Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI THU HOẠCH 2 QTSX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI THU HOẠCH
MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Tại doanh nghiệp Trọng Thấn – Lý Nhơn, Cần Giờ

TP Hồ Chí Minh, 04/2018

1


TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH NUÔI TÔM Ở TRẠI
NUÔI TÔM TRỌNG THẤN -LÝ NHƠN, CẦN GIỜ
I.QUY MÔ TRANG TRẠI
- Trang trại nuôi tôm khép kín gồm có 3 ao tôm thương
phẩm(5500m2 ) và một ao chứa nước dự trữ (15000m2 )
- Nhân công lao động gồm:
+ 3 lao động phổ thông, mỗi người phụ trách việc cho
ăn và vệ sinh ao tôm hàng ngày.
+ 1 nhân viên chăm sóc và theo dõi sức khỏe của tôm
trong các ao nuôi.
- Sản lượng tôm thu hoạch: mỗi ao tôm cho sản lượng trung
bình tầm 1 – 2 tấn tôm thịt.

2


II. QUY TRÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ CAO


1. Chọn địa điểm xây dựng ao
Xây dựng ao nuôi ở vùng đã quy hoạch. Nền đất phải là đất thịt
hoặc đất pha cát, ít mùn bã hữu cơ, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước
tốt, thuận tiện cho cấp và thoát nước. Chủ động nguồn nước cấp,
không bị ô nhiễm nước. Thuận lợi giao thông, đủ điện cung cấp.
2. Xây dựng ao nuôi
2.1. Hệ thống ao nuôi bao gồm: Ao lắng (chiếm 20 – 25% diện
tích), ao nuôi (chiếm 60 – 70% diện tích) và ao xử lý chất thải
(10 – 15% diện tích).
2.2. Thiết kế ao ương: Tùy điều kiện từng hộ nuôi mà có thể thả
nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa vào ao nuôi.
2.3. Thiết kế ao nuôi: Tùy diện tích đất mà thiết kế nhưng ao
nuôi nên có diện tích 1.500 – 3.000 m 2, bờ ao 2 – 2,5 m, mức
nước 1,4 – 2 m. Ao nuôi hình vuông hoặc chữ nhật, góc ao nên
bo tròn. Rào lưới bao quanh để tránh các loài ký chủ trung gian
gây bệnh. Đáy ao phẳng và nghiêng về cống thoát. Bờ ao nên lót
bạt để chống xói lở, hạn chế rò rỉ.
3.Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi được thiết kế hình chữ nhật nhằm giúp các cánh quạt
gom chất thải lại ở giữa hồ để dễ dàng cho việc vệ sinh hồ nuôi,
đáy phải bằng phẳng. Đối với ao mới thì chỉ cần phủ bạc và phơi
nắng tầm vài ngày là có thể cho nước vào để nuôi.Đối với ao đã
nuôi lâu năm hoặc mới thu hoạch xong và chuẩn bị thả lứa tôm
tiếp theo thì cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ đáy hồ, không để trong
đáy hồ còn sót lại chất thải của tôm thải ra từ vụ trước, đồng
thời cũng tiên hành phơi nắng hồ để diệt khuẩn trước khi cho
nước vào để chuẩn bị nuôi tôm.

3



3.1: Cải tạo ao (ao nuôi, ao lắng):
– Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét đáy ao, loại
bỏ các địch hại. Gia cố bờ ao, lót bạt bờ ao (nếu có) để chống
xói lở và hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loài
ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài. Tùy vào điều kiện, mật
độ nuôi mà đáy ao có thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, nâng
cao độ hòa tan của ôxy giúp tôm tăng trưởng tốt hơn.
– Bước 2: Bón vôi đá (CaO), tùy điều kiện pH đất mà bón.
Sau khi bón vôi đá, tùy chất đất mà có thể bón thêm vôi nông
nghiệp (CaCO3) hoặc vôi Dolomite. Có thể bổ sung khoáng vi
lượng làm tăng độ kiềm đối với ao nuôi lâu năm, nghèo dinh
dưỡng và dễ gây màu nước.
– Bước 3: Phơi đáy ao 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy
nước. Đối với những ao nuôi không phơi được: bơm cạn nước,
dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao

4


chứa thải, sau đó bón vôi với liều lượng như Bước 2. Sau đó
phải cấp nước vào ao ngay hôm sau để tránh xì phèn.
– Đối với ao mới: Ngâm rửa đáy ao 2 – 3 lần rồi xử lý
3.2: Xử lý nguồn nước
- Đối với việc nuôi tôm thì vai trò của nguồn nước rất quan
trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của con tôm ngoài ra chúng còn là môi trường quyết định
đến việc tôm khỏe mạnh hay là dịch bệnh, cho nên việc đảm bảo
nguồn nước được dùng để cho vào các hồ nuôi là một yếu tố hết
sức quan trọng.

+ Nguồn nước được lấy từ sông về sẽ được xử lý qua một hồ
lớn được gọi là hồ lắng hay hồ dự trữ nước, trong hồ này nước
sẽ được lắng đọng và được xử lý lầm sạch bằng clo và các hợp
chất khác nằm trong danh mục cho phép. Sau khi đã được xử lý
clo làm sạch các chất cũng như các vi sinh vật mang mầm bệnh
thì nước được lắng đọng cho đến khi sạch clo thì mới được
chuyển từ ao dự trữ sang ao nuôi.
+ Trong quá trình chuẩn bị ao cũng như trong quá trình chăn
nuôi thì nước từ hồ dự trữ chuyển sang hồ nuôi phải được lọc
qua một lớp vải dày nhằm lọc hết những tạp chất để đảm bảo
nước sạch hoàn toàn. Đối với ao khi chuẩn bị vào tôm thì
thường sẽ vào nước trong ao 2 ngày trước khi thả tôm.
- Ao nước chứa có 3 cấp:
Cấp 1(nước ở ngoài sông đưa vào) => Cấp 2 => Cấp 3 (Xử
lý nước )
- Nước xử lí đánh liều lượng vôi sôi (300kg /1000m3
nước),thuốc tím đánh 5kg/1000m3 nước, clo 30
kg/1000m3nước .Gây màu nước bằng mật đường + cám
gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng
3 kg/1.000 m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày vào 9 – 10 giờ
5


sáng kết hợp với vôi Dolomite 10 – 15 kg/m 3. Sau 2 đến 3
ngày mới được thả tôm.
- Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường trước khi thả
tôm: pH 7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ
kiềm: 120 – 180 mg/l; độ mặn 5 – 25‰ (tốt nhất > 5‰);
độ trong 30 – 40 cm; NH3 < 0,1 mg/l; H2S < 0,03 mg/l;
hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l.

- Các máy sục và dàn quạt để tạo ôxi chạy theo: trưa chạy 1
tiếng, ban đêm chạy từ 7-8 h tối đến sáng vì ban đêm
lượng ôxy xuống thấp. Lượng ôxy tốt nhất cho tôm > 5.0,
ban ngày 8.0

3.3: Chọn giống.
- Giống tôm được nuôi là giống tôm thẻ, những năm trước thì
trang trại nuôi tôm sú nhưng do không hợp với lại thổ nhưỡng
cũng như là khí hậu cho nên hiện nay trang trại đã đổi sang nuôi
tôm thẻ.
- Con giống được chọn mua ở những cơ sở uy tín để nhằm đảm
bảo là nguồn giống đưa vào chăn nuôi không bị nhiểm bệnh, có
sức đề kháng tốt và đồng thời có tốc độ sinh trưởng phát triển
tốt. Nguồn giống mà trang trại hay chọn để thả vào ao nuôi đó là
giống từ các công ty tôm giống của Thái Lan.
3.4. Thả giống.
Thả ương với mật độ 600 – 1.000 con/m 2. Mật độ thả nuôi:
200 – 250 con/m2. Chạy quạt trước khi thả giống khoảng 6 giờ
để đảm bảo lượng ôxy hòa tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm 30
6


phút rồi thả. Thả lúc sáng sớm hoặc chiều mát và theo hướng
trên gió.

3.5: Chuẩn bị nguồn thức ăn, thiết bị chăn nuôi.
- Trong chăn nuôi tôm thì nguồn thức ăn cũng rất quan trọng,
đối với những ao tôm ở những lứa tuổi khác nhau thì phải cho
ăn những loại thức ăn có độ đạm khác nhau phù hợp với nhu cầu
phát triển của con tôm. Thức ăn của tôm được các công ty bán

thức ăn thủy sản vận chuyển đến tại trang trại và các lao động
của trang trại chỉ cần đem vào trong kho chứa của trang trại.
- Về thiết bị chăn nuôi, một số loại thiết bị cần thiết cho việc
nuôi tôm đó là:
+ Bộ cánh quạt tôm

7


+ Máy cung cấp oxy

+Máy cho ăn tự động

8


+Máy bơm nước
+ Bạc lót hồ nuôi
+ Sàn thức ăn kiểm tra
+ Thiết bị đo độ mặn
+ Thiết bị đo độ PH
+ Thước đo kích thước tôm
+ Máy phát điện để phòng khi có sự cố cúp điện xảy ra
+ Một số loại dụng cụ khác
4.Nguồn thức ăn
Chế độ cho ăn rất khác nhau trong các hệ thống nuôi tôm.
Trong chăn nuôi quãng canh, có thể dùng chất thải hữu cơ như
nguồn dinh dưỡng cần thiết, rẻ tiền để nuôi thực vật phù du
và tảo, tạo thành chuỗi thức ăn thủy sinh. Dạng thức ăn viên
tổng hợp đặc chế cho từng giai đoạn phát triển của các loài

thủy sản được dùng trong nuôi thâm canh.
Những mối nguy liên quan tới quá trình sản xuất thức ăn cho
tôm là hóa chất, sinh vật gây nhiễm và việc bổ sung thuốc thú
y ngoài quy định. Do đó việc sử dụng chất nông hóa và thuốc
thú y phải nằm trong danh mục được phép sử dụng và phải
theo chỉ dẫn và thời gian ngừng sử dụng của nhà sản xuất để
đảm bảo không có dư lượng thuốc trong sản phẩm gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
9


5. Chăm sóc và quản lý
5.1: Cho ăn
- Tùy điều kiện của từng hộ nuôi mà cho ăn theo phương
pháp thủ công hoặc lắp đặt thiết bị máy cho ăn tự động nếu
nuôi với mật độ cao.
Máy cho ăn tự động có hẹn giờ để phun thức ăn và tôm sẽ
tập trung ở nơi phun thúc ăn, máy có thể kiểm tra lượng
thức ăn thiếu hay thừa để điều chỉnh lại lượng thức ăn
- Khi tôm 15 ngày tuổi, tiến hành đặt sàn ăn và khi tôm 25
ngày tuổi thì điều chỉnh lượng thức ăn thông qua thời gian
ăn hết thức ăn trong sàn.
- Cho 4 – 5 lần/ngày. 6h30: 25% thức ăn; 10h: 30% thức ăn;
14h: 30% thức ăn; 16h: 15% lượng thức ăn.
5.2: Quản lý sức khỏe tôm nuôi
– Hằng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe tôm trong
ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ,
thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất
thường.


10


– Sử dụng 2 sàn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều
chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý. Định kỳ 7 – 10 ngày chài tôm
để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng
như trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp. Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa
đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ thêm nhóm
dinh dưỡng hỗ trợ giải độc gan trộn cho tôm ăn hằng ngày.
5.3: Thu hoạch
Thời gian nuôi thường khoảng 90 ngày tuổi, tùy vào thời điểm
giá cả thị trường, nhu cầu của người nuôi và chất lượng ao
nuôi. Khi tôm ăn đạt trọng lượng 15 – 20 g/con thì thu hoạch.

III. CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1. Chi phí
- Tiền điện :70 triệu/tháng lúc cao điểm lên đến 90-100
triệu/ tháng trên 3 ao
- Thức ăn : Mức tiêu tốn trong một kg tăng trọng là 1,5 kg
thức ăn/1kg tôm. Trong một vụ thì tốn khoảng 50 tấn thức
ăn
- Thuốc : Lượng thuốc xử lý tương đương với số lượng thức
ăn
11


- Trung bình thì chi phí nuôi tôm của 3 ao khoảng 70 - 100
triệu/ngày
2. Lợi nhuận

Trong quá trình nuôi sản lượng đạt 70 tấn/ha trong một vụ, mỗi
vụ cho khoảng 25 đến 26con/ kg trong 1 tháng.
Điều kiện thời tiết ,môi trường tốt trong một hồ diện tích
1000m2 thì lợi nhuận có thể đạt 800 triệu đến 1tỷ trong một vụ
=> 3 ao lợi nhuận lên đến 5 tỷ nhưng nếu lỗ thì sẽ mất tầm 4-5
tỷ/năm
Ao đầu tiên 1800m2 thì thu được 13,5 tấn/vụ
Ao thứ 2 : 1000m2 thu 7.3 tấn/vụ
Ao thứ 3: 2700m2 thu 16 tấn /vụ
=>70 tấn /hecta/vụ
Giá bán tôm phụ thuộc vào giá bán trên thị trường
IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TÔM
Để góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh và tăng
hiệu quả cho người nuôi tôm, bên cạnh việc ứng dụng các
quy trình nuôi tôm an toàn sinh học; hạn chế thấp nhất việc
sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh để giảm bớt dư lượng
trong hồ tôm
Quản lý tốt lượng thức ăn hàng ngày của tôm để tránh dư
thừa thức ăn làm tăng lượng chất thải trong hồ và giảm lượng
chất thải thải ra môi trường sông, rạch tự nhiên, cần nghiên
cứu ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước thải nuôi tôm phù
hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu thủy văn trên địa bàn và
phối hợp tốt các biện pháp quản lý, quy hoạch để các vùng
nuôi tôm theo hướng thâm canh phát triển và đạt được hiệu
quả cao nhất.
Nghề nuôi tôm muốn phát triển bền vững, ngoài việc tăng
cường quản lý của ngành chức năng, thì điều quan trọng hơn
hết là ý thức của các hộ nuôi tôm. Người nuôi cần thực hiện
đúng lịch thời vụ, chọn mua giống ở các cơ sở uy tín, không
nên tự phát nuôi tôm bất chấp khuyến cáo của ngành chức

12


năng… Nếu làm được điều đó, tin rằng nghề nuôi tôm của
tỉnh sẽ phát triển và tránh được rủi ro, thiệt hại.

V. NUÔI TÔM VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.Những ảnh hưởng tiêu cực của ngành nuôi tôm đến môi
trường
Có thể thấy, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, mang
đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân. Tuy vậy, bên
cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó
chính là vấn đề ô nhiễm môi trường..
- Gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân sống lân
cận khu vực nuôi tôm
- Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân
của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa
thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử
dụng trong nuôi trồng thì nguồn thải càng lớn và tác động
gây ô nhiễm môi trường càng cao.
- Lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết lắng xuống tạo
ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ô nhiễm môi
trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.
2.Giải pháp bảo vệ môi
- Nguồn nước thải và chất thải của tôm nuôi, đều phải được
xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài sông, suối.
Giúp môi trường nước luôn ổn định, giúp tôm nuôi phát
triển nhanh, tỷ lệ đạt đầu con cao và hạn chế dịch bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc xử lý nước thải an toàn, có nguồn
gốc.

- Kiểm tra nguồn nước trước khi thải ra môi trường.

-----------------------------Hết------------------------------13


14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×