Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIÊM TRA CHẤT LƯỢNG văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.83 KB, 4 trang )

Phòng GD&ĐT Thạch Thành
TRƯỜNG THCS THẠCH CẨM

ĐỀ KIÊM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

Năm học 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90’

ĐỀ A
Câu 1 (3,0đ): Đọc đoạn văn sau:
« Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai
hết...Một người như thế ấy !...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !...Một
người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng
giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn... »
(Nam Cao, Lão Hạc)
1. Xác định kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán trong đoạn trích trên và cho biết
chức năng của chúng?
2. Hãy đặt 3 câu (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) có chứa từ « em hát »
Câu 2 (2,0đ):
Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) theo kiểu diễn dịch có chứa câu chủ đề
“ Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự
tại của Bác”
Câu 3 (5,0đ):
Có ý kiến cho rằng: “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích “Nước Đại Việt ta”,
em hãy làm rõ ý kiến trên.
.....................Hết..................
ĐỀ B
Câu 1 (3,0đ): Đọc đoạn văn sau


“Em đi nhanh về chiếc giường đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao
giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi.”
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
1. Xác định kiểu câu cầu khiến, câu trần thuật trong đoạn trích trên và cho biết
chức năng của chúng?
2. Hãy đặt 3 câu (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) có chứa từ « em học »
Câu 2 (2,0đ):
Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) theo kiểu quy nạp có chứa câu chủ đề
“ Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự
tại của Bác”
Câu 3 (5,0đ):
Có ý kiến cho rằng: “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích “Nước Đại Việt ta”,
em hãy làm rõ ý kiến trên.
.....................Hết..................
Thạch Cẩm, ngày 02/02/2015
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
Người ra đề
Nguyễn Thị Châm


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
Học kì II - Năm học 2014 – 2015
ĐỀ A
Câu
1

Nội dung cần đạt
1. HS tìm đúng các kiểu câu, chỉ ra chức năng của kiểu câu

đó:
- Kiểu câu:
+ “Hỡi ơi lão Hạc !” -> Câu cảm thán
+ “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh
Tư để có ăn ư ?” -> Câu nghi vấn
- Chức năng:
+ Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc xót xa về sự thay đổi
của lão Hạc
+ Câu nghi vấn bộc lộ sự ngạc nhiên, đau xót trước sự
thay đổi của lão Hạc
2. Đặt đúng các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
(Mỗi câu cho 0,5đ)
VD:
- Em hát hay không?
- Em hát đi.
- Ôi, em hát rất tuyệt!

2

Điểm
(3,0)

0,25
0,25
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

2,0đ

- Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn diễn dịch
có chứa câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu khác đứng sau làm rõ 0,5
cho câu chủ đề
- Nội dung: Làm rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung
dung tự tại của Bác
+ Trong hoàn cảnh tù đày, mất tự do Bác vẫn hướng về
thiên nhiên (trăng), rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của 0,5
trăng. (D/C)
+ Bác vượt ra ngoài song cửa của nhà tù (bằng tinh
thần) để thưởng thức vẻ đẹp của trăng, Người và trăng trở nên 0,5đ)
gần gũi thân thiết như những người bạn tri âm, tri kỉ (D/C)
+ Bác thể hiện phong thái ung dung tự tại của người
chiến sĩ cách mạng, vượt lên trên khó khăn, gian khổ, lạc quan 0,5đ)
hướng tới cái đẹp
ĐỀ B
Câu
1

Nội dung cần đạt
1. HS tìm đúng các kiểu câu, chỉ ra chức năng của kiểu câu
đó:
- Kiểu câu:
+ “Em đi nhanh......con Vệ Sĩ”.... “ Em để nó ở lại” -> Câu
trần thuật
+ “Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa

Điểm
(3,0)


0,25
0,25


nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi.”-> Câu cầu khiến
- Chức năng:
+ Câu trần thuật dùng để miêu tả hành động; thông báo sự việc 0,5
+ Câu cầu khiến dùng để yêu cầu.
0,5
2. Đặt đúng các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
VD:
- Em học xong chưa ?
- Em học đi.
- Ôi, em học rất nhanh!
2
- Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn quy nạp
có chứa câu chủ đề ở cuối đoạn, các câu khác đứng trước phân
tích để dẫn đến câu chủ đề
- Nội dung: Làm rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung
dung tự tại của Bác
+ Trong hoàn cảnh tù đày, mất tự do Bác vẫn hướng về
thiên nhiên (trăng), rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của
trăng. (D/C)
+ Bác vượt ra ngoài song cửa của nhà tù (bằng tinh
thần) để thưởng thức vẻ đẹp của trăng, Người và trăng trở nên
gần gũi thân thiết như những người bạn tri âm, tri kỉ (D/C)
+ Bác thể hiện phong thái ung dung tự tại của người
chiến sĩ cách mạng, vượt lên trên khó khăn, gian khổ, lạc quan
hướng tới cái đẹp

3

0,5
0,5
0,5
2,0đ
0,5

0,5
0,5
0,5
5,0

* Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại nghị luận chứng minh: phân tích đoạn
trích '' Nước Đại Việt ta'' để làm rõ ý nghĩa như một bản tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát, trôi chảy, không
phạm lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu, có dẫn chứng cụ thể.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề cần chứng minh:“Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa
như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
2. Thân bài:
* Giải thích ngắn gọn:
Bản tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố khẳng định chủ
quyền của một dân tộc hay một quốc gia và có giọng điệu hào
hùng, đanh thép, thể hiện ý thức tự lực, tự cường của nhân
dân và dân tộc.

* Chứng minh: Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai thể hiện ở đoạn
trích ''Nước Đại việt'' ta là:
- Nguyên lí nhân nghĩa: yên dân; trừ bạo (D/c)

0,25
0,25

1,0

1,0


- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại
Việt:
+ Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục
tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. (D/c)
+ Quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc của
Nguyễn Trãi. (D/c)
3. Kết bài:
Đánh giá về giá trị nội dung và tư tưởng của đoạn trích
“Nước Đại việt ta'' khẳng định lại vấn đề.

1,5
0,5
0,5



×