SỞ GD - ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY
ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2009
MÔN : ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. PHẦN CHUNG : (8,0đ)
Câu I:(3,0đ)
Trình bày hoạt động gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa
khác nhau gữa các khu vực ?
Câu II: (2,0 đ)
Cho bảng số liệu: “Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1990 -2005”,
(đơn vị %) như sau :
Năm
Ngành
1990 1995 1998 2002 2005
Nông –lâm-ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 23 21
Công nghiệp –xây dựng 22,7 28,8 32,5 38,5 41
Dịch vụ 38,6 44 41,7 38,5 38
1/ Em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta giai đoạn
trên. (1,5 đ)
2/ Nhận xét sự sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn
1990 -2005 ? ( 0,5 đ )
Câu III: (3,0 đ)
1/ Trung du miền núi bắc bộ có những thế mạnh nào trong việc phát triển kinh tế ?
(1,0đ )
2/ Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam
Trung Bộ ? (2,0 đ)
II/ PHẦN RIÊNG : ( 2,0 đ)
Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành cho chương trình đó ?
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn :( 2,0 đ)
Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến
tích cực ?
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao.( 2,0 đ)
.....................trường không dạy ..................
------HẾT ----
Họ và tên thí sinh :.................................................... Số báo danh .....................
SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT 2009
Trường THPT Bắc Trà My Môn : Địa Lí ---- Thời gian : 60’
---------***-------- ----------&----------
I. PHẦN CHUNG : (8,0đ)
Câu I:(3,0đ)
Câu 1 Nội dung trả lời Điểm
Trình
bày
hoạt
động
gió
mùa ở
nước
ta :
* Hoạt động của gió mùa ở nước ta:
- Nước ta có hai loại gió mùa chính: gió mùa mùa đông và gió nùa mùa hạ.
+ Gió mùa mùa đông : (gió mùa Đông Bắc)
- Hoạt động : Từ tháng XI đến tháng IV
-Nguồn gốc: Cao áp lạnh Sibir
-Hướng gió: Đông Bắc
-Phạm vi: Miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
-Đặc điểm:
- Tạo nên mùa đông lạnh ở Miền Bắc.
+Nửa đầu mùa đông: lạnh khô.
+Nửa sau mùa đông: lạnh ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc
gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
b/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
-Hoạt động :từ tháng V đến tháng X
-Nguồn gốc:+nữa đầu mùa cao áp Bắc ấn độ dương
+ Nữa cuối mùa cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu.
-Hướng gió Tây Nam
-Phạm vi hoạt động cả nước.
-Đặc điểm
+Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ
và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động
của gió Lào khô, nóng.
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng
thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ
nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp
thấp Bắc Bộ).
0,25đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 Nội dung trả lời Điểm
- Vẽ
biễu
đồ.
-Nhận
xét
Vẽ: +Đúng biểu đồ miền . (1® )
* Đúng khoảng cách các năm.
* Trục tung ghi % trục hoành ghi năm
* Ghi các chỉ số
+ Có tên biểu đồ .
+ có chú thích.
- Cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng :
+ Giảm tỉ trọng khu vực I ( Nông –lâm ngư - nghiệp) tăng tỉ trọng khu vực II
( Công nghiệp – Xây dựng ).
1 đ
0,25đ
0,25đ
0,5 đ
+ Khu vực III ( dịch vụ ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
Câu 3 Nội dung trả lời Điểm
1/Những thế mạnh Trung du miền núi bắc bộ :
- Khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện.
- Trồng chế biến cây CN, cây dược liệu, rau quả nhiệt đới và ôn đới.
- Chăn nuôi gia súc .
- Phát triển kinh tế biển.
2/Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung
Bộ;
* Thuận lợi :
+ Tiếp giáp với Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐNB trong quá trình
phát triển.
+ Có vùng biển rộng lớn và nhiều cảng nước sâu kín gió. Xây dựng các cảng
biển và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.
+ Có các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây ...giao lưu với Tây nguyên
và xa hơn là tới Campuchia và Thái lan .
+ Khoáng sản : Vật liệu xây dựng, cát làm thuỷ tinh, vàng , dầu khí...
+ Tài nguyên rừng diện tích rừng gỗ .
+ Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, cừu, dê.
+ Trong vùng có chuỗi đô thị tương đối lớn Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
Phan Thiết đang thu hút được dự án đầu tư nước ngoài.
+ Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh và đặc biệt là 2 di sản văn hoá thế giới
( Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn) phát triển du lịch.
*Khó khăn :
- Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình
Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.
- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…
- Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh.
- Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.
-Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, GTVT còn kém.
1,0đ
1,5đ
0,5 đ
Câu 4 Nội dung trả lời Điểm
Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những
chuyển biến tích cực:
+Cơ chế quản lí được đổi mới đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, xoá
bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ...
+ Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa
phương hoá.
+ Tháng 1/2007 VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO và có quan hệ buôn
bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trên thế giới.
+ Năm 1992 lần đầu tiên cán cân XNK của nước ta tiến tới sự cân đối và kim
ngạch XNK liên tục tăng lên.(1990 XK đạt 2,4 tỉ USD lên 32,4 tỉ USD năm 2005,
nhập khẩu năm 1990 là 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD năm 2005 tăng hơn 13 lần so
với năm 1990) Hàng hoá XNK ngày một đa dạng hơn so với trước.
2,0 đ