Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Lý do chọn chủ đề................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu................................................................4
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan về bạo lực và công tác xã hội......4
1.1.1. Khái niệm Bạo lực.......................................................................................4
1.1.2. Khái niệm Gia đình.....................................................................................4
1.1.3. Khái niệm Bạo lực gia đình.........................................................................4
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội...........................................................................4
1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình...............5
1.1.6. Khái niệm truyền thông...............................................................................5
1.1.7. Khái niệm truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình.....................5
1.2. Khái quát chung về bạo lực gia đình..........................................................5
1.2.1. Đặc điểm của gia đình có bạo lực...............................................................6
1.2.2. Đặc điểm của người bị bạo lực gia đình......................................................6
1.2.3. Đặc điểm của người gây ra bạo lực gia đình...............................................7
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình.......................................................8
1.2.5. Hậu quả của bạo lực gia đình trong đời sống gia đình..............................10
1.3. Một số phương pháp của công tác xã hội thường sử dụng trong lĩnh vực
phòng chống bạo lực gia đình...........................................................................10
1.3.1.Phương pháp công tác xã hội nhóm...........................................................10
1.3.2. Phương pháp Phát triển cộng đồng............................................................11
1.3.3. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân......................................................11


1.4. Các hoạt dộng công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình......11
II. Hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng....................................................................13
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải


Phòng..................................................................................................................13
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng..................................................................................................................14
2.3. Một số hoạt động truyền thông đang được thực hiện tại huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng..............................................................................15
2.3.1. Mô hình truyền thông theo chủ đề của từng chiến dịch truyền thông......16
2.3.2. Mô hình lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình.............17
2.3.3. Mô hình kết hợp truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với hoạt
động thường xuyên..............................................................................................17
2.3.4. Mô hình Tổ cộng tác viên..........................................................................18
2.3.5. Mô hình Tổ hoà giải..................................................................................18
2.3.6. Mô hình tổ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình.....................................19
2.3.7. Mô hình giáo dục phòng, chống bạo lực gia.............................................20
III. Đề xuất giải pháp........................................................................................21
1. Đối với cấp huyện..........................................................................................21
2. Đối với nạn nhân bạo lực gia đình...............................................................22
KÊT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn chủ đề
Ngày nay, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã
hội cũng rất được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày càng
được quan tâm. Đối tượng là phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, đề cử vào các vị
trí quan trọng trong xã hội. Song có một nghịch lý là, bất chấp sự nỗ lực của
cộng đồng xã hội, nạn bạo lực gia đình vẫn diễn ra và có xu hướng gia tăng, bất
kể đó là ở thành thị hay nông thôn, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, mức sống
và trình độ văn hóa. Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho
nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ

nữ, trẻ em. Nguyên nhân của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ
phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia
đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bạo hành vẫn còn đơn độc.
Ngày 14/5/2014, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo với nhan đề “ Tiếng
nói và năng lực” cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân
của bạo lực gia đình và phần lớn trong số họ hầu như không có khả năng bảo vệ
chính bản thân mình. Báo cáo cũng cho biết tình hình bạo lực gia đình nghiêm
trọng nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và Châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng
là nạn nhân bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực cùng với những thua thiệt mang
tính hệ thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản
trở sự tiến bộ và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương cho thấy: từ năm 2012 đến năm
2016 cả nước đã xảy ra 127.258 vụ bạo lực gia đình, trong đó, nam giới chiếm
gần 83,70% đối tượng gây bạo lực.
Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2010 cứ ba
phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người chiếm 34% cho
biết họ đã từng bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng
có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%.
1


Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng là thể
xác, tình dục và tinh thần thì có 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn
nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả
năng họ bị người khác lạm dụng. Tại một số vùng cứ 10 người phụ nữ thì có 4
người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ở vùng Đông
Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc
tình dục.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục về hành vi bạo
lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế,
chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác
này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có
hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm.
Trong tất cả các nguyên nhân trên, việc khắc phục nhưng hạn chế của công
tác truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy lùi nạn bạo
lực gia đình. Truyền thông về bạo lực gia đình không khô cứng và cứng nhắc
như nội hàm vốn có của nó, mà đôi khi chỉ là những tờ rơi, những cuốn sổ tay,
những bài viết về cách phòng, chống bạo lực gia đình, về quyền của người phụ
nữ, đó là những ngày hội tổ chức tuyên truyền ở làng, bản, thôn, xóm, đó là
những buổi triển lãm, giao lưu văn nghệ...Thông qua những hoạt động đó, không
những người phụ nữ biết được quyền lợi của mình - đấu tranh cho hạnh phúc
của mình mà còn kết nối cộng đồng, mọi người cùng chung tay xóa bỏ nạn bạo
lực gia đình. Những hoạt động truyền thông còn ý nghĩa hơn nếu được nhân
rộng tới nhiều phụ nữ ở làng quê, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Gia đình có vai
trò là nền tảng của xã hội; mọi vấn đề của quản lí Nhà nước đều xuất phát và
liên quan đến gia đình. Vì vậy, trên cơ sở đề nghị của Trung ương Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý lấy năm 2013 là Năm Gia đình
Việt Nam, làm chủ đề chỉ đạo tổ chức các hoạt động xây dựng gia đình. Trên
khắp cả nước, nhiều phong trào đã từng bước được đẩy mạnh như: phòng, chống
2


bạo lực gia đình; phòng, chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; phát
triển dịch vụ cộng đồng; xã hội hoá công tác gia đình; nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ làm công tác gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời phối
hợp tuyên tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, đưa kiến thức gia đình
vào trường học...
Truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần là đem

đến sự hiểu biết về quyền lợi, pháp luật cho phụ nữ mà quan trọng hơn truyền
thông kêu gọi toàn thể xã hội nêu cao tinh thần, cùng chung tay đẩy lùi nạn bạo
lực. Chính vì thế mà em đã chọn chủ đề: “Hoạt động truyền thông trong phòng
chống bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” làm chủ đề
cho môn học công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình.

3


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan về bạo lực và công tác xã hội
1.1.1. Khái niệm Bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với
bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người
mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm
lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
1.1.2. Khái niệm Gia đình
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Gia đình là tập hợp những người
gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng,
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật
hôn nhân và gia đình.
1.1.3. Khái niệm Bạo lực gia đình
Theo Luật phòng, chống Bạo lực gia đình 2007: Bạo lực gia đình là các
hành vi cố ý gây bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và
ngược đãi về thân thể hay tinh thần giữa các thành viên.
Bạo lực gia đình là bất kỳ hình thức lạm dụng, bạo lực hay cưỡng bức bởi
người yêu vợ/chồng nhằm thiết lập, duy trì quyền lực và kiểm soát đối với người
khác. Nó xuất hiện khi có bất kì bình đẳng về quyền lực hoặc có sự đặc quyền,
có khả năng gây hại đến thể chất và cảm xúc của người đó.

1.1.4. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một nghề,một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình, và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. ( Theo TS. Bùi
Thị Xuân Mai – giáo trình Nhập môn công tác xã hội).

4


1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình
CTXH trong phòng, chống bạo lực gia đình là hoạt động chuyên nghiệp
của công tác xã hội trong đó nhân viên công tác xã hội sử dụng kiến thức, kỹ
năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân và gia đình có bạo
lực nâng cao năng lực vượt qua khó khăn, tự giải quyết được vấn đề của gia đình
đồng thời thúc đẩy hệ thống chính sách, mô hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
nạn nhân bạo lực gia đình.
1.1.6. Khái niệm truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,…
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù
hợp với nhu cầu cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. (Truyền thông -lý
thuyết và kỹ năng cơ bản do PGS.TS Nguyễn Văn Dũng chủ biên)
1.1.7. Khái niệm truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình
Theo GS. Đặng Cảnh Khanh: “Truyền thông trong phòng, chống bạo lực
gia đình là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm
và kỹ năng giữa người truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi thái độ và chuyển đổi hành vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền
thông đặt ra. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng truyền thông về phòng,

chống bạo lực gia đình, chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu,
phân tích, trao đổi để tìm được các biện pháp có hiệu quả nhất”.
1.2. Khái quát chung về bạo lực gia đình
Để giải quyết những vấn đề cho những nạn nhân bị bạo lực gia đình có rất
nhiều các các hoạt động trợ giúp cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình trong đó
có hoạt động tham vấn. Tại Mỹ, Canada, Singapore, Philippin...Khi phụ nữ bị
bạo lực gia đình sẽ nhận được sự hỗ trợ của nhà tham vấn, nhân viên công tác xã
hội. Khi phụ nữ bị bạo lực gia đình đến hoặc được giới thiệu đến trung tâm
tham vấ, trung tâm công tác xã hội hoặc nơi làm việc của nhà tham vấn, nhân
viên công tác xã hội tiếp nhận, đánh giá, xác định vấn đề, xây dựng kế hoạch
5


giải quyết vấn đề. Nhà tham vấn, nhân viên xã hội sẽ là người đồng hành cùng
với phụ nữ bị bạo lực gia đình trong suốt quá trình trợ giúp. Dựa trên những kiến
thức và hiểu biết tâm lý, tâm lý xã hội nhà tham vấn, nhân viên công tác xã hội
tìm cách hỗ trợ về tâm lý xã hội và trị liệu với từng cá nhân. Thông thường hình
thức tham vấn và trị liệu đối với các nạn nhân là tham vấn trực tiếp trong các
trung tâm, phòng tham vấn với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Những nhân viên xã
hội, nhà tham vấn là những người trực tiếp tham vấn cho họ cần sử dụng các lý
thuyết của tâm lý học, xã hội học.
1.2.1. Đặc điểm của gia đình có bạo lực
Những gia đình có bạo lực thường cách biệt với xã hội, hoặc họ tự cô lập
để tránh điều tiếng cho gia đình vì thế bạo lực gia đình tiếp tục diễn ra.Gia đình
có tình trạng bạo lực là gia đình trong đó có một hoặc nhiều thành viên có hành
vi bạo lực với một hoặc nhiều thành viên khác, có thể là cha mẹ/con cái đánh
đập, xúc phạm, kiểm soát tài chính với con cái/cha mẹ, hoặc chồng/vợ đối với
bạo hành thể xác, tinh thần, tình cảm và cả tình dục với vợ/chồng.
1.2.2. Đặc điểm của người bị bạo lực gia đình
Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra ở Việt Nam nổi lên như một

vấn đề xã hội bức xúc. Nghiên cứu năm 2010 của tác giả Bùi Thị Xuân Mai trên
188 phụ nữ tại nông thôn cho thấy có tới gần 50% phụ nữ được hỏi họ đã từng
trải nghiệm bị bạo lực tinh thần: mắng, nhiếc, xỉ vả…
Nạn nhân của bạo lực gia đình thường là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia
đình dẫn đến nhiều hậu quả: về thể xác, tinh thần, kinh tế. Tổn thương về thể xác
của nạn nhân: gãy xương, tàn phế, bầm dập, rách da, suy giảm chức năng vận
động… thậm chí nạn nhân có thể bị tử vong. Về tâm lý và hành vi của nạn nhân:
hoảng loạn, lo sợ cho sự an toàn của bản thân, con cái hoặc các thành viên khác
trong gia đình vì người gây bạo lực đe dọa, khống chế nếu họ nói ra câu chuyện
sẽ bị bạo lực nặng hơn; buồn chán, trầm cảm; cam chịu, tự đổ lỗi cho bản thân
và số phận; tâm thần, lạm dụng các chất kích thích, lệch lạc về hành vi. Về kinh
tế: tốn kém tiền của do chi phí đề khám và điều trị bệnh tật, phải nghỉ việc nên
6


không có nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, nhà nước cần phải
chi phí nhiều cho công tác tuyên truyền đẩy mạnh bình đẳng giới, phòng chống
bạo lực gia đình.Về mặt xã hội: làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến
cộng đồng, trật tự trị an.
1.2.3. Đặc điểm của người gây ra bạo lực gia đình.
Người gây bạo lực thường có một số điểm giống nhau về cách suy nghĩ,
thái độ và hành vi ứng xử với người bị bạo lực.
Thay vì nhận trách nhiệm với hành vi bạo lực do mình gây ra, người gây
bạo lực lại cố gắng biện minh cho cách xử sự của mình bằng lời bào chữa, hay
có xu hướng đổ lỗi cho người bị bạo lực. Nhiều khi người gây ra bạo lực sẽ có
xu hướng kể tội người bị bạo lực với rất nhiều lỗi lầm nhằm đánh lạc hướng của
người nghe và đổ lỗi cho người bị bạo lực.
Người gây bạo lực luôn tìm lý do để làm giảm nhẹ mức độ bạo lực. Ngôn
từ họ thường sử dụng như là: do chúng tôi mâu thuẫn, chúng tôi cãi nhau, tôi
không cố ý, có gì đâu vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường,…

Người gây bạo lực thường cố ý dùng sự bực bội, tức giận của mình để kiểm
soát tình hình và kiểm soát người khác. Bực bội là công cụ mà người gây bạo
lực thường cho là rất hữu hiệu và hay sử dụng để lấn án người bị bạo lực và
những người xung quanh.
Người gây bạo lực dùng quyền lực bằng nhiều thủ đoạn để đè bẹp sự
kháng cự của nạn nhân như quát tháo, dùng sức mạnh thể chất để lấn át,… gia
trưởng tự cho mình là quan trọng nhất. Họ tin rằng mình có quyền quyết định
mọi thứ trong gia đình, bạo lực và kiểm soát sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong
quản lý gia đình.
Người gây bạo lực thường rất thích chiếm hữu. Họ cho rằng họ muốn cái gì
là phải có cái đấy, họ có thể là gì tùy thích với những gì thuộc quyền sở hữu của
họ.
Đôi khi người gây bạo lực gia đình giả bộ như bất lực hay khổ não để dụ
người khác giúp đỡ mình. Trong trường hợp này, kẻ gây bạo lực gia đình nghĩ
7


rằng nếu không có được điều mong muốn thì chính họ là nạn nhân, và có hành
vi bạo lực để trả đũa với người nào đó.
Những trải nghiệm thời thơ ấu của người gây ra bạo lực gia đình và ảnh
hưởng tới bạo lực gia đình: Một phần lớn trong số họ từng chứng kiến bạo lực
gia đình khi còn bé. Theo nghiên cứu, 45% số trẻ em trai từng chứng kiến bạo
lực gia đình sau này có khả năng trở thành kẻ gây ra bạo lực. Việc chứng kiến
bạo lực nhiều có thể đã hình thành quan niệm bạo lực là chuyện được phép trong
gia đình. Và họ có hình mẫu là người cha, người ông sử dụng bạo lực để kiểm
soát các thành viên khác trong gia đình để học theo.
Nguy cơ của bạo lực gia đình thừ vị thế của người gây bạo lực gia đình:
Một số người ra gây bạo lực là những người có vị trí nhất định trong cộng
đồng/xã hội. Họ có thể được cộng đồng/xã hội đánh giá cao về năng lực chuyên
môn, vai trò trong cơ quan/cộng đồng/xã hội Họ có thể đồng nhất vị thế xã hội,

năng lực chuyên môn chính trị là giá trị của mình. Họ cho rằng cộng đồng/ xã
hội đã tôn trọng, tôn vinh họ như thế thì mọi người trong gia đình phải có nghĩa
vụ và tuân thủ những quy định do họ đề ra.
Người gây bạo lực thường từ chối sự giúp đỡ như tham vấn, hòa giải vì họ
nghĩ rằng mình đủ sức giải quyết.
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên
nhân chính là: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Bạo lực gia đình là do rượu và
ma túy: khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy,.. nam giới thường
có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như
nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt
vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc.
Bạo lực thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn:
những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng
thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong
gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình
8


để gây ra bạo lực với vợ.
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm
màu sắc định kiế giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn
hóa, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng
trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ
nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình “một điều nhịn là chín điều lành”… Những
quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia
đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là tiếng nói trong gia
đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một
vài cái cũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp khiêm khắc trong
giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ

tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.
Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận,
đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng
thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho
người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười.
Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường,
chuyện riêng củ mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rang”, sự can thiệp, lên án
của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhât thời,
mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình trong gia đình đồi
với phụ nữ xong nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia
đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ
gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mẫu thuẫn gia đình,
ngoại tình…được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy
cơ của bạo lực gia đình. Diều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và
nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải
thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta
cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
9


1.2.5. Hậu quả của bạo lực gia đình trong đời sống gia đình
Hậu quả đối với nạn nhân về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại,
tương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tự vong.
Về sức khỏe tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo
lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề,
căng thẳng và tuyệt vọng.
Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng,
sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.
Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình: Phá hỏng mối quan hệ vợ

chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình.
Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình
Hậu quả đối với gia đình: Li thân, li hôn. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực
gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.
Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Hậu quả đối với xã hội: Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo
lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể
chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo. Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp
nhận và dung túng cho bạo lực gia đình. Hạn chế hiệu quả công tác phòng chống
HIV/AIDS và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
1.3. Một số phương pháp của công tác xã hội thường sử dụng trong lĩnh vực
phòng chống bạo lực gia đình.
Ngoài sử dụng các phương pháp như: tham vấn, quản lí trường hợp, truyền
thông và tuyên truyền,… thì còn áp dụng một số phương pháp công tác xã hội
sau:
1.3.1.Phương pháp công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên
trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau,
chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt
10


động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải
quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn.
Trong hoạt động công tác xã hội, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt
thường kỳ dưới sự điều phối của trưởng nhóm và đặc biết là sự trợ giúp, điều
phối của nhân viên công tác xã hội.
Trong công tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội lấy tiến trình sinh hoạt làm
công cụ để giúp đõ đối tượng là nhóm bạo lực. Công cụ giúp đỡ là các hoạt động

nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong nhóm. Nhân viên xã hội
cần xác định rõ vấn đề để giải quyết tâm lý cho nhóm bạo lực và từ đó đưa ra
các cách can thiệp cho nhóm.
1.3.2. Phương pháp Phát triển cộng đồng
Nhận diện, xác định những nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của gia đình
bạo lực. Sau đó phân tích những nhu cầu và vấn đề của họ. Xác định những tiềm
năng hoặc nguồn hỗ trợ từ bên trong và ngoài cộng đồng để có thể giải quyết
vấn đề cho gia đình bạo lực. Tiến hành những hoạt động phát triển theo kế hoạch
để trợ giúp.
1.3.3. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân giúp cá nhân và gia đình hoạt động có hiệu quả
hơn trong các mối quan hệ tâm lý xã hội. Ở đây mọi nhu cầu cơ bản của thân
chủ đều phải được chấp nhận cho dù họ là ai. Nhân viên xã hội phải tôn trọng
giá trị của thân chủ và không thể mong đợi đối tượng đối xử với chúng ta theo
cách ta mong muốn. Khi giúp đỡ những gia đìn có bạo lực nhân viên xã hội cần
thu thập thông tin, xác định yếu tố chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực gia đình để
từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp.
1.4. Các hoạt dộng công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình.
Với quan điểm “Công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết
các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm
thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống
xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác
11


với các môi trường của mình. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những
nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội”. Đối với nạn nhân của bạo lực gia
đình, đặc biệt là phụ nữ, nhân viên công tác xã hội có thể cung cấp một số dịch
vụ xã hội để hỗ trợ nạn nhân như: Lập kế hoạch trợ giúp, điều phối các dịch vụ
hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của họ, đảm bảo giải

quyết tất cả những vấn đề khó khăn mà thân chủ đang gặp phải. Đánh giá mức
độ tổn thương tâm lý, xác định phương pháp tham vấn và trị liệu, cung cấp dịch
vụ trị liệu tâm lý để phục hồi sang chấn cho nạn nhân. Những trường hợp có vấn
đề về tâm lý quá lớn, nhân viên xã hội không đủ khả năng giải quyết thì sẽ được
kết nối, chuyển giao đến các cơ quan và tổ chức có khả năng, đủ thẩm quyền.
Cán bộ xã hội can thiệp để đảm bảo từng thành viên của gia đình và toàn
thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn và hòa thuận; giải quyết các
bất hòa và xử lý các vấn đề. Cán bộ xã hội làm việc trong những trung tâm, nhà
tạm lánh hộ trợ các phụ nữ bị bạo hành. Các cán bộ xã hội cũng có thể hỗ trợ
những gia đình nghèo và thu nhập thấp tiếp cận các dịch vụ, thực hiện các quyền
về phúc lợi. Hiện nay, csc trung tam công tác xã hội đã thực hiện các hoạt động
hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như: cung cấp các dịch vụ khẩn cấp, tham vấn,
trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp
với các cơ quản, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng, tìm kiếm,
sắp xếp các hình thức chăm sóc. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng kế hoạch
can thiệp và trợ giúp đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo
lực, ngược đãi, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Nhân viên có các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình,
đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hiện
tượng này. Đối với lĩnh vực công tác xã hội, trước hết cần đổi mới chức năng,
nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội, chuyển từ chăm sóc tập trung sang cung
cấp dịch vụ công tác xã hội; thực hiện chăm sóc khẩn cấp tại các cơ sở bảo trợ
xã hội, phát triển dịch vụ chăm sóc bán trú, xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế, mô
12


hình trợ giúp đối tượng học nghề, tìm việc làm, tổ chức cung cấp dịch vụ công
tác xã hội, xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa cơ sở bảo trợ xã hội và thể
thống các cơ sở cũng cấp dịch vụ khác.

II. Hoạt động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.
Kiến Thụy là một huyện của thành phố Hải Phòng. Kiến Thụy là một huyện
ven đô nằm về phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố
Hải Phòng 22 km. Huyện có diện tích tự nhiên 166,83 km², với dân số khoảng
17,3 vạn người, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 17 xã: Đông Phương,
Đại Đồng, Hữu Bằng, Thuận Thiên, Du Lễ, Ngũ Phúc, Kiến Quốc, Thuỵ Hương,
Thanh Sơn, Đại Hà, Ngũ Đoan, Tân Trào, Đoàn Xá, Đại Hợp, Tú Sơn, Tân
Phong, Minh Tân và thị trấn Núi Đối. Cơ cấu GDP: nông nghiệp 33%, công
nghiệp - xây dựng 45%, dịch vụ 22%. Tốc độ phát triển kinh tế: 12,5%/năm.
Phía Bắc và phía Đông giáp các quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn, phía Nam
giáp huyện Tiên Lãng và Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp quận Kiến An và
huyện An Lão. Trên địa bàn huyện có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua
dài hơn 10 km và có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng
Ninh đi qua.
Huyện có hai sông Văn Úc và Đa Độ lần lược chảy qua. Có khoảng 50%
diện tích đất đai bị chua mặn, 20% đất trũng, kinh tế chủ yếu dựa vào nông ngư
nghiệp. Huyện có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nước, trong đó có 200
bãi triều cao, thích hợp cho hoạt động nuôi trồng và phát triển thuỷ, hải sản.
Điều kiện môi trường không thuận lợi cho canh tác lúa, nhưng đặc biệt thích hợp
cho hoạt động nuôi trồng và phát triển thuỷ, hải - đặc sản. Với những thuận lợi
ấy, Kiến Thuỵ đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế mũi nhọn của huyện.
Trong chăn nuôi, huyện Kiến Thuỵ đã và đang hình thành các trang trại
13


chăn nuôi gia súc gia cầm. Đến nay, toàn huyện có 41 trang trại chăn nuôi có

hiệu quả. Nếu tính cả số hộ gia đình, toàn huyện có đến 500 - 600 mô hình nuôi
50 - 100 đầu lợn siêu nạc chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Tiêu biểu là các trang trại
của các ông Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Dũng (xã Anh Dũng). Kết quả chăn
nuôi đạt khá với tổng 88 nghìn đầu lợn và 55 nghìn gia cầm.
Trong ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện Kiến Thuỵ đã hình
thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất giày vải xuất khẩu, dệt
may xuất khẩu, nhựa, bao bì và các mặt hàng truyền thống như mây tre đan, dệt
thảm, hàng thủ công mỹ nghệ...
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương,
giáo dục ở huyện Kiến Thụy ngày càng được xây dựng và mở rộng về quy mô
cơ sở vật chất hạ tầng được nâng cao về chất lượng.
Về y tế, trạm ý tế huyện luôn thực hiện tootd các chương trình y tế quốc gia
và quốc tế. Y tế dự phòng tiến hành tiêm phòng định kỳ hàng tháng cho trẻ dưới
6 tháng tuổi, tổ chức tẩy giun cho các em học sinh hàng năm. Công tác phòng
dịch được thực hiện thường xuyên đã phối kết hợp với các đoàn thể tổ chức
chăm sóc sức khỏe ban đầu của huyện. Những năm gần đây giảm đáng kể dịch
xảy ra.
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.
Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một huyện thuần nông, kinh tế
còn nghèo nàn, vì vậy đời sống nhân dân khó khăn và các tên nạn xã hội bạo lực
gia đình vẫn còn diễn ra. Trong khi đó công tác xã hội chưa được chú ý phát
triển cho nên có rất nhiều vần đề còn bỏ ngỏ, ví dụ như hoạt động truyền thông
trong phòng chống bạo lực gia đình, hay việc cứu trợ nạn nhân bạo lực gia đình,

Trong những năm qua, mặc dù công cuộc vận động xây dựng gia đình văn
hóa và sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đạt được những bước tiến bộ quan trọng,
nhưng vấn đề bạo lực gia đình tại địa bàn vẫn đang xảy ra và và gây nhức nhối
14



cho xã hội. Nằm trong tình hình chung của các địa phương trong cả nước, các cơ
quan, đơn vị và 18 xã đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lồng ghép nội dung
hoạt động phòng chống bạo lực gia đình. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện Kiến
Thụy đã giảm đáng kể về số lượng và tính chất vụ việc bạo lực gia đình. Từ năm
2009 đến cuối năm 2015 toàn huyện xảy ra 817 vụ bạo lực gia đình, hơn 70%
nạn nhân bị bạo lực là phụ nữ, trong đó 35,8% vụ bạo lực tinh thần, 49,3% vụ
bạo lực thân thể, 5,03% vụ bạo lực tình dục. Nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt
động truyền thông trong phòng chống bạo lực gia đình cũng như việc thực hiện
hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn huyện
thời gian qua đã có chuyển biến rõ nét. Theo tổng hợp báo cáo của các địa
phương, nếu như giai đoạn 2009-2015 toàn huyện xảy ra 817 vụ thì đến năm
2017 huyện còn 308 vụ ( giảm 508 vụ), 6 tháng đầu năm 2018 giảm còn 102 vụ.
2.3. Một số hoạt động truyền thông đang được thực hiện tại huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng.
Truyền thông từ lâu đã được xác định là một trong những giải pháp quan
trọng hàng đầu để thực hiện thành công các mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn
tình trạng bạo lực gia đình. Bởi vậy, trong thời gian qua, những hoạt động truyền
thông, bao gồm việc xác định các thông điệp truyền thông, lựa chọn phương
thức truyền thông, xây dựng các mô hình truyền thông luôn được xem là công
việc quan trọng nhất trong các dự án phòng, chống bạo lực gia đình.
Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời và có hiệu lực thi hành,
công tác truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cũng ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự phối hợp của các cấp,
các ngành, các tổ chức xã hội và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống thông tin
đại chúng trên phạm vi toàn quốc. Điều đó đã từng bước tạo được sự chuyển
biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc
triển khai, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế trong
việc tổng hợp được sự thống nhất chung trong truyền thông, còn khá lúng túng

15


trong việc xác định các mục tiêu, nội dung và hình thức truyền thông, chưa xây
dựng được những mô hình truyền thông có hiệu quả trong phòng, chống bạo lực
gia đình, đặc biệt là các mô hình truyền thông thay đổi hành vi.
Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình là một quá trình liên tục chia
sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng giữa người truyền và đối
tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và chuyển đổi hành
vi về bạo lực gia đình theo mục tiêu truyền thông đặt ra. Truyền thông về phòng,
chống bạo lực gia đình cần có những mô hình phù hợp.
Hiện nay trên địa bàn huyện, bên cạnh hệ thống báo chí, phát thanh, truyền
hình đang tham gia tích cực vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thì
huyện cũng đang có các nhóm mô hình truyền thông về phòng, chống bạo lực
gia đình ở cộng đồng như sau tồn tại:
2.3.1. Mô hình truyền thông theo chủ đề của từng chiến dịch truyền thông.
Mô hình truyền thông này đang được áp dụng trên nhiều địa phương trong
cả nước, đặc biệt vào dịp có các sự kiện lớn về lĩnh vực gia đình như Ngày Gia
đình Việt Nam 28/6, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11... dưới
các hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp, đa dạng về cách thức, phương
tiện truyền tải.
Đến nay, các cấp hội trên địa bàn huyện đã xây dựng được 135 mô hình câu
lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, gần
460 mô hình “Địa chỉ tin cậy”, 319 câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”, góp phần
kịp thời can thiệp, hòa giải nhiều vụ bạo lực gia đình trên địa bàn. Nhằm hưởng
ứng Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo
lực gia đình năm 2018, trên địa bàn huyện đã tổ chức triển khai các hoạt động
truyền thông với chủ đề “Gia đình - Nguồn lực và trách nhiệm trong phòng
chống bạo lực gia đình” nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các
cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trong phòng chống bạo lực gia đình.

Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền
thông, kỹ năng can thiệp, tư vấn hòa giải và xử lý trong công tác phòng chống
16


bạo lực gia đình cho cán bộ công chức văn hóa của 17 xã và chủ nhiệm các câu
lạc bộ. Trong đó, hoạt động trọng tâm là tuyên truyền, phát động triển khai “Bữa
cơm gia đình ấm áp yêu thương” được thực hiện đồng loạt trong khung giờ từ
17h - 19h ngày 28-6-2018.
Với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong Tháng hành động quốc gia
phòng chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam sẽ giúp mỗi người
nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong cuộc sống. Từ đó, từng thành
viên trong mỗi gia đình sẽ góp phần tích cực vun đắp xây dựng gia đình hạnh
phúc để cộng đồng, xã hội phát triển bền vững.
2.3.2. Mô hình lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình
Với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc các cấp và các bộ, ban, ngành
chủ trì triển khai như: Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư do Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì. Cuộc vận động xây
dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch chủ trì. Cuộc vận
động xây dựng làng, bản văn hóa do chính quyền địa phương chủ trì. Mô hình
xây dựng Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc do Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai...
Mô hình lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình vào sinh
hoạt các câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tác
văn học, thơ ca, vẽ tranh, diễn kịch với sự tham gia của chính người dân tại cộng
đồng.
2.3.3. Mô hình kết hợp truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với hoạt
động thường xuyên.
Mô hình kết hợp truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với hoạt động
thường xuyên, cụ thể của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội nhằm
ngăn chặn bạo lực gia đình ngay tại cộng đồng. Kết hợp truyền thông với các

hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực gia đình, truyền thông kết
hợp với việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử gia đình cho các thành viên
gia đình, tham vấn về tâm lý cho những kẻ gây bạo lực gia đình, nhất là các đối
tượng người chồng.
17


2.3.4. Mô hình Tổ cộng tác viên
Tổ cộng tác viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định thành lập.
Thành phần tổ cộng tác viên gồm có: Chủ tịch Hội phụ nữ, trưởng công an xã,
cán bộ tư pháp, trưởng y tế, trưởng hội cựu chiến binh. Mục đích thành lập tổ
cộng tác viên là tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp luật phòng chống bạo lực gia
đình và các luật liên quan, thông tin tình hình bạo lực ở địa phương; phối hợp
với các ban ngành liên quan để giải quyết các vụ việc nảy sinh.
Khi có bạo lực gia đình, nạn nhân tìm đến tổ cộng tác viên hoặc ai đó biết
về vụ việc bạo lực sẽ gọi cho tổ cộng tác viên, các thành viên của tổ sẽ đến nắm
bắt tình hình, động viên, viết biên bản, giải thích, răn đe đối tượng. Nếu sự việc
nghiêm trọng, tổ cộng tác viên sẽ mời cán bộ xã và tổ hòa giải đến làm việc
chung. Mỗi tháng tổ cộng tác viên họp một lần, mời lãnh đạo xã, hội phụ nữ
thôn đến để thống nhất cách tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm
Mô hình Tổ cộng tác viên phòng chống bạo lực gia đình sau khi triển khai
thể hiện hiệu quả rõ rệt. Các nạn nhận bị bạo lực gia đình không còn im lặng,
chịu đựng nữa mà đã lên tiếng nhờ tổ cộng tác viên bảo vệ, tư vấn, trợ giúp cho
mình; người dân đã quan tâm hơn đến công tác phòng chống bạo lực gia đình;
các vụ việc vi phạm luật phòng chống bạo lực gia đình được tổ cộng tác viên
giải quyết, hòa giải đạt kết quả. Những người gây ra bạo lực gia đình đã hiểu
biết hơn về hành vi của mình gây ra cho người thân, đồng thời họ nhận thức
được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, vi phạm luật phòng chống bạo lực
gia đình.
2.3.5. Mô hình Tổ hoà giải

Tổ hòa giải là một nhóm người có uy tín được thành lập theo quyết định
của Uỷ ban nhân dân huyện. Thông thường mỗi huyện thành lập một tổ hoà giải
do cán bộ tư pháp huyện quản lý. Thành phần tham dự trong tổ hoà giải bao
gồm: Đại diện các ban ngành đoàn thể trong xã (Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, tư pháp, công an, y tế, đoàn thanh niên…), trưởng thôn, bí thư chi bộ. Mục
đích thành lập Tổ hòa giải là hòa giải mâu thuẫn, bạo lực trực tiếp đối với nạn
18


nhân và các thành viên có liên quan.
Khi có bạo lực, Tổ hoà giải gặp gia đình để tìm nguyên nhân gây ra bạo
lực, phân tích những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình, phân tích sự
đúng sai của từng thành viên nhằm giúp giải quyết mâu thuẫn. Nếu cuộc gặp
không đem lại kết quả, tiếp tục tái diễn thì Tổ sẽ mời ra trụ sở của xã để làm
việc. Nếu không đem lại hiệu quả thì tiếp tục phản ánh lên UBND huyện để
công an, tư pháp vào cuộc. Tổ hòa giải hoạt động rất thường xuyên, tuy nhiên tổ
không có kinh phí, chủ yếu hoạt động là do sự tự nguyện của các thành viên
trong tổ.
Mô hình “Tổ hòa giải” đã phát huy tốt hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Trong 5 năm qua phường Đồng Nguyên đã trực tiếp tiếp nhận 18 vụ liên quan
đến bạo lực gia đình và đã hòa giải, giải quyết 10 vụ việc/18 vụ tiếp nhận, trong
đó hòa giải thành công 7 vụ; hòa giải thành công 17 vụ tại xã Tú Sơn; 9 vụ tại xã
Tân Phong, 13 vụ tại xã Thụy Hương.
“Sau khi có dự án, tổ đã đi vào hoạt động tích cực, đóng góp vào việc giữ
gìn hạnh phúc cho mọi gia đinh. Cụ thể có những cặp vợ chồng cơm chẳng
lành, canh chẳng ngọt nay lại về với nhau, đoàn tụ sống vui vẻ, cùng nhau chia
sẻ tình cảm và làm ăn phát triển kinh tế. Có cặp vợ chồng trước đây chỉ biết đến
rượu chè và đánh đập thì nhờ có các tổ hòa giải, cộng tác viên đã giảm hẳn tình
trạng đó”.
2.3.6. Mô hình tổ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình

Các tổ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình được thành lập bởi các thành
viên ngay trong xóm, thôn, phố. Thành viên có thể là trưởng thôn, trưởng xóm,
trưởng các ban ngành, các ông, bà, gia đình có uy tín tại cộng đồng. Các tổ,
nhóm do Ủy ban nhân dân huyện thành lập và quản lý, có chức năng giúp Uỷ
ban nhân dân huyện ngăn chặn, can thiệp và giải tỏa các vụ bạo lực gia đình xảy
ra trong địa bàn xã theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Mô hình “Tổ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình” được cấp ủy quan tâm
lãnh đạo; sự tham gia của các ban ngành liên quan, sự tham gia của các dòng
19


họ…nhằm phòng chống và can thiệp kịp thời để hạn chế những tổn thất xảy ra.
Mục đích thành lập nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình, giúp đỡ kịp thời
các nạn nhân của bạo lực gia đình, đưa đến địa chỉ tin cậy, phối hợp với các ban
ngành liên quan giải quyết vụ việc.
Điểm mạnh của mô hình là đã biết phát huy vai trò của tập thể, tổ chức,
được các cấp các ngành vào cuộc và có sự tham gia của người dân; được nhân
dân tin tưởng và đồng tình ủng hộ. Qua hoạt động của các tổ, nhóm cho thấy các
vụ bạo lực gia đình giảm đi rõ rệt.
Mô hình phòng chống bạo lực gia đình đã và đang hoạt động có hiệu quả,
song để đáp ứng được mong muốn của nhân dân địa phương cần tiếp tục duy trì
đẩy mạnh chương trình phòng chống bạo lực ở khu dân cư bằng nhiều hình thức
khơi dậy ý thức trách nhiệm của người dân, các tổ chức về vấn đề bạo lực gia
đình, nhất là ở nam giới. Cần gắn công tác phòng chống bạo lực gia đình với
hoạt động thường xuyên của các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó cần trang bị cho
đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là những cán bộ
quản lý mô hình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ có thể làm tốt công
việc của mình.
2.3.7. Mô hình giáo dục phòng, chống bạo lực gia.
Mô hình giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường, giáo

dục kỹ năng làm vợ làm chồng cho các gia đình trẻ, giáo dục tiền hôn nhân cho
thanh niên. Hình thức thực hiện: tổ chức các khóa tập huấn, các sự kiện thể thao
– văn hóa, xây dựng các nhóm câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng cho nhóm nam
thanh niên tại địa bàn huyện,…
Tuy nhiên, các mô hình truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình nêu
trên còn chưa có được sự chỉ đạo nhất quán, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
các loại mô hình, đặc biệt là chưa phát huy được chính sức mạnh của những
người trong cuộc, bởi vậy kết quả chưa cao.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục về gia đình và phòng, chống bạo lực gia
đình là hoạt động chủ đạo của các mô hình.
20


Qua khảo sát bằng bảng hỏi của chủ đề nghiên cứu, nhìn chung thông tin về
bạo lực gia đình được người dân tiếp nhận là qua các hình thức truyền thông
trực tiếp (cán bộ tuyên truyền) và các hình thức truyền thông ở cơ sở. Ngoài ra,
các chương trình phổ biến của Đài truyền hình Việt Nam cũng là nguồn thông
tin quan trọng về phòng chống bạo lực gia đình.
Tại địa bàn huyện, các mô hình truyền thông sử dụng hầu hết các hình thức
truyền thông để tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng
đồng: Tuyên truyền trên đài truyền hình; Tuyên truyền trên đài phát thanh;
Tuyên truyền trên báo; Tuyên truyền trên loa truyền thanh của huyện; Lồng ghép
vào sinh hoạt của các đoàn thể cơ sở; Lồng ghép vào phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa; Treo băng rôn áp phích.
Ngoài ra, còn một số hình thức khác như: tổ chức các buổi tuyên truyền lưu
động, in tờ rơi/tài liệu phát đến tận tay người dân, tuyên truyền trên trang thông
tin điện tử của huyện, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật phòng chống bạo
lực gia đình.
Trong các hình thức trên, có hai hình thức được tập trung nhiều nhất là
tuyên truyền trên loa truyền thanh của huyện và lồng ghép vào sinh hoạt của các

đoàn thể.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các mô hình truyền thông chưa đồng đều.
Có mô hình hoạt động khá tốt nhưng phần lớn các mô hình còn lúng túng về nội
dung, cách thức, kinh phí duy trì hoạt động. Một trong những nguyên nhân được
xác định là công tác truyền thông chưa đủ mạnh, hoạt động của nhiều mô hình
về truyền thông chưa có chất lượng và hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận
thức sâu sắc của cộng đồng về bạo lực gia đình, những tác hại, hậu quả của bạo
lực gia đình và cách thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
III. Đề xuất giải pháp
1. Đối với cấp huyện
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
gia đình cấp huyện, cấp cơ sở .
21


- Biên tập và cung cấp tài liệu hoạt động cho các Câu lạc bộ, Nhóm phòng,
chống bạo lực gia đình.
- Ban hành văn bản quy định về tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách làm
công tác gia đình các cấp, nhất là cấp xã, phường, hướng dẫn cụ thể về kinh phí
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình cho các xã, phường để dễ
thực hiện hơn.
- Có quy định hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác gia
đình ở cơ sở.
- Cùng với các hoạt động giáo dục, phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về luật pháp, chính sách xã hội và
những vấn đề xã hội, như hoạt động giáo dục cộng đồng về kiến thức Luật
phòng, chống bạo lực gia đình. Thông qua các hoạt động giáo dục như vậy, cán
bộ, nhân viên xã hội đã giúp ngăn ngừa các vấn đề bạo lực có thể xảy ra với cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó còn thể hiện thông qua các hoạt động
xây dựng văn bản, chính sách xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống,

ngăn chặn gia tăng số vụ bạo lực tại cộng đồng.
2. Đối với nạn nhân bạo lực gia đình
- Cần nắm rõ luật liên quan đến bạo lực gia đình, bình đẳng giới.
- Tự tìm đến sự giúp đỡ của cơ quan có chức năng khi bị bạo lực.
- Tham gia vào các nhóm, hội, câu lạc bộ nhằm nắm chắc kiến thức xây
dựng đời sống gia đình.
- Kiên quyết phản đối những hành vi gây bạo lực.

22


KÊT LUẬN
Truyền thông từ lâu đã được xác định là một trong những giải pháp quan
trọng hàng đầu để thực hiện thành công các mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn
tình trạng bạo lực gia đình. Bởi vậy, trong thời gian qua, những hoạt động truyền
thông, bao gồm việc xác định các thông điệp truyền thông, lựa chọn phương
thức truyền thông, xây dựng các mô hình truyền thông luôn được xem là công
việc quan trọng nhất trong các dự án phòng, chống bạo lực gia đình.
Hiện nay bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của toàn xã hội mà nạn nhân
chủ yếu lại là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình đã và đang gây ra những hậu
quả nghiêm trọng, đe dọa đến tinh thần, thể xác, tính mạng và hạnh phúc gia
đình. Chính vì tâm lý xấu hổ khi nói ra, sợ người ngoài dị nghị nên đa phần nạn
nhân bị bạo lực đều cố tình che dấu các hành vi của người gây ra bạo lực, và
chính vì thế mà chính nạn nhân bị bạo lực gia đình đã để bạo lực gia đình xảy ra
thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Để ngăn chặn bạo lực gia đình thì chính bản
thân những người phụ nữ cần phải nắm chắc vai trò, vị thế của mình, không
ngừng phát huy khả năng, nâng cao vị thế của bản thân trong xã hội. Vì vậy, cán
bộ, nhân viên xã hội là những người sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng,
phương pháp hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình và người gây ra bạo
lực gia đình, và họ cũng là những nguồn lực cần có trong mỗi phòng công tác xã

hội về phòng chống bạo lực gia đình.
Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội mà trọng tâm
là xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, củng cố gia đình văn hóa, tạo điều
kiện môi trường văn hóa lành mạnh trên mọi lĩnh vực

23


×