Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GA TNXH 1 PTNL huyen văn lâm HY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.29 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC ĐẠO A

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh:
- Nói được tên và chỉ được vị trí một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.
* Hình thành và phát triển năng lực: Tìm tòi khám phá, giao tiếp và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA HS VÀ GV
1. Chuẩn bị của HS
- Sách TNXH
- Giấy, bút vẽ, bút màu.
2. Chuẩn bị của GV
- Clip bài hát “Đầu vai gối”
- Slide hình ảnh khoa học các bộ phận bên ngoài của cơ thể người; hình ảnh mô tả một
số hoạt động thường ngày của HS thể hiện sử dụng một số bộ phận cơ thể.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, liên hệ thực tế, thảo luận, chia sẻ, trò chơi.
- Sử dụng hình ảnh khoa học.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.


* Cách tiến hành:
- GV và HS nghe nhạc và thực hiện theo các động tác của bài hát.


- GV hỏi:
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
- GV dẫn dắt, kết nối với bài mới: Mỗi bộ phận cơ thể đều có đặc điểm và chức năng
riêng, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: Bài 1. Cơ thể
chúng ta. Sau bài học này các em:
- Nói được tên và chỉ được vị trí một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nêu được chức năng một số bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.
2. Hoạt động 2: Vẽ hình cơ thể người
* Mục tiêu:
- Xác định những điều học sinh đã biết về các bộ phận cơ thể người.
- Hình thành năng lực giao tiếp.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Lấy giấy “Vẽ cơ thể người” (thật nhanh)
- HS thực hiện.
- GV mời 1 số HS lên chia sẻ về hình vẽ trước lớp.
(GV chọn hình vẽ của 2-3 HS, lựa chọn các hình có đủ các bộ phận chính, vẽ ít bộ phận
chi tiết dán lên bảng lớp)
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét:
+ Các bạn vẽ hình người như thế nào?
+ Các hình người của các bạn có điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?
- HS nêu nhận xét của mình.
- GV chuyển hoạt động: Vậy cơ thể người có những bộ phận chính nào? Chúng ta tìm
hiểu ở hoạt động tiếp theo.


Hoạt động 3: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể người.
* Mục tiêu:
- Chỉ được vị trí trên hình vẽ, nói được tên một số bộ phận chính bên ngoài cơ thể.
- Xác định được những vùng riêng tư trên cơ thể cần được bảo vệ.

- Chia sẻ và nêu được những việc nên làm để bảo vệ cơ thể.
- Hình thành và phát triển năng lực tìm tòi khám phá.
* Cách tiến hành:
(1) Nhiệm vụ 1: Làm việc với SGK về các bộ phận của cơ thể
+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Liên hệ cơ thể của mình, quan sát vào hình trong SGK,
cho biết: tên, vị trí các bộ phận trên cơ thể người trên hình vẽ.
+ GV yêu cầu: Cặp đôi thi nói và chỉ trên hình: nói tên, chỉ vị trí các bộ phận. (GV hỗ
trợ các cặp về cách hỏi- cách trả lời và chỉ trên hình; xác định các phần của cơ thể - nếu
cần).
- GV tổ chức chia sẻ trước lớp: Mời 2-3 cặp trình bày.
+ GV yêu cầu HS thực hiện 1 số hoạt động với các phần của cơ thể như: nghiêng đầu,
giơ tay, nhấc chân, cúi người.
- GV hỏi: Cơ thể người gồm có những phần nào? – HS liên hệ trả lời.
- GV gọi tên và HS nhắc lại các phần của cơ thể:
+ Phần đầu
+ Phần mình
+ Phần tay, chân
(2) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vùng riêng tư
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi “Trên cơ thể chúng ta có những
vùng riêng tư nào cần được giữ kín và bảo vệ?”
- HS thảo luận
- Chia sẻ trước lớp:
+ GV yêu cầu HS nói tên các vùng riêng tư.


+ GV nhắc lại chính xác và chỉ trên hình vị trí các vùng riêng tư trên cơ thể.
- Má
- Miệng
- Và vùng mặc quần áo lót
+ GV đưa ra một số tình huống ngắn để HS đưa ra cách ứng xử để bảo vệ cơ thể, ngăn

ngừa không cho ai sờ, chạm, nhìn vào các vùng riêng tư.
- Tình huống 1: 1 người quen (không phải người thân trong ia đình, không có bố mẹ đi
cùng) cho em một bộ quần áo mới và yêu cầu em thay thử quần áo xem có vừa không?
Em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: 1 người quen gần hay hay chờ em đi học qua, cho em quà, bánh và vuốt
tóc em. Em sẽ làm gì?
+ GV mời một số HS chia sẻ ý kiến về từng tình huống, chốt lại cách xử lí hợp lí.
* Chốt kiến thức:
- GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi: Cơ thể người gồm có những phần nào?
- GV tóm lại kiến thức: Cơ thể người gồm 3 phần chính là đầu, mình và chân tay. Mỗi
phần cơ thể có nhiều bộ phận. Mỗi người cần có hành động phù hợp để bảo vệ những
vùng riêng tư trên cơ thể.
Hoạt động 4: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của cơ thể
* Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của 1 số bộ phận cơ thể.
- Nhận ra tầm quan trọng của các bộ phận cơ thể trong việc thực hiện các hoạt động
hàng ngày.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS thực hiện hoạt động để lớp quan sát:
+ Hoạt động viết bảng: Bạn vừa thực hiện hoạt động gì? Hoạt động đó cần sử dụng bộ
phận nào của cơ thể.


- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Quan sát hình trong SGK- trang 5, trả lời câu hỏi:
“Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Cần sử dụng bộ phận nào để thực hiện hoạt động
đó?”
- HS thảo luận
- Chia sẻ trước lớp: Nêu tên 1 số bộ phận và chức năng của bộ phận đó.
- GV đặt một số câu hỏi mở rộng thêm chức năng, tầm quan trọng của các bộ phận:

+ Các em thường dùng chân để làm những việc gì?
+ Nếu tay bị đau thì không thể làm được những việc gì?
+ Nếu khiếm khuyết hoặc bị đau 1 bộ phận nào đó trên cơ thể, chúng ta sẽ như thế nào?
- Chốt kiến thức: Các bộ phận của cơ thể người đều rất quan trọng. Mỗi bộ phận đều
giúp cơ thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.
5. Hoạt động 5: Vận dụng thi kể tên và nói về chức năng của các bộ phận cơ thể
* Mục tiêu:
- Liệt kê được nhiều tên và nói được đúng chức năng các bộ phận cơ thể.
- Đặt được câu hỏi tìm hiểu về tên và chức năng của các bộ phận cơ thể.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 đội. Yêu cầu các đội thảo luận để tìm cách kể được nhiều tên và
nói được chức năng tương ứng của các bộ phận trên cơ thể.
- Tổ chức thi đua hỏi-đáp về tên và nói chức năng các bộ phận trên cơ thể.
+ Mời 2 HS làm trọng tài. Yêu cầu: đếm và đánh giá các đội nói về chức năng của các
bộ phận đúng/sai.
+ Phổ biến luật chơi: Lần lượt từng cặp mỗi đội: 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời về chức năng
của các bộ phận trên cơ thể người.
+ Mời 2 đội thi
+ Tổng kết kết quả thi đua.
* Củng cố, dặn dò:


- GV hỏi: Cơ thể người gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- GV chính xác lại câu trả lời của HS (nếu cần) và dặn dò HS cần thường xuyên vận
động để cơ thể được rèn luyện, dẻo dai, phòng tránh bệnh tật.
- NX tiết học
6.Hoạt động 6: Trò chơi “Làm đúng”
* Mục tiêu
- Rèn phản xạ nhanh nhẹn cho HS

* Cách tiến hành
- GV tổ chức trò chơi tập thể, GV điều hành trò chơi.
- Phổ biến luật chơi: GV nói tên 1 bộ phận và thực hiện hành động không tương ứng
của bộ phận đó – HS thực hiện động tác “Đúng” theo lời hô của GV, không làm theo
động tác của GV.
* Thay thế nội dung HĐ 6 (nếu không còn thời gian): Vẽ hình ảnh minh hoạ hoạt động
hàng ngày của em dán vào góc TNXH.



×