Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Công đoàn với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động từ thực tiễn tỉnh bắc giang (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.54 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THỊ PHƢƠNG

ĐỀ TÀI
CÔNG ĐOÀN VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TỪ
THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số:
60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thu

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trách dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn



Hoàng Thị Phƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ: Bộ Luật lao động
BCHCĐCS: Ban Chấp hành công đoàn cơ sở
CĐCS: Công đoàn cơ sở
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
QHLĐ: Quan hệ lao động
TƯLĐTT: Thỏa ước lao động tập thể


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về công đoàn Việt Nam
1.1. Khái niệm, tính chất, chức năng của công đoàn
1.1.1. Khái niệm công đoàn
1.1.2. Tính chất của công đoàn
1.1.3. Chức năng của công đoàn
1.2. Nguyên tắc và cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của công
đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao
động và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.1. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của công đoàn trong

việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
2.1.1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động giao kết, thực hiện hợp
đồng lao động
2.1.2. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động
2.1.3. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn
đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, bảo đảm
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
2.1.4. Tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thoả ước lao động tập thể
2.1.5. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương,
định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động
2.1.6. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động
2.1.7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem
xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể
người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm

Trang
1
6
6
6
12
13
15
15
20
23
24


24
24
25
28

32
38
43

46


2.1.8. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
2.1.9. Tổ chức và lãnh đạo đình công
2.2. Thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Khái quát về tình hình Công đoàn tỉnh Bắc Giang
2.2.2. Thực tiễn hoạt động của công đoàn tỉnh Bắc Giang trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
2.2.2.1. Những thành tựu đạt được
2.2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người lao động
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang
Kết luận chƣơng 3
KẾT LUẬN

47
48
50
50
51
51
59
70
71

71

77
77
82
88
89


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Khái quát và tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, với đường lối phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, Nhà nước ta ngày càng khuyến
khích các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển theo các quy luật của
thị trường. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh tăng lên nhanh chóng kéo theo nhu cầu sử dụng lao động cũng gia tăng.
Do đó, quan hệ lao động cũng trở nên sôi động, đa dạng và phức tạp hơn.
Trong mối quan hệ đó, người sử dụng lao động và người lao động đều muốn
tối đa hóa lợi ích của mình. Tuy nhiên, lợi ích của hai bên khi tham gia vào
quan hệ lao động lại thường khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Người sử dụng
lao động muốn có được những lao động có tay nghề, có trình độ nhưng chi
phí lương, điều kiện và môi trường lao động lại thấp nhất đến mức có thể.
Còn những người lao động lại mong muốn có được điều kiện và môi trường
lao động thuận lợi, an toàn, được trả lương cao… Song, trong quan hệ lao
động họ luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động, bị phụ thuộc
vào người sử dụng lao động. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
quy định thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó, Công đoàn Việt Nam
là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (Điều 10
Hiến pháp năm 2013). Như vậy, có thể thấy, Công đoàn Việt Nam là tổ chức
chính trị - xã hội duy nhất được thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.
Trong quá trình hình thành và phát triển, tổ chức công đoàn đã luôn hoạt
động theo đường lối, chủ trương của Đảng và phát huy được chức năng của tổ
chức công đoàn. Nội dung và phương pháp hoạt động của tổ chức công đoàn
đã có những bước tiến đáng kể. Đặc biệt, pháp luật đã trao cho công đoàn nhiều
quyền để thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao
động: Tham gia xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy



2

chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức; xử lý kỷ luật lao động; tham gia thương lượng tập
thể, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hỗ trợ giải quyết
tranh chấp lao động, đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Việc tham gia của tổ chức công đoàn trên các lĩnh vực nhằm bảo đảm hơn
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia quan hệ lao động.
Từ đó, giúp các bên hiểu biết nhau hơn nhằm duy trì quan hệ lao động lâu dài.
Tuy nhiên, bản thân quy định của pháp luật và thực tế hoạt động công đoàn
thời gian qua cho thấy còn không ít bất cập, vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu
để có bước đi vững chắc hơn trong thời gian tới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, số lượng người lao động ngày càng
tăng, trong đó chủ yếu tăng người lao động thuộc khối sản xuất, kinh doanh
thuộc các thành phần kinh tế. Với phương châm: “Ở đâu có người lao động, ở
đó có tổ chức công đoàn", Công đoàn tỉnh Bắc Giang đã và đang thực hiện tốt
những chức năng của mình trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động. Mặc dù, đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao vị thế của mình
trong quan hệ lao động nhưng trên thực tế Công đoàn các cấp tỉnh Bắc Giang
vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình hoạt động.
Thực tế đó cho thấy, hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công đoàn,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động nói chung và người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang nói riêng là thực sự cần thiết. Đây cũng là lý do cơ bản của học viên khi
lựa chọn đề tài "Công đoàn với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong quan hệ lao động, công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động. Sự tham gia của công đoàn vào quan hệ lao
động là một đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, trong quan hệ đó, công đoàn được
pháp luật trao cho những quyền năng gì và thực tiễn thực hiện như thế nào thì
vẫn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Trong thời gian qua, đã có không ít đề tài, công trình nghiên cứu về
công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công đoàn ở


3

những khía cạnh và mức độ khác nhau như: Nguyễn Thị Ngân (2014),
“Pháp luật về công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động tại doanh nghiệp”, Luận văn Thạc sĩ; Nguyễn Thị
Lợi (2012), “Công đoàn với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
người lao động ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp; Trần
Thị Kim Phượng (2016), “Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đến pháp luật về công đoàn ở Việt Nam và những đề xuất
cho Việt Nam khi tham gia Hiệp định", Khóa luận tốt nghiệp; Vũ Thị Hải
Yến (2007), “Vai trò của công đoàn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam”,
Luận văn Thạc sĩ Luật học; Nguyễn Xuân Thu (2008), “Vai trò của tổ chức
đại diện người lao động trong cơ chế ba bên”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật; Đào Mộng Điệp (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
đại diện lao động”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Hữu Chí, Đào
Mộng Điệp (2010), “Pháp luật công đoàn một số nước và kinh nghiệm với
Việt Nam”, Tạp chí Luật học…. Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên
cứu một cách toàn diện, cũng như từng khía cạnh cụ thể về mặt lý luận của
công đoàn và từ quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế. Có thể
thấy, khi Nhà nước ban hành các quy định pháp luật thường được áp dụng
chung trên phạm vi toàn quốc và có những quy định mang tính định hướng.

Tuy nhiên, đối với từng địa phương do điều kiện về kinh tế, xã hội khác
nhau mà mức độ thực hiện hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu
tố. Do đó, trên cơ sở các quy định của pháp luật về vấn đề công đoàn bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và từ thực tiễn tại tỉnh
Bắc Giang mà tác giả đã lựa chọn đề tài để nghiên cứu Luận văn thạc sĩ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học, tác
giả tập trung nghiên cứu nội dung quy định hiện hành về trách nhiệm của
công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
qua đó phân tích thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Giang; từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


4

Phạm vi nghiên cứu: Tiếp cận vấn đề công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động dưới góc độ pháp lý bao gồm các nội dung về lý
luận, quy định hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về công đoàn trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại địa bàn tỉnh Bắc
Giang trên các các khía cạnh: Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động giao kết,
thực hiện hợp đồng lao động; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc
thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng và giám sát việc thực
hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế
thưởng, nội quy lao động; đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết
các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động; tổ chức hoạt
động tư vấn pháp luật cho người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao
động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; kiến nghị với
tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi

ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động
bị xâm phạm; đại diện cho tập thể người lao động tham gia giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp; tổ chức và lãnh đạo đình công.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận và pháp luật
Việt Nam về định nghĩa, chức năng, tính chất của công đoàn, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động, trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động, thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn nói chung và công đoàn tỉnh Bắc
Giang nói riêng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về công đoàn; phân tích các quy định pháp luật về trách nhiệm của công đoàn
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và thực tiễn
thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, chỉ rõ thành tựu, những tồn tại và nguyên
nhân. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phép biện chứng của
Triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở cho quá trình
nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh
các số liệu báo cáo của hàng năm, chuyên đề của Tổng Liên đoàn Lao động,
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. Các Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt
Nam, các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật công đoàn... được
sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về công đoàn, đánh giá các quy định
của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Giang. Từ
đó, đưa ra các yêu cầu và giải pháp đồng bộ cả về mặt lập pháp và tổ chức
thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt
động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà nghiên cứu, Công đoàn các cấp tỉnh Bắc Giang và
những ai quan tâm đến vấn đề này nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất
nước đang xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời,
đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo quý cho công tác giảng dạy, nghiên cứu
khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật về công đoàn nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công đoàn Việt Nam
Chương 2: Quy định của pháp luật về trách nhiệm của công đoàn trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và thực tiễn thực hiện
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của
công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.


6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, tính chất, chức năng của công đoàn

1.1.1. Khái niệm công đoàn
Lịch sử phát triển hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa đã chứng
minh rằng, trong xã hội tư bản đã xuất hiện và tồn tại hai giai cấp mâu thuẫn
đối kháng với nhau về lợi ích. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời hạn
chế sự bóc lột dã man của các ông chủ tư bản tất yếu những người công nhân
phải đứng lên đấu tranh. Do đó, nhu cầu liên kết của những người công nhân
cùng bị bóc lột trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và mang tính tất yếu, lúc đầu
họ chỉ cùng nhau đấu tranh chống lại chủ tư bản, về sau đã phát triển hình
thành một tổ chức đại diện cho NLĐ – Tổ chức công đoàn.
Theo cuốn Lịch sử chủ nghĩa Công đoàn (History of Trade Unionism)
(1984) của Sidney và Beatrice Webb, công đoàn là “một hiệp hội của những
người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê
mướn họ”. Có một định nghĩa khác của Cục Thống kê Úc cho rằng, công đoàn
là “một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những người làm thuê, hoạt động cơ
bản là thương lượng về lương bổng và điều kiện thuê mướn cho các thành viên
của nó”1. Trải qua hàng trăm năm, các công đoàn phát triển hình thành nhiều
dạng thức dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế. Mục tiêu và
hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:
- Cung cấp lợi ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa thường cung cấp
nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm
đau, tuổi già hay chết. Ngày nay ở các nước phát triển những chức năng này
được coi là nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư
vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành
viên công đoàn.

1

Nguyễn Văn Bình (2012), “Tăng cường và bảo đảm tính độc lập, đại diện của công đoàn để tham
gia một cách thực chất, hiệu quả vào các quá trình của quan hệ lao động”, Tài liệu thảo luận của Tổ chức lao
động quốc tế ILO, Quyển 1, TSBN 978-92-2-824773-2, tháng 2/2011.



7

- Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công
khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ
thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.
- Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản
đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.
- Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ
có lợi cho toàn thể giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính
trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính
đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.
Thực tế lịch sử cho thấy các công đoàn đều là tồn tại bất hợp pháp trong
nhiều năm ở hầu hết các nước. Đã có những hình phạt khắt khe đối với những
hoạt động của tổ chức công đoàn, mặc dù vậy, các công đoàn vẫn được thành
lập và dần dần có được sức mạnh chính trị. Kết quả, hoạt động của công đoàn
đã được luật hóa trong các văn bản pháp luật của mỗi quốc gia.
Quyền gia nhập công đoàn đã được nhắc đến trong Điều 23 phân đoạn 4
của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được khẳng định lại
trong Điều 20 phân đoạn 2 rằng: “Không được ép buộc bất cứ ai trong việc
tham gia vào một hiệp hội”. Việc cấm đoán một người không được tham gia
hay thành lập công đoàn, cũng như ép buộc một người làm việc ấy, dù là do
chính phủ hay doanh nghiệp thực hiện đều bị coi là hành vi xâm hại nhân
quyền. Những lý lẽ tương tự cũng được đặt ra khi người thuê mướn, phân biệt
đối xử với NLĐ dựa trên việc có tham gia công đoàn hay không. Những mưu
toan của người chủ, thường là với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài,
nhằm cấm đoán việc nhân viên của mình tham gia công đoàn được gọi là phá
hoại công đoàn (union busting).
Ở Pháp và Đức cũng như các quốc gia Châu Âu khác, các đảng phái chủ

nghĩa xã hội và những người vô chính phủ đóng vai trò nổi bật trong việc tạo
lập và xây dựng các công đoàn, đặc biệt là kể từ những năm 1870 về sau.
Công đoàn có thể tổ chức dựa trên một nhóm công nhân có cùng kỹ năng (chủ
nghĩa công đoàn nghề nghiệp), những công nhân thuộc các ngành nghề khác
nhau (chủ nghĩa công đoàn toàn thể), hay các công nhân trong toàn bộ một


8

ngành công nghiệp (chủ nghĩa công đoàn ngành). Các công đoàn này thường
phân chia theo địa phương và thống nhất với nhau thành các nghiệp đoàn
quốc gia. Các nghiệp đoàn này lại liên kết với nhau thành các tổ chức quốc tế
như Liên hiệp Công đoàn Tự do Quốc tế (International Confederation of Free
Trade Unions).
Ở nhiều quốc gia, công đoàn có thể có vị thế như một pháp nhân, được ủy
quyền thương lượng với giới chủ thay cho các công nhân mà công đoàn đại diện.
Công đoàn có quyền quan trọng nhất là quyền thương lượng tập thể với người
thuê mướn lao động về lương, giờ làm cũng như các điều kiện thuê lao động
khác. Việc hai bên không thể đạt đến thỏa thuận có thể dẫn đến những hành
động gây áp lực, đỉnh điểm là đình công hay đóng cửa nhà máy không cho công
nhân vào làm. Trong một số trường hợp cực đoan, từ những sự việc này có thể
nảy sinh bạo lực hay nhiều hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp khác, các công đoàn có thể không có quyền đại diện hợp pháp cho công
nhân. Sự thiếu vị thế của công đoàn có thể ở mức độ không được thừa nhận cho
đến việc truy tố các nhà hoạt động công đoàn như tội phạm.
Ngày nay, vấn đề về công đoàn cũng đã được Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công ước như: Công ước số
87 về quyền tự do liên kết và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, năm 1948;
Công ước số 98 về áp dụng những của quyền tổ chức và thương lượng tập thể,
năm 1949; Công ước số 135 về việc bảo vệ những thuận lợi dành cho đại diện

người lao động trong các cơ sở công nghiệp, năm 1971; Công ước số 154 về
xúc tiến thương lượng tập thể, năm 1981.
Theo quan niệm của các quốc gia, công đoàn được định nghĩa như sau:
Trong pháp luật Campuchia quy định quyền thành lập một công đoàn:
“Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt giấy phép loại
gì và ưu tiên như thế nào, đều có quyền thành lập tổ chức nghề nghiệp theo
sự lựa chọn của riêng họ với mục đích duy nhất dành cho học tập, phát huy
lợi ích, bảo vệ các quyền, lợi ích đạo đức và vật chất, cho cả tập thể và cá
nhân của những người trong phạm vi quy định của quy chế tổ chức. Các tổ


9

chức nghề nghiệp của người lao động được gọi là “Công đoàn của người lao
động” (Điều 266, Luật lao động Campuchia năm 1997).
Pháp luật Indonesia quy định: “Mỗi công nhân/người lao động có quyền
thành lập và trở thành thành viên của công đoàn/nghiệp đoàn” (Khoản 1
Điều 104, mục 2 Luật lao động Indonesia về nhân lực năm 2003).
Pháp luật của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa quy định rằng chỉ
có các tổ chức công đoàn trực thuộc Tổng công hội Trung Quốc (ACFTU)
mới được tồn tại2. Tổng công hội sẽ kiểm soát toàn bộ các tổ chức và các hoạt
động của liên đoàn lao động kể cả các tổ chức công đoàn ở cấp doanh nghiệp
và yêu cầu Tổng công hội phải “…Ủng hộ đường lối xã hội chủ nghĩa, chế độ
chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông và học thuyết Đặng
Tiểu Bình, kiên định chính sách cải cách và mở cửa, tiến hành công việc độc
lập theo Điều lệ công đoàn…” (Điều 4 Luật công đoàn nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa năm 2001). Trong đó, “…Tổng Công hội Trung Quốc và tất
cả các công đoàn trực thuộc đại diện cho quyền lợi người lao động và đoàn
viên, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và đoàn viên

theo luật pháp quy định” (Điều 2, Luật công đoàn của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Trung Hoa năm 2001).
Như vậy, pháp luật Trung Quốc xác định tổ chức công đoàn là tổ chức
duy nhất được thực hiện chức năng đại diện quyền lợi cho tập thể lao động.
Trong khi đó, pháp luật Campuchia và Indonesia lại có những quy định khác
về phạm vi đại diện cho tập thể lao động
Pháp luật Việt Nam quy định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn được ghi
nhận như sau: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên
trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những
người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan
2

Nguyễn Hữu Chí, Đào Mộng Điệp (2010), “Pháp luật công đoàn một số nước và kinh nghiệm với
Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (06), trang 3-9.


10

nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế
- xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Điều 1, Luật công đoàn năm 2012).
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, xét trên phương diện xã
hội, công đoàn là một tổ chức xã hội có đầy đủ các tính chất như những tổ chức
xã hội khác, được hình thành và tồn tại trên cơ sở tự nguyện của các thành
viên, công đoàn còn là một tổ chức xã hội có tính chất nghiệp đoàn. Điều đó

biểu hiện ở thành phần tham gia công đoàn và mục đích tồn tại của công đoàn.
Các thành viên của công đoàn mặc dù không có sự phân biệt về thành phần xã
hội, tôn giáo, trình độ… nhưng nhất thiết phải thuộc về lực lượng lao động xã
hội. Công đoàn đại diện cho NLĐ, bảo vệ các lợi ích gắn liền với nghề nghiệp
của NLĐ. Theo pháp luật Việt Nam, công đoàn không chỉ là tổ chức xã hội mà
còn là tổ chức chính trị - xã hội. Công đoàn đại diện họ tham gia quản lý kinh
tế xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và
những NLĐ khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Có thể thấy hiện nay đa số các quốc gia đều thừa nhận đại diện lao động
là tổ chức công đoàn nhưng thuộc nhóm này cũng tồn tại những quan niệm
khác nhau. Có những quốc gia chỉ thừa nhận và cho phép loại đại diện là tổ
chức công đoàn đơn thuần tham gia các mối quan hệ hai bên hoặc ba bên để
đại diện và bảo vệ quyền lợi cho tập thể NLĐ như Việt Nam, Trung Quốc…
Đặc biệt ở các nước xã hội chủ nghĩa, đa số các quốc gia chỉ có một tổ chức
công đoàn thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và là thành viên của hệ
thống chính trị (Trung Quốc, Việt Nam). Mục tiêu chính của tổ chức công
đoàn trong các nước xã hội chủ nghĩa là bảo vệ quyền lợi của NLĐ, giáo dục,
động viên NLĐ, tập hợp NLĐ vào tổ chức của mình. Ở các nước tư bản chủ
nghĩa, có nhiều hình thức đại diện lao động đa dạng song song cùng tồn tại và
phát triển. Các quốc gia cho phép thành lập mô hình đa công đoàn và thừa
nhận các hình thức đại diện lao động khác do NLĐ bầu chọn ra không thuộc


11

hệ thống công đoàn (những đại diện cho tập thể lao động bầu ra hoặc cử ra)
như: Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Philipin, Thụy Điển… Tuy
nhiên, việc thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện lao động ở các quốc gia
mang tính phổ biến và rộng rãi.
Tại các quốc gia thừa nhận hình thức này cũng có những quan niệm khác

nhau về công đoàn trên các phương diện như: phạm vi chủ thể được phép tham
gia thành lập công đoàn, cách thức tổ chức công đoàn, sự thừa nhận của pháp
luật cũng như chức năng của tổ chức công đoàn.
Một là, về mặt phạm vi các chủ thể được gia nhập thành lập công đoàn:
Có quốc gia thừa nhận chủ thể được tham gia chỉ bao gồm những NLĐ và cán
bộ công nhân viên (Trung Quốc), cũng có quốc gia cho phép mọi NLĐ được
tham gia thành lập tổ chức công đoàn (Nga), có quốc gia lại quy định công
đoàn do NLĐ tự nguyện lập ra (Singapore, Việt Nam, Campuchia). Một số
các quốc gia khác lại quy định độ tuổi và các điều kiện khác khi tham gia
thành lập công đoàn (Thái Lan, Chi Lê), hoặc có quốc gia thừa nhận NLĐ
trong nước và ngoài ra đều được tham vào tổ chức công đoàn (Nga).
Hai là, về cách thức tổ chức hệ thống công đoàn: Có những quốc gia lựa
chọn mô hình công đoàn theo hệ thống hành chính khu vực, hoạt động theo
chiều dọc, cấp dưới phục tùng cấp trên. Cách thức này chủ yếu tồn tại ở các
nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc), nhưng cũng có
những quốc gia thiết lập hệ thống theo ngành nghề, vùng lãnh thổ, khu vực
(Nga, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Pháp, Cộng hòa Séc…).
Ba là, sự thừa nhận của pháp luật đối với công đoàn: Hệ thống pháp luật
của các quốc gia có sự khác nhau trong việc quy định về công đoàn. Có quốc
gia quy định tổ chức công đoàn là tổ chức mang tính chất nghề nghiệp được
thành lập ra để bảo vệ quyền lợi NLĐ (Trung Quốc, Nga), nhưng cũng có
quốc gia lại xác định công đoàn là tổ chức bảo vệ giới lao động (Mỹ, Đức,
Pháp), trong khi đó Việt Nam lại thừa nhận công đoàn là tổ chức chính trị - xã
hội rộng rãi của giai cấp công nhân và của NLĐ.
Bốn là, về chức năng của công đoàn: Quyền đại diện lao động của tổ
chức công đoàn trong QHLĐ thường thể hiện trên các phương diện đàm phán,


12


thương lượng, ký kết thỏa ước, giải quyết tranh chấp lao động hay trong lĩnh
vực đình công.
Từ những nghiên cứu trên có thể định nghĩa về công đoàn như sau:
Công đoàn là tổ chức đại diện NLĐ, do NLĐ tự nguyện lập ra, có địa vị
pháp lý và cơ chế bảo đảm thực hiện, thay mặt cho tập thể lao động giải
quyết các vấn đề phát sinh trong QHLĐ liên quan đến quyền và lợi ích của
tập thể lao động, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
NLĐ theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Tính chất của công đoàn
Thứ nhất, công đoàn trước tiên là một tổ chức xã hội do vậy mang đầy
đủ đặc điểm của tổ chức xã hội, bao gồm:
- Sự hình thành tổ chức công đoàn trên cơ sở tự nguyện: Điều này thể
hiện ở chỗ NLĐ muốn hoặc không muốn tham gia vào tổ chức là hoàn toàn
do ý chí của họ quyết định mà không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có
quyền ngăn cản, ép buộc họ. Tổ chức này thành lập là do các thành viên tiến
hành các hoạt động tuyên truyền về tổ chức để vận động sự ủng hộ của quần
chúng. Nhà nước và các chủ thể khác chỉ là sự hỗ trợ để các tổ chức xã hội
được thành lập và đi vào hoạt động.
- Tổ chức công đoàn mang tính chất quần chúng: Công đoàn không lựa
chọn mà cố gắng tích cực tập hợp toàn bộ quần chúng lao động vào tổ chức.
- Hoạt động của tổ chức công đoàn là theo chế độ tự quản theo điều lệ do
các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Mục đích hoạt động của tổ chức là đáp ứng lợi ích của các thành viên tổ
chức công đoàn là đại diện bảo vệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ.
Thứ hai, công đoàn mang tính nghiệp đoàn. Đoàn viên của tổ chức công
đoàn là những NLĐ làm việc ở những ngành nghề khác nhau trong mọi thành
phần kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có thể lao động trí óc hay chân tay.
Thứ ba, công đoàn mang tính chất chính trị. Có thể thấy, ngay từ khi ra đời
ở nước Anh, công đoàn đã không hoạt động vì mục đích chính trị. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của học thuyết Mác – Ang ghen về chủ nghĩa cộng sản,

phong trào công nhân đã được mang một màu sắc mới đó là đấu tranh chính trị


13

cùng với phong trào đấu tranh của Đảng cộng sản. Lênin cho rằng: “Trong hệ
thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa đảng và chính quyền
Nhà nước... Đảng thu hút đội tiên phong của giai cấp vô sản vào hàng ngũ của
mình, và đội tiên phong đó thực hiện chuyên chính vô sản, nhưng không có một
nền móng như các tổ chức công đoàn, thì không thể thực hiện được chuyên
chính, không thể thực hiện được các chức năng nhà nước”3.
Có thể thấy, tại một số nước, có những công đoàn (nghiệp đoàn) độc lập
với chính Đảng (nghiệp đoàn của Mỹ, Pháp...), có nghiệp đoàn chi phối chính
Đảng (nghiệp đoàn Anh), lại có nghiệp đoàn lệ thuộc chính Đảng (nghiệp
đoàn ở các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội)4.
Ở Việt Nam, công đoàn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện
một số nhiệm vụ chính trị Đảng giao cho. Công đoàn là tổ chức đại diện của
giai cấp công nhân và của NLĐ. Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai
cấp công nhân, một số những đảng viên của Đảng có những người công nhân
ưu tú nhất. Đồng thời, một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và
hoạt động của công đoàn Việt Nam là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên
tắc này cũng là nguyên tắc chung trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính
trị Việt Nam. Ở xã hội tư bản, một đảng muốn giành được càng nhiều quyền
lực chính trị về tay mình bao giờ cũng tìm cách lôi kéo các tổ chức, đoàn thể
xã hội. Do vậy, về thực chất thường không có một tổ chức đoàn thể nào hoạt
động độc lập một cách tuyệt đối mà thường đứng sau là một lực lượng chính
trị, một đảng phái nào đó.
1.1.3. Chức năng của công đoàn
Chức năng của công đoàn bao gồm: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của NLĐ; xây dựng mối QHLĐ hài hòa ổn định và phát triển; giải quyết

các vấn đề liên quan đến mối quan hệ của công đoàn với NSDLĐ cũng như đối
với Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề về đối thoại xã hội, trách nhiệm xã hội...

3

Vũ Thị Hải Yến (2007), vai trò của công đoàn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội , trang 21-22, trích trong tài liệu: “Lênin (1983), nhiệm vụ của giai
cấp công nhân và công đoàn trong thời kỳ quá độ, NXB Lao động, trang 264”.
4
Nguyễn Xuân Thu (2008), “Vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, (02), trang 42 -45.


14

Ở các nước Châu Phi, công đoàn có chức năng: Thúc đẩy phát triển kinh
tế, bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Tương tự như vậy, hầu hết các tổ chức công
đoàn Châu Mỹ La Tinh đều xác định chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của
NLĐ là chức năng chủ đạo của công đoàn5.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, chức năng chính của công đoàn
được xác định là giáo dục giai cấp, tuyên truyền về mặt chính trị và công đoàn
được xem là những “trường học xã hội chủ nghĩa của NLĐ”. Các chức năng
này chủ yếu mang màu sắc chính trị, hành chính. Tuy nhiên, khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia QHLĐ có địa vị pháp lý độc lập
với nhau nhưng lại ẩn chứa các mâu thuẫn về lợi ích rất rõ nét cùng với sự
phát triển phong phú, đa dạng, linh hoạt của QHLĐ nên các tổ chức công
đoàn tập trung hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và đây được
xem là mục đích tôn chỉ trong tổ chức và hoạt động của công đoàn.
Luật công đoàn Lat-via năm 1990 quy định chức năng chính của tổ chức
công đoàn ngoài việc có tiếng nói, đại diện quyền lao động của NLĐ thì tổ

chức công đoàn còn thực hiện chức năng bảo vệ các quyền kinh tế xã hội
khác của NLĐ (Phần 1, Luật lao động Lat-via năm 1990).
Cũng giống như Lat-via, Luật công đoàn của Singapore cũng mở rộng và
quy định cụ thể một số chức năng của công đoàn như: Thúc đẩy QHLĐ hài
hòa giữa NLĐ và NSDLĐ; nâng cao điều kiện làm việc của NLĐ hoặc vị trí
xã hội, kinh tế của họ; đạt được việc tăng năng suất vì lợi ích của NLĐ, chủ
sử dụng lao động và nền kinh tế Singapore và cả công đoàn (Điều 2, Phần I
Luật công đoàn Singapore năm 2004).
Ở Trung Quốc hiện nay, có quan điểm ngoài việc đảm nhiệm vai trò là người
đại diện, bảo vệ lợi ích của NLĐ, công đoàn có vai trò là chủ thể điều hòa xã hội.
Ở Việt Nam, chức năng của công đoàn thể hiện trên các phương diện sau:
- Chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ: Đây là
chức năng cơ bản, trung tâm và hàng đầu của tổ chức công đoàn. Tại Văn
kiện Đại hội Công đoàn VI (10/1998) đã chỉ rõ: “Công đoàn sinh ra, tồn tại,
5

Nguyễn Thị Ngân (2014) “Pháp luật về công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động tại doanh nghiệp”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, trang 10.


15

phát triển là để bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài và lợi ích hàng ngày của người
lao động”.
- Chức năng đại diện cho NLĐ tham gia quản lý kinh tế xã hội, quản lý
công việc nhà nước: Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang trong điều
kiện tổ chức nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề
tham gia quản lý công việc nhà nước đã trở thành một chức năng cơ bản của
công đoàn. Sự tham gia quản lý của công đoàn chính là hoạt động thiết thực
bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài của công nhân, viên chức lao động, của tập

thể, của Nhà nước một cách căn bản và có hiệu quả. Chức năng này chính là
phương tiện để tổ chức công đoàn thực sự là tổ chức tập hợp, đại diện và bảo
vệ quyền lợi của NLĐ.
- Chức năng giáo dục, động viên NLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước
thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Chức năng giáo
dục của công đoàn ngày càng mở rộng và phát triển làm cho NLĐ nhận thức
đầy đủ hơn về lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Bên
cạnh đó, công đoàn còn có chức năng đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên
truyền công nhân tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy, công đoàn của đa số các quốc gia đều khẳng định
chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ là chức năng
quan trọng nhất, thể hiện mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn.
1.2. Nguyên tắc và cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn là những tư tưởng chỉ
đạo nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động của công đoàn. Theo quy
định tại Điều 6 Luật công đoàn năm 2012, Công đoàn Việt Nam tổ chức và
hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
Một là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt
động của tổ chức công đoàn.


16

Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị xã hội
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tất cả những thành viên hệ
thống chính trị, trong đó có công đoàn, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hoạt động của công đoàn Việt Nam dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính do Đảng đề ra trong

mọi thời kỳ. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công đoàn Việt Nam đã đặt
hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều lệ Công đoàn Việt Nam
năm 2003 đã ghi rõ: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ
ngày thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam đã tổ chức, vận động công nhân,
viên chức lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của tổ
quốc, vì hạnh phúc của người lao động”6.
Hoạt động công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách
quan và đây cũng là nguyên tắc hoạt động ở mọi cấp công đoàn. Nếu phủ nhận
nguyên tắc này là phủ nhận công đoàn về bản chất cách mạng. Nguyên tắc này
còn đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả của hoạt động công đoàn và làm cho tổ
chức công đoàn ngày càng vững mạnh, có vị trí vững chắc trong hệ thống
chính trị - xã hội.
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt
động công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, công tác tổ
chức cán bộ của Đảng. Đồng thời, công đoàn còn vận dụng chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng vào chương trình hoạt động của mình và
thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc thông báo tình
hình và kết quả hoạt động.
Các cấp công đoàn cần kiện toàn bộ máy tổ chức của mình, cơ cấu ban
chấp hành công đoàn cần có người là đảng viên có uy tín, có năng lực công tác.
Cần có cán bộ công đoàn là đảng viên ưu tú tham gia cấp ủy. Như vậy, tổ chức
công đoàn mới nâng cao hiệu quả công tác và luôn đi đúng đường lối của
Đảng, thực hiện tốt các chức năng của mình, đồng thời làm tốt vai trò là sợi dây
nối liền Đảng với quần chúng.

6

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2003), Điều lệ công đoàn, NXB. Lao động, trang 3.



17

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo hướng mở rộng
liên kết, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tổ chức và hoạt động công đoàn ở
các cơ sở liên doanh đã mang màu sắc mới. Song, không thể tách rời sự lãnh
đạo của Đảng, mà ngược lại cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng
đối với tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong khi vận dụng nguyên tắc này
không nên máy móc mà cần có sự sáng tạo để đảm bảo sự thành công trong
hoạt động công đoàn.
Hai là, công đoàn phải giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng. Công
đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, viên chức và NLĐ,
ngược lại công nhân viên chức lao động là cơ sở xã hội của công đoàn. Sức
mạnh của công đoàn là mối liên hệ mật thiết với quần chúng để thu hút, tập
hợp, thống nhất ý chí hành động. Nếu rời xa quần chúng công đoàn sẽ không
có môi trường hoạt động.
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Vai
trò và sức mạnh của các đoàn thể chính là ở khả năng tập hợp quần chúng,
hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ
nghĩa cho quần chúng, khởi động tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo của quần chúng...”7. Vì vậy, cán bộ công đoàn cần nhận thức đầy đủ về vai
trò quyết định của quần chúng, tăng cường mối quan hệ với quần chúng, giành
được niềm tin của quần chúng, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ để hướng
hoạt động của công đoàn đáp ứng được yêu cầu càng mới, càng cao của nhiệm
vụ công đoàn trong thời kỳ mới. Cán bộ công đoàn cần hiểu quần chúng là chủ
thể sáng tạo nên lịch sử, sức sáng tạo của quần chúng là vô tận, từ đó đặt niềm
tin vào quần chúng. Mối liên hệ mật thiết với quần chúng của công đoàn phải
được cụ thể hóa bằng sự tiếp cận, đi lại thăm hỏi trong những dịp hiếu, hỉ, lễ,
tết, tổ chức các hoạt động quần chúng, chia sẻ lắng nghe ý kiến của quần chúng
đúng như lời dạy của Lênin: “Phải sống sâu vào đời sống công nhân, biết xác
định một cách chắc chắn, bất cứ vấn đề nào, trong lúc nào tâm trọng của quần

chúng, nhu cầu, nguyện vọng, những ý nghĩ thực sự của họ... Biết chiếm được

7

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 15.


18

lòng tin cậy vô bờ bến của quần chúng bằng một thái độ hữu ái đối với họ
bằng cách quan tâm thỏa đáng những nhu cầu của họ8.”
Ba là, đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng. Tính tự nguyện của quần
chúng trong hoạt động công đoàn thể hiện ở chỗ người đoàn viên tự nguyện
gia nhập tổ chức công đoàn, tham gia hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ được
giao trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm và lợi ích công việc của mình.
Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động công đoàn có
nghĩa là không nên gò ép đoàn viên tham gia hoạt động. Vấn đề này trở thành
nguyên tắc hoạt động của công đoàn vì công đoàn là tổ chức do viên chức và
NLĐ tự nguyện tham gia và hoạt động vì lợi ích của chính họ. Nếu phủ nhận
nguyên tắc này là phủ nhận vấn đề hết sức cơ bản thuộc về bản chất của tổ chức
công đoàn. Trong hoạt động công đoàn, tính tự nguyện của quần chúng là động
lực thực sự để khơi dậy lòng nhiệt tình tham gia hoạt động của đoàn viên. Để
phát huy được tính tự nguyện của quần chúng, người cán bộ công đoàn cần có
lòng tin thực sự ở mỗi NLĐ. Trước khi làm việc gì dù lớn hay nhỏ, cũng cần
phải có sự giải thích hay giáo dục, thuyết phục làm cho mỗi đoàn viên hiểu ý
nghĩa và trách nhiệm trong mỗi công việc mà họ có nghĩa vụ hoàn thành.
Trong hoạt động công đoàn hiện nay, nguyên tắc này càng được đề cao.
Bởi lẽ, xã hội càng phát triển thì trình độ nhận thức của NLĐ ngày càng được
nâng lên. Một khi họ đã nhận thức được vấn đề thì họ sẽ tự nguyện, tự giác
tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức. Muốn vậy, những hoạt động của

công đoàn phải có nội dung sát thực với những vấn đề mà quần chúng quan
tâm, hình thức thể hiện phong phú, đa dạng, lôi cuốn quần chúng tham gia.
Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc này người cán bộ công đoàn cần
nhận thức rõ việc đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng không có nghĩa
hoàn toàn chiều theo ý quần chúng. Ý muốn của quần chúng chỉ phù hợp khi
dựa trên quyền lợi của tập thể, cộng đồng, xã hội. Vì thế, bên cạnh việc đảm
bảo nguyên tắc này công đoàn cần gắn với việc nâng cao trình độ tư tưởng,
văn hóa, nghiệp vụ cho đoàn viên và NLĐ, đồng thời cần chống tư tưởng,
nóng vội, mệnh lệnh gò ép quần chúng trong hoạt động công đoàn.
8

Lenin (1987), Lenin toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ.


19

Bốn là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong hoạt động công đoàn, tập trung dân chủ là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Công đoàn Việt Nam đảm bảo sự thống nhất ý chí và
hành động chống lại sự “tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ chức”. Phủ
nhận nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động sẽ phủ nhận về mặt bản chất
cách mạng của tổ chức công đoàn. Tập trung dân chủ là xây dựng chế độ làm
chủ dựa trên sáng kiến của quần chúng, tạo mọi điều kiện thu hút quần chúng
tham gia hoạt động. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ thể hiện ở nội dung cơ bản sau:
- Cơ quan lãnh đạo của các cấp công đoàn đều do bầu cử lập ra.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là Đại hội công đoàn
cấp đó. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành do Đại hội
cấp đó bầu ra. Trường hợp đặc biệt công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban
chấp hành lâm thời nhiệm kỳ không quá 12 tháng. Ban chấp hành công đoàn

các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nghị quyết
thông qua đa số.
- Nghị quyết của công đoàn cấp trên phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
- Ban chấp hành công đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động
của mình với đại hội công đoàn cùng cấp và với công đoàn cấp trên, thông báo
kết quả hoạt động của công đoàn cấp dưới. CĐCS định kỳ thông báo công việc
với các công đoàn bộ phận, các tổ công đoàn trực thuộc9.
Như vậy, tập trung dân chủ trong hoạt động công đoàn là sự kết hợp đúng
đắn giữa người cán bộ với đoàn viên công đoàn, giữa chủ trương và hành động.
Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, đồng thời phát huy tính tích cực sáng
tạo của mỗi thành viên trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của mình
với mục tiêu xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

9

Hà Nội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở, Nxb. Lao động,


20

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam
Cơ cấu tổ chức là vấn đề cơ bản nhất trong công tác tổ chức. Cơ cấu tổ
chức phản ánh sự phân công lao động trong một tổ chức, hoặc là sự phân bổ
nhiệm vụ của bộ máy tổ chức cho các cơ sở tổ chức trực thuộc. Khi nhìn vào
cơ cấu bộ máy tổ chức đó có thể thấy được các nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức,
trên cơ sở đó mà phân biệt tổ chức này với tổ chức khác.
Cơ cấu tổ chức còn phản ánh mối quan hệ công tác giữa các bộ phận cấu

thành, thông qua nghiên cứu cơ sở của hệ thống tổ chức. Bảo đảm số nhân sự
cần thiết trong các đơn vị cấu thành. Cơ cấu tổ chức phải bảo đảm, tạo điều
kiện cho việc luân chuyển và xử lý thông tin giữa các đơn vị trực thuộc.
Theo quy định tại Điều 9, Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, Công đoàn Việt Nam thông qua ngày 30/7/2013 thì
tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp cơ bản như sau:
- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN).
- Cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương gồm:
+ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Công đoàn ngành Trung ương và tương đương.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm:
+ Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là Liên đoàn Lao động cấp huyện);
+ Công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
+ Công đoàn Tổng công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
đặc thù khác.
- Cấp cơ sở gồm:
+ CĐCS trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn
vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định
của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt nam;
+ Nghiệp đoàn.


×