Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tổ chức công tác kế toán tại công ty tnhh titan hoa hằng thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.89 KB, 62 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

go
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----------

Báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế

Chuyên đề:
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH TITAN HOA HẰNG THÁI NGUYÊN

Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
Lớp

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

: Nguyễn Thị Trang Nhung
: Lê Thị Vân Anh
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



Khoa kế toán - Kiểm toán

Năm 2012
MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ:
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH KINH TẾ
Mục lục……………………………………………………………
PHẦN I: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Tên và địa chỉ công ty, quy mô hiện tại
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và thành tựu
1.1.3. Tình hình sử dụng lao động
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1 Chức năng
1.2.2 Nhiệm vụ
1.2.3 Quyền hạn
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
1.3.1 Sơ đồ khối về bộ máy tổ chức quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quền hạn của từng bộ phận
2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
2.1 Quy trình công nghệ
2.1.1 Nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
3, TỔ CHỨC MÔ HÌNH KẾ TOÁN, BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
3.1 Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
3.2 Chính sách kế toán tại Công ty
3.3 Tổ chức hệ thống chứng từ
3.4 Lập và luân chuyển chứng từ

3.5 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán
3.6 Tổ chức vận dụng hình thức tài khoản kế toán, Kế toán tổng hợp tiền lương kinh
phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
3.6.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3.6.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công và các
khoản trích theo lương.
3.6.2.1 Sơ đồ kế toán tiền lương
3.6.2.2 Sơ đồ kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
PHẦN II: HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VẬN DỤNG VÀO QUẢN
LÝ, CHỨNG TỪ SỐ SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TITAN HOA
HẰNG THÁI NGUYÊN
1. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VẬN DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ VÀ VẬN DỤNG
ĐỂ HOẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở ĐƠN VỊ.
1.1 Hoạt động thu, chi và thanh toán
1.2 Hoạt động đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1.3 Hoạt động mua bán, sử dụng, dự trữ vật tư hàng hoá
1.4 Hoạt động quản lý LĐ, tiền lương, các khoản trích theo lương tại đơn vị
1.5 Kế toán và quản lý chi phí, giá thành trong đơn vị
1.6 Kế toán quản lý bán hàng, cung cấp dịch vụ

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán


1.7 Kế toán quan lý tài chính trong doanh nghiệp
1.8 Kế toán thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
2. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ, SỔ CHI TIẾT, SỔ TỔNG HỢP SỬ DỤNG ĐỂ KẾ TOÁN
Ở CÔNG TY TNHH TITAN HOA HẰNG THÁI NGUYÊN
(Kế toán lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ))
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm tiền lương
2.1.2 Quỹ tiền lương
2.2 Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
2.2.1. Chế độ Nhà nước quy định về tiền lương
2.2.2 Chế độ Nhà nước quy định về các khoản tính trích theo tiền lương
2.2.3 Chế độ tiền ăn giữa ca
2.3. Các hình thức tiền lương
2.3.1 Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
A, Khối Văn phòng
B, Bảo vệ- tạp vụ
C, Tổ cơ điện – Sửa chữa
D, Công lái máy xúc
E, Cán bộ - Công nhân viên người Trung Quốc
2.3.2 phương thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành
F, Tổ Tuyển
2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo luơng
2.4.1. Các tài khoản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp và các khoản tính trích theo
lương của doanh nghiệp
2.4.2. Trình tự kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh
nghiệp

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng của Công ty

3.1.1.Ưu điểm
3.2 Một số hạn chế và biện pháp khắc phục
3.2.1. Một số hạn chế
3.2.2. Biện pháp khắc phục
3.3 Kết luận

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Nội dung viết tắt

Ký hiệu viết tắt
VCĐ
VLĐ
TSCĐ
TSLĐ
SXKDDD
TNHH
BHXH
BHYT
KPCĐ
BHTN

DN
NVL
TK
SP
CN
CP
TT

SXC
KH
SPDD
BQ
SXKD
XDCB
GTGT
KHTSCĐ
HĐLĐ

Vốn cố định
Vốn lưu động
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Sản xuất kinh doanh dở dang
Trách nhiệm hữu hạn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm thất nghiệp
Doanh nghiệp
Nguyên vật liệu

Tài khoản
Sản phẩm
Công nhân
Chi phí
Trực tiếp
Lao động
Sản xuất chung
Khách hàng
Sản phẩm dở dang
Bình quân
Sản xuất kinh doanh
Xây dựng cơ bản
Giá trị gia tăng
Khẩu hao tài sản cố định
Hợp đồng lao động

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Diễn giải

Trang

Sơ đồ: 1.3.1
Sơ đồ: 2.1.1
Sơ đồ:2.2
Sơ đồ 3.1.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy
Quy trình sản xuất tinh quặng Ilmenite

Sơ đồ tổ chức sản xuất
Sơ đồ bộ máy kế toán

6
8
9
10

Sơ đồ 3.5.1
Sơ đồ:3.6.2.1
Sơ đồ:3.6.2.2

Quy trình vào sổ kế toán
Sơ đồ kế toán tiền lương
Sơ đồ kế toán BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN

13

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Biểu 01:
Biểu 02:
Bảng 1a
Bảng 1b
Bảng 2a
Bảng 2a
Bảng 3a
Bảng 3b
Bảng 4a
Bảng 4b

Diễn giải

Trang

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (2007-2011)
Tình hình sử dụng lao động tại công ty (2009-2011)
Bảng chấm công Văn phòng9/2011
Bảng thanh toán tiền lươngVăn phòng9/2011
Bảng chấm công Bảo vệ - Tạp vụ9/2011
Bảng thanh toán tiền lương Bảo vệ - Tạp vụ9/2011
Bảng chấm công Cơ điện – sửa chữa9/2011
Bảng thanh toán tiền lương Cơ điện – sửa chữa9/2011
Bảng chấm công Lái máy xúc 9/2011
Bảng thanh toán tiền lương Lái máy xúc 9/2011

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4


Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Bảng 5a
Bảng 5b
Bang 6a
Bang 6a
Bảng 7a
Bảng 7b
Bảng 8a
Bảng 8b
Bảng9a
Bảng9b

Khoa kế toán - Kiểm toán

Bảng chấm công nhân viên Trung quốc 9/2011
Bảng thanh toán tiền lương nhân viên Trung quốc 9/2011
Bảng chấm công tổ Tuyển 9/2011
Bảng thanh toán tiền lương tổ Tuyển 9/2011
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty9/2011
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH9/2011
Bảng kê số 1 ghi Nợ TK1111- tiền mặt 10/2011
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt10/2011
Nhật ký chứng từ số 1
Nhật ký chứng từ số 10 TK338

PHẦN I: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

1. TỔ CHỨC QUẢNN LÝ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Tên và địa chỉ công ty, quy mô hiện tại
Công ty hoạt động theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động
theo luật doanh nghiệp hiện hành và cá quy định của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
- Là công ty 100% vốn nước ngoài (Trung Quốc)
- Tên đăng ký bằng tiếng việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn titan Hoa Hằng Thái Nguyên.
- Tên giao dịch bằng tiến anh: Thai Nguyen Hoa Hang titanium Company, Ltd.
- Tên viết tắt: Hoa Hang Co.Ltd.
-

Địa chỉ: Khu B – Khu công nghiệp Sông Công 1, tỉnh Thái Nguyên.

-

Số điện thoại: (84-280)3860219 - fax(84-280)3860204.

-

Email:

* Ngành, nghề kinh doanh:
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

- Sản xuất kinh doanh, chế biến, mua bán quặng titan, xỉ titan phục vụ xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước;
- Sản xuất kinh doanh, mua bán và xuất nhẩp khẩu các sản phẩm từ Ilmenite (vật
liệu sơn, pigment, titan xốp, titan kim loại, ilmenite hoàn nguyên, rutile nhân tạo) và
các sản phẩm phụ từ ilmenite(gang hợp kim, rutile tự nhiên, zicon, manzit, cát, quặng sắt);
- Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng máy khác và vật tư, thiết bị
phục vụ lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
- Sản xuất kinh doanh, mua bán và xuất nhập khẩu quặng: thiếc, đồng, sắt, nhôm,
chì, kẽm, mangan, ăngtimon, than, cao lanh, đá xây, dằm gỗ;
- Chế biến thuê quặng Titan và xỉ Titan phục vụ trong nước.
- Vốn điều lệ của Công ty là: 80.000.000.000VNĐ(Tám mươi tỷ đồng chẵn), tương
đương 3.809.524USD. Trong đó 100% vốn góp là vốn bằng tiền mặt và tài sản bằng
tiền khác của Chủ sở hữu Công ty.
* Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
- Ông Nhiệm Hằng (REN HENG), sinh ngày: 15/06/1966
- Quốc tịch: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Chức vụ: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty.
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và thành tựu
Công ty TNHH titan Hoa Hằng Thái Nguyên là công ty 100% vốn đầu tư nước
ngoài, được Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép đầu tư
số 03/GP/KCN-TNg ngày 15 tháng 9 năm 2003, ngày 04 tháng 05 năm 2009 đổi thành
giấy chứng nhận đầu tư số 172043000012 với mục tiêu kinh doanh là chế biến quặng
titan và xỉ titan phục vụ xuất khẩu. Quy mô sản xuất của công ty là 100.000 tấn tinh
quặng Ilmenite và 20.000 tấn xỉ titan 1 năm. Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, công ty
đã tạo được công ăn việc làm cho khoảng 120 lao động địa phương với thu nhập ổn
định.

Với mong muốn mở rộng kinh doanh và phát triển lâu dài tại Việt Nam, từ
tháng 11 năm 2006 công ty tiến hành các thủ tục xin phép được đầu tư nhà máy chế
biến xỉ titan tại Thái Nguyên. Ngày 02 tháng 7 năm 2008 công ty nhận được công văn
số 1036/UBND-TH của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc chấp thuận địa điểm đầu tư
nhà máy chế biến xỉ titan tại Khu Công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Sau khi
nhận được công văn chấp thuận trên, công ty lập tức đặt mua thiết bị cho dự án là 4 lò
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

hồ quang và các thiết bị phụ trợ khác có tổng công suất là 20.000 tấn xỉ titan/năm với
tổng giá trị đầu tư 72tỷ VNĐ.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 Công ty đã ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu với
các đơn vị có mỏ titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với số lượng trên 100.000 tấn
trong đó có hợp đồng 60.000 tấn quặng thô với công ty cổ phần khoáng sản An Khánh
là đơn vị tiếp nhận mỏ titan Tây Cây Châm của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái
Nguyên. Ngoài ra Công ty cũng ký kết hợp đồng cung ứng nguyên liệu ổn định với
công ty TNHH xây dựng và phát triển nông thôn miền núi. Với số lượng nguyên liệu
này dựa trên công suất của dây chuyền khoảng 80.000 tấn. Dưới đây là kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong Biểu 01: Báo cáo tình hình
sản xuất kinh doanh (2007-2011):

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh

Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

CÔNG TY TNHH TITAN HOA HẰNG
THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
(2007 - 2011)
TT
1
2
3
4
5
6
7

Danh mục
- Khai thác
- Sản xuất, chế biến
Quặng tinh Ilmenite
- Xuất khẩu:
Quặng tinh Ilmenite

Tiêu thụ nội địa
 Ilmenite
- Doanh thu
- Đóng góp ngân sách
- Lương bình quân

Các năm
2007

2008

2009

50.000 tấn

70.000 tấn

45.000 tấn

50.000 tấn

70.000 tấn

45.000 tấn

2.000.000usd
420.000usd
2.000.000đ

2.800.000usd

800.000usd
2.000.000đ

1.800.000usd
360.000usd
3.000.000đ

2010
40.000 tấn

2011

Tổng cộng

60.000 tấn

265.000 tấn

10.000 tấn

175.000 tấn

16.800 tấn

30.000 tấn

46.800 tấn

588.000usd
42.338usd

2.500.000đ

3.000.000usd
900.000usd
3.500.000đ

10.188.000usd
2.522.338usd

Biểu 01: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (2007-2011)
(Nguồn: Phòng Tài vụ)
CÔNG TY TNHH TITAN HOA HẰNG
THÁI NGUYÊN

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

1.1.3. Tình hình sử dụng lao động
Dưới đây là tình hình sử dụng lao động được thể hiện trong Biểu 02: Tình hình sử
dụng lao động tại công ty (2009-2011):
Stt
1


2

Nội dung

Năm 2009

Năm 2010

03

05

07

02
01
0

03
02
0

05
02
0

35

40


45

10
08
17

11
10
19

15
10
20

Lao động nước ngoài
- Số lượng
- Trình độ:
+ Đại học, Cao đẳng
+Trung cấp
+Phổ thông
Lao động trong nước
- Số lượng
- Trình độ:
+Đại học, Cao Đẳng
+Trung cấp
+Phổ thông

Năm 2011


Biểu 02: Tình hình sử dụng lao động tại công ty (2009-2011)
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
- Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo hiến pháp và pháp luật
lao động đề ra. Đối với CBCNV khối Hành chính văn phòng Công ty trả lương theo
thoả thuận giữa người sử dụng lao động va người lao động. Đối với công nhân Công ty
trả lương theo sản phẩm và theo quy chế lương của Công ty
- Thực trạng đơn vị sử dụng lao động hợp lý theo đúng ngành nghề được đào
tạo. Cơ cấu lao động đựơc bố trí hợp lý với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng
người và theo vị trí làm việc.
- Đơn vị sử dụng lao động phù hợp kể cả về số lượng và chất lượng lao động.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Các chức năng, nhiệm vụ và quền hạn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty :
1.2.1 Chức năng: Công ty trách nhiệm hữu hạn titan Hoa Hằng Thái Nguyên như sau:
- Tiến hành việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm quặng phục vụ nu cầu trong
và ngoài nước.
- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty.

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuân

thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước.
1.2.2 Nhiệm vụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn titan Hoa Hằng Thái Nguyên có những
nhiệm vụ chính sau:
- Hoàn thành tất cả các công việc kinh doanh mà Công ty đã đề ra và đã phân công cụ thể.
- Xây dựng cơ cấu các phòng ban thực hiện đầy đủ chức năng của Công ty.
- Xây dựng và thực hiện chính xách nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm
- Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án nhằm giữ vững thị trường.
- Thực hiện tốt các chính sách, quy định, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công
nhân viên công ty
- Bảo cung cấp đủ vốn cho các hoạt động của Công ty và sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
- Hoạch định chiến lược, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát mọi hoạt động của Công ty để
đạt được những mục tiêu đã đề ra
1.2.3 Quyền hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn titan Hoa Hằng Thái Nguyên có những
quyền hạn sau:
- Công ty có quền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọi phương diện: Tư
cách pháp nhân.
- Công ty được chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại
thương, các hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối
tác trong và ngoài nước.
- Được vay vốn ở trong và ngoài nước.
- Được mở rộng các cửa hàng trong và ngoài nước để mua bán và giới thiệu sản phẩm.
- Được quền khước từ mọi hình thức thanh, kiểm tra của các cơ quan không được pháp
luật cho phép.
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
1.3.1 Sơ đồ khối về bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4


Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

BAN GIÁM ĐỐC

P. VĂN
PHÒNG

P. TÀI VỤ

P. SẢN
XUẤT

P. XNK

NỘI ĐỊA

P. TỔ
CHỨC LĐ

P. HÓA
NGHIỆM

XUẤT
KHẨU


Sơ đồ: 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quền hạn của từng bộ phận
a, Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc điều hành giữ vị trí lãnh
đạo cao nhất của công ty.
- Giám đốc là người đứng đầu Công ty và là người đại diện cho Công ty trước
cơ quan pháp luật.giám đốc có các trách nhiệm, nhiệm vụ và quền hạn sau: Điều hành
chung toàn bộ Công ty. Hoạch định các chiến lược hàng tháng, hàng quý, hàng năm về
nghiên cứu thị trường, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của Công ty.
- Phó Giám đốc điều hành: có quyền ký duyệt các quyết định, hồ sơ, hợp đồng,
công văn…của công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trên chữ ký của mình. Có quyền
kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ Công ty. Có quền bổ nhiệm hay
bãi nhiệm các chức năng quản lý của công ty. Có quyền quyết định lương và phụ cấp
đối với người lao động, có quền tự do thuê lao động theo nhu cầu của Công ty dựa
theo định mức quỹ lương của công ty. Là người hỗ chợ đắc lực cho Giám đốc, là người
đóng vai trò tham mưu cho giám đốc trong mọi quyết định, đồng thời có quền và nghĩa
vụ thay mặt giám đốc khi cần thiết.
b, Phòng Tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý các
xnk

bộ phận công nhân viên của toàn bộ Công ty, có trách nhiệm tuyển dụng nhân viên khi
Công ty có nhu cầu và có quền xa thải nhân viên khi nhân viên đó không đáp ứng
được nhu cầu công việc và không tuân thủ cã quy chế của công ty đồng thời có trách
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

nhiệm quản lý hồ sơ lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty, giúp giám đốc thực
hiện các chế độ có liên quan đến người lao động, quản lý con dấu và giấy giới thiệu,
thực hiện công tác đôn đốc duy trì và làm việc theo đúng yêu cầu của lãnh đạo
c, Phòng Tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức,thực hiện các nghiệp vụ quản lý vốn, thu
thập, xử lý thông tin về tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty cho các bộ phận quản lý cấp trên
d, Phòng Sản xuất: Theo dõi và tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của toàn
bộ công ty, lên kế hoạch chiến lược đầu tư phát triển ngắn hạn, trung hạn. dài hạn
trinh lên ban giám đốc, tham gia tổ chức các hội chợ triển làm các trương trình xúc
tiến bán hàng .
Chịu trách nhiệm trước BGĐ về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công việc sản xuất
sản phẩm, Lên kế hoạch , quản lý công việc, quản lý đội ngủ nhân viên sản xuất, bồi
dưỡng đào tạo nhân lực trẻ,làm việc trực tiếp với đơn vị sản xuất, đàm phán làm việc
với khách hàng về vấn đề kỹ thuật
e, Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng thực hiện công tác bán hàng xuất khẩu
, tham mưu tìm kiếm thị trường nước ngoài
f, Phòng Văn Phòng:
- Phụ trách đối ngoại, truyền thông , quảng cáo xây dựng và phát triển
thương hiệu của công ty.
- Thiết lập,duy trì và phát triển các quan hệ công chúng
- Trực tiếp điều hành và điều phối tổ chức các sự kiện của Công ty.
- Bao quát tình hình chung của công ty đồng thời là mắt xích quan trọng
trong bộ máy chung của toàn công ty.
g, Hóa nghiệm: Có chức năng tổ chức sử dụng, bảo quản trang thiết
bị một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho quá trình kiểm định, phân tích một
cách chính xác chất lượng sản phẩm.


2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
2.1. Quy trình công nghệ
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất tinh quặng Ilmenite từ quặng thô
nguyên liệu mỏ titan gốc Cây Châm của Công ty TNHH Titan Hoa Hằng Thái nguyên
trình theo sơ đồ cụ thể như sau:

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

Quặng cục thô 25-40%

Nghiền hàm(2 cấp)

Nghiền bi

Vít xoắn trọng lực

Sàng rung

Lò sấy cacbon hoàn nguyên


Ao bùn thải

Tuyển từ

Tinh quặng
Ilmenite

Quặng
sắt

Quặng đuôi

Đổ lại bãi chứavật liệu

Sơ đồ 2.1.1: Quy trình sản xuất tinh quặng Ilmenite
(Nguồn: Phòng sản xuất )
Ví dụ: 1 tấn quặng nguyên khai 30% sau khi khai thác về được cho vào máy
nghiền hàm sơ cấp đập vỡ làm 3,4, sau đó qua máy nghiền hàm thứ cấp đập nhỏ tiếp.
Sau khi qua 2 cấp máy nghiền hàm, quặng được đổ vào phễu nối với máy nghiền bi để
quặng đạt đến độ hạt 40~100micromet.Từ bể chứa nghiền bi, qua bơm cát quặng được
hút lên dàn xoắn trọng lực. Qua tác dụng của tuyển trọng lực quặng được phân cấp và
tách cát. Phần quặng được chuyển sang sàng rung tuyển tiếp, phần cát tách ra chảy
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa kế toán - Kiểm toán

xuống ao chứa bùn thải. Sau khi tuyển qua sàng rung, quặng được đưa vào lò sấy
cacbon hoàn nguyên. Nhờ tác dụng của nhiệt độ cao(500-600 0C) và tương tác với
cacbon có tác dụng hoàn nguyên, sắt được tách ra khỏi titan và quặng được hoàn
nguyên và phẩm vị nâng cao. Sau đó, nhờ máy băng tải, quặng được đưa vào máy
tuyển từ, lượng sắt còn lại sẽ được tách triệt để, thu được 950kg tinh quặng Ilmenite
nâng cao đến phẩm vị ≥48%, 30kg quặng sắt, 20kg cát chảy xuống ao bùn thải.
2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất
Phụ trách sản
xuất

Tổ trưởng tổ
Nghiền

Tổ trưởng tổ
Tuyển

Tổ trưởng
tổ sấy

Công nhân
tổ Nghiền

Công nhân
tổ Tuyển

Công nhân
tổ Sấy

y

Tổ Cơ điện,
sửa chữa

Xúc lật

2.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất
(Nguồn phòng sản xuất)
2.1.1 Nhiệm vụ của từng bộ phận
a, Phụ trách sản xuất: Có nhiệm vụ nắm bắt tình hình cung ứng quặng từ đó tổ chức
phân công lao động tới các tổ trưởng. Kiểm tra giám sát quy trình sản xuất, chất lượng
sản phẩm
b, Xúc lật: có nhiệm vụ dùng máy móc vận chuyển nguyên liệu vào các phễu nghiền,
máng tuyển, đảm bảo nguyên liệu được tuần hoàn theo quy trình sản xuất.
c, Tổ trưởng tổ nghiền, Tuyển, sấy: Chịu sự phân công lao động từ phụ trách sản xuất
đôn đốc công nhân tổ mình vận hành máy móc liên hoàn theo quy trình sản xuất, đảm
bảo an toàn lao động.
d, Công nhân các tổ chịu trách nhiệm trực tiếp vận hành máy móc thiết bị tuần hoàn,
an toàn và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng đã đề ra
e, Tổ Cơ điện, sửa chữa có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các thiết bị máy móc cũng như hệ
thống điện của toàn công ty, đảm bảo việc vận hành máy móc thiết bị liên tục tuần
hoàn. Sữa chữa thay thế khi có báo hỏng hay sự cố.
2.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất nói riêng và các bộ phận trong bộ máy công ty
nói chung là 1 thể thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau trong quá trình
tuần hoàn sản xuất kinh doanh, là những móc xích không thể tách rời nhau tạo thành 1
khối thống nhất.
3, TỔ CHỨC MÔ HÌNH KẾ TOÁN, BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Công ty thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ tài chính về việc lập báo cáo tài
chính(Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thuyết
minh báo cáo tài chính).
Công ty sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ, sổ sách, báo cáo theo mẫu quy định tại
QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Trong bộ máy kế toán của công ty có 05 nhân viên trong đó có 1 kế toán trưởng và
3 kế toán viên , 04 người trình độ đại học, 01 Trung cấp.
Công ty có sơ đồ kế toán như sau:
KÕ to¸n trëng

KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG, TIỀN MẶT

KẾ TOÁN
THUẾ

THỦ QUỸ


THỦ KHO

3.1.1: Sơ đồ bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng Tài vụ)
a, Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
+) Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán trong Công ty, có trách nhiệm lập
báo cáo tài chính, dự trù nguồn tài chính, ký duyệt tát cả các luồng tiền ra vào của
Công ty cùng với Giám đốc chịu mọi trách nhiệm pháp lý trước chữ ký của mình.
+) Kế toán lương, Kế toán tiền mặt:
Có trách nhiệm hoạch toán tiền lương,các khoản trích theo lương , các khoản
kỷ luật khen thưởng và phụ cấp của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Có trách nhiệm theo dõi chi tiết tát cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền
mặt và thống kê lượng ra vào tiền mặt của toàn công ty

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

+) Kế toán thuế : làm các công việc ở tầm vi mô của tài chính hàng ngày, làm thủ tục
vay trả với các Ngân hàng, theo dõi và đi đòi Nợ cho Công ty
+) Thủ kho: có trách nhiệm theo dõi nhập, xuất , tồn hàng hoá và đè xuất lên Giám đốc
và Kế toán trưởng về các phương thức nhập – xuất hàng hoá.

+) Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền mặt, cập nhật số tiền thu chi và tồn quỹ hàng ngày
của Công ty để báo cáo lại với kế toán trưởng
b, Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán
Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, bộ máy kế toán luôn luôn đảm bảo sự thồng nhất
trực tiếp từ kế toán trưởng. Cơ cấu lao động phòng kế toán, nhiệm vụ phân công cán
bộ kế toán.
- Bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thống kê và
hoạch toán kinh tế của kế toán trưởng về những vấn đề có liên quan đến kế toán hay
thông tin kinh tế.
c, Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các bộ phận quản lý trong công ty
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc quản lý và hạch toán đúng theo quy trình của kế toán.
- Theo dõi và hướng dẫn các đơn vị trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
về các loại vốn: cố định, lưu động, chuyên dùng, xây dựng ...
- Theo dõi các đơn vị hạch toán kế toán, hướng dẫn lập báo cáo về các nguồn vốn nhận được.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản
lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ.
- Thực hiện chức năng giám sát công tác tài chính kế toán của các đơn vị trực
thuộc theo luật kế toán; cơ chế quản lý tài chính hiện hành và quy chế tài chính của Công ty.
- Phân công trách nhiệm cho kế toán viên thường xuyên làm việc với các Phòng
ban chuyên môn về công tác hoàn chi phí.
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán – thống kê cho cán bộ phụ trách kế
toán – tài vụ của các đơn vị trực thuộc.
3.2. Chính sách kế toán tại Công ty
+) Chế độ kế toán của Công ty là chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
+) Kỳ kế toán là một năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của
năm dương lịch
+) Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
+) Phương pháp kế toán chi tiết cho hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song
+) Phương pháp tính giá trị vốn hàng xuất kho: giá thực tế đích danh
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh

Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

+) Phương pháp khấu hao tài sản cố định : phương pháp đường thẳng
+) Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
3.3. Tổ chức hệ thống chứng từ
Các chứng từ hiện có ở Công ty là:
+ Phiếu nhập kho

+ Phiếu chi

+ Phiếu xuất kho

+ Giấy thanh toán

+ Hoá đơn GTGT hàng mua vào

+ Giấy tạm ứng

+ Hoá đơn GTGT hàng bán ra

+ Giấy thanh toán tạm ứng


+ Phiếu thu

+ Biên bản kiểm nhiệm nhận hàng

- Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm cung cấp cho Phòng Tài chính Kế toán Báo
cáo kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm, báo cáo kiểm kê tài sản.
3.4. Lập và luân chuyển chứng từ
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại donah nghiệp kế toán lập chứng từ ghi
đầy đủ các thông tin sau đó chuyển lên giám đốc ký duyệt rồi chuyển lại về phòng kế
toán cho những người có liên quan ký
Khi có nghiệp vụ bán hàng thì kế toán lập hoá đơn GTGT bán hàng sau đó
chuyên lên phòng giám đốc ký duyệt rồi chuyển về phòng kế toán để kế toán trưởng và
người lập hoá đơn ký.
3.5. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ
Quy trình vào sổ kế toán của công ty như sau:
Chøng tõ gèc

B¶ng kª chøng tõ
gèc

Sæ kÕ to¸n
chi tiÕt

B¶ng tæng hîp
chøng tø gèc

Chøng tõ ghi
sæ quý


Chøng tõ ghi sæ

B¶ng c©n ®èi
ph¸t sinh

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

B¶ng tæng hîp
chi tiÕt

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

B¸o c¸o tµi
chÝnh

Sơ đồ 3.5.1 Quy trình vào sổ kế toán
(Nguồn: Phòng Tài vụ)
Ghi chú:
: Ghi hµng ngµy
: Ghi cuèi th¸ng
: §èi chiÕu

Đặc điểm của hình thức kế toán này là mọi nhiệm vụ kinh tế phát sinh phải căn

cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cùng kỳ đẻ lập
chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào Sổ cái.
Sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có: sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ, sổ cái , sổ nhật ký quỹ và các sổ kế toán chi tiết
Tổ chức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, sổ kế toán phản ánh kết quả
kinh doanh và phân phối lợi nhuận gồm các sổ: chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ ,sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 911, 421
3.6. Tổ chức vận dụng hình thức tài khoản kế toán, Kế toán tổng hợp tiền lương
kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
3.6.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để hạch toán phần kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Kế toán sử
dụng các tài khoản sau:
- TK 334 - "Phải trả công nhân viên"
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

Nợ

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

TK334



Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

- Các khoản tiền lương, tiền công,
- Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, BHXH và các khoản khác tiền thưởng và các khoản khác phải trả
đã trả, đã ứng cho công nhân viên.
cho công nhân viên và BHXH.
- Các khoản khấu trừ vào tiền
- Các khoản tiền công phải trả cho
lương, tiền công của công nhân viên.
lao động thuê ngoài
- Các khoản tiền công đã ứng trước
hoặc đã trả với lao động thuê ngoài
Số dư bên có: Các khoản tiền
lương, tiền công, tiền thưởng và các
khoản khác còn phải cho công nhân viên
Chú ý: TK334 có thể có số dư ben Nợ. Số dư Nợ TK334 phản ánh số tiền đã trả
lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản khác cho công nhân viên.
TK334 có 2 tài khoản cấp 2:
+TK334 1 : Phải trả công nhân viên trong doanh nghiệp
+TK334 2 : Phải trả lao động thuê ngoài (thời vụ)
- Tài khoản 338: "Phải trả phải nộp khác"
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải
nộp khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK338

Nợ


Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

TK 338



Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
-Kết cấu chuyển giá trị tài sản
thừa vào các tài khoản liên quan
-BHXH phải trả cho CNV
-KPCĐ chi tại đơn vị
-Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã
nộp cho cơ quan quản lý qũy BHXH,
qũy BHYT, quỹ BHTN và KPCĐ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
tính trên doanh thu nhận trước (nếu
có).
Các khoản phải trả phải nộp khác

Khoa kế toán - Kiểm toán
-Giá trị tài sản thừa chờ giải
quyết(chưa rõ nguyên nhân)
-Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá
nhân, tập thể(đã xác định được nguyên
nhân).

-Trích BHXH, BHYT, BHTN
KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
-BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp
bù.
-Trích BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ trừ vào lương của công nhân
viên.
- Các khoản phải trả khác
Số dư có:
-Số tiền còn phải trả, còn phải
nộp.
-BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã
trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý
hoặc số qũy để lại cho đơn vị chi chưa
hết
- Trị giá tài sản phát hiện thừa còn
chờ giải quyết

* Chú ý: Tài khoản này (TK338) có thể có số dư bên nợ. Số dư bên nợ phản ánh
số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ,BHTN vượt
chi chưa được cấp bù.
TK338 có 5 TK cấp 2
-TK338 1: Tài sản thừa chờ xử lý
-TK 3382: Kinh phí công đoàn
-TK3383: Bảo hiểm xã hội
-TK3384: Bảo hiểm y tế
-TK3388: Phải trả, phải nộp khác
-TK3389: Bảo hiểm thất nghiệp
-TK335: "Chi phải trả"
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi được ghi nhận là chi phí hoạt động

sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong
các kỳ sau.
Kết cấu của TK335

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nợ

Khoa kế toán - Kiểm toán

TK335
- Các khoản chi phí thực tế phát

sinh tính vào chi phí phải trả


- Chi phí phải dự tính trước đã ghi

nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động

-Hoàn nhập số trích trước còn lại sản xuất kinh doanh.
về chi phí bảo hành công trình xây

- Trích trước khoản chi phí bảo


dựng khi hết thời hạn bảo hành về thu hành công trình xây dựng, thành phẩm
nhập bất thường.

vào chi phí bán hàng

Hoàn nhập số chi phí trích trước
lơn hơn chi phí thực tế phát sinh
Số dư bên có:
Chi phí phải trả đã tính vào chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
thực tế chưa phát sinh

3.6.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công
và các khoản trích theo lương.
- Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và những khoản phụ cấp theo qui định
phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK241: Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK662: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK623: Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK627: Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK641: Chi phí bán hàng(6411)
Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK334: Phải trả công nhân viên.
- Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK431- Qũy khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK334 - Phải trả công nhân viên (4341)
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4


Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

- Tính khoản BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn...) phải trả trong năm cho công
nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 338
Có TK334 – Phải trả công nhân viên
- Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK334
- Tính trước chi phí về tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất, kế
toán ghi:
Nợ TK 622, 623, 627
Có TK 335 – Chi phí phải trả
-Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân việ như tiền tạm
ứng, BHYT, tiền bồi thường..., kế toán ghi:
Nợ 334
Có TK141: tạm ứng, hoặc
Có TK338: Phải trả phải nộp khác, hoặc
Có TK138: Phải thu khác
-Tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK334
Có TK333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3338)
- Thực hiện thanh toán các khoản tiền lương, các khoản mang chất lượng, tiền
thưởng và các khoản phải trả khác cho công nhân viên, kế toán ghi:

Nợ 334
Có TK111: Tiền mặt, hoặc
Có TK112: Tiền gửi ngân hàng
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trừ vào lương của công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

Có TK338 - phải trả, phải nộp
(3383 - BHXH
3384 – BHYT
3389-BHTN)
- Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm hàng hóa(thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:
Nợ TK334 - Phải trả công nhân viên(giá có thuế GTGT)
Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
vào tài khoản liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp (chỉ đối với hoạt động sản xuất sản
phẩm công nghiệp hoăc dịch vụ)

Nợ TK627 - Chi phí sản xuất chung(công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử
dụng máy, nhân viên quản lý đội)
Nợ TK641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK334 - Phải trả công nhân viên
Nợ TK335 - Chi phí phải trả
Có TK338 - Phải trả phải nộp khác (3382,3383,3384, 3389)
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cơ quan quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK338
Có TK111,112
-

Chi BHXH, KPCĐ, BHTNtại các đơn vị, kế toán ghi :
Nợ TK 338 : Phải trả phải nộp khác ( 3382,3383 )
Có TK 111 : Tiền mặt

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa kế toán - Kiểm toán

Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
-


Số BHXH doanh nghiệp xây lắp đã chi theo chế độ và được cơ quan BHXH hoàn
trả, khi thực nhận được khoản hoàn trả này kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 : phải trả phải nộp khác ( 3388 )

-

Tính số BHYT trừ vào lương của CNV
Nợ TK 334
Có TK 3384

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thuê lao động ngoài thì phải tính tiền công để trả cho
họ. Vì vậy mà sẽ phát sinh các nghiệp vụ sau:
-

Xác định tiền công phải trả đối với công nhân thuê ngoài, kế toán ghi :
Nợ TK 622, 623
Có TK 334 : Phải trả CNV (3342)

-

ứng trước hoặc thực thanh toán tiền công phải trả cho nhân công thuê ngoài, kế
toán ghi :
Nợ TK 3342
Có TK 111, 112

Hạch toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được phản ánh trên
bảng “ Phân bổ tiền lương và BHXH ”.

3.6.2.1 Sơ đồ kế toán tiền lương


Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Lớp
: Kế toán 9 – Khóa 4

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


×