Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đề tài nghiên cứu phân viên nén NK trên đất dốc cho ngô tại yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VIÊN NÉN CHO NGÔ, SẮN TRÊN ĐẤT DỐC
TẠI HUYỆN VĂN YÊN

Cơ quan chủ trì đề tài

: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chủ nhiệm đề tài

: TS. Trần Trung Kiên

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHÂN VIÊN NÉN CHO NGÔ, SẮN TRÊN ĐẤT DỐC


TẠI HUYỆN VĂN YÊN

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

TS. Trần Trung Kiên

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015


MỤC LỤC

Phần I:

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài:..................................................................................3
1.3. Tình trạng đề tài.......................................................................................4
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................4
1.4.2. Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới và ở Việt Nam.............7
1.5. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam...............................10
1.5.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới......................................................10
1.5.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam......................................................11
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam............12
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam....................................13
1.7. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.......................14
1.7.1. Nội dung.............................................................................................14
1.7.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng.......................................15
Phần II: KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................21

2.1. Kết quả điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ
thống canh tác ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.......................21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Văn Yên, Yên Bái..................21
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất canh tác tại huyện Văn Yên:.............................23
2.1.3. Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác ngô của huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái..................................................................................................23
2.1.4. Kết quả điều tra và đánh giá hệ thống canh tác sắn của huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái..................................................................................................25
2.2. Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm................26
2.3. Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng
cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn.........................................27
2.4. Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông
thường)...........................................................................................................29


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

2.4.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô
trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường) năm
2014.............................................................................................................29

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2


2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông

thường) năm 2015.........................................................................................33
2.5. Ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông
thường) năm 2014 và năm 2015...................................................................38
2.5.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất.......................................................................................................38
2.5.2. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chất lượng của giống sắn KM94......41
2.5.3. Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế..............................43
2.6. Xây dựng mô hình thử nghiệm..............................................................44
2.6.1. Xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho ngô trên đất dốc tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái........................................................................44
2.6.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho sắn trên đất dốc tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái........................................................................47
2.7. Tổ chức hội nghị đầu bờ tổng kết, tuyên truyền kết quả ứng dụng
phân nén cho sắn và ngô...............................................................................48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................49
1. Kết luận......................................................................................................49


2. Đề nghị........................................................................................................49
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013 ........................11
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013 ................12
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013
....................................................................................................................... 12
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008
đến 2013 .......................................................................................................13
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ ............................................................23
Bảng 2.2. Qui mô và tỷ lệ số hộ trồng ngô trên đất dốc của nông dân .........................23
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho ngô trên đất dốc .......................................24

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ ............................................................25
Bảng 2.5. Qui mô và tỷ lệ số hộ trồng sắn trên đất dốc của nông dân .........................25
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng phân bón cho sắn trên đất dốc....................................... 26
Bảng 2.7. Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô thử nghiệm ngô ...............................27
Bảng 2.8 Kết quả phân tích đất năm 2014 ...................................................................27
Bảng 2.9 Kết quả phân tích đất năm 2015 ...................................................................28
Bảng 2.10 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
cây ngô vụ Xuân và vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái ...................29
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ngô VN8960 vụ Xuân 2014 tại Văn Yên – Yên Bái .....................30
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của phân viên nén tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ngô LVN99 vụ Thu Đông 2014 tại Văn Yên – Yên Bái ................31
Bảng 2.13 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân viên nén bón cho ngô vụ Thu
Đông 2014 tại Văn Yên - Yên Bái ................................................................33
Bảng 2.14 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015....................... 34
Bảng 2.15 Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015.............................. 35
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất lý thuyết và năng suất
thực thu của giống ngô LVN99 trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 .........36
Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân viên nén bón cho ngô tại Yên
Bái vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 ..............................................................37


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

Bảng 2.18. Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn KM94 năm 2014 và 2015 .............................................................38


Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2


Bảng 2.19. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất của giống sắn KM94 năm
2014 và 2015 ................................................................................................40
Bảng 2.20. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chất lượng của giống sắn KM94
năm 2014 và 2015........................................................................................ 41
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế năm 2014, 2015 43
Bảng 2.22. Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô thử nghiệm.................................... 44
Bảng 2.23-a: Thời gian sinh trưởng, năng suất và khả năng chịu sâu bệnh của
giống ngô DK6919 ở mô hình với đối chứng bón vãi thông thường của
người dân trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2015 tại Văn Yên, Yên Bái .......45
Bảng 2.23-b. Thời gian sinh trưởng, năng suất và khả năng chịu sâu bệnh của
giống ngô LVN99 ở mô hình với đối chứng bón vãi thông thường của
người dân trong vụ Thu Đông 2015 tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên,
Yên Bái .........................................................................................................45
Bảng 2.24. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh ngô bằng phân viên nén so với
phương pháp bón vãi thông thường của người dân....................................... 46
Bảng 2.25. Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô trình thử nghiệm ............................47
Bảng 2.26. Năng suất sắn mô hình sử dụng phân viên nén so với phương pháp bón
phân truyền thống của người dân ..................................................................47
Bảng 2.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân viên nén so với phương
pháp bón truyền thống của người dân........................................................... 48


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng trong điều kiện dân số tăng nhanh, biến
đổi khí hậu, tăng đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực – thực phẩm. Đất
dốc có giàu tiềm năng nhưng đang bị thoái hóa nghiêm trọng do việc thâm canh tăng
năng suất. Trong thời gian gần đây, chính phủ và các nhà khoa học của Việt Nam và
trên thế giới quan tâm đặc biệt đến vấn đề canh tác bền vững trên đất dốc theo xu
hướng bảo vệ và cải thiện độ phì đất để duy trì năng suất cây trồng cao.
Năng suất cây trồng tăng nhờ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phân
bón. Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ trong hệ thống các biện pháp tăng năng
suất cây trồng, phân bón chiếm tỷ trọng 41%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng 13 –
20%, thời tiết thuận lợi 15%, sử dụng hạt giống lai 8%, tưới tiêu 5% và các biện pháp
kỹ thuật khác 11 – 18%. Ở Đức, các chuyên gia đánh giá tỷ trọng của phân bón trong
việc tăng năng suất cây trồng là 50% và ở Pháp là 50 – 70%. Ở Việt Nam, theo số liệu
của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về tình hình sử dụng phân bón ở nước ta trong vòng 20
năm trở lại đây, tỷ trọng này là 40 – 50%. Với tỷ trọng này thì các loại cây trồng theo
đánh giá của bà con nông dân đã cho năng suất cao.
Hiệu lực của phân hoá học rất thấp, chỉ khoảng 40 – 50% với phân đạm, 50 – 60%
với phân kali và khoảng 40 – 50% với phân lân (Vanek, 2009). Ở Việt Nam hiện nay,
hiệu suất sử dụng phân đạm cũng mới chỉ đạt 30 – 45%, lân từ 40 – 45% và kali từ 40 –
50%. Như vậy, khoảng 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn supe lân và 344 nghìn tấn kali
clorua được bón vào đất hàng năm nhưng cây trồng chưa được sử dụng hết, một phần
nằm lại trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước, phần còn lại bị bốc hơi, gây ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí và gây hiệu ứng nhà kính (Agroviet, 2009). Xét về mặt
kinh tế thì lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng đồng nghĩa với lượng tiền
người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, tổng thất thoát lên tới gần 30 nghìn tỷ
đồng (Agromonitor, 2010). Do đó, một giải pháp công nghệ làm tăng hiệu quả sử dụng
phân bón, qua đó làm giảm lượng phân bón tiêu thụ là một yêu cầu bức thiết đặt ra và
việc sử dụng các dạng phân chậm tan là một giải pháp hữu ích.


Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

1


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

Thành quả của phân viên dúi sâu đã được chứng minh trên cây lúa. Cây ngô, sắn
cũng là một trong những cây lượng thực quan trọng, cần được quan tâm và tăng năng
suất để sao cho ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, góp phần vào
việc xoá đói giảm nghèo. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có thể sử dụng
phân viên chậm tan để giảm lượng phân bón và tăng năng suất ngô. Tuy nhiên, những
loại phân chậm tan của nước ngoài thường có giá thành cao do sử dụng các chất hoá
học (lưu huỳnh) và khi bón nhiều vào trong đất có thể gây ảnh hưởng đến môi trường
(phân bọc polymer) và hiệu quả của chúng phụ thuộc nhiều vào môi trường bên ngoài
như độ ẩm, mặt khác nơi sản xuất ở xa so với nơi sử dụng dẫn đến chi phí vận chuyển
cao, hơn nữa do tính đa dạng về loại đất nên các loại phân trên khó đáp ứng được nhu
cầu dinh dưỡng cả về lượng và tỷ lệ cho cây trồng. Để khắc phục những trở ngại trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và sản xuất loại phân viên nén có
chứa các chất điều tiết việc giải phóng các chất dinh dưỡng trong phân bằng nguyên
liệu sẵn có trong nước và có thể sản xuất ngay tại địa phương. Điểm khác biệt của phân
viên nén được sản xuất bởi Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với các loại phân
chậm tan trên thế giới là ở chỗ đạm không phải được bọc lại và đạm được kết hợp với
các chất phụ gia cho vào trong viên phân để tạo thành các hợp chất đạm khó tan hơn,
đạm và các chất dinh dưỡng được bọc lại trong những “viên phân” nhỏ hơn trong một
viên phân lớn hơn.
Để cho viên phân khi bón vào đất nhanh chóng hút nước hoà tan, phân hoá học
được trộn với một lượng nhỏ các chất hữu cơ. Trong điều kiện đất cây trồng cạn có

nhiều khe hở, phân có thể bị mất đi dưới dạng bay hơi, để khắc phục tình trạng này sau
khi bón phân viên nén trên đất dốc trồng ngô, sắn được che phủ bởi nilon tự huỷ hoặc
có thể dùng thảm tàn dư cây trồng, về sau có thể sử dụng các nguyên liệu hữu cơ địa
phương (tàn dư thân lá ngô, rơm rạ, cỏ v.v.) để sản xuất các tấm thảm che phủ cho ngô.
Các biện pháp trồng xen để giữ độ ẩm cũng được khuyến khích áp dụng.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đất đai của Yên Bái đa dạng
về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới 79,59% tổng diện tích tự nhiên, nhưng phần
lớn diện tích là đât dốc. Độ dốc trung bình 25 – 30 0, có nơi độ dốc trên 450. Cây trồng
nông nghiệp trên đất dốc chủ yếu là cây ngô và cây sắn (diện tích trồng ngô trên đất dốc
khoảng 13.000 – 16.000 ha/năm, chiếm 59,1 – 62,5% tổng diện tích trồng ngô). Năm
2012, diện tích trồng ngô của tỉnh Yên Bái là 24,7 nghìn ha, năng suất 30,6 tạ/ha, sản
lượng 75,5 nghìn tấn; diện tích trồng sắn là 16,2 nghìn ha, sản lượng 305,3 nghìn tấn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

(Tổng cục thống kê, 2013). Như vậy, ở tỉnh Yên Bái, cây ngô và cây sắn có diện tích
sản xuất lớn nhưng năng suất còn thấp so với năng suất trung bình của cả nước. Một
trong những nguyên nhân năng suất thấp là do sản xuất trên đất dốc với kỹ thuật canh
tác truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là trong đó sử
dụng phân bón. Ở đất đồi núi, người dân chưa chú trọng đầu tư bón phân cho ngô, sắn,
mức bón còn rất thấp, tỷ lệ NPK vẫn còn mất cân đối (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ
đạm, lân). Do trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu không thâm canh hoặc
mức thâm canh thấp, vẫn chủ yếu dựa vào độ phì của đất và tâm lý ưa chuộng phân
đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã làm trầm trọng thêm sự mất cân đối dinh

dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón chưa cao. Việc sử dụng nhiều
phân vô cơ tuy có làm tăng năng suất, sản lượng nhưng lại gây ảnh hưởng đến môi
trường và sức khoẻ của cộng đồng. Bón phân theo phương pháp truyền thống không
những tốn kém mà còn gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân thấp, phân bón có thể
mất do bay hơi, rửa trôi, nhất là ở những vùng đất dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên một
đơn vị diện tích tăng, hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Giải pháp hiệu quả cho việc bón
phân trên đất dốc là cần phải sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng nguyên tố dinh
dưỡng cao để giảm phí vận chuyển và công lao động.
Phân viên nén là một loại phân chậm tan mà nguyên tắc sản xuất là sử dụng các
chất phụ gia có khả năng giữ phân lâu hơn, làm cho phân tan từ từ, vừa đủ cho cây hút
vừa có đủ dinh dưỡng mà không bị ngộ độc, không bị mất mát do bị rửa trôi hay bốc
hơi. Tỉnh Yên Bái đã áp dụng phân viên nén dúi sâu cho cây lúa đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Việc sử dụng phân viên nén cho cây trồng trên đất dốc liệu có đem lại hiệu quả
kinh tế cao hay không thì chưa được nghiên cứu ở tỉnh Yên Bái.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây ngô, sắn trên đất dốc của huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
- Xác định công thức phân viên nén thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối
với ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái;
- Xác định lượng phân phù hợp cho ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng mô hình sản xuất ngô (2 ha), sắn (2 ha) trên đất dốc sử dụng phân viên
nén nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế (10 – 15% so với sản xuất của người nông
dân) tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3



Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

1.3. Tình trạng đề tài
Tình trạng đề tài

Mới

Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Theo Berzeni và Gyorff (1996) thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô
còn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn.
Theo Johnson và cs (dẫn theo De., 1973), năng suất trung bình của các giống
ngô lai là 6.838 kg/ha, với liều lượng phân bón: 95N – 67P2O5 – 20K2O kg/ha.
Theo Shan (1994), mức bón phân được khuyến cáo cho ngô ở Đài Loan là 175
kg N + 95 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha.
Các loại phân giải phóng chậm có thể phân thành 2 loại: Loại hoà tan chậm và
loại được bọc hoàn toàn trong nước. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như chất ổn
định đạm, chất hạn chế sinh học, thực ra không phải là phân đạm chậm tan mà chúng có
tác dụng làm giảm việc mất đạm thông qua việc làm chậm quá trình chuyển hoá đạm.
Các loại phân bọc polymer tỏ ra có nhiều hứa hẹn được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp vì chúng được sản xuất theo cách đạm được giải phóng một cách có kiểm soát.
Các chất polymer thông thường có độ bền lớn và tốc độ giải phóng đạm chậm hơn so
với dự đoán và phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ và ẩm độ (Hauck, 1985).
Tiềm năng sử dụng phân chậm tan ở Bắc Mỹ và Châu Âu là rất lớn vì nó làm
giảm chi phí và mang lại lợi ích cho người trồng trọt. Việc ứng dụng loại phân viên này
là sẽ rất mạnh đặc biệt là ở nhưng nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn, ở mùa vụ dễ xảy ra

mất đạm và đối với những cây trồng có bộ rễ ăn nông. Ở Hoa Kỳ phân chận tan được
sử dụng nhiều cho ngô (Balkcom et al, 2003).
1.4.1.2. Tình hình nghiên cứu phân viên nén cho ngô ở Việt Nam
Từ những năm 2000 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của tổ chức IFDC,
Trường ĐHNN Hà Nội đã nghiên cứu, sau đó đã phối hợp với tổ chức IDE thử nghiệm
để phát triển sản phẩm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho
lúa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Trải qua 5 năm nghiên cứu, thử nghiệm
và triển khai, sản phẩm phân dúi và kỹ thuật bón phân viên nén ngày càng hoàn thiện
được đông đảo nông dân trồng lúa ở các tỉnh trong vùng dự án và các tỉnh khác quan
tâm và áp dụng rộng rãi.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

Từ các kết quả nghiên cứu sử dụng phân viên nén cho cây lúa Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại phân viên nén cho ngô. Thí
nghiệm tại trường Đại học Nông nghiệp I trong các vụ xuân 2005, vụ Xuân và vụ Đông
2006 và vụ Xuân 2007 kết quả bước đầu cho thấy sử dụng phân viên cho nén ngô làm tăng
năng suất và giảm được 25 - 35% lượng phân bón.
Tại Việt Nam, việc sử dụng các loại phân nén cho hiệu quả đối với nhiều loại cây
trồng, sử dụng phân viên nén cho lúa giúp tiết kiệm 50% lượng phân bón so với bón vãi
thông thường (Nguyễn Tất Cảnh, 2005).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hùng và cs (2008) cho thấy: Bón phân viên
nén là biện pháp có hiệu quả cao, giúp cây ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn
so với biện pháp bón vãi thông thường. Bón phân viên nén với lượng 120 N + 60 P 2O5
+ 60 K2O cho hiệu quả cao nhất. Biện pháp che phủ, là biện pháp hữu hiệu góp phần

nâng cao hiệu quả sử dụng của phân viên nén.
Nghiên cứu và phát triển công nghệ bón phân viên nén cho ngô tại Quảng Uyên
tỉnh Cao Bằng đã cho thấy lượng phân viên nén thích hợp là 108N + 90 P 2O5 + 90 K2O.
Bón phân viên nén góp phần tiết kiệm 6,2% chi phí phân bón, tăng lợi nhuận 9,2 triệu
đồng /ha so với biện pháp bón phân rời. Sử dụng phân viên nén cho ngô tiết kiệm được
90 kg N/ha so với phương pháp bón thông thường (Nguyễn Hữu Quyết, 2008).
Theo Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Tất Cảnh (2009), việc sử dụng phối hợp phân
bón lá Komix với bón phân vãi thông thường hiện nay và bón phân viên nén không ảnh
hưởng đến thời gian sinh trưởng, diện tích lá, chỉ số diện tích lá, tích luỹ chất khô của
ngô LVN4, nhưng làm tăng chỉ số SPAD và làm tăng năng suất (đối với phân vãi thông
thường đã làm tăng 4,4 tạ ngô hạt/ha, 3,6 tạ hạt đối với PVN1 và 6,7 tạ hạt đối với
PVN2) so với không sử dụng Komix. Phân tích hiệu quả kinh tế của từng công thức thí
nghiệm cũng cho thấy việc sử dụng chế phẩm Komix đã làm tăng lãi thuần lên 19,7%
và 13,3% tương ứng với bón phân nén với liều lượng cao và thấp và 16,5% trong
trường hợp bón vãi.
Sử dụng phân viên nén cho ngô chong suất cao hơn so với đối chứng (bón vãi
thông thường) 20 – 25% (Nguyễn Hữu Quyết, 2008; Nguyễn Văn Hùng và cs, 2008;
Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Tất Cảnh, 2009).

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

5


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

Theo Hà Thị Thanh Bình và cs (2011), Hà Thị Thanh Bình (2012), mật độ trồng
ngô lai 9,2 vạn cây, bón phân viên NPK nén với lượng 90 kg N + 90 kg P 2O5 + 90 kg
K2O/ha trên đất bằng Quản Bạ, 150 kg N + 90 kg P 2O5 + 90 kg K2O/ha trên đất dốc Yên

Minh, 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha trên đất hốc đá Đồng Văn là phù hợp.
Đề tài đã triển khai được 5,3 ha mô hình thâm canh tăng năng suất ngô trên 3 huyện
năm 2011 dựa vào kết quả thí nghiệm năm 2010 và thu được năng suất ngô tăng 40,77
(82%), 39,2 (97,5%), 40,65 tạ/ha (111,3%), thu nhập tăng 15,57 (68,76%), 6,5
(33,97%), 15,4 triệu đồng/ha (109,74%) tương đương trên đất bằng Quản Bạ, đất dốc
Yên Minh và đất hốc đá Đồng Văn so với sản xuất ngô của nông dân.
Theo Nguyễn Văn Phú và cs (2012), cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi và
cho năng suất cao khi bón phân đạm chậm tan với lượng đạm từ 90 – 150 kg/ha; nếu
bón phân đạm chậm tan với lượng đạm 60 kg/ha, thì cây sinh trưởng yếu, năng suất
thấp hơn đối chứng. Với giống ngô LVN4 trong vụ Xuân năm 2011 tại Gia Lâm – Hà
Nội, sử dụng phân đạm chậm tan với lượng bón 90 kg N + 90 kg P 2O5 + 90 kg K2O/ha
sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo Nguyễn Đức Ngà và cs (2012), phân viên nén hữu cơ khoáng chậm tan bón
làm 3 lần cho ngô trồng trên đất cát bao gồm bón lót khi gieo hạt, bón thúc lần 1 khi
ngô có 3 – 4 lá, bón thúc lần 2 khi ngô có 6 – 7 lá với mức bón 143 kg N + 60 kg P 2O5
+ 90 kg K2O/ha trên nền phân lót 8 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh Sông Giang cho các chỉ
tiêu sinh trưởng và năng suất ngô cao nhất.
Tóm lại các kết quả nghiên cứu về bón phân cho ngô đều cho thấy phân bón có
tác dụng làm tăng năng suất rõ. Tuy nhiên, lượng phân cần bón để đạt năng suất nhất
định phụ thuộc vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, tiềm năng năng suất của
giống và điều kiện cung cấp nước cho ruộng ngô. Vì vậy, để góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả trong sản xuất ngô cần xác định lượng phân bón và phương pháp bón
phù hợp cho từng giống và từng điều kiện cụ thể.
Như vậy, nghiên cứu sử dụng phân nén cho ngô ở nước ta còn ít. Tại tỉnh Yên Bái,
đã có nghiên cứu sử dụng phân nén dúi sâu cho cây lúa và đã thành công, mở rộng mô
hình trên toàn tỉnh. Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu sử dụng phân nén cho ngô trên
đất dốc tại tỉnh Yên Bái.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


6


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

1.4.2. Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.2.1. Một số kết quả về phân bón cho sắn trên thế giới
Tác giả Anneke M. (2005) cho rằng để đạt được mức năng suất củ tươi 20 tấn/ha
thì cây sắn đã hấp thu một lượng dinh dưỡng là: 87kgN + 37kgP 2O5 + 177kg K2O +
35,1kg MgO.
Theo tác giả Weite (1987), nếu lúc thu hoạch người ta lấy toàn bộ sinh khối của
sắn có trên đồng ruộng (củ tươi, các bộ phận thân lá) thì họ đã lấy đi hầu hết các chất
hữu cơ do cây sắn hấp thụ được trong quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm
75%N, 92%Ca, 76%Mg. Số liệu phân tích được cho thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúc
thu hoạch tương đương với lượng P ở bộ phận trên mặt đất (thân, lá) khi thu hoạch cộng
với lượng P ở nhiều bộ phận lá đã rụng (lá già). Riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N:P:K bị
lấy đi khi thu hoạch là 2:1:4. Song tính chung cho tất cả các bộ phận ở dưới và trên mặt
đất thì tỷ lệ là 3:1:3.
Tác giả Howeler khi tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
đối với cây sắn của các tác giả khác nhau trên thế giới đã đi đến kết luận: Để đạt năng
suất 15 tấn củ tươi/ha, cây sắn lấy đi lượng dinh dưỡng trung bình là 74kgN, 16kgP 2O5,
87kgK2O, 27kgCa và 12kgMg. Nhiều công trình nghiên cứu về bón N, P, K đơn lẻ hoặc
kết hợp, so sánh phản ứng của cây sắn đối với phân bón là tùy thuộc vào tình trạng dinh
dưỡng ban đầu của đất, điều kiện sinh thái của vùng cũng như các loại phân và phương
pháp bón khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin và
Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên 48% so với
không bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia này thì mức bón N,
P, K dao động trong khoảng: (100kgN + 50kg P 2O5 + 100kgK2O)/ha; (60kgN + 120kg

P2O5 + 120kgK2O)/ha; (80kgN + 40kg P2O5 + 80kgK2O)/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ N:P:K là
2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì được bộ
phì của đất. Những công trình nghiên cứu của tiến sỹ Lian thực hiện trên đất than bùn ở
Malaysia cho thấy công thức bón N:P:K thích hợp cho sắn là 150-250kgN + 30kgP 2O5
+ 80-160kgK2O/ha.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

7


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

1.4.2.2. Một số kết quả về phân bón cho sắn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám
(2000) cho thấy sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp, quá trình canh
tác không bón phân hoặc bón ít và chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất trồng
sắn. Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các cây trồng
khác, mặt khác sắn trồng với mật độ thưa, diện tích che phủ thấp đã làm tăng quá trình
rửa trôi, xói mòn đất, dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh dưỡng của cây, do
vậy phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững.
Các tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) chỉ ra rằng: Hậu quả của
tập quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất sức sản xuất. Sự thoái
hóa đất dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm lượng mùn trong đất giảm kéo theo độ phì
cũng như lý, hóa tính của đất bị suy giảm.
Các tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) cho thấy bón phân NPK
cân đối cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân hoặc bón phân mất cân đối, đồng
thời ở các công thức bón cho 1 ha: 160kgN + 80kgP2O5 + 100kgK2O và 120kgN +
80kgP2O5 + 160kgK2O đem lại hiệu quả cao nhất trên đất nâu đỏ ở Bình Long.

Theo kết quả nghiên cứu củ Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cs (1994) cho thấy
bón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện đặc tính lý, hóa của đất
cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của sắn.
Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998), khi trồng sắn 3 năm liên
tục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất sắn giảm xuống chỉ
còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngược lại năng suất sắn tăng lên đến 20 tấn/ha khi
cung cấp đầy đủ N, P, K và đặc biệt khi bón K ở mức cao.
Theo tác giả Lê Hồng Lịch và Võ Thị Kim Oanh (2000), lượng phân khoáng bón
cho đất trồng sắn ở Đắc Lắc (đất phiến thạch sét và đất bazan nâu đỏ) là 70kgN +
50kgP2O5 + 100kgK2O/ha năng suất sắn tăng và đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đất đỏ và đất xám ở miền Đông Nam Bộ, sắn phản ứng mạnh với các mức bón
phân N, P, K đặc biệt đối với N, K. Công thức bón phân N, P, K thích hợp cho sắn đạt năng
suất củ và hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất này là: (80kgN + 40kgP 2O5 + 80kgK2O)/ha

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

8


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

và (160kgN + 80kgP2O5 + 160kgK2O)/ha với tỷ lệ bón kết hợp giữa NPK là 2:1:2. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hỷ và cs (1998-2000), trên đất đỏ và đất xám ở miền Đông
Nam Bộ, công thức bón phân khoáng thích hợp cho sắn là (80kgN + 40kgP 2O5 +
80kgK2O)/ha. Một số công trình nghiên cứu thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trên đất đỏ
vàng của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên ruộng của
nông dân cho thấy rõ phản ứng của cây sắn với N và K. Trong các nguyên tố đa lượng thì
K là yếu tố hạn chế năng suất sắn. Thí nghiệm bón N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng của
Đại học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra rằng nếu bón N, K mà thiếu P thì năng suất săn vẫn

cao nhưng khi bón N, P mà không bón K năng suất sắn giảm.
Ở vùng miền núi phía Bắc, từ những năm 1990, Viện KHKT nông nghiệp Việt
Nam (VASI), Đại học Nông lâm Thái Nguyên (TUAF), Trung tâm Cây có củ, Viện Cây
lương thực, cây thực phẩm (FCRI) và Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc
(NOMAFSI) đã tiến hành nhiều nghiên cứu về các biện pháp canh tác hiệu quả và bền
vững trên đất dốc như bón phân cân đối, hợp lý; trồng xen cây họ đậu với sắn, phủ đất
và trồng băng cây xanh chống xói mòn đất trồng sắn cũng đã và đang được nhiều địa
phương ứng dụng trong sản xuất sắn.
Khi nghiên cứu kỹ thuật bón phân duy trì dưỡng bằng bón phân khoáng đối với
đất xám tại Hố Nai thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Hưng lộc cho thấy bón
phân N; P2O5 : K20 tỷ lệ 2:1:2 với lượng N là 80 và 160 kg/ha cho năng suất và tỷ lệ
tinh bột tăng lên và được nông dân áp dụng.
Theo các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Nguyễn Hữu Hỷ, Công Doãn Sắt,
Phạm Quang Khánh, Phan Thị Công, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Công Vinh, Thái Phiên) thì
hầu hết đất trồng sắn tại Việt Nam có chất lượng kém vì bị thoái hoá cả về mặt lý tính
cũng như hoá tính. Nguyên nhân chính gây nên thoái hoá đất là do hàng loạt quá trình
khoáng hoá không thuận diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của thiên nhiên, cộng với các
biện pháp canh tác không thích hợp của con người. Vì thế, cần thiết phải thay đổi những
kỹ thuật mới cho phù hợp với sản xuất và bảo vệ đất trồng sắn hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì bón phân khoáng hợp lý cho sắn
có tác dụng tốt đến việc cải thiện các đặc tính lý, hoá của đất cũng như cải thiện năng

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

9


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên


suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất sắn. Bên canh đó, bón phân hữu cơ làm
giảm dung trọng, tăng độ xốp, điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất, dung tích hấp
thu của đất được cải thiện, nhờ đó làm tăng hiệu lực của phân bón. Phân hữu cơ còn
làm tăng hiệu lực của phân lân. Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác sắn đã được
nghiên cứu trên toàn quốc. Trên đất đỏ vàng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đất đỏ tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, đất
xám Hố Nai 4 đã xác định được bón phân khoáng cân đối cho sắn theo tỷ lệ (N : P 2O5 :
K2O = 2 : 1 : 2) với công thức phân bón được nông dân áp dụng vào sản xuất là: (80N
+ 40P2O5 + 80K2O kg/ha) và (160N + 80P2O5 + 160K2O).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyền Viết Hưng (2006) cho thấy đối với giống
sắn KM94 trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, mật độ trồng 15.625 cây/ha
(khoảng cách 0,8m x 0,8m – 1cây) kết hợp với tổ hợp phân bón (10 tấn phân hữu cơ
+80kgN +40kgP2O5+80kgK2O)/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Với giống sắn mới
KM98-7, mật độ trồng 12.500 cây/ha (khoảng cách 0,8m x 1,0m) cùng với lượng phân
bón (10 tấn hữu cơ + 80kgN + 40kgP 205 + 80 kgK20)/ha cho năng suất và hiệu quả kinh
tế cao nhất.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất sắn KM94
tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai của Nguyễn Viết Hưng (2010) cho thấy: Tổ hợp phân
bón thích hợp cho giống sắn KM94 tại Lào Cai là: (10 tấn phân chuồng + 80kgN +
60kgP2O5 + 80kgK2O)/ha đã đưa được năng suất bình quân của sắn lên 33,8 tấn/ha.
Theo tác giả Nguyễn Viết Hưng và cs (2013), tổ hợp phân bón thích hợp cho
giống sắn mới KM414 ở Tuyên Quang là (90kgN + 40kgP 2O5 + 80kgK2O)/ha đã đưa
được năng suất bình quân của sắn lên 32,8 tấn/ha cao hơn mức bình quân mô hình của
người dân 10,3 tấn/ha.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu bón phân vãi
thông thường, chưa có nghiên cứu bón phân dạng viên nén cho sắn, đặc biệt trên đất dốc.
1.5. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Từ bảng 1.1 cho chúng ta thấy, năm 2003 diện tích ngô trên toàn thế giới 114,67
triệu ha, thì sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu ha, lên 161,01 triệu ha. Năm

2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn 156,93 triệu ha. Năm 2013 diện tích, năng
suất à sản lượng ngô đạt cao nhất từ trước tới nay, diện tích đạt 184,2 triệu ha, năng suất
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

10


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

bình quân 55,2 tạ/ha và sản lượng đạt 1016,7 triệu tấn. Chính từ điều nay mà càng
khẳng định thêm vai trò và vị trí của cây ngô trên thế giới.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2013
Chỉ tiêu

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2003

114,67

44,60


645,23

2004

147,47

49,45

729,21

2005

147,44

48,42

713,91

2006

148,61

47,53

706,31

2007

158,60


49,63

788,11

2008

161,01

51,09

822,71

2009

156,93

50,04

790,18

2010

162,32

51,55

820,62

2011


170,39

51,84

883,46

2012

177,39

49,16

872,06

2013

184,2

55,2

1016,7

Năm

Diện tích

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [32].
1.5.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Số liệu bảng 1.2 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích, năng

suất và sản lượng trong giai đoạn 2003 - 2008. Từ năm 2009 đến năm 2013 diện tích,
năng suất ngô có nhiều biến động. Năm 2011 năng suất ngô đạt cao nhất 46,8 tạ/ha, tuy
nhiên diện tích lại giảm so với năm 2008. Năm 2013 diện tích ngô tăng cao trở lại và
đạt 1.172,6 nghìn ha, cao nhất từ trước tới nay, tuy năng suất thấp hơn so với năm 2011,
chỉ đạt 44,3 tạ/ha nhưng sản lượng vẫn đạt mức cao 5.193,5 nghìn tấn. Tuy diện tích,
năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung
của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn rất thấp (năm 2013 năng suất
ngô của Việt Nam 44,3 tạ/ha, bằng 80,3% năng suất bình quân của thế giới). Điều này
đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn, đặc biệt
là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay. Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũng
như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra những giống ngô va
biện pháp kỹ thuất canh tác hiệu quả để nâng cao năng suất và chất lượng của sản xuất
ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam
(FAOSTAT, 2015) [32].

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

11


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2003

912,7

34,4

3.136,3

2004

991,1

34,6

3.430,9

2005

1.052,6

36,2

3.787,1

2006


1.033,1

37,3

3.854,5

2007

1.096,1

39,3

4.303,2

2008

1.140,2

40,2

4.573,1

2009

1.086,8

40,8

4.431,8


2010

1.126,9

40,9

4.606,3

2011

1.081,0

46,8

4.684,3

2012

1.118,2

42,9

4.803,2

2013

1.172,6

44,3


5.193,5

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [32].
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới sắn là một trong những cây lương thực chỉ đứng sau lúa, ngô, lúa mì.
Diện tích và sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở bảng 1.3.
Thông qua bảng số liệu 1.3 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên
thế giới có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2008 diện tích là 18,77 triệu ha; đến
năm 2013 diện tích tăng lên 20,73 triệu ha, tăng 1,96 triệu ha. Năng suất cũng
vậy, năm 2008 chỉ đạt 12,44 tấn/ha nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 13,34
tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha. Sản lượng năm 2008 đạt 233,50 triệu tấn, đến năm 2013
đạt 276,72 triệu tấn, tăng 43,22 triệu tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng ngày
càng tăng là do chiến lược phát triển cây sắn trên toàn cầu đã được coi trọng, đặc
biệt là năng suất và sản lượng.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2008 - 2013
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
18,77
18,75
18,41

20,62
20,39
20,73

Năng suất
(tấn/ha)
12,44
12,50
12,40
12,75
12,88
13,34

Sản lượng
(triệu tấn)
233,50
234,55
228,55
262,75
262,59
276,72
(Nguồn: FAOSTAT (2015) [25])

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

12


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên


Sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu phù hợp để sản xuất ethanol
trên toàn Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin. Nhiên liệu sinh học hiện có tầm quan trọng
trong cuộc sống hiện đại do các vấn đề chính trị và các mối quan tâm ngày càng tăng
trên tất cả các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Xem xét về vấn đề này
các nước phát triển và đang phát triển xây dựng chính sách để bắt buộc pha ethanol và
diesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel).
Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học
(UNEP 2009; Peter Baker 2009) ở Trung Quốc, Brazil, Nigeria, Thái Lan, Indonesia,
Colombia, Việt Nam. Tại Việt Nam và Campuchia sắn được xem là một cây trồng quan
trọng để sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008
đến 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

555,7


16,91

9,40

2009

508,8

16,82

8,56

2010

496,1

17,18

8,52

2011

558,2

17,73

9,90

2012


550,8

17,69

9,75

2013

544,3

17,89

9,74

Năm

(Nguồn: FAOSTAT 2015)[25]
Qua số liệu ở bảng 1.4 cho thấy tình hình sản xuất sắn qua các năm trở lại đây có
nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đặc biệt là diện tích. Năm 2008
diện tích trồng sắn cả nước là 555,7 nghìn ha đến năm 2013 là 544,3 nghìn ha, giảm so
với năm 2008 là 11,4 nghìn ha. Năng suất năm 2008 là 16,91 tấn/ha và năm 2013 là
17,89 tấn/ha. Sản lượng sắn những năm gần đây đạt cao nhất vào năm 2011, đạt 9,9
triệu tấn. Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất châu Á về chọn tạo và nhân giống
sắn. Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu trong chọn tạo và nhân
giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp đôi do trồng các
giống sắn mới năng suất cao và áp dụng kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững.
Tại Việt Nam, cây sắn được coi là cây công nghiệp chính cung cấp nguồn nhiên
liệu cho sản xuất năng lượng sinh học. Bộ Công thương đã hoàn thiện việc quy hoạch
và phát triển vùng nguyên liệu cho năng lượng sinh học [1]. Khi chương trình NLSH
của Nhà nước vận hành, các nhà máy sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ một khối lượng sắn


Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

13


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

rất lớn. Năm 2012, sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 16% sản lượng sắn, dự kiến năm 2015
chiếm 35%, năm 2020 chiếm 41% và đến năm 2025 chiếm 48%. Các tính toán này dựa
vào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5%/năm, năm 2012 áp dụng E5, năm 2015 áp dụng
E10, sản lượng sắn tăng 5%/năm. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp
NLSH làm thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông nghiệp
và nông thôn [6].
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai về các sản phẩm sắn sau
Thái Lan với 2,00 - 4,00 triệu tấn sắn lát khô tương ứng khoảng 0,4 - 0,8 tấn tinh bột
sắn xuất khẩu. Đại lục Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam
và chiếm 90% thu nhập xuất khẩu của ngành công nghiệp. Hàn Quốc và Đài Loan là
2 nước đứng thứ hai và thứ ba trong tốp các nhà nhập khẩu lớn nhất. Nhu cầu đã
tăng vọt, chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc, trong đó sử dụng để sản xuất ethanol.
Đất trồng sắn ở Việt Nam tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ven biển Trung
bộ và Vùng Tây Nguyên. Ở Việt Nam khoảng 66% diện tích của sắn được trồng trên
đất đồi núi, 40% diện tích còn lại được trồng trên các loại đất khác. Sắn ưa đất có độ
pH từ 4,5 - 6,0.
Tại miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi núi và
khoảng 68% của diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất cát pha tương ứng. Trong
khi đó sắn ở miền Nam, Việt Nam được trồng chủ yếu trên đất cát màu xám, các loại
đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu vực ven biển miền Trung và Đông
Nam, chiếm khoảng 60% diện tích sắn toàn miền Nam.

1.7. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
1.7.1. Nội dung
- Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác
ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm.
- Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường).
- Xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh ngô bằng bón phân viên nén trên đất
dốc (đối chứng là mô hình canh tác ngô thông thường tại địa phương).

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

14


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

1.7.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
1.7.2.1. Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống canh tác
ngô, sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Nội dung điều tra:
+ Điều tra điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Yên – Yên Bái.
+ Điều tra diện tích, năng suất và sản lượng ngô, sắn.
+ Điều tra tập quán canh tác, mức độ đầu tư sản xuất ngô, sắn của các hộ nông dân.
+ Điều tra hiện trạng các giống ngô, sắn đang trồng trong sản xuất.

+ Phỏng vấn và lập phiếu điều tra.
- Phương pháp điều tra:
Dùng phương pháp RRA (Điều tra nông thôn) và triển khai theo các bước sau:
+ Bước 1: Điều tra thu thập thông tin số liệu tại các cơ quan trong huyện và xã
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất cây
ngô, sắn.
+ Bước 2: Điều tra phỏng vấn trực tiếp hiện trạng sản xuất ngô, sắn của một số
hộ dân trong xã.
+ Bước 3: Tổng hợp, phân tích số liệu tìm ra các yếu tố hạn chế.
- Tiêu chí chọn điểm: Điểm đại diện và điển hình của canh tác ngô, sắn của huyện.
- Địa điểm: Tại 3 xã Đông An, An Bình, Lâm Giang (cây ngô); Đông Cuông,
Mậu Đông, Quang Minh (cây sắn) của huyện Văn Yên – Yên Bái.
- Thời gian: Tháng 1 - 2 năm 2014.
1.7.2.2. Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm
- Điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên để lựa
chọn địa điểm triển khai.
- Địa điểm lựa chọn làm thí nghiệm: Tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Tháng 2 – 3 năm 2014.
1.7.2.3. Phân tích các chỉ tiêu thổ nhưỡng, nông hoá để xác định khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng của đất cho ngô, sắn năm 2014, 2015.
- Lấy mẫu đại diện cho vùng nghiên cứu trước khi tiến hành thí nghiệm theo
phương pháp thông dụng hiện đang được áp dụng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

15


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên


Nguyên. Lấy mẫu theo 5 điểm đường chéo khu thí nghiệm sau đó trộn đều lấy ngẫu
nhiên 3 mẫu phân tích.
- Xác định các nguyên tố, thành phần hóa học trong đất (N tổng số và dễ tiêu,
P2O5 tổng số và dễ tiêu, K2O tổng số và dễ tiêu, CEC, Mùn, pHKCL) trên cơ sở đó đề
xuất quy trình cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho việc trồng ngô, sắn. Phân tích đất tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Số lượng mẫu: 09 mẫu.
- Thời gian: Tháng 3/2014 và tháng 3/2015
1.7.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
ngô trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường)
- Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Vụ Xuân Hè (gieo ngày 17/3/2014), vụ Thu Đông (gieo
ngày 15/7/2014) năm 2014 và vụ Xuân Hè (gieo ngày 16/3/2015) và vụ Thu Đông
(gieo ngày 20/7/2015) năm 2015.
- Quy mô: 2.000 m2/vụ x 2 vụ/năm x 2 năm = 8.000 m2.
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Giống ngô lai VN8960 và LVN99.
+ Phân nén NK
+ Phân đạm: Phân Urê (46% N).
+ Phân lân: Phân lân Supe (16% P2O5).
+ Phân kali: Phân Kaliclorua (60% K2O).
+ Phân hữu cơ vi sinh.
- Công thức thí nghiệm:
1. CT 1: 110N + 70 K2O
2. CT 2: 130N + 70 K2O
3. CT 3: 150N + 70 K2O
4. CT 4: 170N + 70 K2O
5. CT 5: 190N + 70 K2O


6. CT 6: 110N + 90 K2O
7. CT 7: 130N + 90 K2O
8. CT 8: 150N + 90 K2O
9. CT 9: 170N + 90 K2O
10. CT 10: 190N + 90 K2O
11. CT 11 (đ/c): 150N + 80P2O5 + 80 K2O
(bón vãi thông thường)

Ghi chú: CT 1 – CT10:Lượng phân khoáng dạng viên nén
Nền: 2 tấn phân vi sinh + 80P2O5
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh,
gồm 11 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 21 m 2 (5 m x 4,2 m). Khoảng cách

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

16


Kết quả đề tài khoa học: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân viên nén cho ngô, sắn trên đất dốc
tại huyện Văn Yên

giữa các lần nhắc lại là 1 m, khoảng cách giữa các ô là 0,3 m. Thiết kế hàng ngô theo
đường đồng mức. Gieo 6 hàng/ô, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ
5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc. Các chỉ tiêu theo dõi
được thực hiện ở 4 hàng giữa của ô. Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộng
băng trồng ít nhất 2 hàng ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí nghiệm.

Sơ đồ thí nghiệm:

I


11

3

1

2

7

10

4

9

8

6

5

II

10

5

8


11

1

3

4

6

2

9

7

III

8

4

2

9

3

11


1

5

7

10

5

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ
- Quy trình kỹ thuật: Áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT; Quy phạm
khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây
trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN216 – 2003. (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá: Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56:
2011/BNNPTNT và Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân
bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản 10 TCN216 – 2003 (Chi tiết tại
phụ lục 1 kèm theo).
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.
+ Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình

IRRISTAT.
+ Phân tích tương quan giữa các liều lượng NPK và năng suất theo chương trình
SPSS.
+ Tính phương trình tương quan, lượng bón tối đa về kỹ thuật, tối thích về kinh
tế trên phần mềm Excel.
1.7.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
sắn trên đất dốc (so sánh với phương pháp bón vãi phân đơn thông thường)
- Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014 (ngày trồng: 24/3/2014) và năm 2015 (ngày
trồng: 18/3/2015).

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trung Kiên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

17


×