. Điều này xuất phát
từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng xuất
phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các quốc gia có quyền công nhận và thực thi
các quyết định của Toà án và Trọng tài nước ngoài tại lãnh thổ của mình trong các
điều kiện xác định. Toà án và Trọng tài của nước ngoài cũng như của Toà án và
6 Luật Dương Gia (2016), “Công nhận và cho thi hành quyết định, bản án dân sự nước ngoài”, Nguồn:
Ngày truy cập 15/06/2016.
7 Phạm Thụy Anh (2011), Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Việt Nam,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.



24

Trọng tài của quốc gia sở tại là cơ quan tài phán của một quốc gia. Khác với Toà án
và Trọng tài quốc gia sở tại, Toà án và Trọng tài nước ngoài được thành lập và hoạt
động trên cơ sở của pháp luật nước ngoài.
Việc công nhận và cho thi hành quyết định của Toà án và Trọng tài nước
ngoài là một trong những vấn đề tố tụng dân sự quốc tế. Bởi vậy thủ tục và các
điều kiện xem xét công nhận và thực thi quyết định của Toà án và Trọng tài
nước ngoài cũng được tiến hành trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của tố tụng dân sự quốc tế.
Theo từ điển Tiếng Việt, “công nhận” là việc thừa nhận trước mọi người là
hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc hợp với luật lệ pháp. Còn “thi hành” là làm cho
thành có hiệu lực như đã được chính thức quy định. Đặt trong sự đặc thù của pháp
luật, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, Từ điển
Luật học định nghĩa: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án là việc thừa nhận và cho phép thi hành bản án, quyết định dân sự về dân sự,
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính của Tòa án
nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định. Công nhận và cho
thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài là thừa nhận giá trị pháp lý và áp dụng
các biện pháp để thực hiện quyết định của Trọng tài nước ngoài8. Cụ thể, công nhận
là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận bản án, quyết định dân
sự đã có hiệu lực pháp luật, là sự cho phép được coi bản án, quyết định dân sự đó
như là sự khẳng định các quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể theo đúng như
bản án dân sự trong nước. Đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công
nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài trên
phạm vi lãnh thổ nước mình. Sau khi bản án, quyết định của nước ngoài đó đã được
xem xét và công nhận tính hiệu lực, nó sẽ được bảo đảm cưỡng chế thi hành trên
lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục này nhằm đảm bảo giải quyết xung đột về

quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
8 Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.


25

Ngay trong nội hàm khái niệm “công nhận” và “cho thi hành” bản án, quyết
định của Tòa án cũng có sự khác nhau. Lý do xuất phát từ chính mục đích của việc
công nhận và cho thi hành. Đối với công nhận, mục đích ở đây thể hiện sự công
nhận được sử dụng nhằm ngăn ngừa trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn tiếp tục
khởi kiện về vụ việc đã được Tòa án hay Trọng tài giải quyết. Trong khi đó, việc thi
thành lại đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu để buộc bên có trách nhiệm phải
thi hành, đảm bảo quyền và lợi ích cho bên bị xâm phạm. Do đó, nếu tách việc
“công nhận và “thi hành” ra thành hai chế định khác nhau thì vẫn có ý nghĩa thực
tiễn. Công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài có thể được yêu cầu độc lập
mà không có cho thi hành. Công ước Geneva 1927 đã phân biệt giữa công nhận và
cho thi hành tại Điều 1 với quy định “để đạt được sự công nhận hoặc cho thi
hành…). Cũng có trường hợp trong cùng một văn bản, có phần đề cập đến công
nhận và cho thi hành như một thuật ngữ, trong khi phần khác lại đề cập đến công
nhận và cho thi hành như hai thuật ngữ độc lập. Ví dụ, Công ước NewYork cũng
quy định về công nhận và cho thi hành tại Điều IV và V với tư cách là một thuật
ngữ, trong khi đó lại quy định tại Điều III về công nhận và cho thi hành với tư cách
là hai thuật ngữ độc lập9. Sở dĩ như vậy là vì có sự khác nhau về ý nghĩa và mục
đích của hai hành vi này. Bởi khái niệm “công nhận” đơn giản được hiểu là công
nhận giá trị pháp lý của bản án hay quyết định nào đó còn “thi hành” hay “cho thi
hành” là thừa nhận hiệu lực cưỡng chế thi hành các bản án, quyết định dân sự đó.
Tuy nhiên, mặt khác cần xem xét khái niệm “công nhận và cho thi hành” thì
lại không thể hiểu với nghĩa tách biệt như vậy mà cần được hiểu theo hướng kết hợp
cả hai nội dung “công nhận” và “thi hành”. Đặc biệt trong trường hợp bản án, quyết
định dân sự đó mang tính chất tài sản hoặc cần cưỡng chế thi hành. Bởi không thể

thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài một cách cưỡng chế nếu
bản án, quyết định dân sự đó chưa được công nhận. Nếu Tòa án chỉ ra quyết định
công nhận giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài thì
không có nghĩa là quyết định đó của Tòa án thì đã bao gồm cả việc thi hành. Nói
9 Phạm Thụy Anh (2011), Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài của Việt Nam,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr 8.


×