Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch kiến tập sư phạm năm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.65 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên của Trường cao đẳng sư phạm Huế, với những hiểu biết còn non
kém, kinh nghiệm còn bấp bênh. Trường đã tạo đều kiện cho lớp chúng em đi kiến
tập tại Trường Mầm non Tây Lộc, nhằm học hỏi được tiếp cận với thực tế để làm
nền tảng phục vụ cho đợt kiến tập tiếp sau này.
Trường Mầm non Tây Lộc nhìn chung là khá khang trang và sạch sẽ, không
gian thoáng mát, thuận lợi cho lớp chúng em kiến tập tại đây.Thời gian kiến tập
trong 4 tuần từ 1/11/2013 đến 30/11/2013 ngắn ngũi đã trôi qua, em đã được tiếp
xúc với rất nhiều Cô giáo ở trong trường nhất là được tiếp xúc trực tiếp với trẻ, và
trang bị cho mình một hành trang quý báu cho sự nghiệp theo đuổi ước mơ của
mình “ trở thành một giáo viên mầm non”, góp phần cho sự nghiệp trồng người để
giáo dục các thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong chuyến đi kiến tập này, em được tiếp xúc với rất nhiều điều bổ ích và
kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên thời gian quá ít ỏi nên em chưa hiểu hết những
thứ em chưa biết để làm kinh nghiệm cho riêng mình. Song em vẫn cố gắng tìm tòi
học hỏi tham gia dự giờ các tiết dạy của các Cô, để rút ra bài học sư phạm cho bản
thân em.
Qua đợt kiến tập này, em hy vọng sẽ tìm tòi và lĩnh hội được nhiều điều bổ ích
làm nền tảng cho sự nghiệp của em sau này. Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía ban
lãnh đạo của Trường cao đẳng sư phạm và ban chỉ đạo của Trường Mầm non Tây
Lộc, đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt kiến tập này.
1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TRƯỜNG
Vị trí của trường: Trường mầm non Tây Lộc được xây dựng trên địa bàn
phường Tây Lộc – Thành phố Huế. Trước đây có tên là trường chim non. Năm
1976 trường nằm trên địa điểm ở Vinh Sơn nay là nhà trẻ em đường phố Nguyễn
Trãi. Lúc mới thành lập trường có 3 lớp, ngoài ra trường có nhiều địa điểm rãi rác
khác. Năm 1983 trường được lấy tên là Mầm Non 4 và chuyển địa điểm về tại
trường thêu ren Lê Thị Hồng Gấm. Lúc này trường có 4 lớp: 2 lớp mẫu giáo lớn, 1
lớp mẫu giáo nhỡ, 1 lớp mẫu giáo bé, ngoài ra còn có 3 nhóm lớp Nhà trẻ cũng
nằm tại địa điểm này gọi là Nhà trẻ Tây Lộc. Và đến năm 1996, Trường Mầm Non


4 và Nhà trẻ Tây Lộc đươc sáp nhập gọi chung là Mầm Non Tây Lộc. Đến nay
trường có 10 nhóm lớp gồm 7 lớp Mẫu giáo (2 lớp 5 - 6 tuổi, 3 lớp 4 – 5 tuổi, 2 lớp
3 - 4 tuổi) và 3 nhóm trẻ ( 1 nhóm trẻ 18 – 24 tháng, 2 nhóm trẻ 24 – 36 tháng).
Trường có khuôn viên rộng lớn với diện tích gần 2.400m bình quân là 10m, chiều
rộng thoáng được quy hoạch trồng thêm nhiều cây xanh, nhiều bồn hoa, nhiều
vườn rau sạch, trang bị nhiều đồ chơi đẹp cho trẻ.
Qua các năm duy trì và phát triển đến nay số lượng trẻ điều tra toàn trường từ 0
- 6 tuổi: 1.248 trẻ. Nhà trẻ: 463 cháu, Mẫu giáo: 785 cháu. Trong đó 5 tuổi: 295
cháu. Nhà trẻ đến trường đạt tỷ lệ: 41%, Mẫu giáo: 86%. Trong đó cháu 5 tuổi đạt
100 %.
Số lượng trẻ và giáo viên nhân viên trong nhà trường: Đến nay, trường Mầm
Non Tây Lộc để đảm bảo đủ cán bộ - giáo viên – nhân viên theo quy định điều lệ
trường Mầm Non, trường có tổng số lớp là 11 nhóm lớp trong đó có 2 nhóm Nhà
trẻ, 9 lớp Mẫu giáo. Tổng số trẻ gồm có 390 cháu trong đó Nhà trẻ là 86, Mẫu giáo
là 322. Tổng số cán bộ - giáo viên – nhân viên có 45 người, trong đó: Ban giám
hiệu là 3 người, giáo viên 30 người, nhân viên là 12 người. Hiện nay có 100% cán
bộ - giáo viên đạt chuẩn trên tỷ lệ là 93%. Về công tác xây dựng đảng năm 2012
2
chi bộ đạt “ trong sạch vững mạnh” được Dảng bộ phường Tây Lộc khen. Bên
cạnh đó trong các hoạt động công đoàn năm học 2012 – 2013 công đoàn đạt “công
đoàn vẫn mạnh xuất sắc ” được liên đoàn lao động Tỉnh tặng bằng khen. Ngoài ra
còn có hoạt động chi đoàn Thanh niên trường đã thành lập chi đoàn thanh niên
gồm 9 đoàn viên. Các đoàn viên thanh niên đã có những hoạt động sôi nổi như vệ
sinh trường lớp, phong trào văn nghệ, the duc thể thao. Qua đó trường phối hợp tốt
với địa phương trong mọi hoạt động
Chăm sóc – nuôi dưỡng: Trường đảm bảo các chất lượng về chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ cụ thể là: 100% trẻ được ăn bán trụ tại trường, có bếp ăn an
toàn, hợp vệ sinh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trong nhà trường được chú
trọng các hợp đồng thực phẩm được kiểm tra thoe dõi chặt chẽ, thực hiện tốt công
việc kiểm thực qua 3 bước: tiếp phẩm, sơ chế, lưu mẫu thức ăn hằng ngày. Trong

những năm qua trường luôn làm tốt việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Đảm bảo an toàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như dịch bệnh trong nhà
trường, được các đoàn y tế về kiểm tra công tác vẹ sinh an toàn thực phẩm, phòng
chống các dịch bệnh đạt loại tốt. Qua đó trẻ được khám sức khỏe, theo dõi cân đo
chấm đồ định kỳ: Nhà trẻ cuối năm sức khỏe bình thường đạt 100%, Mẫu giáo sức
khỏe bình thường đạt 98,5%, SDD vừa 15%. Bên cạnh đó giáo dục đạt 100%
nhóm lớp thực hiện chương trình Giaó dục Mầm Non mới. Nhà trường đã đầu tư
trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học liệu, phương tiện cho giáo viên để thực hiện
chương trình Giaó dục Mầm Non mới. Chú trọng đầu tư 124 bộ thiết bị dành cho
lớp 5 tuổi. Nhà trường còn tổ chức tham gia các phong trào hội thi trong năm học
có 2 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố dạt: 1 giải Nhất, 1
giải Nhì, tham gia hội thi cấp tỉnh đạt loại 3, ngoài ra có 3 cháu tham gia hội thi vẽ
do Nhà Thiếu Nhi tổ chức đạt 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba.
Về cơ sở vật chất: trường có 11 nhóm lớp gồm 9 lớp mẫu giáo ( 3 lớp 5 - 6
tuổi, 3 lớp 4 -5 tuổi, 3 lớp 3 - 4 tuổi) và 2 Nhà trẻ ( 2 nhóm nhà trẻ 24 - 36) và 6
3
phòng chức năng: phòng Hiệu trưởng, phòng truyền thông, phòng hoạt động âm
nhạc, phòng thư viện đồ chơi của bé, phòng chăm sóc, phòng hành chính và bếp
ăn. Nhà trường tổ chức làm tốt công tác, huy động mọi nguồn lực, tham mưu tốt
các cấp lãnh đạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh phối kết hợp với các ban ngành
đoàn thể trong nhà trường cùng thống nhất trong mọi kế hoạch được đề ra nhằm
thực hiện có hiệu quả đáp ứng với nhu cầu ngày càng đổi mới.
Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, phương tiện, tăng
cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, tạo môi trường xanh
– sạch – đẹp.
Khuôn viên của trường rộng lớn, cơ sở vật chất hiện đại chính vì điều đó
trường có nhiều thuận lợi :
• Cho việc phụ huynh đưa đón các em đến trường
• Có được đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tinh thần đoàn kết yêu thương, chăm
sóc nuôi dưỡng, giáo dục các cháu tốt. Qua đó được phụ huynh tin tưởng,

các cháu đến trường ngày càng đông.
• Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho nhà
trường ngày một phát triển đi lên cùng với sự nổ lựcphấn đấu không ngừng
sáng tạo trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục các cháu
• Tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên toàn trường quyết tâm duy trì và gữ
vững danh hiệu “ tập thể lao động xuất sắc”
• Năm học 2009 – 2010 thủ tướng chính phủ tặng bằng khen và tiếp tục phấn
đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó trường Mầm non Tây Lộc vẫn đương
đầu với muôn vàng khó khăn:
• Do ngôi trường nằm trên địa bàn thấp lụt gần hồ qua nhiều năm mưa lụt ảnh
hưởng không ít đến cảnh quang môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
• Đa số phụ huynh là dân lao động nghèo hoặc là buôn bán nhỏ.
4
Chính vì những thuận lợi và khó khăn đó Trường Mầm non Tây Lộc không
ngừng phấn đấu, học tập để tạo cho trẻ một môi trường học tập tốt. Để xây dựng
một chủ nhân tương lai của đất nước để đưa đất nước phát triển phồn vinh hơn.
KẾT QUẢ THU HOẠCH
1. Quản lý và tổ chức trường lớp.
Trong đợt kiến tập này, lớp em được Trường cao đẳng sư phạm Huế giao
nhiệm vụ về kiến tập tại trường Mầm non Tây Lộc. Lần đầu tiên bước vào
trường Mầm non Tây Lộc, lớp em được cô Phó Hiệu trưởng trường Mầm non
triển khai quá trình của đợt kiến tập, sau đó lớp em chia làm các nhóm nhỏ
được Cô Phó Hiệu trưởng phân về các lớp và kiến tập tại đơn vị của mình. Em
được phân vào lớp B2 (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi), dưới sự hướng dẫn của 2 Cô:
Trương Thị Tuyết Vân và Cô Nguyễn Thị Xuân Thanh. Qua thời gian kiến tập
và được tiếp xúc với 2 Cô hướng dẫn, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích
và kinh nghiệm để tổ chức một tiết học để sau này khi ra trường em có nhiều
kinh nghiệm hơn.
Thông qua công tác quản lý đã giúp cho em biết được thêm nhiều đặc

điểm tâm lý của trẻ và cũng vì đó giúp em có thêm kinh nghiệm sự tin, mạnh
dạn hơn để tổ chức quản lý giảng dạycủa mình sau nay.
Trước hết về quản lý tổ chức của trường học:
• Để quản lý tốt về cơ sở vật chất, về nhân sự, về phía chuyên môn nhà
trường thì Ban giám hiệu nhà trường phải có biện pháp quản lý phù hợp,
cơ sở vật chất đầy đủ, cung cấp những kiến thức bổ ích cho trẻ.
• Ban giám hiệu phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên để nắm được tình
hình của lớp và của trẻ trong từng ngày
5
• Để công tác tổ chức quản lý trường được thành công thì cần phải được
thông qua các kế hoạch, các loại sổ sách ghi chú đầy đủ. Đồng thời thông
qua kế hoạch kiểm tra đánh giá để biết được cách thức tổ chức quản lý ra
sao.
• Môi trường học của nhà trường phải sạch sẽ và khang trang, là một
trường Mầm non thực sự
Đối với việc tổ chức quản lý lớp học:
• Để công tác tổ chức quản lý lớp học được thành công thì người giáo viên
không chỉ cần có một chất giọng to, rõ ràng mà cần có sức truyền cảm lôi
cuốn trẻ về phía mình. Là một giáo viên cần có một năng khiếu đứng lớp
tốt.
• Là một giáo viên phải có sức khỏe tốt khả năng xử lý mọi tình huống
nhanh nhạy, linh hoạt
• Cô giáo phải có long yêu nghề yêu công việc, luôn luôn học hỏikinh
nghiệm từ phía đồng nghiệp trong tổ chức, quản lý.
• Kiên trì và theo dõi sức khỏe của trẻ cũng như tâm lý của trẻ
• Tổ chức quản lý lớp học là hoạt động quan trọng , giáo viên cần trang trí
phòng học phù hợp với từng lứa tuổi, phòng hoc phải thoáng mát, đẹp và
sạch sẽ, nhằm tạo môi trường học tập lý tưởng cho trẻ. Đảm bảo tính
thẩm mỹ
2. Về chuyên môn

Hoạt động giảng dạy
Qua đợt kiến tập em thấy cách tổ chức và phân bố thời gian biểu và nội
dung dạy trong tuần của các chủ đề, rất là hợp lý cho một trường Mầm non:
Thời gian biểu
( Lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi )
6
Mùa hè Mùa đông Hoạt động
6h45 - 8h
8h - 8h45
8h40 - 9h20
9h20 - 10h
10h - 11h10
11h10 - 14h
14h - 14h40
14h40 - 15h40
15h40 - 17h
7h - 8h20
8h20 - 9h
9h - 9h40
9h40 - 10h20
10h20 - 11h40
11h40 - 14h
14h - 14h40
14h40 - 15h40
15h40 - 17h
‐ Đón trẻ, chơi, thể dục buổi sáng
‐ Học
‐ Chơi, hoạt động ở các góc
‐ Chơi ngoài trời
‐ Vệ sinh + ăn bữa chính

‐ Ngủ
‐ Ăn bữa phụ
‐ Chơi hoạt động theo ý thích
‐ Trẻ chuẩn bị ra về, trả trẻ
Kế hoạch chủ đề gia đình
Khối nhỡ ( trẻ 4 - 5 tuổi )
Th

Hoạt động học Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV
2 PTVĐ
- Bò thấp chui
qua cổng
- Ném
trúng đích
nằm
ngang
- đi ngang
bước dờn
- trường sắp
trèo qua ghế
7
3
PTNT
( KPXH )
- Kể về công
việc của các
thành viên
trong gia đình
- Quan sát
kể về gia

đình các
con vật
- Quan sát
và phân loại
các kiểu nhà
- Một số đồ
dùng trong
gia đình
4
PTNT
( LQVMSKNVT
)
- Đếm đến 2,
nhận biết chữ
số 1- 2
- So sánh
nhà cao
thấp
- So sánh,
sắp xếp thứ
tự chiều cao
của 3 đối
tượng
- Xác định
vị trí trên,
dưới, trai,
phải của đối
tượng
PTTM
( Tạo hình )

- Tô màu
người thân
- Vẽ nhà
của bé
- Dán ngôi
nhà mẫu
- Trang trí
chiếc khăn
5
PTNN
- Thơ “ ông
mặt trời”
- Chuyện
“ tích chu”
- Thơ “ em
yêu nhà
em”
- Chuyện “
bó hoa tươi
thắm”
6
PTTM
( Âm nhạc )
- VĐ: “ Cả nhà
thương nhau”
- NH: “ Cho
con”
- TC: “ Ai
nhanh nhất ”
-VĐ: Múa

cho mẹ
xem”
-NH: “ Ru
con mùa
đông”
-TC: Nghe
nhạc đoán
tên bài hát
- NH: “ Ba
ngọn nến
lung linh”
- DH: “ Nhà
của tôi”
-TC: “ Nghe
tiếng hát
tìm đồ vật
- DH: mẹ
yêu không
nào”
- NH: “ Ru
con mùa
đông”
-TC: “ Nghe
âm thanh
đoán tên
nhạc cụ”
Qua những kế hoạch từng tuầnvà thời gian biểu được nhà trường phân bố rất
phù hợp cho từng độ tuổi. Nhờ đó, giáo viên mới lên lịch để dạy, nhưng để dạy tốt
một tiết học cô giáo cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, đồ dùng để phục vụ
cho tiết dạy được hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cô giáo khi lên lớp phải hết sức nhẹ

nhàng và biết phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy.
8
Vừa qua em được dự giờ 2 tiết dạy của 2 Cô của trường Mầm non: Tiết dạy
đầu tiên của Cô giáo Dương Thị Thùy Nga là “ vận động đi theo hiệu lệnh” ở lớp
D2 ( nhà trẻ ). Tiết dạy thứ 2 của Cô giáo Hồ Thị Thuýn là môn “ tạo hình”, chủ
đề: Bản thân, ở lớp C3 ( mẫu giáo nhỡ ). Em thấy cách tổ chức hoạt động giảng
dạy của hai Cô rất tốt từ khuâu chuẩn bị đến khâu tiến hành. Tất cả đều thực hiện
đúng các bước dạy và đi theo một trình tự nhất định. Kết quả mang đến là tiết dạy
rất thành công, tất cả các trẻ điều hứng thú với việc học. sự phối hợp giữa giữa Cô
và trẻ rất ăn ý với nhau.Tùy vào tiết dạy mà Cô giáo chuẩn bị đồ dùng phù hợp cho
trẻ
Ngày 22/11/2013 em và các bạn đã tiến hành lên lớp và lên tiết dạy để làm
quen với trẻ, đó là lần đầu tiên em được đứng trước trẻ dạy cho trẻ chưa có kinh
nghiệm và kỹ năng đứng lớp em vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng em đã được Cô
hướng dẫn đưa ra những nhận xét để em có thêm kinh nghiệm cho lần dạy tiếp
theo.
Từ đó em rút ra được nhiều kinh nghiêm cho riêng mình:
- Cần xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng chủ đề phù hợp
với trẻ để co thể cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết.
- Một giờ học giáo viên cần phải hiểu nội dung của tiết dạy, cần trao dồi thêm
vôn kinh nghiệm, tổ chức làm sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội.
- Chuận bị đồ dùng dạy học phù hợp và đầy đủ, màu sắc đẹp nhằm thu hút trẻ.
Đảm bảo hiệu quả luôn sáng tạo đáp ứng nhu cầu học tập thông qua các hpạt
động của trẻ.
Qua nhiều kinh nghiệm của các giáo viên đi trước các Cô đã hướng dẫn em rất
nhiệt tình để em biết được cách xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động giảng
dạynhư thế nào là đúng ? và đưa ra nôi dung, mịc đích , yêu cầucủa hoạt động đó.
9
Hoạt động vui chơi

Đối với trẻ hoạt động vui chơi dối với trẻ rất quan trọng vì “ Trẻ hoc mà
chơi, chơi mà học”.hoạt động vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức và
sự phát triển tư duy cho trẻ thông qua trò chơi “ Xây dựng” trẻ có thể xây
dựng những gì mà trẻ có thể biết với sự hiểu biết của mình.
Thông qua hoạt động vui chơi trẻ biết được cách giao tiếp ứng xử phù
hợp giũa bạn chơi của mình. Như “ hoạt động chơi tự do” của trẻ thì lúc này
trẻ có thể chon bạn chơi hoạt chơi một mình với những thứ đồ chơi mà mình
yêu thích, có trẻ thích vẽ tranh, có trẻ thích ghép hình, có trẻ thích xây
dựng….rất là nhiều. Chính vì thế, giáo viên cần chuẩn bị những đồ chơi đầy
đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, và cách tổ chức phải phù hợp với từng trẻ
có sự lôgic, tạo không khí vui tươi, hòa đồng và hứng thú của trẻ trong khi
chơi. Đặc biệt là phải có sự tương tác giữa trẻ với Cô giáo, cô giáo phải luôn
luôn quan sát trẻ, đồng hành cùng trẻ trong quá trình chơi, nhằm sửa sai cho
trẻ. Từ đó hoạt động vui chơi mới thực sự có hiệu quả mang tính giáo dục
cao.
Hoạt động đón – trả trẻ
Thông qua hoạt động này, giúp cho giáo viên và phụ huynh được gần gũi
và tạo được sự thân thiện, nhằm giúp cho Cô giáo nắm được tình hình sức
khỏe của trẻ.
Giờ đón trẻ Cô giáo đến sớm đúng giờ để đón trẻ và chuẩn bị chiếu hoặc
ghế cho trẻ ngồi để trẻ khỏi phải chạy nhảy lung tung để không va trúng
nhau.
10
Giờ trả trẻ khi phụ huynh đến đón Cô giáo phải có mặt để gọi tên trẻ và
cho trẻ về với phụ huynh, qua đó dạy trẻ biết chào người lớn khi ra khỏi nhà
hoặc khi về nhà và khi gặp người lạ.
Qua hoạt động này em cũng được học hỏi được nhiều điều từ khi đón trẻ
đến khi trả trẻ là rất quan trọng.
Hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Hoạt động hướng dẫn vệ sinh các nhân cho trẻ: Ăn, vệ sinh, ngủ

Trước khi ăn Cô giáo chuẩn bị bàn, nghế, khăn, chén muỗng và đồ ăn của
trẻ, chuẩn bị ăn cho trẻ đi rửa tay sau đó mới ngồi vào bàn ăn. Cách tổ chức
bữa ăn cho trẻ rất hợp lý.
Ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh cá nhân chuẩn bị thau, khăn ,xà phòng
chống khuẩn, rồi mới cho trẻ đi ngủ.
Đến giờ ngủ Cô chuẩn bị giường, chiếu,gối cho trẻ sau đó cho trẻ vào
ngủ, không gian phải thoáng mát, sạch sẽ. Nhằm đảm bảo giấc ngủ của trẻ
được ngon giấc.
Qua cách chuẩn bị và tổ chức của các cô em cũng nắm được một phần
nào trong hoạt động Ăn, vệ sinh và ngủ của trẻ. Là giáo viên phải nắm đầy
đủ, chính xác kỹ năng thao tác vệ sinh chủ yếu, cô giáo cần phải noi gương
cho tẻ trong mọi tình huống, cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự làm vệ sinh
cho mình. Qua đó phải đảm bảo đúng thời giantrình tự thao tác quy trình
hoạt động của giờ ăn, giờ ngủ. Cô giáo phải nhiệt tình chu đáo trong chăm
sóc trẻ hằng ngày
KẾT LUẬN SƯ PHẠM
11
Qua quá trình kiến tập tại trường Mầm non Tây Lộc, thông qua các nội dung
quan sát và được dự giờ 2 tiết dạy của trường. Em đã có được một phần nào kinh
nghiệm và rút ra bài học sư phạm cho riêng mình.
‐ Là một giáo viên Mầm non cần phải yêu thương tôn trọng trẻ , yêu nghề,
biết chănm sóc giáo dục trẻ và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
‐ Cần học hỏi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm từ chuyến đi thực tập này để biết
cách tổ chức một tiết dạy, nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức bổ ích
‐ Nắm bắt vận dụngn tốt các kinh nghiệm và phương pháp trong quá trình
giảng day, cần chuẩn bị đâỳ đủ các đồ dùng dạy học trước khi vào tiết dạy
‐ Biết tự tin, bình tĩnh xử lý những tinh huống mà trẻ đặt ra trong quá trình
giảng dạy
‐ Biết hòa đồng với đồng nghiệp của mình, nhiệt tình trong các phong trào
của trường, lớp.

‐ Rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc đối thoại với đồng nghiệp với phụ
huynh để hiêủ rõ hơn về họ.
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến Trường cao đẳng sư phạm thừa thiên huế,
đã tạo điều kiện cho em được đến các trường mầm non thực tập để học được
những kinh nghiệm trong quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ để làm cơ sở cho em
sau này khi ra trường khỏi phải bở ngỡ khi tiếp xúc với thực tế.
Tiếp đến , Em xin chân thành cám ơn sâu sắc đến quý trường Mầm non Tây
Lộc đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em và tạo điều kiện tốt, môi trường vui tươi
niềm nở trong quá trình thực tập ở trường. Để em có được những kinh nghiệm bổ
ích, cần thiết trong việc dạy. Sau đây em cũng xin cám ơn Cô Trương Thị Tuyết
Vân và Cô Nguyễn Thị Xuân Thanh đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và chia sẻ,
dạy cho em những kinh nghiệm quý báu mà giáo viên mầm non phải làm. Cuối
cùng em xin chuc các cô sức khỏe và có thật nhiều niềm vui để các cô làm tấm
gương sáng cho chúng em học tập noi theo.
12
Em xin chân thành cảm ơn !
Nhận xét của giáo viên Huế, ngày 27 tháng 11 năm 2013
Người viết

13

×