Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.62 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II


TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2018


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ
1.1 Yếu tố toàn cầu
- Tốc độ tăng trưởng GDP: tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 được dự báo
dao động ở mức 3,1 – 3,9%, tăng nhẹ so với mức tăng trưởng của năm 2017.
- Lạm phát: Theo Oxford Economics, lạm phát toàn cầu năm 2018 dự báo ở mức
3,1%, lạm phát của Mỹ là 1,9%, còn Eurozone là 1,2%.
- Tỷ giá: Dự báo về tỷ giá nửa cuối năm 2018, USD nhiều khả năng sẽ giữ xu
hướng đi lên nhẹ trong nửa cuối năm 2018 khi nền kinh tế Mỹ phục hồi song với
tốc độ chậm khiến FED tiếp tục lộ trình bình thường hóa lãi suất.
- Môi trường chính trị xã hội và pháp luật: Những tranh chấp thương mại giữa
Mỹ và các nước đối tác gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy thương mại đối với
tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.
1.2 Yếu tố vĩ mô trong nước
- Tăng trưởng GDP: Số liệu công bố của TCTK cho thấy kinh tế Việt Nam Quý
3/2018 tăng trưởng ở mức 6,88% (yoy).
- Lạm phát: Lạm phát duy trì ở mức 3,98%. Tuy nhiên, mức lạm phát này cũng đã
cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2017.
- Việc làm: Tính chung cả Quý 3, có 311,3 nghìn việc làm mới được tạo thêm, tăng
tới 20% so với cùng kỳ.
- Lãi suất: Lãi suất liên ngân hàng chỉ giảm từ giữa tháng 09 và kết thúc Quý 3 ở
mức 2,89% với kỳ hạn qua đêm.
- Ngân sách: Số liệu cho thấy cán cân NSNN 9 tháng thâm hụt 38,3 nghìn tỷ đồng;


thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm có thể tới từ những vướng mắc trong việc
giải ngân đầu tư công.
- Cán cân thương mại: Kim ngạch xuất nhập khẩu Quý 3/2018 tuy không bằng
cùng kỳ năm ngoái vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực.
1.3 Phân tích chu kỳ kinh tế
Giai đoạn 2017 – 2018, mặc dù tăng trưởng GDP đã tiệm cận mức tăng trưởng của
thời kỳ 2006 – 2007 song một điểm đáng lưu ý là chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế
đã có những chuyển biến đáng ghi nhận.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH
2.1 Phân tích ngành dệt may
2.1.1 Tăng trưởng của ngành
Quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR
4,6%/năm từ 2016 đến 2021, đạt doanh thu ước tính 1.659,5 tỷ vào năm 2021. Tại Việt
Nam, ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước. Ngành dệt may
là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao, tuy nhiên, thu
nhập người lao động trong lĩnh vực dệt may chưa cao; thấp hơn mức trung bình của các
ngành kinh tế. Kể từ khi mở cửa hội nhập, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam luôn đạt tăng trưởng 2 con số, vượt qua tăng trưởng GDP.
2.1.2 Môi trường kinh doanh của ngành
2


Nhà nước và Chính phủ đã và đang có những chính sách để hỗ trợ cho ngành dệt may,
dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực được hỗ trợ ưu tiên phát triển của Việt Nam. Bên cạnh
đó, các hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn tới ngành dệt may Việt Nam. Theo
đó, đa số các hàng rào thuế quan đều đã được gỡ bỏ theo chiều hướng thuận lợi cho các
mặt hàng dệt may Việt Nam.
2.1.3 Mức độ cạnh tranh của ngành
Cạnh tranh trong ngành dệt may Việt Nam ở mức cao, cụ thể:
-


Các rào cản gia nhập ngành ở mức độ thấp: yêu cầu về vốn không cao, khả năng
tạo các khác biệt về sản phẩm là tương đối thấp.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường tương đối cao: số lượng doanh nghiệp trong
ngành cao, sự khác biệt trong khâu sản xuất chưa nhiều
Khả năng mặc cả của khách hàng khá cao do mỗi doanh nghiệp trong ngành chỉ
sản xuất cho một số các đối tác quen thuộc nên khả năng mặc cả của đối tác tương
đối lớn
Khả năng mặc cả của nhà cung cấp thấp do số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác
biệt không quá cao, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
Áp lực từ sản phẩm thay thế thấp do sản phẩm ngành dệt may là thiết yếu, không
có sản phẩm thay thế.

2.1.4 Triển vọng ngành dệt may Việt Nam theo phân tích SWOT
- Điểm mạnh: chi phí lao động dệt may tại Việt Nam thấp vì vậy Việt Nam là lựa
chọn đặt hàng của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
- Điểm yếu: tính kỷ luật lao động chưa cao và chất lượng lao động không cao
- Cơ hội: Trung Quốc với lộ trình thay thế công nghiệp sẽ giúp sản xuất hàng may
mặc chuyển dịch sang Việt Nam; xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn
hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- Thách thức: công nghệ 4.0 tạo ra nguy cơ thay thế nhân công bằng robot và tự
động hóa, thị trường nội địa bị xu hướng sính ngoại.
2.1.5 Rủi ro đầu tư ngành dệt may
- Rủi ro nguyên liệu: Nguyên vật liệu ngành dệt may Việt Nam được nhập khẩu chủ
yếu từ nước ngoài.
- Rủi ro ô nhiễm môi trường: phát triển công nghiệp dệt nhuộm sẽ gây tác động tiêu
cực đến môi trường.
- Rủi ro tỷ giá: Với tình hình tỷ giá USD/VND tăng trung bình 2%/năm, lợi nhuận
của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc càng thấp.
2.2 PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG

2.2.1 Tăng trưởng của ngành
Với đặc thù của một nền kinh tế mới phát triền và dựa nhiều vào vốn, ngành ngân
hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh. Xét trong Q2/2018 tốc độ
3


tăng trưởng lợi nhuận trung bình của 13 ngân hàng niêm yết tục duy trì ở mức cao, tăng
59,6% so với cùng kỳ.
2.2.2 Cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng trong bối cảnh hiện nay
a) Cơ hội: Kinh tế dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt, môi trưởng lạm phát và lãi suất ổn
định; Chủ trương nới room tín dụng hỗ trợ tăng trưởng giúp các ngân hàng có thêm dư địa
tăng trưởng; Quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng đã phần nào giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu và
cắt giảm đáng kể số ngân hàng yếu kém; Duy trì thanh khoản hệ thống ổn định.
b) Thách thức: Tỷ lệ credit/GDP hiện đã tiệm cận vùng đỉnh, việc phân bổ nguồn vốn tín
dụng vào các lĩnh vực không hiệu quả sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống; lạm phát
tiềm ẩn, giá dầu mỏ có rủi ro gia tăng, xung đột thương mại giữa các nước lớn, xu hướng
bảo hộ thương mại, chính sách tiền tệ thay đổi từ các nước…
2.2.3 Triển vọng đầu tư của ngành
a) Tăng trưởng tín dụng:
Tăng trưởng tín dụng tuy giảm nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các
ngân hàng do yếu tố này đã được giả định trước đó và nguồn lợi đến từ các yếu tố như:
thu nhập ngoài lãi, chi phí dự phòng giảm khi nhiều ngân hàng hoàn thành trích lập dự
phòng trái phiếu VAMC và nợ xấu tồn đọng.
c) Hiệu quả sinh lời
Hiệu quả sinh lời của toàn hệ thống được cải thiện rõ rệt trong 3 năm qua, đặc biệt là
2017. có hai nguyên nhân lớn dẫn đến chỉ tiêu này tăng mạnh:
-

Cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ với mức lãi suất rất cao: Trong khi tăng
trưởng toàn ngành ở mức ~18% thì tín dụng tiêu dùng tăng trưởng 50,2% năm

2016 và 65% năm 2017. Tuy nhiên cho vay tiêu dùng hàm chứa rất nhiều rủi ro.
- Cơ cấu tín dụng thay đổi: Trong năm qua, các khoản cho vay hướng vào các lĩnh
vực sản xuất nhiều hơn.
d) Tình hình xử lý nợ xấu
Nợ xấu đã được xử lý rất tích cực trong 3 năm qua, đánh giá là sẽ tiếp tục có diễn
biến tích cực trong thời gian trung hạn sắp tới. Đối với các ngân hàng đã xử lý xong
nợ xấu năm 2017, mức trích lập dự phòng năm 2018 chỉ ở mức 25-30%, giúp tăng
mạnh lợi nhuận sau thuế.
e) ROE/ ROA
Chỉ số ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) bình quân của 25 ngân hàng
trong năm 2017 là 12,66%. Đây là một mức khá tốt của ngành và cải thiện hơn nhiều
so với mức 9,98% của năm 2016. Chỉ số ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) bình
quân của 26 ngân hàng là 0,76%.

4


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY
3.1 Phân tích Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HSX: STK)
3.1.1 Sơ lược về công ty
CTCP Sợi Thế Kỷ được thành lập ngày 01/06/2000, chuyên sản xuất các loại sợi
polyester như sợi DTY1, FDY2 và sợi tái chế. STK sử dụng hạt chip để sản xuất ra các
loại sợi. Sản phẩm của STK hướng tới khách hàng tầm trung và cao cấp.
Thị phần xuất khẩu của STK so với tổng kim ngạch xuất khẩu sợi polyester filament
của Việt Nam là 28% (tính đến hết năm 2017), chỉ xếp sau Formosa Hưng Nghiệp chiếm
41% thị phần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của STK so với cùng kỳ về lượng xuất khẩu
đạt 34%, và 44% về giá trị đạt mức tăng trưởng cao nhất trong ngành.
3.1.2 Sự tăng trưởng
Trong quý 1/2018 kết quả doanh thu và lợi nhuận của STK đều đang thể hiện xu
hướng tăng tốt, trong đó doanh thu đạt 589 tỷ, tăng gần 32%YoY, LNST đạt 40 tỷ, tăng

60%YoY. Trong năm 2018, STK có khả năng hoàn thành được những mục tiêu tăng
trưởng về doanh thu (+18% yoy) và lợi nhuận sau thuế (+26% yoy) nhờ vào những yếu tố
sau:
-

Dự án Trảng Bàng 5 nâng công suất DTY lên thêm 3.300 tấn/năm (khoảng 5%
công suất hiện tại của STK). Dự án Trảng Bàng 5 được khởi công vào 08/03/2018
với dây chuyền tái chế phế phẩm công suất 1.500 tấn/năm và đầu tư thêm máy móc
để tăng công suất DTY thêm 3.300 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 129 tỷ đồng
dự kiến đi vào hoạt động vào 09/2018.
- Giá bán sợi đã tăng khoảng 19% trong 5 tháng đầu năm 2018, dự báo trong cuối
năm không có biến động nhiều.
3.1.3 Các chỉ số tài chính
a) Cấu trúc tài chính: Cơ cấu tài sản của STK: tính đến cuối quý 2/2018, tổng tài sản
của STK là 2.104 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2017. Cơ cấu nguồn vốn của
STK được tài trợ chủ yếu bằng nợ vay, song nợ vay đã có xu hướng giảm xuống,
chủ yếu là giảm nợ dài hạn.
b) Khả năng sinh lời: EBIT và tỷ suất EBIT/DTT kết thúc quý 1/2018 đạt 54 tỷ đồng
và 9,2% (tăng 1,8% so với cuối 2017) cho thấy việc quản lý hiệu quả về chi phí hoạt
động của STK.
c) Hiệu quả hoạt động: Thay đổi vốn lưu động ròng của STK trong 3 năm từ 2015 –
2017 diễn biến khá tích cực khi STK ngày càng chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp
trong khi phải thu khách hàng và tồn kho không biến động nhiều.
d) Dòng tiền: Tính tới hết quý 2/2018, CFO đạt 203 tỷ, CFI là -22,2 tỷ đồng
trong đó chi chủ yếu cho mua sắm và xây dựng tài sản cố định, CFF là -36,6
tỷ đồng, chi chủ yếu để trả nợ gốc vay. CFO đủ đáp ứng CFI và CFF, giúp
STK có lưu chuyển tiền thuần là dương 144 tỷ đồng.
3.1.4 Rủi ro giảm giá chứng khoán: Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu đầu vào;
Rủi ro tỷ giá; Rủi ro nhu cầu sụt giảm; Rủi ro bị kiện phá giá
3.1.5 Phân tích ban quản trị

5


Về mặt chuyên môn và sự cống hiến, các lãnh đạo của công ty đã gắn bó từ
khi mới thành lập, vượt qua các khó khăn thử thách đưa công ty đến thành công như
ngày nay. Tuy nhiên việc ba cổ đông chính là người cùng gia đình, Chủ tịch hội đồng
quản trị kiêm nhiệm luôn chức tổng giám đốc có thể dẫn đến vấn đề lạm quyền cũng
như thông tin bất cân xứng giữa cổ đông chính và cổ đông nhỏ lẻ.
3.1.6 Thế mạnh kinh tế của STK
Trong dài hạn, triển vọng tăng trưởng của STK đến từ các yếu tố: Sợi tổng hợp
polyester filament (sợi dài) cao cấp thay thế sợi tự nhiên trở thành loại sợi được sử dụng
phổ biến nhất; Cơ cấu doanh thu chuyển dần sang sản phẩm có giá trị cao; STK là một
trong những doanh nghiệp có công suất lớn nhất Việt Nam; STK đã đạt được các chứng
nhận quốc tế như GRS (cấp bởi Global Recycled Standard), REACH (do European
chemicals agency cấp) có thể xuất khẩu sợi sang các thị trường có yêu cầu khắt khe.
3.2 Phân tích Ngân hàng TMCP Kỹ thương (HSX: TCB)
3.2.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Ngân hàng TMCP Kỹ thương (TCB) được thành lập năm 1993 với mức vốn điều lệ
ban đầu 20 tỷ VNĐ. Hiện tại, trong nhóm các ngân hàng TMCP, TCB là ngân hàng đứng
thứ 4 về tổng tài sản nhưng đứng thứ 1 về lợi nhuận với mạng lưới hoạt động gồm 315 chi
nhánh và phòng giao dịch cùng 1.117 ATM phủ khắp toàn quốc. Trong khi các ngân hàng
khác trong hệ thống hướng đến độ phủ rộng của sản phẩm tới nhóm khách hàng ở phân
khúc trung cấp thì TCB tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp với thu nhập hàng
năm trên 1 tỷ đồng trên thị trường.
3.2.2 Thế mạnh của TCB: TCB thu hút đến 35% lượng khách hàng cao cấp ở Việt Nam
nhờ vào sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, lượng khách hàng này là nguồn huy động
vốn chủ yếu của TCB; TCB hiện đang là ngân hàng đứng thứ 2 trong hệ thống về cho vay
bất động sản với 40% tổng dư nợ cho vay của TCB thuộc về cho vay bất động sản; TCB
chiếm thị phần số 1 về môi giới trái phiếu doanh nghiệp; TCB đứng đầu về thị phần
doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancasurance tại Việt Nam với 25% thị phần tại

31/3/2018.
3.2.3 Tăng trưởng của TCB và các chỉ số tài chính
CIR (Tỉ lệ Chi phí/ Thu nhập) giảm dần từ 57,2% năm 2012 xuống còn 35,8% năm
2017. TCB cũng gia tăng tỉ lệ các khoản thu ngoài lãi từ 11% năm 2012 lên 33% năm
2017 trong khi tỉ lệ này của bình quân ngành là 22%. ROE của TCB cũng cải thiện từ
5,9% lên 27,7% trong giai đoạn 2012 – 2017. Trong 6 tháng đầu năm nay, thu nhập lãi
thuần của ngân hàng đạt hơn 5.018 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập từ
hoạt động đạt 8.491 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Chi phí tín dụng 6 tháng đầu năm
2018 của Teckcombank đạt tỷ lệ 0,6%. Lợi nhuận sau thuế là 4.150 tỷ đồng, đây là các
mức cao kỷ lục của ngân hàng này từ trước tới nay.
3.2.4 Triển vọng đầu tư đối với TCB
6


Hiện nay, TCB đang theo đuổi chiến lược đặt khách hàng làm trọng tâm dựa trên
sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm và quy trình phù hợp với
các phân khúc khách hàng khác nhau. Kết quả mà mô hình hệ sinh thái mang lại cho TCB
là vô cùng to lớn với việc tăng cho vay bất động sản, tận dụng cơ sở dữ liệu, môi giới và
tư vấn phát hành trái phiếu… với hệ sinh thái của TCB với Vingroup, Masan, Vietnam
Airline.
3.2.5 Rủi ro chính của TCB: Lãi suất huy động của TCB thấp hơn một số ngân hàng
thương mại; khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn thì thị trường bất động sản có thể tăng
trưởng chậm lại, tăng trưởng tín dụng không ổn định, biến động theo tăng trưởng bất động
sản.
PHỤ LỤC
Định giá cổ phiếu STK: Với phương pháp P/E ta có: P/E bình quân ngành sợi, vải:
11.06, EPS cơ bản của STK = 2.22, giá hợp lý của STK định giá theo phương pháp P/E =
11.06 x 2.22 = 24.550đ/cp. Tại ngày 01/10/2018 giá cổ phiếu STK là 18.000đ/cổ phiếu
thấp hơn giá hợp lý được xác định theo phương pháp FCFF là 20.465đ/cổ phiếu.


Định giá cổ phiếu TCB: theo phương pháp P/E ta có P/E bình quân ngành là 12,5, EPS
pha loãng là 2.24 ta được giá mục tiêu là 28.000đ/cp; Theo phương pháp RIM: với tỷ
suất sinh lời yêu cầu 12,6% và tốc độ tăng trưởng đều là g = 3%, sử dụng phương pháp
RIM ta được giá hợp lý tại năm 2018 là 28.753đ/cp.
2019
8601
2097

LNST sau trích quỹ khen thưởng phúc lợi
LN thặng dư
Giá trị kết thúc
Chi phí CSH
Tốc độ tăng trưởng
Giá trị CSH tại 2018
Số CP lưu hành

12.60%
3%
102553
3,5 tỷ

7

2020
10469
2879

2021
12523
3611


2022
15030
4536
48474


Giá CP

28.753đ/cp

Lợi suất và rủi ro của danh mục
Danh mục đầu tư gồm hai cổ phiếu STK với tỉ trọng 36,81% và TCB với tỉ trọng
63,19%.
Dữ liệu giá quá khứ được lấy là giá đóng cửa đã điều chỉnh trong 90 phiên giao dịch gần
nhất. Lợi suất ngày bình quân của cổ phiếu STK là 0,16%; lợi suất ngày bình quân của cổ
phiếu TCB là -0,23%. Lợi suất trong thời gian nắm giữ của hai cổ phiếu:
-

Cổ phiếu STK được mua với giá 16.400đ/cp và bán với giá 18.200đ/cp.

HPR = 10,98%
-

Cổ phiếu TCB được mua với giá 28.150đ/cp và bán với giá 28.900đ/cp.

HPR = 2.66%
Lợi suất ngày bình quân của danh mục:
R = 0,16% x 36,81% + (-0,23%) x 63,19% = -0,09%
Lợi suất của danh mục trong thời gian nắm giữ:

Từ kết quả tính toán, ta được độ lệch chuẩn của STK và TCB lần lượt là:

Hiệp phương sai của lợi suất của STK và TCB theo kết quả tính toán là: Cov12 = 1,7
Kết quả Cov12 > 0 cho thấy lợi suất của hai cổ phiếu STK và TCB có mối quan hệ
cùng chiều nhau.
Hệ số tương quan giữa lợi suất của hai cổ phiếu:
Hệ số này thể hiện sự tương quan cùng chiều tương đối giữa hai cổ phiếu.
Rủi ro của danh mục đầu tư được đo bằng độ lệch chuẩn của danh mục như sau:

8


THÔNG TIN TÀI KHOẢN

THÔNG TIN GIAO DỊCH

9


10



×