Đề án môn học Lớp kế toán 43C
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi doanh
nghiệp phải biết cách kinh doanh, kinh doanh phải có hiệu quả. Để cho kinh
doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động,
cần xác định phương hướng biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn
có. Muốn vậy cần thiết phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ và
xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến kết quả công việc của mình.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng đến kết quả của doanh nghiệp
là sự biến động của nền kinh tế thị trường: khả năng mất nợ, sự tăng giảm của
giá chứng khoán, giảm giá hàng tồn kho... đó là những biến động khó lường.
Nếu dự đoán một cách chắc chắn sự biến động này sẽ là kim chỉ nam định
hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 1994, hội liên hiệp kế toán quốc tế ban hành một số nguyên tắc
kế toán. Một trong những nguyên tắc kế toán là nguyên tắc thận trọng. Xuất phát
từ nguyên tắc này thì dự phòng là đối tượng của kế toán Việt Nam. Việc trích
lập dự phòng thực chất là việc trích lập chi phí cho năm kế hoạch vào chi phí
của năm báo cáo, giúp doanh nghiệp chủ động hơn về tài chính trong trường hợp
doanh nghiệp xảy ra rủi ro và hạn chế được thiệt hại.
Kế toán dự phòng ở Việt Nam vừa tuân theo chuẩn mực kế toán quốc
tế, vừa tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nói riêng phù hợp với nền kinh tế
thị trường Việt Nam. Xu thế hội nhập ngày nay chúng ta cần làm gì để hoàn
thiện hơn kế toán dự phòng ở Việt Nam?
Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán dự phòng nên em chọn đề tài “Bàn
về kế toán các khoản dự phòng ở Việt Nam.”.
Vậy đối tượng lập dự phòng là gì? Phương pháp dự phòng? Phương
hướng hoàn thiện? Đó là những vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung kế toán các khoản dự
phòng.
Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán các
khoản dự phòng.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
1
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Với khả năng nhận thức còn hạn chế và thiếu về thực tế nên đề tài của em
còn nhiều thiếu sót. Em mong sự đóng góp của thầy giáo để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này!
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
2
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG KẾ TOÁN CÁC
KHOẢN DỰ PHÒNG.
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, thời điểm và nguyên tắc lập dự phòng.
1.1.1. Sự cần thiết của việc lập dự phòng.
Trong kinh doanh, để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn
về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan giảm
giá vật tư, hàng hoá, giảm giá các khoản vốn đầu tư trên thị trương chứng khoán,
thị trường vốn... hoặc thất thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh…, doanh
nghiệp cần thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, tài sản,
tiền vốn trong kinh doanh.
1.1.2. Khái niệm chung về dự phòng.
Có thể định nghĩa dự phòng đơn giản, cụ thể : Dự phòng giảm giá là sự
xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những
nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
Thực chất của dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế
chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo
cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong
niên độ liền sau.
1.1.3. Ý nghĩa của việc lập dự phòng.
Kế toán dự phòng đứng trên nhiều khía cạnh có ý nghĩa quan trọng.
1.1.3.1. Phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá, bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài
sản.
1.1.3.2. Phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá có tác dụng làm
giảm lợi nhuận của niên độ nên doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng lẽ đã
được phân chia. Số vốn này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản
thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng khi các
chi phí này phát sinh ở niên độ sau này. Thực chất các khoản dự phòng là một
nguồn tài chính của doanh nghiệp tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước
khi sử dụng thực thụ.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
3
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
1.1.3.3. Phương diện thuế khoá: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như
một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính toán ra số lợi nhuận thực
tế.
1.1.4. Thời gian và nguyên tắc trích lập dự phòng
Thông tư số 107/2001 TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng và
sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu
tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp.
Theo chế độ kế toán thì việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán,
trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở bằng chứng tin cậy về sự giảm giá
của từng đối tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng giảm giá cần lập cho
niên độ tới với điều kiện số dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát
sinh của doanh nghiệp. Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật
tư, hàng hoá, từng loại chứng khóan bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó
đòi. Sau đó phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự
phòng từng loại. Để thẩm định mức độ giảm giá của các loại vật tư, hàng hoá,
chứng khoán và xác định các khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải
thành lập hội đồng với các thành viên bắt buộc là: Giám đốc, kế toán trưởng,
trưởng phòng vật tư hoặc trưởng phòng kinh doanh.
1.2. Đối tượng áp dụng và đối tượng lập dự phòng.
1.2.1. Đối tượng áp dụng lập dự phòng.
- Các doanh nghiệp Nhà nước.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các
bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (gọi tắt là các
bên nước ngoài hợp doanh) hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp
định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước ngoài, nếu hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản
dự phòng khác với hướng dẫn tại thông tư này, thì thực hiện theo quy định của
hiệp định đó.
1.2.2. Đối tượng lập dự phòng tổn thất.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
4
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
- Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư hàng hoá, thành
phẩm tồn kho mà giá trị trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán trên sổ
kế toán (gọi tắt là vật tư hàng hoá).
- Các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang
hạch toán trên sổ kế toán.
- Các khoản nợ phải thu khó đòi.
1.3. Các loại dự phòng.
1.3.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.3.1.1. Gía trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của
hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để
hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải
dựa trên các bằng chứng tin cậy thu thập tại thời điểm ước tính. Việc ước tính
này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến
các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được
xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích
của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của
lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung
cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng
đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện
được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp
đồng cần đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có hàng hoá tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì ghi
theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó giá trị thuần có thể thực hiện
được cuối mỗi kỳ kế toán là cơ sở để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Có
nghĩa là cuối kỳ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc
của hàng tồn kho thì kế toán phải lập dự phòng.
1.3.1.2. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
5
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là sự ghi nhận giá trị ước tính giảm sút
so với giá gốc (giá thực tế) của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn vào cuối
niên độ kế toán.
1.3.1.3. Mục đích.
Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển
nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý – xác định giá trị thực tế của hàng hoá tồn kho
trên hệ thống báo cáo kế toán.
1.3.1.4. Cách xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho
sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị
trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hoá này
là mặt hàng kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng cứ hợp lý
chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.
Công thức xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
1.3.1.5. Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hàng tồn kho phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của bộ tài
chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn.
Chỉ lập dự phòng cho những vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc
giá thị trườnthấp hơn giá ghi sổ kế toán.
Vật tư, hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao
gồm: Vật tư hàng hoá tồn kho bị hư hỏng kém phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá
bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
6
Giá trị thực hiện
của hàng tồn kho
Giá gốc hàng
tồn kho
Dự phòng
giảm giá
hàng tồn kho
-
=
Mức dự phòng
cần lập năm tới
cho hàng tồn kho i
Mức giảm giá
hàng tồn kho i
cuối niên độ
Số kượng hàng
tồn
kho i
x=
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Trường hợp vật tư tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán
nhưng thấp hơn giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ vật tư này không bị
giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho
1.3.1.6. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Phải lập dự phòng cho từng thứ, từng loại vật tư, hàng hoá tồn kho nếu có
bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được lớn hơn số lợi nhuận của
doanh nghiệp sau khi đã hoàn nhập các khoản trích dự phòng của năm trước.
1.3.2. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
1.3.2.1. Các loại chứng khoán.
Chứng khoán ngắn hạn: Là loại chứng khoán đầu tư trong thời hạn tối đa
1 năm; chứng khoán ngắn hạn tương đương tiền vì khả năng thu hồi trở lại thành
tiền rất ngắn hạn của nó. Các loại chứng khoán ngắn hạn được tính vào năng lực
trả nợ ngắn hạn tức thời của doanh nghiệp.
Chứng khoán dài hạn ( cổ phiếu, trái phiếu của chính phủ, địa phương,
công ty...) là khoản đầu tư ngoài mục đích sinh lợi tiền vốn, còn vì mục đích đầu
tư quyền lực vào các tổ chức, doanh nghiệp ( tham gia quyền kiểm soát, quyền
lãnh đạo, chỉ huy, phân phối...). Chứng khoán dài hạn được xếp vào loại tài sản
cố định trong cơ cấu tài sản kinh doanh đang sử dụng ở doanh nghiệp.
1.3.2.2. Khái niệm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Dự phòng giảm giá đầu tư là bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của
chứng khoán đầu tư nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa
chắc chắn.
1.3.2.3. Mục đích dự phòng: Đề phòng tài chính cho trường hợp chứng
khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán để xác
định giá trị thực tế của các chứng khoán khi lập báo cáo “ Cân đối kế toán”.
1.3.2.4. Cách xác định:
Số dự phòng cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên
hai căn cứ : Thực tiễn diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
7
Giá trị thực tế CK
(giá trị thuần)
Giá ghi sổ kế toán
của chứng khoán
Dự phòng giảm giá
chứng khoán
=
-
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
(niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ
xảy ra trong năm liền sau (năm N+1). Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định
số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau:
+ Bước 1: Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo loại.
+ Bước 2: Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào đối chiếu
với giá thị trường vào ngày kiểm kê - ngày cuối niên độ báo cáo – niên độ xảy ra
việc lập dự phòng.
+ Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo các loại chứng
khoán nào có mức báo giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời
điểm mua vào của chứng khoán.
Trong đó:
1.3.2.5. Điều kiện và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Chỉ lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán khi xoá sổ kế tóan để lập báo
cáo tài chính năm, nếu có bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên
của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ, theo các quy định tài
chính hiện hành và các quy định có tính pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập các khoản dự phòng không được
vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các
khoản dự phòng trích lập năm trước )và có các bằng chứng sau:
+ Là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp
luật.
+ Được tự do mua bán trên thi trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo
cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ kế toán.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
8
Mức dự phòng giảm
giá cần lập cho
chứng khoán i
Mức giảm
giá của
chứng khoán i
Số lượng chứng
khoán i cuối kỳ
kế toán
=
x
Mức giảm giá
của chứng khoán
i
Giá ghi sổ của
chứng khoán i
Giá thị trường của chứng
khoán i cuối niên độ kế
toán
= -
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư có
biến động tăng giảm tại thời điểm 31/12 năm báo cáo.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm
giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.3.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1.3.3.1. Nợ phải thu khó đòi.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có những khoản nợ phải thu mà
con nợ đang trong tình trạng tài chính khó khăn, khó có khả năng trả nợ cho
doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu của những khách hàng này còn gọi là nợ
phải thu khó đòi.
Nền kinh tế thị trường nhiều biến động rủi ro xảy ra không ít khả năng
xảy ra rủi ro không ít, sự cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp, sự thay đổi
của cơ chế chính sách lụât pháp, nhiều doanh nghiệp mất khả năng tồn tại, vỡ
nợ. Doanh nghiệp có liên quan sẽ không thu được nợ từ những doanh nghiệp
này. Vậy cần thiết phải lập dự phòng cho những khoản nợ này.
1.3.3.2. Khái niệm dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất
do không đòi được các khoản nợ của các khách hàng có tình trạng tài chính khó
khăn.
1.3.3.3.Mục đích của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Để đề phòng tổn thất do không đòi được các khoản phải thu khó đòi và
nhằm xác định giá trị thực của khoản tiền vốn nằm trong khâu thanh toán khi lập
báo cáo tài chính cuối niên độ hạch toán doanh nghiệp phải trích lập dự phòng
cho các khoản nợ phải thu khó đòi và tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh
của năm báo cáo.
1.3.3.4. Cách xác định dự phòng phải thu khó đòi.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
9
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Cách 1: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng
khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách quá hạn được xếp loại
khách hàng nghi ngờ. Doangh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ
sở thông tin phản hồi từ khách hàng, để xác định số dự phòng cần lập theo số %
khó thu.
Cách 2: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định( theo kinh nghiệm) trên tổng
doanh thu thực hiện bán chịu.
Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính
1.3.3.5. Điều kiện lập và nguyên tắc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Các khoản nợ khó đòi cần được theo dõi chi tiết theo từng khoản nợ, tên
và địa chỉ con nợ,nội dung công nợ và các chứng từ gốc kèm theo
Căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là những bằng chứng tin cậy
về khả năng không thu được các khoản phải thu khó đòi. Các bằng chứng này
có thể là: Các khoản nợ quá hạn 2 năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần
nhưng vẫn không thu hồi được, các khoản nợ quá hạn chưa đến thời gian trên
nhưng con nợ đang trong thời gian chờ giải thể, phá sản hoặc bị bắt giữ, bị giết.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào tình hình tài chính của từng con nợ, kế
toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cho từng khoản. Tổng mức dự
phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu
của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thui khó đòi, doanh nghiệp
phải tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm
căn cứ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.4. Hạch toán các khoản dự phòng.
1.4.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.4.1.1. Chứng từ sử dụng.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
10
Dự phòng
cần lập
% mất nợ
có thể
Nợ phải thu khó đòi
của khách hàng
=
x
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
Hàng hoá vật tư là tài sản lưu động của doanh nghiệp, nó chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp do vậy việc trích lập các khoản dự phòng
là cần thiết.
Các chứng từ liên quan đến dự phòng quan trọng nhất là bảng kê dự
phòng giảm giá hàng tồn kho và một số chứng từ khác làm cơ sở để lập dự
phòng như phiếu báo vật tư còn cuối kỳ, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
Bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chứng từ phân loại các loại
hàng hoá cần lập dự phòng về mặt số lượng từng loại, giá gốc, giá hiện hành và
mức dự phòng cần lập từng loại.
Mẫu bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số
hiệu tài
khoản
Loại
hàng hoá
Số
lượng
Giá
đơn vị mua
vào
Giá
tại ngày
kiểm kê
Mức dự
phòng cần lập
15
9
xx
x
xxx xxx xxx
Trên cơ sở số liệu bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tính giá
vốn, xác định kết quả kinh doanh kỳ báo cáo.
1.4.1.2. Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
TK159: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
- Bên Nợ:Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn ở doanh nghiệp.
1.4.1.3. Phương pháp hạch toán:
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
11
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
- Cuối niên độ kế toán nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp có giá thị
trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán cần lập dự phòng:
Nợ TK 632: Mức dự phòng cần lập.
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều
chỉnh.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng đã
lập cuối năm trước. Lập bổ sung số chênh lệch (số thiếu).
Nợ TK632: Số chênh lệch.
Có TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập bổ
sung
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoặch nhỏ hơn mức dự phòng đã
lập cuối năm trước cần hòan nhập số thừa bằng các ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ TK 159: Số chênh lệch.
CóTK 632: Số chênh lệch.
1.4.1.4.Ví dụ:
Tại một doanh nghiệp K có tình hình như sau: (1.000 đồng).
- Số dự phòng cuối năm trước còn lại tính đến cuối năm nay là:
+ Vật liệu A: 80.000
+ Hàng hoá B: 50.000.
- Số dự phòng cần lập cho năm sau là:
+Vật liệu A:70.000.
+Hàng hoá B:60.000.
Các định khoản dự phòng và hoàn nhập dự phòng liên quan đến A, B là:
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
12
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
NV1: Nợ TK 159-A : 10.000
Có TK 632-A: 10.00
NV2: Nợ TK 632-B: 10.000..
Có TK159-B: 10.000.
.1.4.1.5. Sơ đồ hạch toán .
1.4.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán.
1.4.2.1. Chứng từ liên quan đến dự phòng giảm giá chứng khoán.
Chứng từ sử dụng trong hạch tóan dự phòng giảm giá chứng khoán là phòng
giảm giá chứng khoán làm căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh
nghiệp.
Số
hiệu
tài
khoản
Loại
chứng
khoán
Số
lượng
Giá
đơn vị
mua
vào
Giá
tại ngày
kiểm
kê
Mức
dự phòng
cần lập
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên
độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính (nếu có)
(Mức cần lập lớn hơn mức năm trước còn lại)
13
Hoàn nhập dự phòng gỉm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán (nếu mức cần
lập nhỏ hơn số năm trước còn lại)trước khi lập báo cáo tài chính
TK 632
TK 159
Đề án môn học Lớp kế toán 43C
12
1
22
1
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
xxx
1.4.2.2. Tài khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
- TK129: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- TK229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn.
+ Bện Nợ: Hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giáđầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn.
+ Dư Có: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hiện
có ở doanh nghiệp.
1.4.2.3. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán:
- Cuối niên độ kế toán nếu chứng khoán của doanh nghiệp có giá thị
trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán thì phải lập dự phòng:
Nợ TK635: Mức dự phòng cần lập.
Có TK129, 229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán
- Cuối niên độ kế toán sau dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành điều
chỉnh.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoạch lớn hơn mức dự phòng đã
lập cuối năm trước còn lại thì lập bổ sung số thiếu.
Nợ TK635: Số chênh lệch.
Có TK129, 229: Lập bổ sung số thiếu.
+ Nếu mức dự phòng cần lập cho năm kế hoặch nhỏ hơn mức dự phòng
cuối năm trước còn lại thì hoàn nhập số thừa.
Phan Thị Thuý ĐH Kinh tế Quốc dân HN
14