Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.99 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ
TỈNH KHÁNH HÒA

Ngành: Triết học
Mã số: 8229001

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒ SĨ QUÝ

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG...............................................7
1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh .............................7
1.1.1. Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý ............................................7
1.1.2. Những quan niệm cơ bản về Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ .............................................................................................................. 10
1.2. Một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ ...................................................... 11
1.2.1. Vị trí và vai trò của ca dao tục ngữ trong đời sống tinh thần xã hội.............. 11
1.2.2. Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ. ............... 16
1.2.2.1. Ca dao.......................................................................................................... 16
1.2.2.2. Tục ngữ ....................................................................................................... 21
1.3. Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ...................................... 26
1.3.1. Vài nét về ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa .................................................... 26
1.3.2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ................ 27
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa ............................................................ 28
1.3.2.2. Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Khánh Hòa ................................................. 28
Tiểu kết chương 1................................................................................................... 31
Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ TỈNH KHÁNH HÒA.......................................................................... 33
2.1. Ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của
tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................................... 34

2.1.1. Về quê hương đất nước .................................................................................. 34
2.1.2. Về tình cảm lứa đôi, hôn nhân, gia đình ........................................................ 39
2.1.3. Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của đời sống xã hội ...................... 42
2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên ........................... 45
2.3. Triết lý về con người và các quan hệ xã hội.................................................. 49
2.4. Một số kết luận ban đầu qua việc tìm hiểu về triết lý nhân sinh của ca dao,
tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................ 56


2.4.1. Những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh
Hòa ........................................................................................................................... 56
2.4.2. Vấn đề kinh nghiệm trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa.......................... 60
Tiểu kết chương 2................................................................................................... 62
Chương 3: TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN
GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ TỈNH
KHÁNH HÒA......................................................................................................... 64
3.1. Những mặt tích cực và hạn chế của việc giữ gìn và phát triển giá trị triết lý
nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa............................................... 64
3.2. Giải pháp và kiến nghị .................................................................................... 70
3.2.1. Giải pháp ........................................................................................................ 70
3.2.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử văn học là tấm gương phản chiếu của tâm hồn dân tộc. Đời sống tinh
thần của các thế hệ con Lạc cháu Rồng qua hàng nghìn năm đã tạc vào văn học
những dấu ấn khó phai mờ. Từ ngàn xưa, ông cha ta không chỉ để lại những kinh

nghiệm trong đời sống và sản xuất mà còn cất lên những khúc ca của lòng mình để
tạo nên kho tàng văn học dân gian đồ sộ và phong phú.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ chiếm một vị trí
quan trọng. Ca dao, tục ngữ là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của
quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, ca dao, tục ngữ là một
kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất
và tinh thần của nhân dân lao động.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố triết lý sâu sắc như: triết lý
đạo đức, triết lý giáo dục và còn ẩn chứa trong đó những triết lý nhân sinh. Triết lý
nhân sinh là sự đúc kết những kinh nghiệm của ông cha ta về tự nhiên, con người,
xã hội. Những triết lý đó mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về những quan
niệm của ông cha ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách thức ứng xử của con
người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ca dao, tục ngữ của Việt nam nói chung và của
tỉnh Khánh Hòa nói riêng vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra
nó được tìm hiểu. Nếu có tiến hành thì đó cũng mới chỉ dừng lại ở những sự liệt kê
theo chủ đề, mới chỉ bàn luận về mặt tích cực và tiêu cực, kinh nghiệm của ca dao,
tục ngữ. Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa chưa thực sự
đi sâu vào vấn đề triết lý nhân sinh như là sự thể hiện tư duy của ông cha ta ngày
trước về con người, về cách thức tác động của con người vào tự nhiên sao cho có
hiệu quả, về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự
nhiên. Tất cả những luận giải đó mặc dù được diễn giải bằng ngôn ngữ dân gian
nhưng ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc, có giá trị to lớn trong công cuộc
xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1


Vì những lí do như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao,
tục ngữ tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài mà tôi nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặc thù ở một địa
phương đó là tỉnh Khánh Hòa nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn các công
trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa tập trung dưới góc độ văn học
dân gian là chính. Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ
có liên quan đến đề tài:
Trước hết, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ Việt
Nam:
Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là
bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm
1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ của các vùng miền
Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập
tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn. Tuy vậy công trình này vẫn chỉ dừng lại ở việc
sưu tầm thuần túy những câu ca dao, tục ngữ.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 là bản in lần thứ 11 có sửa chữa, bổ sung bản in
đầu từ năm 1956 và các bản in sau đó. Ngoài phần sưu tập, tuyển chọn tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam, tác giả còn có nhiều trang viết giới thiệu, bàn luận về: công
việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ, ca dao Việt Nam từ xưa đến nay; đặt vấn đề tìm
hiểu tục ngữ, ca dao của ta xuất hiện vào những thời kỳ nhất định nào không; ca dao
lịch sử thực chất là gì; thế nào là tục ngữ, ca dao và dân ca; nội dung và hình thức
của tục ngữ, ca dao; đất nước và con người qua tục ngữ, ca dao; ảnh hưởng qua lại
giữa tục ngữ, ca dao và văn học thành văn…Tức là nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan chỉ bàn luận tục ngữ, thơ ca Việt Nam dưới góc độ văn học, văn hóa, xã
hội học…,chứ chưa tìm hiểu kho tàng sáng tác này từ giá trị, khía cạnh triết học.
Bộ giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của ba tác giả Đinh Gia Khánh
(chủ biên), Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành
2


từ Hà Nội năm 1998. Đây là cuốn sách tái bản có bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở hai

tập giáo trình của các tác giả đã xuất bản từ những năm 1972 - 1977 và năm 1983.
Các chương mục trong bộ giáo trình này viết về các hình thức sinh hoạt ca hát dân
gian và vấn đề phân loại ca dao, dân ca Việt Nam, lịch sử và xã hội, đất nước và con
người trong ca dao, dân ca Việt Nam, các thể loại trữ tình dân gian và những truyền
thống nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam…đều nhằm mục đích phục vụ cho
việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học. Ở đây do nhiệm vụ nghiên cứu đã
xác định, nên không tiếp cận tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam dưới góc độ triết
học.
Công trình của Cao Huy Đỉnh mang tên “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành từ Hà Nội năm 1974, cũng
bàn nhiều về thơ ca dân gian Việt Nam. Ở đây, tác giả công trình có tiếng vang khá
lớn này đã bàn về những chứng tích văn nghệ dân gian, nguồn sáng tác dân gian, sự
phát triển của thơ ca trữ tình dân gian. Nhưng, như tựa đề của nó xác định, đây là
cuốn sách chỉ nghiên cứu sự phát triển liên tục của văn học dân gian nước ta, chư
không khai thác, phân tích, bình luận những giá trị, yếu tố triết học trong khối lượng
tác phẩm đồ sộ đó.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (2014) của tác giả Ngọc Hà đã sưu tập
và tuyển chọn những câu ca dao, tục ngữ rất hay và ý nghĩa trong kho tàng ca dao,
tục ngữ Việt Nam. Với cuốn sách này tác giả đã sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ
theo từng chủ đề giúp người có hướng tiếp cận và nghiên cứu dễ dàng. Đây là một
tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người muốn đọc và tìm hiểu về ca dao, tục
ngữ.
Thứ hai, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ tỉnh
Khánh Hòa:
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Chí Trang,
Hà Nam Tiến (1982) “Thơ ca dân gian Phú Khánh” - công ty Văn hoá Phú Khánh.
Thơ ca dân gian Phú Khánh là những sáng tác rất qúy báu của nhân dân lao động nó
phản ánh một cách trung thực về mặt nhận thức tư tưởng và tình cảm của con người
3



bằng phương thức thẩm mỹ vô cùng trong sáng và tinh túy. Các tác giả đã trình bày
những nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên về tình
yêu quê hương đất nước, ca dao, tục ngữ về tình cảm đôi lứa, ca dao, tục ngữ về
quan hệ hôn nhân - gia đình.
Cùng đề cập đến con người Khánh Hòa có các công trình: “Khánh Hoà diện
mạo văn hoá một vùng đất”. Tạp chí Văn hoá Thông tin Khánh Hoà 1998. “Đất
nước con người Khánh Hoà” của Trần Việt Kỉnh. Trung tâm Thông tin Cổ động
Khánh Hoà xuất bản 1989. Hai công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến điều
kiện tự nhiên của Khánh Hòa từ đó đi sâu vào đặc điểm văn hóa riêng biệt của
người dân Khánh Hòa thông qua các lễ hội, phong tục tập quán của người dân
Khánh Hòa. Hai công trình trên chưa đề cập đến tính triết lý trong ca dao, tục ngữ
tỉnh Khánh Hòa.
Thứ ba, là những công trình tập trung khai thác về những yếu tố triết học, triết
lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiêu biểu trong đó có những công trình sau:
Trong cuốn “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam” (1996), tác giả Võ Hoàng Khải đã làm sáng tỏ đồng thời hệ thống hóa các
yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ qua đó để thấy được bản chất tư
duy của người lao động bình dân. Trong đó có thể thấy rõ một số nội dung duy vật
và biện chứng đã được tác giả trình bày khá rõ ràng.
Cao Thị Hoa (2011) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên
Huế”. Tác giả đã trình bày những tư tưởng triết học được thể hiện trong ca dao, tục
ngữ Thừa Thiên Huế. Luận văn chủ yếu nhấn mạnh đến triết lý nhân sinh như: Tư
tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và
mối quan hệ giữa con người với xã hội. Tác giả cũng đã rút ra một số nhận xét ban
đầu về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế.
Lê Thị Hồng Nhung (2015) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam”. Tác giả đã trình bày bày được những nội dung triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam như: Quan niệm về đời người và ý nghĩa của cuộc đời con
người, quan niệm về cách ứng xử của con người với tự nhiên, quan niệm về cách

4


ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Qua đó tác giả cũng đã đưa ra
được những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Như vậy, những công trình nghiên cứu được đề cập nói trên đã đi sâu và làm
sáng tỏ những vấn đề về ca dao, tục ngữ của Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh
Khánh Hòa nói riêng. Trên cơ sở tiếp tục tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu có
liên quan đến đề tài, tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong ca dao, tục
ngữ đó là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ ở tỉnh Khánh Hòa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu, xác định và góp phần làm sáng tỏ triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa. Phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của
những triết lý nhân sinh đó. Từ đó xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm kế
thừa, giữ gìn và phát huy giá trị của các triết lý nhân sinh trong đời sống tinh thần
xã hội tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Phân tích một số quan niệm lý luận về triết lý và triết lý nhân sinh.
- Xác định những triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích và đánh giá giá trị của những triết lý nhân sinh đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là kho tàng ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về

văn hóa và đời sống con người…
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Phép biện chứng duy vật.
5


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quy nạp và diễn
dịch, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu…
Luận văn còn chú ý khai thác, kế thừa những giá trị của các công trình nghiên
cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đây là một công trình nghiên cứu có thể coi là mới về triết lý nhân sinh trong
ca dao, tục ngữ ở một đia phương là tỉnh Khánh Hòa. Việc nghiên cứu sâu hơn, chi
tiết hơn về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và làm rõ những triết lý nhân sinh được
của nó, hy vọng cũng có giá trị thực tiễn và lý luận nhất định.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
triết học văn hóa, văn học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương, chín tiết.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh
1.1.1. Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý
Quan niệm về “Triết học”
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn

minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết. Người Trung
Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối
tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, nhưng
mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người
đi đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng
Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, có nghĩa là yêu mến sự
thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn
mạnh đến khát vọng kiếm tìm chân lý của con người.
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là
hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn
tại với tư cách như là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách định nghĩa
khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau:
Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật
chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người,
của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ
thống dưới dạng duy lý.
Tóm lại, có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của
con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Triết học ra
7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×