Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GIAO TIEP LUA TUOI TONG HOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 25 trang )

GIAO TIẾP THEO LỨA TUỔI
GIAO TIẾP VỚI TRẺ TỪ ( 3– 11 TUỔI )
6 năm 1 lần các bé sẽ xảy ra những sự thay đổi lớn. ở các nền văn minh khác của
xạ hội giai đoạn đó có thể là 5 năm, hay 7 năm. Điều đó phụ thuộc vào tính chất
của nền văn mình và sự giáo dục mà đứa trẻ nhận được. Có một khái niệm, một
trong những tri thức trong nền văn minh ấn độ. Họ dạy rằng trong từ giai đoạn 0
đến 6 tuổi bạn sẽ đối xử với con mình như 1 đứa vua hay nữ hoàng, từ giai đoạn 6
đến 12t bạn đối xử với con như một một hoàng tử hoặc công chúa, và từ 12 tuổi
trở lên, bạn đối xữ với con như 1 người bạn. Chúng ta phải giao tiếp như thế nào
trong từng giai đoạn phát triển của bé ?.
Cách giao tiếp của trẻ từ 3 -6t:
Trong giai đoạn từ 3 -6 t, người mẹ là người mà chúng cần sự quan tâm, sự
chú ý sự yêu thương nhất, trong giai này hãy hạn chế việc gây tỗn thương cho trẻ,
hạn chế nói không đối với trẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của vốn từ : 3 tuổi: 1500
từ, 4 tuổi: 300 từ, 5 tuổi: 4500 từ. Giai đoạn này trẻ chạy khắp nơi, hỏi 1 câu hỏi
20 lần, và làm mọi thứ lộn xộn. Nhưng nếu bạn cứ nói “ không, không”, “ không
được làm thế”, “ đứng đấy”,.. thì chuyện gì sẽ xãy ra ?. chúng sẽ trở nên rất bạo
lực, hành vi của trẻ sẽ mang khuynh hướng bạo lực. Vì sao ạ ? vì tư duy của trẻ
trong giai đoạn này là tư duy tiềm khái niệm ( 2-4 tuổi) và tư duy cảm tính ( 4-6
tuổi). Trẻ trong giai đoạn này chưa có khả năng phân biệt các dấu hiệu bên ngoài
và các bản chất thật sự bên trong, tức là trẻ chưa có những tư duy logic. Vì thế
trong quá trình giao tiếp với trẻ mà bạn xử dụng bạo lực, nắm đấm, trẻ không thể
nào hiểu được lí do bạn dùng nó và trẻ sẽ coi đó là các giải quyết hợp lí và bắt
chước theo. Vậy nên thay vì bạo lực, thay vì nói “ không” bạn nên kiên nhẫn giải
thích cho trẻ đúng, sai, bên cạnh nêu cho trẻ các biện pháp phòng tránh. VD: Nếu
như bạn nói đứa trẻ là : “ không được chạm vào nến nóng” thì chúng sẽ càng chạm
vào, điều đó cũng tương tự với người lớn, thay vì nó một cách ra lệnh thì mình nên
nói “ nó rất nóng, nó sẽ gây tổn thương, gây đau, gây chảy máu... cho con” bên
cạnh đó nên nói cho trẻ cách phòng tránh như là nên đứng cách xa ngọn nến
khoảng một cánh tay.
Trẻ 3 – 4 tuổi: phát triển ngôn ngữ tình huống (người nghe phải trong tình


huống đó mới hiểu) . VD: bé học về kể lại “ sáng nay, ói quá trời luôn, mẹ tưởng
bé ói, nhưng thực ra là bé Hoa kế bên ói. Thì người lớn, người đang giao tiếp với


trẻ chớ vội hoảng hốt, hay la rầy trẻ mà nên hỏi lại trẻ một cách kĩ càng như “ bạn
nào trong lớp ói hả con ?...”
Trẻ 5 – 6 tuổi: đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạch lạc ( tức là
khả năng sử dụng câu cú mạch lạc, rõ ràng..). Người giao tiếp với trẻ ở giai đoạn
này cần phải nói rõ ràng, sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Bạn phải thường
xuyên trò chuyện với trẻ luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù
hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp để tạo cho trẻ điều kiện học hỏi và
phát triển khả năng của mình.
Cách giao tiếp với trẻ từ 6- 11 tuổi:
giai đoạn này là thời điểm ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ của trẻ
tiếp tục được mở rộng, nắm được các kết cấu ngữ pháp ngày càng phức tạp và
sử dụng từ ngữ một cách tính tế. Trẻ ở độ tuổi này đã phát triển vốn từ vựng của
mình khá mạnh, đến cuối tiểu học, khối lượng từ của trẻ lên đến 10.000 từ. vì
thế, trẻ đã có thể hiểu được ý nghĩa trong lời nói của người lớn. Thế nhưng, sự
hoàn thiện ngôn ngữ không diễn ra một cách tự nhiên và nhờ vào sự hướng
dẫn, rèn giũa của cha mẹ, thầy cô giáo. Vì thế các bậc cha mẹ nên dành thời gian
nói chuyện với bé
ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành tư duy có phê phán thế nhưng trẻ
cũng chỉ có thể đánh giá hành vi qua hậu quả của nó chứ chưa nhận thức được
động cơ dẫn đến hành vi. Vd: trẻ đá banh trong nhà làm bể bình hoa của mẹ. Trẻ
biết làm bể bình hoa là sai nhưng chưa chưa nhận thức được rằng việc đá banh
trong nhà là không được phép. Thế nên, người lớn nên từ tốn, giải thích cho trẻ biết
những gì nên làm và không nên làm, như khu vực nào được chơi, khu vực nào
không được chơi, nhưng tuyệt đối không được gằn dọng quát tháo, vì khi bạn lạm
vậy trẻ sẽ thấy sợ hơn là biết mình phải làm thế nào sau này.
Bước vào lứa tuổi này, trẻ cũng bắt hình thành sự “ tự đánh giá”. Nếu trẻ

luôn bị bố mẹ mắng mỏ, chê bai , không được quan tâm bỏ mặc thì thường có sự tự
đánh giá thấp. Cha mẹ thường hay ép buộc con trẻ phải trở thành một cá nhân tài
giỏi nào đó thông qua những câu hỏi như : “ sao bạn được 10 điểm mà con chỉ có 8
điểm”, “ trên lớp có ai làm được bài này không”, “ sao bạn làm được mà con
không làm được”, điều đó không giúp trẻ thông minh hơn mà chỉ khiến trẻ tự ti về
bản thân mình hơn. Người lớn cần giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập, không nhất
thiết ta cần ngồi vào bàn với trẻ mà chỉ cần động viên, cổ vũ trẻ ngồi vào bàn học.
Vậy cha mẹ trong giai đoạn này nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, không
chỉ nói cho trẻ nghe, hãy đặt các câu hỏi rồi lắng nghe trẻ đáp lại, tạo cơ hội cho trẻ
được nói lên suy nghĩ của mình. Trong việc phê bình hay chỉ bảo cho trẻ, cha mẹ


nên để trẻ tự chủ hơn, hãy nói chuyện với trẻ như một người bạn. Tránh dùng
những mẫu câu mệnh lệnh khi giao tiếp với trẻ.
Tóm lại:
Hãy cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe
khi bạn tham gia vào quá trình giao tiếp với trẻ, bạn lắng nghe những gì trẻ nói một
cách nghiêm túc, bạn không hề chú ý đến việc khác khi trẻ nói. Chính thái độ đó
của bạn sẽ dạy trẻ cũng cần phải lắng nghe một cách nghiêm túc khi người khác
nói chuyện với mình.
Không sử dụng bạo lực, nắm đấm với trẻ:
Đôi khi vì bực tức hay nóng giận mà bạn có thể mắng con, vô tình nói ra những
câu nói không hay làm trẻ học theo. Bố mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con
cái, bạn nên để ý đến những lời nói và hành động của mình để con cái noi gương
theo. Khi bạn sử dụng bạo lực với con mình, tức là bạn đang hướng mũi gươm vào
con mình, và làm chúng bị tổn thương về tâm lý hơn và hiểu quả giao tiếp với trẻ
với bạn sẽ giảm dần đi ở những lần sau.
Nên nhẹ nhàng, kiên nhẫn khi giao tiếp với trẻ:
Ở Lứa tuổi trẻ em, khả năng giao tiếp, vôn từ và tư duy còn chưa phát triển.
Vì thế sẽ có những suy nghĩ và câu trả lời ngây ngô và tự làm theo ý. Người

lớn cần hết sức kiên nhẫn khi trò chuyện cùng trẻ, không nên ép buộc trẻ phải
tuân theo mình. Không nên bắt một “ vị vua” phải tuân theo lời nói của mình
mà thay vào đó nên để trẻ chủ động tìm ra cái sai của mình và tự đưa ra giải
pháp cho mình.
GIAO TIẾP CỦA LỨA TUỔI THIẾU NIÊN ( 12-17 TUỔI)
1.

GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ

a.

Đặc điểm tâm lí:

− Bên cạnh hoạt động học tập, giao tiếp với bạn ở tuổi thiếu niên trở thành HOẠT
ĐỘNG CHỦ ĐẠO ở lứa tuổi này.


_ Nếu như ở tuổi nhi đồng, các em giao tiếp để trao đổi học tập là chính, thì bây
giờ
đi học chỉ để nói chuyện, giao tiếp với bạn bè.
− Quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với học sinh
tiểu học. Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà
trường, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ quen biết ở 1 tập thể khác trường, khác
lớp.
− Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì:
+ Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với
nhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những bạn bè thân
thiết tin cậy. Tìm ra điểm tương đồng, sự thông hiểu, và sự chấp nhận, điều mà
các em không tìm thấy khi giao tiếp với trẻ nhỏ hay người lớn.
+ Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được

bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình.


b.Vai
trò
của
tình
bạn:
-

Ảnh hưởng tích cực:

+ Ảnh hưởng về mặt nhận thức:
Với tâm lý dễ gần gũi, hòa đồng, am hiểu lẫn nhau, thiếu niên thường chia sẻ với
nhau những kiến thức xã hội, qua đó giúp nhau khắc phục những kiến thức còn
khiếm khuyết như kiến thức về giới tính, về tâm lý người khác phái, về kinh
nghiệm ứng xử với các lớp người khác nhau trong xã hội…
Cũng từ quan hệ bạn bè, thiếu niên có thể khuyên bảo lẫn nhau, giúp đỡ bạn khắc
phục những nhược điểm, phát triển những ưu điểm trong nhận thức và tầm hiểu
biết. Quá trình này được đánh giá là có hiệu quả tới đối tượng được giáo dục hơn
hẳn sự giáo dục tri thức của người lớn, nguyên nhân là do tâm lý người tiếp nhận
được thoải mái, tự tin và không mang tính áp lực như khi tiếp thu bài giảng trong
sách vở.
Thông qua thế giới bạn bè, thanh niên có thể nhận thấy vốn tri thức của mình còn
bị hạn chế ở một giới hạn nhất định nào đó, nó thôi thúc các em không ngừng ra


sức vươn lên chiếm lĩnh mảng kiến thức còn bị thiếu hụt để mau chóng hòa đồng
với bạn bè. Tâm lý “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly” chính là nét
tâm lý bản chất của các em trong giai đoạn nhận thức ở tuổi này.


+ Ảnh hưởng về mặt đạo đức - nhân cách sống:
Qua quá trình giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, hoặc những người bạn lớn tuổi
có kinh nghiệm sống thực tiễn, thiếu niên tiếp nhận được những nét nhân cách tốt
đẹp như tinh thần yêu nước, mục đích sống tốt đẹp, sống có hoãi bão, ước mơ, ý
chí kiên cường dũng cảm…
Cũng từ thế giới bạn bè, thiếu niên có thể nhận được những góp ý chân thành nhất
để tu sửa mình. Từ đó, các em soi xét được bản thân và tự khắc phục những mặt
thiếu tích cực như tính tự ti, tính tự kiêu, sự vô tâm, vô ý, đặc biệt là loại bỏ tính
ích kỉ thường gặp ở lứa tuổi mới lớn.
+ Ảnh hưởng đối với thế giới quan tinh thần:
Tâm lý chung của lứa tuổi thiếu niên là giàu tình cảm, dễ xúc động, hay xây dựng
hình tượng lý tưởng cho mình và cũng dễ bị sụp đổ hình tượng. Thực tiễn cho thấy,
các em thường có xu hướng tách biệt với gia đình, khép kín đời sống nội tâm nên
hay có biểu hiện lo lắng và tâm trạng cô đơn. Những khi phải đối mặt với các khó
khăn này, các em có mong muốn tìm sự sưởi ấm từ phía bạn bè. Khi được bạn chia
sẻ, quan tâm, tậntình chăm sóc, thanh niên sẽ được bồi đắp thêm một khía cạnh
tình cảm đạo đức cao đẹp: lòng tin yêu và quan tâm đến bạn bè theo đúng ý nghĩa
của tình bạn chân thành.


Như vậy, sự quan tâm, yêu thương, thấu hiểu, hết lòng đồng cam cộng khổ của
tình bạn đã tạo nên mối liên kết kì diệu giữa những con người vốn xa lạ, và hun
đúc nên một thế giới tinh thần cao cả cho thiếu niên nói riêng và con người nói
chung.
-

Ảnh hưởng tiêu cực:

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nêu trên, mối quan hệ bạn bè cũng đem lại cho

thiếu niên nhiều vấn đề tiêu cực. Do có tâm lý dễ tin vào bạn bè nên các em không
tránh khỏi bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với những đối tượng xấu.
+ Về mặt nhận thức:
Với tâm lý tò mò và ưa khám phá những điều mới lạ, nếu không được người lớn
giám sát chặt chẽ, lứa tuổi thiếu niên rất dễ bị tiêm nhiễm bởi những luồng tư
tưởng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới quan nhận thức của các em.
Qua bạn bè, các em có thể chịu ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, các luồng tư
tưởng phản động sai lệch, các ấn phẩm văn hóa đồi trụy. Nó không chỉ làm thui
chột một nền tảng tri thức đang từng bước được định hình trong các em, mà còn
làm suy thoái đạo đức của thiếu niên mới lớn.
Khi chịu ảnh hưởng xấu từ bạn bè, các em dễ bị “lây” bởi những tư tưởng như:
lười biếng học tập, có cái nhìn thiếu thiện cảm với những bạn bè tốt khác, có tư
tưởng ích kỉ hẹp hòi và suy nghĩ cá nhân… Điều này gây hạn chế rất lớn cho nhận
thức của các em.
+ Về mặt đạo đức.
Thiếu niên có thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi không tốt đẹp như lối sống
buông thả, đua đòi, thích chơi trội, theo mốt…
Với người lớn, các em thường bị bạn bè xấu lôi kéo nên nảy sinh tâm lý không tôn
trọng, không lễ độ đồng thời đặt cho mình quyền tự do buông thả và quyền đòi hỏi,
buộc người lớn phải chiều theo mọi ý thích của mình, để không “thua bạn kém bè”.


Từ đó, thanh niên mới lớn rất dễ sa ngã vào con đường xấu, sa vào các tệ nạn xã
hội như trộm cắp, ma túy, cờ bạc, cướp giật…trở thành tội phạm đối với xã hội.
+ Về thế giới quan tinh thần.
Do những tác động mang tính tiêu cực, được du nhập thường xuyên và mang tính
tự nhiên từ phía bạn bè nên dần dần thế giới quan của các em trở nên thiếu trong
sáng lành mạnh.
Bên cạnh đó, nếu như gặp những trắc trở từ phía bạn bè như bị phản bội, bị tẩy
chay, thiếu niên mới lớn dễ lâm vào trạng thái bi quan, chản nản, nghi ngờ tất cả và

khép kín tâm hồn mình với thế giới bên ngoài

Như vậy có thể thấy được rằng tác động của nhân tố bạn bè là tác động mang
tính quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi thiếu
niên. Đúng như một câu danh ngôn đã phát biểu: “Hãy chỉ cho tôi thấy bạn anh là
ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”, việc tiếp cận và chịu ảnh hưởng
từ các nhóm bạn bè chi phối rất lớn đối với tâm sinh lý thiếu niên. Tuy nhiên, bản
thân thiếu niên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tự nhân thức, tự chọn lọc và
phân loại các tác động từ phía bạn bè đến bản thân mình. Đồng thời, vai trò của gia
đình và nhà trường trong việc kiểm soát, định hướng và giáo dục cho các em là rất
cần thiết.


2.

Giao tiếp với cha mẹ:

a.

Đặc điểm tâm lí:

− Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo : “cảm giác mình đã là
người lớn”. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa, nhưng các em cũng
có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn.
− Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về nội dung và hình
thức. Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ…và những khả năng của
bản thân.
+ Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường và
quan điểm riêng.
+ Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và không phụ thuộc

vào người lớn ở một mức độ nhất định.
+ Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như
đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống
riêng của các em.


+ Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thực hiện một
cách tự nguyện. Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả
trong hành động.
− Các em mong muốn hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của
mình; Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và
mở rộng tính độc lập của các em.
➢Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con là do sự khác biệt nhận
thức về nhu cầu độc lập của con, một phần do xu hướng biến đổi hệ giá trị trong xã
hội hiện đại.

b.

Vai trò của tình cảm gia đình:

-

Ảnh hưởng tích cực:

Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là muốn tách khỏi sự phụ thuộc tuyệt đối vào cha
mẹ, muốn suy nghĩ theo một lối riêng, hành động theo một cách riêng. Các em đòi


hỏi một không gian riêng tư để được sống theo ý muốn của mình. Do những khác
biệt về cách nhìn đối với cuộc sống mà thanh niên dễ nảy sinh quan điểm mâu

thuẫn với cha mẹ trong những khía cạnh của đời sống.
Nắm được đặc điểm này, gia đình cần phải am hiểu tâm lý các em, dành cho các
em sự tôn trọng nhất định trong các vấn đề riêng tư. Như vậy thanh niên vừa cảm
thấy thỏa mãn nhu cầu tự do của lứa tuổi, đồng thời vẫn được sống trong sự bao
bọc, chở che của vòng tay cha mẹ.
+ Tình cảm yêu thương, quan tâm, tôn trọng với con cái và sự hiếu đễ của với ông
bà của cha mẹ trong gia đình có tác động rất to lớn tới nhận thức của con cái.
Với lứa tuổi thiếu niên, tâm lý so sánh, đánh giá và học tập tiếp thu phát triển sâu
sắc hơn lứa tuổi trước rất nhiều. Thông qua cách cư xử và tình cảm của cha mẹ,
con cái sẽ có sự đánh giá và học tập nhất định. Từ đó nhằm bồi dưỡng những đặc
điểm nhân cách tốt đẹp cho các em như: kính trọng, vâng lời cha mẹ, sống có trách
nhiệm với gia đình, biết yêu thương vun vén cho hạnh phúc gia đình mình…
VD: cha mẹ quan tâm đến việc học của con cái, nhắc nhở con về tầm quan trọng
của việc học thì con sẽ có nhận thức đúng và chuyên tâm vào việc học hơn
+ Cách quan tâm tế nhị của cha mẹ ở giai đoạn này cũng có tác động sâu sắc tới
việc hình thành nhân cách cho thanh niên.
Khác hẳn với lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên không muốn cha mẹ quá áp đặt mình
trong suy nghĩ, hành động và trong các mối quan hệ xã hội. Bởi thế, hiện tượng
tâm lý nổi bật thường thấy là những cuộc tranh luận của con cái với cha mẹ, xu
hướng muốn xa lánh – muốn “giữ bí mật” với người lớn vì cho rằng “bố mẹ không
hiểu con” trong các gia đình hiện đại
Vì vậy khi cha mẹ nhẹ nhàng tế nhị tìm hiểu các thay đổi (cả về mặt sinh học và
tâm lý) của các em sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, an toàn, được chia sẻ, được cảm
thông, được giải đáp những khúc mắc mà các em gặp phải trong cuộc sống. Điều
này giúp cho thanh niên chủ động thổ lộ suy nghĩ với cha mẹ, có thói quen xin ý
kiến cha mẹ khi quyết định một việc hệ trọng nào đó.Nhờ đó, người lớn kịp thời
động viên khích lệ cũng như uốn nắn khuyên bảo con cái, định hướng con đường
hình thành nhân cách cho các em.



+ Sự giáo dục, yêu thương, quan tâm cùng truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ bồi
dưỡng cho các em nét nhân cách đáng quý: tính trung thực, tính khiêm tốn, sự
dũng cảm và lòng nhân ái v.v…
+ Tình cảm gia đình tốt đẹp là cơ sở tinh thần vững chắc nhất giúp các em tự tin và
có động lực để phát triển các tình cảm lớn khác trong cuộc đời.
Tóm lại, yếu tố tình cảm gia đình có vai trò định hướng và tạo nền tảng quan
trọng trong quá trình hình thành nhân cách của các em.
-

Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Cha mẹ không quan tâm tới con cái:
Điều này tạo cho thanh niên tâm lý bị bỏ rơi, bị thiếu hụt về tình cảm trong giai
đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời. Từ đó, thanh niên có xu hướng đi tìm
những tình cảm khác để bù đắp như tình bạn, tình yêu nhưng lại dễ bị lừa gạt, sa
ngã.
+ Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con:
Con cái sẽ có sự so sánh trong cách quan tâm và thể hiện tình yêu thương của cha
mẹ với mình và anh chị em khác trong gia đình. Nếu cha mẹ có sự phân biệt đối xử
trong các con (vd: bênh vực, quan tâm, chăm lo cho con trai hơn con gái) thì sẽ dễ
làm hình thành nét nhân cách như: ghen tỵ, ích kỉ, bất mãn, tủi thân… Hậu quả của
nó có thể diễn ra theo hai hướng: Thiếuniên sẽ có xu hướng sống khép kín, tự ti,
hay hờn giận và có cái nhìn hoài nghi bi quan về cuộc đời; hoặc là các em muốn
sớm độc lập, sống lạnh nhạt xa cách hẳn với bố mẹ.
Việc tách khỏi gia đình ở lứa tuổi này là rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp
các em bị lôi kéo, sa ngã, mất đi nhân cách trong sáng tốt đẹp của tuổi học trò.
+ Gia đình đổ vỡ
Việc tình cảm gia đình tan vỡ có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm lý của
con cái. Nó khiến các em có cảm giác lo sợ khi mất đi chỗ dựa, tâm lý xấu hổ với
bạn bè và đặc biệt là niềm tin về hạnh phúc trong tương lai bị đổ vỡ.



Khi bố/mẹ tái kết hôn với người khác, tâm lý của người con riêng thường vô cùng
xáo trộn và rất dễ bị kích động do đau khổ và cảm giác mất mát, bị bỏ rơi.
Tóm lại, mặt trái của tình cảm gia đình có tác động tiêu cực rất lớn đến các em. Nó
khiến cho thanh niên có những suy nghĩ và hành động nông nổi, dễ xảy ra việc vô
tình hủy hoại tương lai tươi sáng của bản thân mình.
3). Đánh giá chung: Ảnh hưởng của khách thể giao tiếp trong quá trình giao
tiếp diễn ra:
- Tác động tích cực:
+ Tác động về mặt nhận thức:
Khi tiếp xúc với những người có tri thức, có hiểu biết xã hội, lứa tuổi đầu thiếu
niên mau chóng thu nhận được vốn sống thực tế, thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng
và làm phong phú thêm cho tâm hồn mình. Những bài học các em tích lũy được
không chỉ là kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập trong nhà trường mà
còn là kiến thức xã hội mà sách vở không thể truyền đạt hiệu quả được.
+ Tác động về nhân cách sống:
Khi gần gũi, tiếp xúc với những cá nhân có thành tích nổi bật, có nhiều ưu điểm,
lứa tuổi thiếu niên vốn mang sẵn tâm lý “cạnh tranh” và muốn khẳng định mình sẽ
nảy sinh chí hướng phấn đấu cho tương lai, từ đó nó trở thành mục đích để các em
vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
Trong quá trình giao tiếp, các em nhận được lời khen, chê, đánh giá của bạn bè và
người lớn. Thông qua đó mà lứa tuổi này có thể điều chỉnh được bản thân mình,
vươn tới những giá trị cao đẹp.
+ Tác động đến đời sống tâm hồn tình cảm:
Hoạt động giao tiếp với bạn bè, thày cô, gia đình nói riêng và xã hội nói chung sẽ
hun đúc, bồi dưỡng, làm giàu đẹp phong phú tâm hồn đang dần trưởng thành của
các em. Nó giúp các em phát triển tình yêu với cuộc sống, với con người. Nó có tác
dụng sâu sắc trong việc hoàn thiện phần “Người” trong mỗi cá nhân mà ở lứa tuổi
trước đó có thể chưa có ý thức rõ ràng.

Những thay đổi tích cực trên phần lớn là do tác động từ phía tập thể và do quá trình
tự nhận thức, tự điều chỉnh của các em. Nó thường xảy ra sau một thời gian cá
nhân hòa nhập, giao tiếp với cộng đồng. Nếu tách mình ra khỏi tập thể, khỏi cộng
đồng, không thực hiện hoạt động giao tiếp xã hội, con người nói chung và lứa tuổi


đầu thiếu niên nói riêng khó có thể hình thành một nhân cách tốt đẹp cho bản thân
mình.
-

Tác động tiêu cực:

Ngược lại với những ảnh hưởng tích cực đã nêu ở trên,các khách thể của hoạt động
giao tiếp xã hội có thể mang lại những tác động ngoài mong muốn.
+ Về mặt nhận thức:
Do tâm lý lứa tuổi này rất dễ có những xung đột và mâu thuẫn với người lớn, với
bạn bè nên không tránh khỏi trong quá trình giao tiếp, các em không chịu nghe
theo những lời khuyên bảo răn dạy, mà tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những
kiến thức sai lệch từ mặt trái của nền văn hóa mang lại. Trong giai đoạn hiện nay,
việc du nhập lối sống mới cùng với nhiều trào lưu giao tiếp văn hoá không được
kiểm soát chặt chẽ rất dễ gây ra ảnh hưởng không lành mạnh đến quá trình nhận
thức của các em.
+ Về mặt nhân cách sống:
Giao tiếp với kẻ xấu khiến thiếu niên nhanh chóng và dễ dàng bị tiêm nhiễm những
thói quen, hành vi xấu xa đồi bại, trái với truyền thống đạo đức của dân tộc, trái
với nếp sống văn hóa.
Thiếu niên cũng dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc… khi tiếp xúc
với nhóm bạn xấu, từ đó vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, giết người để
có tiền bạc tiêu xài.
+ Về đời sống tâm hồn tình cảm:

Tương tự như trên, khi tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những kiến thức sai
lệch, lứa tuổi đầu thiếu niên có thể nảy sinh tư tưởng chán ghét cuộc sống hiện tại,
muốn “phá cách” muốn “nổi loạn”, khiến cho các đối tượng xấu dễ lợi dụng.
Tóm lại, hoạt động giao tiếp có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành
nhân cách cho các em.Trong một vài khía cạnh, nó còn có tác dụng ảnh hưởng trực
tiếp và quyết định đến thế giới quan của lứa tuổi thiếu niên.Giao tiếp có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn thiếu niên; ngược lại, những kiến thức
và tác động mà thiếu niên tiếp nhận được ở lứa tuổi này lại tích lũy và chi phối
hoạt động giao tiếp trong các giai đoạn sau của cuộc đời.
Để quá trình giao tiếp mang tính giáo dục và góp phần tích cực trong việc xây
dựng nhân cách tốt đẹp cho thiếu niên, một mặt cha mẹ và những người lớn phải
có định hướng, quan tâm sát sao, mặt khác bản thân thiếu niên phải tự ý thức


và điều chỉnh bản thân để không bị chệch hướng trong rèn luyện, tu dưỡng.
Trong điều kiện đất nước bước vào hội nhập, yếu tố giáo dục và sự tự ý thức có
tác động rất to lớn trong việc định hình và phân loại thanh thiếu niên. Nó vừa tạo
ra cơ hội lớn để tiếp cận văn minh nhân loại, vừa đặt ra thách thức trong việc giữ
gìn nhân cách, nhân phẩm con người.
GIAO TIẾP Ở LỨA TUỔI THANH NIÊN


Các mối quan hệ giao tiếp

o

Giao tiếp với người lớn

Giao tiếp với người lớn vẫn ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình tự xác định và
hình thành nhân cách của thanh niên , đặc biệt là giao tiếp với cha mẹ. Trước đây, ở

lứa tuổi thiếu niên, giao tiếp với cha mẹ luôn có vai trò quan trọng. Bước vào tuổi
thanh niên, mối quan hệ giao tiếp này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.
Theo một số nghiên cứu được tiến hành ở Nga, bước vào đầu tuổi thanh niên, các
bạn trẻ mong muốn nhất ở cha mẹ mình là “họ trở thành những người bạn và
những người có thể đưa ra những lời khuyên chân thành và có ích”. Đối với các
chàng trai và cô gái trẻ thì sự thông hiểu của cha mẹ có vị trí quan trong nhất đối
với thanh niên trong bước đường tự xác định, tìm việc cũng như tìm người yêu
(Kuragina I.IU., Koliuxki V.N., 2005).
Khi được hỏi: “Nếu gặp những tình huống khó khăn trong cuộc sống thì bân sẽ hỏi
ý kiến ai?”. Các chàng trai và cô gái trẻ đều đặt người mẹ lên vị trí hàng đầu. Ở vị
trí thứ hai, các chàng trai thường chọn người cha, còn các cô gái thì chọn bạn thân.
Thêm vào đó, tất cả thanh niên, khi được hỏi đều cho rằng gia đình luôn là nơi các
em cảm thấy tự tin và yên tâm hơn cả. Mặc dù thanh niên có xu hướng trở nên độc
lập một cách mạnh mẽ, nhưng hầu hết đều cần tới sự giúp đỡ của những người lớn
tuổi, sự chia sẻ kinh nghiệm sống và làm việc của họ.
Thanh niên thường thảo luận với cha mẹ về những vấn đề tương lai, đặc biệt là vấn
đề lập nghiệp. Thanh niên thảo luận với người cha những kế hoạch quan trọng và
những biện pháp để đạt các mục đích đề ra, những khó khăn lien quan đến học tập.
Với người mẹ, phạm vi các vấn đề giao tiếp của thanh niên rộng hơn so với người
cha. Bên cạnh những kế hoạch tương lai, thanh niên còn tâm sự với mẹ những vấn
đề thường ngày của cuộc sống, thái độ, quan điểm và những tình cảm nảy sinh
(Kuragina I.IU., Koliuxki V.N., 2005). Ngoài ra, thanh niên có thể thảo luận những


vấn đề của mình với những người lớn khác như thầy cô giáo, cha mẹ của bạn thân,
những người họ hàng.
Tuy nhiên, mối quan hệ với người lớn, mặc dù trở nên tin cậy, vẫn giữ một khoảng
cách nhất định. Nội dung của giao tiếp rất có ý nghĩa với thanh niên, nhưng đó
không phải là những trao đổi thân tình. Không phải bao giờ giao tiếp với người lớn
cũng giúp các em tự khám phá bản thân, hay cảm thấy sự gần gũi thật sự về mặt

tâm lí. Ý kiến và những giá trị nhận được từ phía cha mẹ, người lớn còn được các
em sang lọc và kiểm tra trong giao tiếp bình đẳng với bạn bè trước khi được tiếp
nhận.

o

Giao tiếp với bạn bè

Tình bạn có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên. Dựa trên sự
tin tưởng lẫn nhau, sự gắn bó và sở thích chung. Tình bạn nảy sinh, hình thành và
phát triển trong những hoạt động chung. Bạn bè thường hỗ trợ nhau và quan tâm
đến nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng
lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong tập thể, thanh niên thấy được vị trí,
trách nhiệm của mình và cũng cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong
nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu
mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó làm cho thanh niên phải
suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.


Giao tiếp với bạn bè tiếp tục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành cái tôi của
thanh niên, nó có những chức năng khác so với giao tiếp với người lớn. Nếu trong
giao tiếp tin cậy với cha mẹ, thanh niên thường đề cập đến những tình huống khó
khăn trong cuộc sống, liên quan đến các kế hoạch trong tương lai, thì giao tiếp với
bạn bè là giao tiếp cá nhân thân tình, theo kiểu giải bày, xưng tội, thú nhận, truyền
đạo. Cũng như ở tuổi thiếu niên, mỗi thanh niên dường như mở cửa tâm hồn mình
cho những người bạn thân thiết đưa bạn đến với những tình cảm của mình, những
ý nghĩ, sở thích, những niềm đam mê. Với những người bạn thân, thanh niên có thể
trao đổi về những nỗi thất vọng lớn nhất, về mối quan hệ với bạn khác giới và về
nhiều vấn đề bí mật khác nữa. Nội dung của những giao tiếp này là cuộc sống thật
chứ không phải những phác thảo của cuộc sống tương lai.

Giao tiếp bạn bè thân tình đòi hỏi sự thông hiểu lẫn nhau, sự gần gũi nội tâm, chân
tình và cởi mở. Nó dựa trên mối quan hệ với người bạn như với chính mình, trong
đó “cái tôi thật chất” được bộc lộ tối đa. Nhờ loại giao tiếp này, thanh niên dần dần
biết chấp nhận và tôn trọng bản thân.

o

Giao tiếp trong tình yêu

Ở độ tuổi thanh niên, ngoài tình bạn còn xuất hiện một loại tình cảm khác đó là
tình yêu. Tình yêu tuổi thanh niên chứa đựng trong mình cả tình bạn, mức độ thân
tình cao hơn nhiều so với tình bạn thông thường. Nhu cầu cảm xúc đối với tình bạn


có giảm đi khi mới xuất hiện tình yêu. Cùng với sự thơ mộng và lãng mạn đặc
trưng của tuổi trẻ, thanh niên gắn cho tình yêu ý nghĩa thiêng liêng và trong sáng.
Một số kĩ năng giao tiếp cơ bản trong tình yêu:



Giãi bày điều thầm kín

Việc bày tỏ một cách chân thành những điều bí mật liên quan đến mình với người
yêu – người xứng đáng biết được điều đó sẽ khiến mối quan hệ giữa hai người trở
nên gần gũi hơn.



Lắng nghe


Để trở thành một người lắng nghe tốt, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những gì
người khác nói mà còn là hiểu, nhận thức đúng đắn về điều người ấy muốn truyền
đạt với bạn. Chỉ khi trở thành người lắng nghe tốt, bạn mới có thể đoán biết được
suy nghĩ, cảm xúc của người yêu qua từng lời nói. Cùng với đó, bạn sẽ biết chia sẻ,
đồng cảm, động viên, khuyến khích… hay làm họ cười.



Biểu lộ tình cảm

Thể hiện tình cảm của bản thân cho người ấy biết là kĩ năng khó khăn hơn cả việc
làm chủ tình cảm của mình. Điều quan trọng là việc thể hiện tình cảm cá nhân phải
mang lại một hệ quả tích cực, đó là bạn được người ấy đáp lại tình cảm đó.



Xác nhận

Trong quá trình các cặp đôi giao tiếp với nhau, “xác nhận” cũng là một kĩ năng
quan trọng bạn nên học tập. Xác nhận mình đang lắng nghe và hiểu những gì người
ấy nói, xác nhận tình cảm của mình qua những cử chỉ quan tâm, xác nhận mình
nghiêm túc trong mối quan hệ…



Đồng cảm

Sự đồng cảm là kỹ năng đặc biệt quan trọng để xây dựng một mối quan hệ sâu sắc
và lâu dài. Sự đồng cảm không nhất thiết lúc nào cũng phải đồng tình. Bạn có thể
đưa ra lời động viên người ấy vì đã hành động đúng hoặc khuyên họ nên suy nghĩ

tích cực hơn khi cho rằng họ đã hành động sai…



Xin lỗi


Một lời xin lỗi đủ sức mạnh để xoa dịu những nỗi đau mà nó còn làm cho người
bạn đời cảm nhận bạn hiểu thấu đáo cảm xúc trong họ. Khi nhận lời xin lỗi từ bạn,
người ấy hiểu rằng bạn đã ý thức được lời nói, hành động của mình làm tổn thương
họ. Một lời xin lỗi đúng đắn sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin và tăng cường sự kết
nối suốt hành trình dài mối quan hệ của mình.

Tài liệu tham khảo
Tâm lý học phát triển (Trương Thị Khánh Hà).
/>
Giao tiếp với nhóm tuổi lão niên


Xu hướng giao tiếp với người xung quanh:

o

Với con cháu, người thân trong gia đình:

Người lớn tuổi giao tiếp chủ yếu với người thân trong gia đình nhiều hơn do điều
kiện sức khỏe không cho phép. Họ thường có xu hướng thích được quan tâm bởi
con cháu và người thân bằng việc thường tỏ ra mệt mỏi hơn để thu hút sự chú ý
của người trong gia đình. Hãy luôn khiến họ cảm thấy bản thân mình vẫn còn quan
trọng đối với mỗi người trong gia đình, đừng tạo cho họ cảm giác bản thân vô

dụng, không giúp ích gì cho mọi người thân. Những người tuổi càng cao thì tâm


hồn của họ lại càng trẻ hóa.Họ muốn được mọi người quan tâm tới những việc họ
làm, quan tâm đến sức khỏe, cảm xúc của họ như thế nào.
Vì vậy ta nên chú ý chăm chút hơn trong vấn đề sức khỏe cũng như tâm lý khi
trong gia đình có người lớn tuổi. Thường xuyên hỏi thăm xem họ cảm thấy như thế
nào, họ muốn đi đâu chơi, họ đang làm gì,… Hay chỉ đơn giản là một câu chúc
buổi sáng tốt lành hay một cái ôm cũng khiến họ trở nên vui vẻ.
o

Với người quen, đồng nghiệp cũ

Sau nhiều năm làm việc, cống hiến mình cho xã hội, những người thuộc nhóm tuổi
lão niên thỉnh thoảng vẫn thích tìm lại những người bạn cũ, những người đồng
nghiệp cũ để cùng trò chuyện.Đến lúc này, họ không còn cùng nhau bàn luận về
vấn đề công việc nữa.Họ chủ yếu hàn huyên lại những chuyện đã cùng nhau trải
qua, những kỉ niệm họ đã có cùng nhau. Họ thường cùng nhau ăn bánh, uống trà
kể lại những chuyến đi cùng nhau, những bữa ăn cùng nhau, những chuyện họ đã
cùng nhau cười, cùng nhau khóc.
Ta nên khuyến khích người thân thuộc nhóm tuổi lão niên của mình gặp gỡ lại các
mối quan hệ xưa, khiến họ trở nên vui vẻ hơn khi được gặp người cùng lứa, khiến
họ cởi mở, thoải mái hơn trong cuộc sống.
o

Với những người bạn mới

Những người lớn tuổi có con cháu thường đi học, đi làm suốt, không có nhiều thời
gian cùng nói chuyện họ thường thích tham gia vào các Hội người cao tuổi để có
thể cùng những người cùng lứa tham gia các hoạt động như tập dưỡng sinh, chơi

cò, uống trà đàm đạo. Đây cũng là cơ hội để họ tạo lập nên những mối quan hệ
mới, tìm cho mình những người bạn mới để cùng trò chuyện.Họ thường có xu
hướng kể cho những người bạn mới của mình về gia đình, về sự nghiệp, về tuổi trẻ
của họ hay chỉ đơn giản là cùng nhau nói về những vấn đề họ cùng quan tâm.
Với những người bận rộn không có khả năng dành nhiều thời gian cho cha mẹ, ông
bà, nên khuyến khích họ tham gia vào các hội người cao tuổi hay hội dưỡng sinh
để họ tìm được những người bạn mới khiến họ trở nên cởi mở hơn, thoải mái chia
sẻ hơn.



Giao tiếp với nhóm tuổi lão niên:

Các kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng với nhóm tuổi lão niên:


1. Cách bắt chuyện với người lớn tuổi
Kỹ năng bắt chuyện với người lớn tuổi sẽ quyết định việc bạn có thể trở thành
“bạn” với người đó hay không.Nếu bạn không có kỹ năng giao tiếp tốt thì sẽ rất dễ
bị ác cảm và khó có thể làm bạn với họ. Để bắt chuyện và tạo ấn tượng tốt đẹp
ngay từ đầu bạn không thể quên 2 nguyên tắc sau:

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” : khi muốn bắt chuyện với người lớn tuổi bạn
không được phép quên chào hỏi. Cần thể hiện được sự kính trọng trong lời chào,
như thế là bạn đã có một điểm cộng đầu tiên rồi.

Thể hiện sự quan tâm đến họ: Những câu hỏi kiểu như: “ông/bà đang làm gì
thế ạ?” vô cùng ý nghĩa với người già vì nó cho thấy bạn đang rất quan tâm đến họ.
Mà với người già sự quan tâm là điều rất quý giá. Đây là cách để bạn có thể làm
quen và tăng độ thân thiết với người lớn tuổi.

2. Kỹ năng trò chuyện
Do sự chênh rất lớn về tuổi tác, sở thích, mối quan tâm nên rất nhiều bạn trẻ hiện
nay thường tỏ ra rất ngại khi phải nói chuyện với người cao tuổi, lão niên,…Tuy
nhiên, nếu có những hiểu biết nhất định về kỹ năng giao tiếp ứng xử thì sẽ rất đơn
giản trong việc giao tiếp với người cao tuổi.
Khi giao tiếp ứng xử với người thuộc nhóm tuổi lão niên, yêu cầu đầu tiên là lời
chào và trò chuyện với thái độ lễ phép, kính trọng.
Các lời về hỏi thăm sức khỏe, các hoạt động hàng ngày, thành viên trong gia đình,
chế độ ăn uống, và dành cho họ các lời khen sẽ là những gợi ý để cuộc nói chuyện
của với họ không bị ngắt quãng hoặc tránh tình trạng chúng ta bị lúng túng, không
biết đầu cuộc nói chuyện từ đâu.


Hỏi thăm sức khỏe



Hỏi thăm các thành viên trong gia đình


Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ (có đi đâu chơi không, có ra công viên
tập thể dục không, …)



Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi
quen biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan
tâm của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.

Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện

thời trẻ của họ… bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn
tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.

Hỏi ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe
nói rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”
Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi
hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích
chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí ra sao thì hãy hỏi thăm họ
là chính.Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ
biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.

3. Kỹ năng tặng quà cho người lớn


Từ rất lâu, tặng quà được xem là văn hóa giao tiếp của nhiều nước trên thế giới. Vì
“Quà tặng không quan trọng bằng cách tặng”, do đó để món quà thêm ý nghĩa với
người thuộc nhóm tuổi lão niên, hãy chú ý đến sở thích cá nhân của người đó.
Một món quà nhỏ nhưng trọn vẹn ý nghĩa sẽ tốt hơn rất nhiều so với những món
quà đắt đỏ. Việc kèm theo cánh thiệp hồng, những dòng chữ chúc tặng cùng lời gửi
chân thành là kỹ năng sống giúp bạn được đánh giá rất cao trong mắt người lớn
tuổi rồi đấy.
Tip dành cho bạn: Nên tặng gì cho người lớn tuổi?

Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món
quà gì đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp
bánh, hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… Giá trị vật chất không lớn
nhưng bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của
bạn. Bạn sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để

nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…

4. Ghé thăm đều đặn, đúng thời gian
Được sống vui vầy, hạnh phúc bên con cháu, là mong ước lớn nhất của tuổi
già.Lúc này, tiền bạc sẽ trở nên thứ yếu, cảm giác luôn được hỏi thăm, săn sóc lẫn
nhau sẽ là điều cần thiết hơn.Nếu có ý định đến thăm những người lớn tuổi, hãy
chọn khoảng thời gian cuối tuần, sẽ rất ý nghĩa đó.
Mẹo giao tiếp: Cách chọn thời điểm đến thăm
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng
được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm
phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là
lúc họ rảnh rỗi nhất (và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc). Nếu bạn
chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buổi như 3h chiều (đảm bảo
là họ đã ngủ trưa xong), 10 giờ sáng (đảm bảo họ đã thức giấc). Đừng đến vào sát
giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử


cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ
đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề giao tiếp ứng với người lớn tuổi này nhé.
Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn
cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày
trong tuần.Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ.Ở ngày thường,
họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có ý nghĩa
với
họ.
Những điều cần lưu ý trong văn hóa ứng xử với người cao tuổi

Quan tâm đến những nhu cầu thực tế và căn bản của các cụ hầu đáp ứng,
như ăn, ngủ, phương tiện chuyên chở khi đi khám bác sĩ. Ðể ý xem các cụ có
chính xác trong việc uống thuốc đúng theo toa bác sĩ không hầu giúp đỡ.


Kiên nhẫn, tránh tìm cách chứng minh là các cụ sai lầm. Cần suy nghĩ và
nhận xét tình hình trước khi có phản ứng. Bạn sẽ thấy rằng mình hay gắt gỏng và
cau có với các cụ hơn trước chỉ vì bị hỏi đi hỏi lại một câu hỏi mà bạn đã trả lời
nhiều lần. Bạn cần để ý đến sự bực bội của mình vì các cụ quá chậm chạp mà
mình thì đang gấp rút chạy đua với công việc.

Lắng nghe các cụ nói và ghi nhận, thay vì tìm cách sửa sai. Các cụ rất dễ
tủi thân vì cho rằng con cái không còn kính trọng mình nữa. Cứ làm những điều
bạn cho là đúng mà không cần phải thuyết phục các cụ đồng ý với mình, đồng thời
vẫn ngọt ngào và chăm sóc các cụ. Nếu bạn cảm thấy khổ sở vì phải nghe các cụ
lặp đi lặp lại những lời khuyên đã cũ, có thể tế nhị hướng câu chuyện sang một lĩnh
vực khác, hoặc biến những cuộc thăm viếng trở thành thường xuyên nhưng ngắn
hạn hơn.

Cung cấp và tạo điều kiện cho các cụ có những sinh hoạt giải trí đều
đặn, như đi bộ cùng các cụ khác, tập thể thao, đánh bài, đánh cờ tướng, đi du lịch.
Người già thường yêu thích trẻ con, do đó nên tạo cơ hội cho các cụ vui chơi với
các cháu ngoại, cháu nội.

Khi thấy các cụ có những sự thay đổi lớn, như hay cau có, gắt gỏng, thay
đổi tính nết trở thành khó chịu, hay quên, xuống cân, ít ngủ, biếng ăn, nên nghĩ đến


những căn bệnh có thể xảy ra cho người già về thể chất lẫn tâm thần để kịp thời
đưa các cụ đi khám bác sĩ, thay vì cho rằng chỉ là những thay đổi thông thường.
Kết luận:
Kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi là một nét đẹp làm thăng hoa trong mối quan
hệ giữa người với người.Một người biết kính trọng, lễ độ với những người lớn tuổi
sẽ nhận được thiện cảm của mọi người và dễ dàng thành công hơn. Tuy nhiên, bạn

cũng cần chú ý không được phân biệt giàu hay nghèo, sang hay hèn trong giao
tiếp vì đó là điều tối kỵ, sẽ phá hủy các mối quan hệ tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo
/> />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×