ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 5
Bài 1: Tìm các từ ghép được theo mẫu cấu tạo:
a) Thợ + X
X:
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
b) X + viên: ………………………………………………………………………
c) Nhà + X:…………………………….................................................................
…………………………………………………………………………………
d) X + sĩ: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
Bài 2: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa
chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái:…………………………………………………………………………
b) To, lớn: ……………………………………………………………………….....
c) Chăm, chăm chỉ:…………………………………………………………………
Bài 3: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non,
non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê
hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 4: Tìm các từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ dưới đây:
A.
B.
C.
D.
hát, múa, thêu, đan, vẽ, viết, đọc, vui.
chạy, nhảy, mệt, tìm, xếp dọn, quét, giặt.
ăn, uống, nấu, khâu vá, cày, cấy, lúa.
nghe, nghĩ, việc, nhìn, ngắm, ngủ, lo, đoán
Bài 5: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của
tiếng “hòa” có trong mỗi nhóm: hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa
tấu, hòa thuận, hòa vốn.
Nhóm 1
Nêu nghĩa
Nhóm 2
Nêu nghĩa
DANH TỪ - ĐỘNG TỪ - TÍNH TỪ
Bài 1: Tìm danh từ trong bài thơ sau và xếp vào bảng phân loại:
Vui sao khi chớm vào hè
Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa
Rộn ràng là một cơn mưa
Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ hiện tượng
Trống gọi giao thừa, mừng Tết đến
Quá khứ, tương lai xích lại gần
Bồi hồi nhớ Tết bao năm trước
Tưởng nghe tiếng Bác đọc thơ xuân.
Danh từ chỉ khái niệm
Danh từ chỉ đơn vị
Bài 2: Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được.
………………………………………………………………………………………….
Bài 3: Tìm danh từ, tính từ, động từ trong bài thơ sau:
Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng
Đường dài và sông rộng
Ông vẫn luôn đi về
Tay của ông khỏe ghê
Làm được bao nhiêu việc
Thế mà khi ông vật
Thua cháu liền ba keo.
TỪ ĐỒNG NGHĨA – TRÁI NGHĨA – ĐỒNG ÂM
Bài 1: Từ chao trong câu: “Chốc chốc đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót
như còn đọng lại giữa bầu trời ngoài cửa sổ” đồng nghĩa với từ nào?
a. Vỗ
b. Đập
C. Nghiêng
Bài 2: Gạch bỏ từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a) Lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp lóa.
b) Oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
c) Ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca
Bài 3: Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
Bài 4: Gạch dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau:
Phong cảnh đất nước ta thật là đẹp. Những cánh rừng bát nhát một màu xanh
biếc của cây cối. Biển cả mênh mông ngày đêm rì rầm sóng vỗ. Những cánh đồng lúa
thẳng cánh cò bay, xanh rì trong nắng.
Bài 5: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ quan tâm trong câu Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm
nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào.
Bài 6: Gạch chân dưới cặp từ đồng nghĩa trong câu: Ai trong số các em cũng muốn
ước đạt điểm nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.
Bài 7: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Trong họ, ngoài làng
b) Ân oán rạch ròi.
c) Vô thưởng, vô phạt.
d) Trước lạ, sau quen.
Bài 8: Tìm 2 thành ngữ, tục ngữ chứa cặp từ trái nghĩa.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Bài 9: Từ nào trái nghĩa với từ được gạch chân trong câu Cảnh vườn là cảnh vắng
lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc.
a. Vắng vẻ
b. Yên tĩnh
c. Huyên náo
Bài 10: Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong 2 câu văn:
Trời trong xanh, biển cũng nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con người
biết buồn vui, tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Bài 11: Đặt 2 câu phân biệt từ sườn đồng âm với từ sườn trong câu: Trời xuân chỉ hơi
lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững
trên sườn đồi.
Bài 12: Gạch dưới từ đồng âm trong câu sau: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.
Bài 13: Câu nào có từ bò đồng âm với bò trong câu ‘Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi
theo sau’
a. Đàn bò thung thăng gặm cỏ
b. Sữa bò là một thực phẩm quý.
c. Kiến bò miệng chén.
Bài 14: Từ nào có tiếng chơi mang nghĩa gốc:
a. Chơi đàn
b. Ăn chơi
c. Chơi vơi
Bài 15: Dòng nào có tiếng lửa mang nghĩa chuyển
a. Ngọn lửa đam mê.
b. Ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
c. Củi khô, lửa cháy to.
Bài 16: Trong câu: Bọn côn trùng mù lòa sống chui rúc trong các thân đê này nhận
được tín hiệu cơn bão ngay từ khi nó còn ở tận ngoài biển Đông.
Từ thân trong thân đê được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Bài 17: Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa:
a. Cam trong vườn đã chín. / Nói chín thì nên làm mười.
b. Chiếc áo đã bay màu. / Đàn chim bay qua bầu trời.
c. Ánh trăng vàng chảy khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
Bài 18: Tiếng “đứng” nào được dùng theo nghĩa gốc:
a. Đứng chào cờ
b. Trời đứng gió
c. Ô tô đứng lại
d. Đứng đầu lớp.
Bài 19: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ
nào là từ nhiều nghĩa:
Bạc
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Cái nhẫn bằng bạc.
Đồng bạc trắng hoa xòe.
Cờ bạc là bác thằng bần.
Ôn Ba tóc đã bạc.
Dừng xanh như lá bạc như vôi.
Cái quạt máy này phải thay bạc.
Bài 20: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ,
cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hòa bình.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 21: Đặt câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT5.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 22: Tìm 2 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong
3 cặp từ trái nghĩa đó.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 23: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa
chuyển): nhà, đi ngọt.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 24: Hãy xác định nghĩa của các từ trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia
các nghĩa ấy thành nghĩa gốc (G) và nghĩa chuyển (C):
a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng,
miệng bát, nhà 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh
vào sườn địch.
Bài 10: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều
nghĩa:
a) Vàng: - Giá vàng trong nước tăng đột biến.
- Tấm lòng vàng
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường.
b) Bay: - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời.
- Đạn bay vèo vèo.
- Chiếc áo đã bay màu.
c) Chín: - Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Tổ em có chín người.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
d) Đường: - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
- Các chú công nhân đang chữa đường dây điện
- Ngoài đường, mọi vật đã đi lại nhộn nhịp.
e) Vạt: - Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Dáy, người Dao.
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng.
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Bài 11: Xác định TN, CN – VN:
- Trong vườn nhà tôi, cây nào cũng xum xuê tán lá, tạo thành một khung trời xanh
tươi. Tôi yêu nhất là cây khế mọc cạnh ao. Cành khế sà xuống mặt nước trong
vắt. Quả kế chín mọng, vàng xuộm như vẫy gọi lũ trẻ chúng tôi.
- Sau trận mưa rào, những tấm lá dọc mùng trông xanh nõn nà, những bông dâm
bụt thêm đỏ chói.
- Những cánh hoa chàm nhỏ li ti chụm vào nhau tạo thành một chuỗi dài trông rất
dễ thương.