Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

BÁO cáo THAM LUẬN GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG ở TRƯỜNG THCS BÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 17 trang )

PHÒNG GD &ĐT QUẬN THỦ ĐỨC
TRƯỜNG THCS BÌNH CHIỂU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS BÌNH CHIỂU



- Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh
vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu
đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho
đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài.


ÍCH KỶ, VÔ TÂM

TUY NHIÊN

THẾ GIỚI ẢO

THIẾU TỰ TIN

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG


Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, trường THCS Bình Chiểu xin đóng
góp những kinh nghiệm từ thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp,


nhà quản lí giáo dục nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho
con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng
tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.


II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: (I) học
để biết, (II) học để làm, (III) học để tồn tại và (IV) học để chung sống;
- Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự
nhiên và xã hội hiện đại)
- Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây
dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.


NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN

1

Kĩ năng tự nhận thức.

2
Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt
khó khăn trong cuộc sống.

3

4

Kĩ năng lựa chọn và quyết .

Kĩ năng giao tiếp và thương thuyết

5

6
Kĩ năng tưởng như rất đơn giản nhưng

Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ

thật sự cần thiết


IV. Thực trạng tại trường THCS Bình Chiểu

a. Thuận lợi:

+ HS của trường một số có điều kiện kinh tế, có tố chất, nắm bắt nhanh những thay đổi của
xã hội.
+Trường luôn có truyền thống tích cực trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo
dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành.
+Hoạt động chuyên môn - Đổi mới phương pháp,
+Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề
+Hoạt động đoàn- đội: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường xanh - sạch
- đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…


IV. Thực trạng tại trường THCS Bình Chiểu


a. Khó khăn:

-

Về phí học sinh: các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói quen xấu,
khó thay đổi. Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em thiên lệch
về kiến thức.

- Về phía giáo viên:
+Chương trình giảng dạy còn nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng kiến thức về kỹ năng sống trong nội dung bài
dạy.
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.


IV. Thực trạng tại trường THCS Bình Chiểu

Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THCS là việc
làm nhằm giúp cho HS có thói quen xấu và hành
vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở
thành người có ích cho gia đình cho xã hội.


VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Một số hình thức câu lạc bộ.

a

Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất.


b

Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ

Gắn với các hoạt động giáo dục nghề
nghiệp

c

d

Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng

e


a) Ban giám hiệu nhà trường:
-

Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cho toàn thể

giáo viên và học sinh.
-

Chỉ đạo thực hiện lồng ghép truyền giáo dục KNS cho học sinh vào trong các tiết dạy bộ

môn, đặc biệt giờ thể duc, GDCD, sinh hoạt lớp, các chuyên đề HĐNGLL...
-

Thông báo nội dung kiến thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của


nhà trường đến toàn thể phụ huynh học sinh.
-

Phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường như: Liên kết với Công an quận Thủ

Đức, tuyên truyền vê luật ATGT, Luật PCCC, và kỹ năng phòng chống thảm họa thiên tai; mời
báo cáo viên của ngành y tế đến trường sinh hoạt, tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh dịch bệnh,
vệ sinh thân thể.
-

Tổ chức diễn đàn "Hãy nâng cao kỹ năng sống để bảo vệ chính mình".


b) Giáo viên chủ nhiệm:
- Thực sự đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động nhằm rèn
luyện các kỹ năng: - Tự khám phá bản thân - Tính năng động - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Khả
năng phản hồi tích cực…
- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện và tự rèn luyện kỹ năng sống của bản thân, khuyến khích và
động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt (về kinh tế, về sự phát triển thể chất…)
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà
trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống.


c) Tổng phụ trách Đội:
- Đưa

giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động của Đội.giờ sinh hoạt dưới cờ: - Kỹ năng tự bảo vệ - Kỹ năng


trình bày - Kỹ năng thuyết trình thuyết phục - Kỹ năng quản lý thời gian - Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc...
- Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kĩ năng sống như đã nêu ở
phần trên.
- Gắn việc rèn luyện kĩ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di
tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…
- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.


d) Giáo viên bộ môn.
- Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào trong các giờ dạy bộ môn:- Kỹ năng phân tích - Kỹ năng tự giải
quyết vấn đề - Kỹ năng hoạt động nhóm -Kỹ năng hợp tác, ứng xử - Kỹ năng phản hồi và đánh giá tích
cực.
Các biện pháp nói trên chỉ mang tính chất tương đối, một giáo viên có đầu tư kỹ lưỡng về nội dung lồng
ghép thì chắn chắn có thể thực hiện tốt mục tiêu của mình trong chuyên môn cũng như giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung kỹ năng sống cần giáo dục trong một tiết
học, chỉ nên làm sao việc giáo dục kỹ năng sống diễn ra một cách phù hợp, nhẹ nhàng và đều đặn qua
các tiết học, đây là điều cốt lõi dẫn đến thành công, ứng dụng chiến thuật mưa dầm thấm lâu.


e) Học sinh:

- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt
động rèn luyện kĩ năng sống;
- Nhận thức rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi
cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó
cho cộng đông, cho xã hội và đất nước;
- Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một
tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình.



Cảm ơn quý thầy cô giáo
đã chú ý theo dõi



×