Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI TẬP TIỂU LUẬN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.07 KB, 12 trang )

South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
LỚP QTKD K24A
Hình thức trình bày:
Font Unicode, cỡ chữ 13, cách
dòng 1,5.
Độ dài:
tối thiểu 10 trang 350 từ/trang)
Nộp bài :
bằng bản in và file Word
Hạn cuối:
08/10/2018.

ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Nhà máy bia South Dakota Microbrewery
Vào năm 1994, có hai cựu nhân viên của hãng
Anheuser-Busch là Sandy Bennett và Dave Goldstone tự
thành lập xưởng bia của riêng họ mang tên South Dakota
Microbrewery (SDM). Họ đã phát triển một kế hoạch kinh
doanh và được một ngân hàng địa phương cho vay để khởi
nghiệp. Khoản vay này cộng với số tiền họ có vừa đủ để
mua sắm các trang thiết bị sản xuất quy mô nhỏ. Để tiết
kiệm, họ mua hầu hết các thiết bị bằng thép không rỉ tại
một buổi đấu giá của trang trại sản xuất sữa, sau đó chỉnh
sửa các thiết bị này sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất
bia của họ. Các trang thiết bị khác được mua tại một cửa


hàng cung cấp men bia ở bang Wisconsin. Đến hết năm
1999, nhà máy South Dakota Microbrewery đã phát triển
vững mạnh và cho ra đời 3 nhãn hiệu bia đặc biệt. Xưởng
bia bắt đầu có lợi nhuận từ năm 1997.
Quy trình nấu bia
Quy trình nấu bia bao gồm 4 giai đoạn. Bước đầu của
các giai đoạn 1, 2 và 4 cần được thực hiện thủ công.
Nguyên liệu nấu bia bao gồm men bia, mạch nha, đường,
hoa bia và nước. Tất cả được trộn đều và “nấu” lên. Ở giai
đoạn này, SDM sử dụng một nồi nấu bia bằng đồng có
dung tích 350 lít và đun bằng khí ga tự nhiên trong khoảng
4-7 tiếng, tùy thuộc vào từng loại bia. Sản phẩm của giai
đoạn này là một hỗn hợp gọi là “hèm”.
Trong giai đoạn 2, thông qua một máy làm lạnh, hem
bia được hút vào một trong tám bể chứa đặc biệt của SDM.
Máy làm lạnh bao gồm hai ống bằng đồng, trong đó nước
ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

lạnh được đẩy từ một hướng vào ống phía ngoài còn hem
bia được bơm theo hướng ngược lại đi qua ống phía trong
vào bể chứa. Cách này làm lạnh hem bia nhanh chóng từ
nhiệt đố sôi xuống chỉ còn bằng nhiệt độ trong phòng. Làm
lạnh nhanh cũng hạn chế sự phát sinh nhiểm bẩn và nhiễm
khuẩn hem bia. Mỗi máy làm lạnh có thể xử lý 10 lít mỗi
phút, vì vậy mỗi mẻ mất khoảng một tiếng rưỡi cho giai
đoạn này.
Lên men là giai đoạn thứ ba trong quy trình nấu bia.

Men bia được thêm vào sau khi hem bia được làm lạnh kỹ
và chuyển vào bể chứa. Sau đó, bể chứa được khóa lại.
Men bia, mạch nha và đường kết hợp và hình thành hai sản
phẩm: rượu và khí các-bô-nic. Khí các-bô-níc thoát ra
thông qua khóa bể chứa vốn có nhiệm vụ ngăn không cho
không khí lọt vào. Quá trình lên men diễn ra từ 3 đến 14
ngày tùy thuộc vào loại bia. Trong quá trình lên men, người
ta lấy một vài mẫu thử từ bể ra. Một số dùng để nếm thử,
một số dùng để đánh giá tình trạng lên men nhờ một dụng
cụ gọi là tỷ trọng kế.
Sau khi quá trình lên men hoàn tất, một loại bia nhạt
ra đời. Trong bước thứ tư và cũng là bước cuối cùng, bia
nhạt trong bể lên men được bơm siphông qua ống lọc vào
chai và bơm CO2 để thành sản phẩm cuối cùng. Ống lọc có
tác dụng ngăn bã men chảy vào chai, giúp nước bia nhìn
trong hoàn toàn. Bã men có thể gây phát sinh vi khuẩn và
khiến nước bia trở nên mờ đục. Khí CO2 được bơm vào
chai cũng lúc với nước bia. Sau đó các chai bia được đóng
nắp, dán nhãn và cất giữ ở nơi thóang mát trong vài ngày. 3
đến 5 ngày sau khi đóng chai, bia đã sẵn sàng được đưa ra
thị trường và phân phối đến các điểm bán lẻ trong khu vực
ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

trung tâm phía bắc có nhận bán các sản phẩm nhãn hiệu
South Dakota Microbrewery.

Triển vọng của công ty

South Dakota Microbrewery sản xuất 3 loại bia khác
nhau: Buffalo Ale, Four Heads Stout và Bismarck Bock.
Buffalo Ale là loại bia màu vàng hổ phách trung tính hơi có
vị ngọt. Four Heads Stout tương tự các loại bia đen nặng và
có vị đắng của Ai-len. Cách thức sản xuất hai loại bia trên
khá phổ thông. Ngược lai, cách làm bia Bismarck Rock đòi
hỏi sự tỉ mỉ để đạt được hương vị dày, thơm, nồng đặc
trưng của bia đen kiểu Đức. Bufalo Ale được bán chủ yếu
tại các quán bar đặt hàng số lượng tương đối lớn. Four
Heads Stout và Bismarck Bock thường được các nhà hàng
khách sạn cao cấp mua với số lượng nhỏ hơn. Trong năm
tới, SDM hi vọng sẽ sản xuất và bán được 250 mẻ bia
Bufalo Ale, 120 mẻ Four Heads Stout và Bismarck Bock
mỗi loại. Khâu phân phối hàng cũng là một yếu tố quan
trọng trong việc duy trì lượng khách hàng ổn định và mở ra
thêm nhiều cơ hội bán hàng. Sau khi đã trả hết các chi phí
sản xuất và phân phối, tiền thuế, gốc và lãi khoản vay ngân
hàng cũng như các chi phí phát sinh khác, Sandy và Dave
chia đôi phần lợi nhuận còn lại.
Sandy và Dave đã có 15 năm kinh nghiệm trong ngành
công nghiệp bia rượu. Tuy nhiên, cả hai đều chưa từng làm
quản lý cho đến khi họ thành lập SDM. Do sự cạnh tranh
trong nước khá gay gắt, giá bia lên xuống thất thường. Gần
đây giá bia đang giảm trên hầu khắp thị trường. Tuy vậy,
ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

gần đây SDM đã tăng giá loại bia đen Đức lên 10% mà

không gặp phải phản ứng rõ rệt nào từ thị trường về việc
tăng giá. Sandy giải thích điều này là do nhu cầu ổn định và
riêng sản phẩm này không có cạnh tranh trong khu vực.
Tuy vậy, Sandy cũng quan ngại rằng việc giá thị trường
giảm khiến cho mục tiêu tăng lợi nhuận sản phẩm Buffalo
Ale lên 30% của cô và Sandy không thể thực hiện được.
Sandy lo ngại rằng nếu tiếp tục bán sản phẩm Buffalo Ale
với giá rẻ hơn thì lợi nhuận của SDM sẽ giảm hoặc thậm
chí không có lãi. Hiện tại, SDM đang bán mỗi chai Buffalo
Ale với giá 1,05 đôla (chai dung tích khoảng 540ml),
Brismack Bock giá 1,5 đôla/chai và Four Heads Stout giá
1,4 đôla/chai.
Sandy và Dave đã nói chuyện với kế toán của họ -Tom
Hawkins về tình hình giá Buffalo Ale trên thị trường bị
giảm sút. Sau một hồi thảo luận, Tom cho rằng phương
pháp phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên hệ số phân bổ
toàn công ty như hiện nay có lẽ không phải cách tốt nhất
bởi vì từng sản phẩm khác nhau có mức độ tiêu hao nguồn
lực khác nhau. Họ đã đồng ý rằng Tom sẽ nghiên cứu các
phương pháp phân bổ chi phí thay thế nhằm ra các quyết
định về quản lý như giá bán và tiếp thị. Chi tiết hơn, Tom
có đề cập rằng SDM có thể có lợi từ việc sử dụng một hệ
thống kiểm toán có khả năng trực tiếp tính ra tổng chi phí
trong sản xuất và phân phối từng nhãn hiệu bia.
Phân tích chi phí
Sau khi nói chuyện với Sandy và Dave cũng như phân
tích hoạt động của xưởng bia, Tom chia tổng chi phí ước
ĐTTG.FTU



South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

tính hàng năm thành 8 hoạt động khác nhau dựa trên sổ
sách năm ngoái và bảng dự tính chi phí tăng (Bảng 1).
Bảng 1 cũng cho thấy các yếu tố đẩy chi phí mà Tom đã
gắn cho từng loại hoạt động. Bảng 2 bao gồm ước tính của
Tom về tổng khối lượng của mỗi yếu tố đẩy chi phí trong
năm tài khóa tới (Panel A) và chia theo sản phẩm (Panel B).
Tom cũng lưu ý rằng hao mòn và chi phí kho bãi là chi phí
cố định, chi phí bảo quản và khử trùng nửa cố định nửa
biến động, còn các chi phí khác là chi phí biến đổi.
Tiếp đó, Tom sắp xếp các chi phí trực tiếp cho mỗi sản
phẩm dựa trên thành phần và các yêu cầu nấu bia (Bảng 3).
Tom vẫn không chắc liệu việc phân bố tổng chi phí dựa
trên giờ lao động chính có hợp lý hay không và anh muốn
so sánh cách làm này với hệ thống tính chi phí dựa trên
hoạt động (ABC) mà anh từng thấy được áp dụng ở các
công ty khác. Sau khi hoàn tất việc phân tích, Tom hi vọng
anh có thể giúp Sandy và Dave ra quyết định giá niêm yết
cho mỗi loại bia.
Yêu cầu:
1. Lập bảng ước tính chi phí hoàn chỉnh cho các sản
phẩm Buffalo Ale, Bismarck Bock, và Four Heads Stout
(xem Bảng 3) theo:
(a) hệ thống phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên
số giờ lao động trực tiếp.
(b) hệ thống phân bổ chi phí dựa trên hoạt động.

ĐTTG.FTU



South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

2. Những ưu điểm và nhược điểm của mỗi hệ thống đối
với công ty SDM là gì?
3. Giả sử công ty sản xuất ra 250 mẻ Buffalo Ale và 120
mẻ Bismarck Bock và Four Heads Stout mỗi loại đúng theo
kế hoạch và bán được sản phẩm ở các mức giá như nêu
trong bài thì hệ thống phân bổ chi phí ảnh hưởng thế nào
đến tổng lãi ròng năm tới của công ty?
4. South Dakota Microbrewery nên đặt giá bán cho mỗi
dòng sản phẩm của họ là bao nhiêu? Đưa ra ý kiến dựa trên
lập luận và phân tích.
5. Dựa trên các số liệu, anh/chị có đề xuất nào giúp
Sandy và Dave tăng lợi nhuận cho South Dakota
Microbrewery không? Đưa ra ý kiến dựa trên lập luận và
phân tích.

ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Bảng 1. Tổng chi phí cho năm tài khóa tới
Họat động

Chi phí ước Các yếu tố tạo ra chi
tính
phí
Bảo quản & khử

$30.000 Số ngày ủ men
trùng
Trộn & nấu
8.000 Số ngày ủ men
Làm lạnh & bơm
7.500 Số giờ lao động trực
siphông
tiếp
Hao mòn máy
5.500 Số giờ máy hoạt động
móc
Kiếm soát chất
10.500 Số lần kiểm định chất
lượng
lượng
Đóng chai & dán
21.000 Số chai
nhãn
Bảo quản
3.000 Số chai
Vận chuyển
31.250 Số lượng đặt hàng
Tổng
$116.750

Bảng 2.Các hoạt động dự tính cho năm tài khóa tới
Phần A: Chi phí ước tinh hàng năm
Các yếu tố phát sinh Tổng
chi phí
Số ngày ủ men*

2.910
Số giờ lao động trực tiếp
7.500
Số giờ máy hoạt động
82.700
ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Số lượng đặt hàng
Số lần kiểm định chất lượng
Số chai sản xuất #

3.740
4.850
229.92
0
*
Một ngày ủ men là khỏang thời gian 24 giờ ủ hem bia
trong bể chứa. SDM có 8 bế chứa. Vì vậy 8 bể nhân với
365 ngày một năm tương đương 2910 ngày ủ men (trừ đi
thời gian làm sạch bê, khoảng 1 giờ/bể/năm).
#
Một thùng có 24 chai.
Phần B: Các yêu cầu dự kiến cho mỗi mẻ bia – theo
từng nhãn hiệu
Các yếu tố phát Buffalo Bismarck Four Heads
sinh CF
Ale Bock

Stout
Số ngày ủ men
3
14
4
Số giờ lao động trực
18
12
13
tiếp
Số giờ máy hoạt
110
325
135
động
Số lượng đặt hàng
2
18
9
Số lần kiểm tra chất
5
22
8
lượng
Số chai mỗi mẻ
528
384
432

ĐTTG.FTU



South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Bảng 3: Phân tích giá thành mỗi mẻ của từng nhãn hiệu
Buffalo Ale (Sản lượng dự kiến = 22 thùng)
Nguyên liệu trực tiếp:
Mạch nha Coopers Amber
50 kg
@ $0,60
$30,00
Mạch nha Northumberland
50 kg
@
0,30
15,00
Đường mía
5 kg @
0,25
1,25
Hoa bia Geleany
1,75 kg @
1,00
1,75
Nước lọc
220 ltr @
0,03
6,60
Men bia
100 gm @

0,08
8,00
Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp
$62,60
Lao động trực tiếp
18 giờ @ $6,00
108,00
Tổng chi phí
Tổng chi phí trên mỗi mẻ bia
?
Giá thành mỗi chai

?

?

Bismarck Bock (Sản lượng dự kiến = 16 thùng)
Nguyên liệu trực tiếp:
ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Mạch nha đen John Bull
55 kg
@ $1,08
$59,25
Mạch nha nâu Newquay
20 kg
@

0,75
15,00
Hoa bia Perle
2,87 kg @
1,50
4,30
Nước lọc
160 ltr @ 0,03
4,80
Men bia
70 gm @ 0,08
5,60
Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp
$88,95
Lao động trực tiếp
12 giờ @ $6,00
72,00
Tổng chi phí

?

Tổng chi phí trên mỗi mẻ bia
?
Giá thành mỗi chai
?
Four Heads Stout (Sản lượng dự kiến = 18 thùng)
Nguyên liệu trực tiếp:
Mạch nha đen Ai-len
40 kg
@ $1,02

$40,80
Mạch nha đắng Strong Export 14 kg
@
33,66

2,40

ĐTTG.FTU


South Dakota Microbrewery* _QTKD.23-2016/2017

Hoa bia East Kent Goldings 1,32 kg @
2,80
3,69
Nước lọc
180 ltr @
0,03
5,40
Men bia
75 gm @
0,08
6,00
Tổng chi phí nguyên liệu trực tiếp
$89,55
Lao động trực tiếp
13 giờ @ $6,00
78,00
Tổng chi phí
Tổng chi phí trên mỗi mẻ bia

Giá thành mỗi chai

?
?
?

ĐTTG.FTU



×