Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tóm tắt tiểu luận Phân tích các nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định hiệu lực pháp lí của hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.24 KB, 5 trang )

“Phân tích các nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định hiệu lực pháp lí
của hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.”
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Căn cứ vào khoản 2 điều 663 bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu: Hợp đồng
dân sự có yếu tố nước ngoài là hợp đồng dân sự có chủ thể nước ngoài tham gia;
căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài
hoặc theo pháp luật nước ngoài; tài sản liên quan đến hợp đồng nằm ở nước ngoài.
2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 thì Điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự là:
Thứ nhất, theo như pháp luật dân sự, để có thể thực hiện được giao dịch dân
sự thì bạn phải có những năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp.
Thứ hai, Chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện.
Thứ ba, giao dịch dân sự phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật ,
không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN LUẬT ÁP DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆU
LỰC PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
1.Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với tư cách chủ thể giao kết hợp đồng
Để xác định tư cách chủ thể giao kết hợp đồng thường căn cứ vào năng lực
pháp luật và năng lực hành vi và căn cứ vào năng lực pháp luật của các bên chủ thể
và trong hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật.
Đối với cá nhân nước ngoài, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các
bên chủ thể trong hợp đồng thì hầu hết luật pháp của các nước quy định việc xác
1


định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể của hợp đồng có


yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nhân thân của họ.
Khi có xung đột pháp luật về xác định tư cách chủ thể tham gia kí kết hợp
đồng, thì các bên sẽ áp dụng luật của quốc gia mà đương sự là công dân. Pháp luật
Việt Nam quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
người nước ngooài tại khoản 2 Điều 673 BLDS 2015và Điều 674 BLDS 2015 do
đó có thể thấy năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể là cá nhân có thể thấy năng
lực giao kết hợp đồng của chủ thể là cá nhân sẽ căn cứ vào luật quốc tịch của cá
nhân đó. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết và được thực hiện tại Việt Nam
thì năng lực giao kết hợp đồng của cá nhân sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam.
Năng lực pháp luật của chủ thể là pháp nhân được quy định tại Điều 676
BLDS 2015. Theo đó, năng lực pháp luât dân sự của pháp nhân được xác định theo
pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch (Khoản 2 Điều 676 BLDS 2015).
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngooài đó
được xác định theo pháp luật Việt Nam (Khoản 3 Điều 676 BLDS 2015) .
Theo quy định của Điều 676 BLDS 2015 có tính nguyên tắc trên đây, có thể
thấy việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể là pháp nhân nớc ngooài
sẽ căn cứ vào luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch. Trong trường hợp pháp
nhân nước ngooài xác lập và thực hiện hợp đồng tại Việt Nam thì năng lực giao kết
hợp đồng của pháp nhân nước ngooài này sẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam.
2. Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với hình thức
BLDS 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của thỏa thuận lựa chọn
pháp luật mà chỉ có quy định về pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng.
Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng là một dạng thỏa thuận hợp đồng nên có thể
áp dụng quy định về hình thức của hợp đồng cho hình thức của thỏa thuận lựa chọn
2


pháp luật áp dụng. Khi đó, nếu các bên lựa chọn pháp luật Việt Nam để điều chỉnh
hợp đồng của mình, thì bản thân thỏa thuận lựa chọn pháp luật đó phải tuân thủ các

quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức.
Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Như
vậy, có thể suy ra rằng thỏa thuận về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế cũng phải bằng văn bản nằm trong hợp đồng dưới dạng một điều khoản,
hoặc trong một văn bản riêng.
3. Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với nội dung hợp đồng
3.1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 cho phép các bên trong hợp
đồng được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Pháp luật áp dụng
do các bên thảo thuận lựa chọn sẽ không được áp dụng đối với các trường hợp quy
định tại các khoản 4,5,6 điều luật này.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 683 BLDS 2015 thì riêng hợp đồng có đối
tượng là bất động sản thì hệ thuộc luật áp dụng là hệ thuộc luật của nước nơi có bất
động sản.
Khoản 5 điều 683 quy định luật do các bên lựa chọn mà ảnh hưởng đến
quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp
luật Việt Nam thì các quy định của pháp luật đã được các bên lựa chọn đó sẽ không
được áp dụng. Lúc này, hệ thuộc luật thay thế sẽ là pháp luật Việt Nam.
3.2. Nguyên tắc chọn luật áp dụng với nội dung hợp đồng trong trường hợp các
bên không thỏa thuân luật áp dụng
Trong trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng không có thỏa thuận về
pháp luật áp dụng đối với nội dung của hợp đồng thì khi đó cơ quan tài phán sẽ lựa
chọn luật áp dụng.
3


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thì: “Trường hợp các bên
không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ
gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Hệ thống pháp luật của nước được

coi là có mối liên hệ gắn bó nhất được quy định tại khoản 2 Điều 683 BLDS 2015.
Mặc dù trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không có xung đột pháp
luật nhưng các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ lại hoàn toàn có thể xảy ra xung đột pháp luật,
vì đây là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Trong quy định tại Điều 769
BLDS 2015 xác định pháp luật áp dụng là pháp luật là pháp luật nơi cư trú của cá
nhân nhận quyền hoặc nơi thành lập của pháp nhân nhận quyền.
- Đối với hợp đồng lao động, pháp luật được coi là gắn bó nhất với hợp đồng
là pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc. Nếu
người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc
không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì
pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật
của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với
pháp nhân.
- Đối với hợp đồng tiêu dùng, pháp luật được coi là gắn bó nhất với hợp
đồng là pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú.
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ CHỌN LUẬT ÁP DỤNG ĐỂ
XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
1. Một số hạn chế trong việc lựa chọn luật áp dụng để xác định hiệu lực pháp
lý của hợp đồng.
- Về khả năng chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho hợp đồng: Thực
tiễn cho thấy có những hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài có nội dung rất dài
và bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Chính vì vậy, đôi khi phát sinh nhu cầu thực
4


tế là các bên cần thỏa thuận chọn nhiều hệ thống pháp luật và một hệ thống pháp
luật chỉ áp dụng điều chỉnh một phần của hợp đồng. Thậm chí ngay cả khi thỏa
thuận chọn luật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng vẫn có trường hợp các bên lựa chọn

nhiều luật áp dụng cho hợp đồng để phòng ngừa tình huống một hệ thống pháp luật
không điều chỉnh hết các vấn đề của hợp đồng. BLDS 2015 không cho biết một
cách minh thị các bên có được lựa chọn nhiều hệ thống luật áp dụng cho hợp đồng
của mình hay không điều này đặt ra nhiều khó khăn thực tiễn.
– Về hình thức của thỏa thuận: Quy định về hình thức thể hiện sự thỏa thuận
chọn luật áp dụng trong hợp đồng. Trong phần lớn trường hợp, các bên trong hợp
đồng đều thể hiện rõ ràng ý chí của mình về việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, các bên không thể hiện rõ ràng ý
chí của mình hoặc quy định theo kiểu “thỏa thuận ngầm” thì khi xảy ra tranh chấp
việc xác định luật áp dụng giải quyết là rất phức tạp. BLDS 2015 không có quy
định cụ thể về hình thức của thỏa thuận lựa chọn pháp luật mà chỉ có quy định về
pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng.
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Về khả năng chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho hợp đồng: BLDS
2015 không đưa ra câu trả lời. Dựa vào nguyên tắc tự do thỏa thuận những nội
dung mà pháp luật không cấm, thì việc lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng
cho hợp đồng là có thể.
- Về hình thức của thỏa thuận: trước sự chưa rõ ràng của văn bản, các bên
trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài nên thể hiện thỏa thuận lựa chọn
pháp luật áp dụng cũng như thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng cho hợp đồng
của mình bằng văn bản.

5



×