Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hồ sơ mời thầu công tác đất tiẹn ích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 121 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC
Tín dụng số: 4786-VN

HỒ SƠ MỜI THẦU
GÓI THẦU NCB số: VGU-W-03-CP1B
QUYỂN II: CHỈ DẪN KỸ THUẬT
(TẬP 4)

Tháng 12/2016


Nội dung

CHƯƠNG 31 – CÔNG TÁC ĐẤT ......................................................................................... 3
MỤC 31 0900 THỬ TẢI CỌC............................................................................................ 4
MỤC 31 1200 PHÁT QUANG CÔNG TRƯỜNG ............................................................ 12
MỤC 31 2200 CÔNG TÁC ĐẤT VÀ ĐỘ DỐC NỀN ........................................................ 13
MỤC 31 3000 BIỆN PHÁP THI CÔNG SAN LẤP ........................................................... 18
MỤC 31 6000 MÓNG CỌC ............................................................................................. 24
CHƯƠNG 33 – TIỆN ÍCH................................................................................................... 37
MỤC 33 1000 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.......................................................................... 38
MỤC 33 3000 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI ............................................................ 48
MỤC 33 4000 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA ........................................................... 59
MỤC 33 7000 HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ............................................................................ 72
MỤC 33 8000 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC....................................................... 109



HỒ SƠ MỜI THẦU
QUYỂN II – CHỈ DẪN KỸ THUẬT
CHƯƠNG 31 – CÔNG TÁC ĐẤT


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

MỤC 31 0900 THỬ TẢI CỌC
PHẦN 1 - TỔNG QUÁT
1.1.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC
A. Cọc được thi công theo như yêu cầu trong hợp đồng
B. Các công tác liên quan tham khảo các tiêu chí sau:
1. Hạng mục 316000 – Tiêu chí kỹ thuật cho công tác móng cọc
2. Hạng mục 031000 – Tiêu chí kỹ thuật cho công tác bê tông cốt thép
C. Tất cả vật liệu và tay nghề thi công sẽ tuân thủ theo Tiêu chuẩn Tiêu Chuẩn Việt Nam tương ứng,

các Tiêu chuẩn thực hành và các tiêu chuẩn khác liên quan hiện hành vào cùng thời điểm với tiêu
chí này, ngoại trừ khi các quy định trong các Tiêu chuẩn hay các Qui chuẩn thực hành mâu thuẫn
với Tiêu chí kỹ thuật này, trong trường hợp đó thì các quy định trong Tiêu chí kỹ thuật này sẽ có
tính ưu tiên hơn.

D. Tài liệu này cấu thành tiêu chí kỹ thuật cho thí nghiệm thử tải cọc thử. Việc thi công cọc thử sẽ

tuân thủ theo các yêu cầu được qui định trong Tiêu chí kỹ thuật cho công tác móng cọc.
E. Các cọc thử sẽ được gắn các thiết bị đo đạc dọc theo chiều dài thân cọc như được xác định chi


tiết trong Bản vẽ (nếu có) nhằm xác định lực ma sát hông trong từng lớp đất khác nhau và sức
kháng mũi ở đầu cọc trong quá trình thí nghiệm.

1.2.

ĐIỀU KIỆN CÔNG TRÌNH/ CÔNG TRƯỜNG
A. Báo cáo Khảo sát địa chất: Chủ đầu tưsẽ chuẩn bị một báo cáo cho mục đích thiết kế và chỉ ra

các đặc tính chung của điều kiện đất bên dưới tại công trường. Báo cáo này thể hiện tất cả các
điều kiện mà Chủ đầu tư biết nhưng không bảo đảm thể hiện hết các điều kiện có thể xãy ra. Nhà
thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và Quản lý dự án ngay lập tức nếu thấy báo cáo khác với
điều kiện thực tế.

B. Khảo sát công trường: Chủ đầu tư sẽ chuẩn bị một bản khảo sát công trường bao gồm các dịch

vụ tiện ích công cộng hiện hữu và các công trình hiện hữu. Khảo sát này thể hiện tất cả các điều
kiện mà Chủ đầu tư biết. Trường hợp có các công trình khác, mặc dù không có ghi nhận cũng có
thể xãy ra. Nhà thầu phải có kết luận của riêng mình trong phạm vi công trình đó và thông báo cho
Chủ đầu tư và Quản lý dự án ngay lập tức nếu thấy khảo sát khác với điều kiện thực tế..

PHẦN 2 - THIẾT BỊ
2.1.

THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
A. Mặt bằng dự tính cho thiết bị thí nghiệm được Đại diện chủ đầu tư chấp thuận được thể hiện ở

Hình C1 đến C2

B. Thiết bị thử nghiệm phải được thi công và chống đỡ sao cho mọi người có thể tiếp cận một cách


an toàn tất cả các bộ phận của thiết bị thử nghiệm bất cứ lúc nào trong quá trình thử nghiệm.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

4


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

C. Lực chất tải lên cọc phải được thực hiện bằng cách kích lên phản lực của cọc neo hay hệ gia tải,

hoặc hệ neo vào đất hay kết hợp đều phải được phê duyệt của Đại diện Chủ đầu tư.

D. Nhà thầu phải đệ trình các chi tiết của thiết bị thí nghiệm đề xuất cho Quản Lý Xây Dựng để được

phê duyệt. Các chi tiết này bao gồm một danh sách đầy đủ của tất cả các thiết bị sử dụng trong
việc thử nghiệm, bao gồm tên của nhà sản xuất, số chủng loại (catalogue) và bất cứ dấu hiệu định
dạng nào khác. Đồng thời còn bao gồm cả các chi tiết của tải trọng tối đa có thể áp dụng một cách
an toàn bằng cách sử dụng thiết bị thử nghiệm đề xuất.

2.2.

THIẾT BỊ ĐẶT TẢI VÀ ĐO TẢI
A. Chi tiết của việc bố trí đề xuất cho việc chất tải thử nghiệm phải được đệ trình cho Quản Lý Xây

Dựng để phê duyệt trước khi lắp đặt cọc thử hoặc hệ thiết bị thử nghiệm.

B. Thiết bị để gia tải phải bao gồm búa thủy lực hoặc kích thủy lực được nối vào một ống chung và

vận hành bởi một máy bơm thủy lực duy nhất. Hệ thống kích thủy lực phải được bố trí cùng với hệ

phản lực để tạo ra một tải trọng dọc trục lên cọc thử và có khả năng duy trì tải trọng thử nghiệm
một cách liên tục khi có yêu cầu. Hệ gia tải sau khi hoàn thành phải đảm bảo khả năng truyền tải
một cách an toàn tải trọng tối đa cần thiết cho việc thử nghiệm. Độ dài của hành trình búa (nhịp
búa) phải đủ để có thể đo độ chuyển dịch của hệ phản lực dưới ảnh hưởng của tải trọng thí
nghiệm tối đa cộng với chuyển vị đầu cọc thử được giả định lên tới 10% đường kính trục cọc.

C. Tải trọng thí nghiệm phải được đo bằng đầu cảm biến tải trọng (load cell) được kiểm định theo

từng vạch chia không vượt quá 100kN. Nếu sử dụng một bộ chuyển đổi thì mỗi số đo phải được
lưu ngay bằng từ tính để trong trường hợp cúp điện các số đo không bị mất. Tải trọng phải được
duy trì trong quá trình thử nghiệm trong phạm vi sai số 100kN của tải trọng quy định.

D. Thiết bị đo tải trọng phải được kiểm định trước khi thử nghiệm. Giấy chứng nhận kiểm định phải

được đệ trình cho Quản Lý Xây Dựng.

2.3.

HỆ GIA TẢI
A. Khi Hệ Gia Tải được sử dụng, nhà thầu phụ sẽ thi công móng đỡ cho Hệ Gia Tải và giàn chống,

dầm đỡ hay các kết cấu đỡ khác để tránh xảy ra lún lệch, uốn cong hay chuyển vị có thể gây mất
an toàn và làm ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm. Hệ Gia Tải phải được neo buộc, giữ chặt
cùng với nhau để tránh sự mất ổn định do chuyển vị của bệ đỡ hay vì bất kỳ lý do nào khác.

B. Trọng lượng của Hệ Gia Tải dùng cho mỗi thí nghiệm phải lớn hơn tải trọng thí nghiệm tối đa của

thí nghiệm đó, và nếu trọng lượng này được ước tính từ trọng lượng riêng và thể tích của vật liệu
cấu thành hệ thì phải áp dụng một hệ số an toàn để tính đến các sai số. Hệ Gia Tải bổ sung sẽ
được yêu cầu và xác định khi tính đến sự chính xác của việc định vị trọng tâm của khối chất tải.


C. Trọng lượng gộp của hệ gia tải và dầm phản lực ít nhất bằng 3 lần tải trọng thiết kế.

2.4.

ĐO CHUYỂN VỊ Ở ĐẦU CỌC THỬ
A. Một hoặc nhiều thanh dầm chuẩn độc lập cần được thiết lập để tạo điều kiện cho việc đo lường

sự chuyển dịch của cọc thử được thực hiện đến mức độ chính xác cần thiết. Các giá đỡ của
thanh dầm phải được đặt theo cùng cách thức và khoảng cách như vậy từ cọc thử và hệ phản

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

5


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

ứng để các chuyển dịch của mặt đất không gây ra sự chuyển dịch của (các) thanh dầm chuẩn có
thể tác động đến sự chính xác của việc thử nghiệm. Các giá đỡ của thanh dầm tối thiểu phải
được đặt cách 3 lần đường kính của cọc thử tính từ tâm cọc thử được thử nghiệm. Thanh dầm
phải chuyển động tự do được theo chiều ngang tại một đầu.
B. Độ chuyển dịch theo chiều đứng tại đỉnh của cọc thử phải được đo bằng 4 máy đo có hành trình

50mm và được chia vạch cách nhau 0,01mm. Cần tiến hành kiểm tra mức độ chính xác cùng lúc
với việc xác minh các số đo.

C. Các đồng hồ đo phải được đặt ở vị trí vuông góc với nhau và cách khoảng đều nhau tính từ tâm


cọc thử.
D. Các thiết bị đo độ biến dạng phải được đặt ở vị trí vuông góc với nhau và cách khoảng đều nhau

tính từ tâm cọc thử.
E. Pít tông của máy đo độ biến dạng phải tựa trên mặt kính phẳng hoặc tấm kim loại đặt bằng phẳng.
F. Để mở rông phạm vi máy đo độ biến dạng, các khối kim loại dày 25mm có bề mặt song song

được đặt với dung sai 0.02mm, đủ số lượng để có thể đo liên tục biến dạng đến mức tối thiểu là
10% kích thước cọc thử.

G. Cần thiết lập một điểm mốc có cao trình độc lập với các điều kiện công trường để khảo sát bằng

mắt thường bằng cách sử dụng thiết bị đo cao độ chính xác. Vị trí của điểm mốc phải được sự
thỏa thuận của Quản Lý Xây Dựng trước khi thiết lập.

H. Thiết bị đo và nhân viên đo cao trình phải phù hợp để có thể cho số đo trực tiếp đến mức độ chính

xác là 0,1mm.

2.5.

I.

Cần thiết lập tối thiểu là hai điểm để đo cao độ ở đầu cọc thử. Số đo cao trình chính xác của dầm
chuẩn, bộ thử phản ứng và cao độ đỉnh của thiết bị đo độ giãn có thể sử dụng lại (retrievable
extensometer) và ống dẫn máy đo độ giãn có từ tính (magnetic extensometer access tubing) phải
được lấy theo chỉ đạo của Quản Lý Xây Dựng.

J.


Cao trình chính xác phải được định vị sao cho từ một địa điểm có thể nhìn thấy tất cả mọi điểm đo
cao độ.

BẢO QUẢN BỘ DỤNG CỤ THỬ NGHIỆM
A. Trong suốt thời gian thử nghiệm tất cả các thiết bị để đo lường tải trọng và độ chuyển dịch cũng

như các thanh dầm phải được bảo vệ khỏi tác động xấu của mặt trời, gió và mưa.

B. Nhiệt kế tối đa/tối thiểu (0C) phải được bố trí và việc đo nhiệt độ phải thực hiện theo chu kỳ đều

đặn trong suốt quá trình thử nghiệm.

PHẦN 3 - THỰC HIỆN
3.1.

THÔNG BÁO BẮT ĐẦU LẮP ĐẶT VÀ THÍ NGHIỆM
A. Quản Lý Xây Dựng phải được thông báo ít nhất là 120 giờ trước khi khởi sự lắp đặt cọc thử và

mỗi lần thử tải cọc. Việc thử nghiệm sẽ không được bắt đầu nếu không có sự cho phép của Quản
Lý Xây Dựng.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

6


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

3.2.


CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG
A. Không được chất tải lên cọc thử trước khi cường độ bê tông được chứng minh đã đạt được

cường độ thiết kế qua các thử nghiệm khối bê tông. Độ tuổi để thử mẫu thí nghiệm cường độ bê
tông phải được sự đồng ý của Quản Lý Xây Dựng.

3.3.

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM
A. Trình tự gia tải trên cọc thử
1. Số đo của tất cả các dụng cụ đo (đồng hồ đo và khảo sát bằng mắt thường) phải được lấy

trước và ngay sau khi áp dụng việc gia tải, và sau đó ở 5 phút, 15 phút, 30 phút, 45 phút, 1
giờ, vào sau từng khoảng thời gian 30 phút sau đó, cho tới khi tiêu chí về tốc độ lún thấp hơn
0,25mm/giờ đối với cọc chống hoặc không dưới 0,1mm/giờ đối với cọc ma sát trong lớp đất
sét mềm đến cứng được ghi nhận trong thời gian không ít hơn 15 phút.

2. Tải trọng thử nghiệm của chu kỳ 2 phải được giữ nguyên trong 24 giờ sau khi đạt được tiêu

chí về tốc độ lún tương ứng. Thời gian giữ tải kéo dài được bắt đầu.

3. Vào cuối chu kỳ 2, độ lún dư phải là độ lún đo được ở các khoảng thời gian 30 phút sau khi

loại bỏ toàn bộ tải trọng, cho tới khi tiêu chí về tốc độ hồi phục là dưới 0,1mm/giờ, được ghi
nhận trong thời gian không ít hơn 15 phút.

4. Chu kỳ tải: Chu kỳ gia tải phải được tham khảo theo các bản vẽ liên quan.
B. Số đo trên dụng cụ
1. Việc đọc số trên mỗi dụng cụ phải được thực hiện vào lúc bắt đầu và kết thúc mỗi lần gia tải


và vào các khoảng thời gian dưới đây trong khi việc gia tải đang được duy trì:
Dụng cụ đo

Tần suất quan trắc

đồng hồ đo

sau 5 phút, 10 phút, 15 phút, và từng khoảng 15
phút trong một giờ đầu và cứ mỗi khoảng 30
phút sau đó

cảm biến tải trọng & đồng hồ đo áp lực

sau 5 phút, 10 phút, 15 phút, và từng khoảng 15
phút trong một giờ đầu và cứ mỗi khoảng 30
phút sau đó

máy thủy chuẩn chính xác

sau mỗi 60 phút

Ghi chú: Tất cả các thiết bị đo đạc phải bắt đầu cùng lúc.

3.4.

ĐỊNH NGHĨA
A. Tải trọng cực hạn: Khi thử nghiệm một cọc thử thì Tải Trọng Cực Hạn cho mục đích kết thúc việc

thử nghiệm được xác định là phần nhỏ hơn của tải trọng không đổi, tại đó cọc thử tiếp tục lệch

hướng theo chiều thẳng đứng ở tốc độ ổn định hoặc tải trọng mà ở đó độ lệch đứng tối đa đo
được tại điểm gia tải là một phần mười (1/10) của đường kính cọc thử hoặc cạnh cọc nhỏ hơn

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

7


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

tương ứng.
B. Độ lệch đứng: Độ lệch đứng của một cọc thử có nghĩa là tổng số dịch chuyển theo chiều thẳng

đứng tại các đoạn được thử nghiệm của cọc thử, được đo từ vị trí nghỉ trước khi bắt đầu gia tăng
tải trọng ban đầu.

C. Độ lún: Độ lún của một cọc thử đối với từng chu kỳ thử tải được định nghĩa là độ lệch đứng khi có

tải trọng tối đa đối với chu kỳ thử tải đó.

3.5.

PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC CHO QUẢN LÝ XÂY DỰNG
A. Tất cả các phương tiện cần thiết phải được cung cấp để Quản Lý Xây Dựng có thể lấy và kiểm tra

các số đo trong quá trình thử nghiệm.

3.6.


BÁO CÁO THỬ TẢI
A. Nhà thầu phải đệ trình các hồ sơ dưới đây cho Quản Lý Xây Dựng mỗi ngày trong quá trình thử

tải các cọc thử:
1. Ngày tháng và giai đoạn thử nghiệm đang tiến hành
2. Hồ sơ lưu về thời gian, chuyển vị đứng, số đo trên máy đo độ biến dạng, số đo trên dụng cụ

đo độ giãn và tải trọng áp dụng

3. Dữ liệu khảo sát thị giác và kết quả của các mức kiểm tra trên dầm chuẩn, mũ cọc và ống

tiếp cận dụng cụ đo

4. Số đo thời tiết và nhiệt độ
5. Ghi chú và các quan trắc bằng mắt
6. Chi tiết về các hoạt động khác trong hoặc chung quanh công trường
B. Trong vòng 7 ngày kể từ khi hoàn thành giai đoạn cuối của từng thí nghiệm, nhà thầu phải đệ trình

cho Quản Lý Xây Dựng hai bản dự thảo báo cáo tổng kết. Điều này bao gồm:

1. Toàn bộ các hồ sơ ghi chép được nêu trong Tiêu chí kỹ thuật thi công cọc
2. Toàn bộ các thông tin liệt kê ở phần trên được bao gồm trong báo cáo hàng ngày
3. Biểu đồ tải trọng / chuyển vị đối với việc thử tải
4. Toàn bộ các giấy chứng nhận kiểm định
C. Nhà thầu phải cung cấp 5 bộ Báo Cáo cho từng cọc thử trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận

được ý kiến nhận xét của Quản Lý Xây Dựng trên bản dự thảo Báo Cáo.
3.7.

THÔNG TIN ĐỆ TRÌNH

A. Các hồ sơ dưới đây cần được đệ trình cho Quản Lý Xây Dựng vào thời điểm quy định. Các yêu

cầu chi tiết được liệt kê theo Phần được nêu.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

8


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Trước khi khởi
công

Trong quá
trình thi công

3.1

*

Thiết bị áp tải và đo tải trọng

2.1

2.1

Số đo chuyển vị đầu cọc của cọc thử


2.3 & 2.2

2.3 & 2.2

Kết quả thử nghiệm

2.4

3.3

Mục

Mô tả

1

Kế hoạch thí nghiệm dự kiến
Thông báo bắt đầu lắp đặt và thí nghiệm
Hồ sơ lưu về công tác móng
Hệ thử nghiệm

2

Hồ sơ đệ trình
Bảo vệ dụng cụ đo

2.5

Số đo ban đầu


3.3

3.3

Nhà cung cấp
3

Báo cáo thử tải

3.6

Ghi chú: * tham khảo yêu càu trong Tiêu chí kỹ thuật móng

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

9


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Hình C1 – Hệ thiết bị thí nghiệm – các chi tiết chung cho thí nghiệm nén

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

10


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |


Hình C2 – hệ thiết bị thí nghiệm – bố trí mặt bằng

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

11


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

MỤC 31 1200 PHÁT QUANG CÔNG TRƯỜNG
1.1.

MÔ TẢ VÀ YÊU CẦU CHUNG
A. Công tác này bao gồm phát quang, xới đất và chuyển bỏ lớp đất mặt, vụn gạch vỡ, và cây cối

nằm trong chỉ giới ngoại trừ các vật được chỉ định giữ lại tại chỗ hoặc phải di chuyển theo các
điều khoản khác của Chỉ dẫn kỹ thuật này.

B. Các công việc này sẽ bao gồm việc giữ gìn cây cối và các hiện vật được chỉ định giữ lại khỏi bị

tổn hại.
1.2.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC
A. Tổng quát

Giới hạn công việc và các đối tượng cần bảo tồn được xác định trên các bản vẽ. Khi có yêu cầu, Tư
vấn giám sát sẽ quy định giới hạn của công việc và chỉ rõ tất cả các đối tượng cần được bảo tồn. Tất

cả vật liệu thải sẽ được đưa đến khu đổ chất thải được duyệt của Nhà thầu cung cấp.
B. Bảo vệ các khu vực cần bảo tồn

Nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo vệ và bảo dưỡng định kỳ những bụi cây, cây và khu trồng cỏ cần
bảo tồn và tất cả những đối tượng cần bảo tồn. Khi hoàn thành công việc, những khu vực và đối
tượng này sẽ được bàn giao lại cho Chủ đầu tư như hiện trạng ban đầu trước khi khởi công. Mọi hư
hỏng trực tiếp hay gián tiếp do Nhà thầu gây ra sẽ được sửa chữa bằng chi phí của Nhà thầu.
C. Làm sạch, xới đất và chặt cây

Tất cả các vật trên bề mặt, cây đã được đốn, cây mục, gốc cây, rễ cây, cây cỏ, rác rưởi và các
chướng ngại vật nhô lên, không được chỉ định giữ lại, sẽ được phát quang, và/ hoặc được nhổ đi.
Bên dưới nền đắp đường, gốc cây và rễ sẽ bị đào bỏ tới độ sâu tối thiểu theo yêu cầu để giảm thiểu
xói mòn.
Tại phần đường đào, tất cả các gốc cây và rễ cây cần được đào bỏ ít nhất 50cm dưới lớp móng
dưới.
Tất cả hố ga, cống rãnh sẽ được dọn vệ sinh để loại bỏ các vật liệu không phù hợp
Tất cả chỗ hổng để lại do việc dỡ bỏ các thân cây sẽ phải được lấp bằng các vật liệu thích hợp.
D. Đào bỏ lớp đất mặt
E. Tham chiếu chỉ dẫn kỹ thuật mục 312200 phần Đào chung
F. Xử lý các vật liệu phát quang

Những cây gỗ sử dụng được sẽ được cất giữ ngăn nắp tại nơi thuận tiện đi lại đã được chấp thuận
như hướng dẫn, được cắt tỉa và xếp thành đống theo chỉ đạo của Chủ đầu tư.
Nhà thầu không được phép sử dụng những cây, gỗ có thể sử dụng hay bán được.
Tất cả các cây gỗ, cây bụi, rễ cây, thân cây, gốc cây, thân cây và các bộ phận khác không bị phát
quang hay đào bới mà không cần tái sử dụng sẽ được xử lý tại các vị trí đổ chất thải của Nhà thầu.
G. Loại bỏ rác thải phải thực hiện trên toàn lộ giới và khu vực lân cận cần được làm sạch sẽ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

12



VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

MỤC 31 2200 CÔNG TÁC ĐẤT VÀ ĐỘ DỐC NỀN
PHẦN 1. CÔNG TÁC ĐÀO
1.1.

YÊU CẦU CHUNG
Công tác đào chung bao gồm tất cả các công việc đào trong phạm vi chỉ giới đường sau khi hoàn
thành công tác phát quang.
Công tác đào chung phải bao gồm việc dỡ bỏ, xử lý, tận dụng và vứt bỏ một cách hợp lý toàn bộ
vật liệu đào bao gồm: đất không thích hợp đoạn qua khu dân cư cũ, đoạn qua khu vực đất trống và
đoạn qua ao hồ mương rạch…….., bất kể điều kiện hiện trạng và tự nhiên của các vật liệu đó, và
việc hình thành lớp đào, sửa sang lớp mặt lộ ra của nền đào tuân thủ các yêu cầu của chỉ dẫn kỹ
thuật, đường nét, cao độ, kích thước và mặt cắt ngang được thể hiện trên bản vẽ theo Tư vấn giám
sát yêu cầu.
Nhà thầu cần lập ra và trình nộp phương pháp đào đắp bao gồm bảng chi tiết hay kế hoạch thể
hiện cân bằng đào đắp. Bảng chi tiết hay kế hoạch cân bằng đào đắp cần bao gồm chi tiết sử dụng
vật liệu phù hợp, đặc biệt là các vị trí và khối lượng đào và đắp vật liệu. Kế hoạch cần được cập
nhật mỗi tuần theo tiến độ công việc và được trình cùng với kế hoạch tuần của Nhà thầu cho đến
khi hoàn thành công tác đào đường. Khi thích hợp, Nhà thầu cần sử dụng vật liệu tốt hơn cho
những lớp đất bên trên khi thi công nền đắp.

1.2.

PHÂN LOẠI ĐÀO
Công tác đào chung bao gồm 4 phân loại:
a)


Đất mặt,

b)

Đào đất,

c)

Đào đá, và

d)

Đào vật liệu không phù hợp

A. Đất mặt

Đất mặt phải được di dời tư các khu vực và tới các chiều sâu trong bản vẽ và được xác nhận bởi Tư
vấn giám sát.
Đất mặt di dời phải được xác nhận để việc di dời của đất mà đủ màu mỡ để khuyến khích và duy trì
sự phát triển của thực vật.
Không được di dời đất cứng trên và khối nền tại các khu vực cần xử lý đất yếu.
Những nơi đất hiện hữu “ứ nước” hoặc “đầm lầy” thay vì đất mặt ở khu vực và chiều sâu chỉ ra trong
bản vẽ hoặc được Tư vấn giám sát xác nhận, những đất đó phải được đào và phân cấp và xử lý
như “vật liệu không phù hợp”.
B. Đào đất

Bao gồm toàn bộ các công tác đào ngoại trừ Đá mềm, Đá cứng và Đá tảng bất chấp điều kiện hiện
trạng và tự nhiên của vật liệu này.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC


13


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Loại đất này gồm tất cả các loại hình đào đất như đã mô tả trong tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại
đất (Quyết định số 24/2005/QD-BXD) ngoại trừ đá mềm và đá cuội.
C. Đào vật liệu không phù hợp

Công tác đào nền đường sẽ được phân loại là “đào vật liệu không phù hợp” khi loại vật liệu này bao
gồm:


Các vật liệu nằm dưới mặt đất tự nhiên tại các khu vực đắp, và tại các vị trí đào dưới lớp san
nền hoặc nằm trong các phạm vi khác thể hiện trong bản vẽ, hoặc do Tư vấn chỉ định, là
không phù hợp cho việc sử dụng trong tương lai.



Đất mặt dư thừa vượt quá số lượng được yêu cầu để tái sử dụng trong nền đắp, khu vực
khác chỉ ra trong bản vẽ hoặc Tư vấn giám sát chỉ định, được cung cấp những nơi nhà thầu di
dời đất mặt dư thừa và được rời đi khỏi công trường để tái sử dụng nhà thầu phải sửa việc
giảm giá thành của họ.



Các vật liệu có các lớp sét bụi hữu cơ, bùn, bùn hữu cơ, đất chứa một lượng lớn rễ cây, cỏ và
các loại thực vật khác, các rác thải sinh hoạt và công nghiệp có thể được phân loại là “vật liệu

không thích hợp” theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật phần này.



Đất có giới hạn chảy vượt quá 55% và chỉ số dẻo vượt quá 27%.



Đất trương nở cao có độ nhạy lớn hơn 1.0 hoặc một độ trương nở được phân loại theo tiêu
chuẩn AASHTO T258 “Phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn xác định đất trương nở” như “Rất
cao” hoặc “Quá cao”. Độ nhạy phải được xác định bằng Chỉ số dẻo/cỡ hạt hàm lượng sét.



Các vật liệu có đặc tính hóa lý nguy hiểm



Đất không thể đầm chặt theo đúng yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc của Tư vấn.



Các vật liệu phù hợp, theo quan điểm của Tư vấn, bị nhiễm bẩn bởi vật liệu không phù hợp
trong quá trình Nhà thầu thực hiện công tác đào. Trong trường hợp đó, những vật liệu này
được xem là không phù hợp cho mục đích thanh toán.

D. Yêu cầu thi công

a.


Công tác chuẩn bị

Trước khi đào, tất cả công tác phát quang, xới đất cần phải được hoàn thành theo chỉ dẫn kỹ thuật
với sự đồng ý của Tư vấn giám sát.
Trước khi bắt đầu đào, Nhà thầu cần khảo sát địa hình khu vực, lập ra và trình nộp các bản vẽ mặt
cắt ngang và dọc cho Tư vấn giám sát phê duyệt. Các bản vẽ này cần được dùng làm cơ sở cho
việc tính toán khối lượng vật liệu đào thực tế.
b.

Sử dụng vật liệu đào

Tất cả các vật liệu có được từ quá trình đào, nếu Tư vấn giám sát đánh giá là “phù hợp”, phải được
sử dụng trong nền đường đắp, lớp đáy móng, vai đường, mái taluy, lớp nền, lớp gia tải, và/hoặc bệ
phản áp, sử dụng để lấp lại các kết cấu, đất mặt hay phục vụ các mục đích khác được thể hiện trên
bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát phê duyệt.
Tất cả mọi công tác đào cần được hoàn thành với bề mặt phẳng phiu và đồng nhất. Cần thực hiện
đào để tránh làm ảnh hưởng đến vật liệu bên ngoài giới hạn mái dốc.
c.

Dỡ bỏ vật liệu không phù hợp

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

14


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Không vật liệu nào được phân loại là không phù hợp và đưa ra khỏi hiện trường mà chưa được Nhà

thầu tính khối lượng và chưa được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Khi vật liệu không thích hợp nằm dưới lớp đáy móng nền đường đào hay dưới lớp móng nền đường
đắp không nằm trong khu vực xử lý đất yếu được Tư vấn giám sát yêu cầu phải dỡ bỏ, lớp đất còn
lại sau khi loại bỏ vật liệu không phù hợp phải được đầm chặt đến độ sâu 20cm, độ chặt bằng 90%
độ chặt khô lớn nhất theo AASHTO T99. Thanh toán cho việc đầm đất này phải nằm trong đơn giá
tính cho công tác đào.
Vật liệu không phù hợp phải được loại bỏ và chuyển đến các bãi đổ do Nhà thầu cung cấp với sự
phê duyệt của Tư vấn giám sát.
Nhà thầu phải tuân theo những quy định về môi trường khi đổ bỏ vật liệu không thích hợp và cân
đưa vào trong Kế hoạch quản lý môi trường tất cả những chi tiết liên quan đến việc vận chuyển và
loại bỏ các vật liệu không phù hợp.
d.

Dung sai kích thước

Cao độ hoàn thiện cho công tác đất, hướng tuyến và các kích thước hình học sau khi đào phải
không được chênh lệch quá 20mm tại mọi điểm so với quy định.
Các bề mặt đào hoàn thiện lộ ra để nước chảy trên mặt phải đủ phẳng, nhẵn và có đủ độ dốc để
đảm bảo thoát nước tự do của bề mặt không bị tụ nước khi trời mưa.

PHẦN 2 - CÔNG TÁC ĐẮP NỀN
1.1.

YÊU CẦU CHUNG
Phần chỉ dẫn kỹ thuật này mô tả các yêu cầu và quy trình cung cấp vật liệu từ các mỏ vật liệu cho
các phân loại công việc sau.


Vật liệu dùng để đắp lớp đất phủ




Vật liệu dùng để đắp lớp đáy móng



Vật liệu dùng để đắp nền đường



Vật liệu dùng để đắp bệ phản áp và các kết cấu tạm thời



Bao tải cát.

Nhà thầu phải sử dụng vật liệu thích hợp lấy từ các mỏ vật liệu để thi công nền đường, đắp bù, lớp
đáy móng, vai đường, đường bao và các phần việc khác của công tác đắp như được chỉ ra trong
bản vẽ hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Chỉ được sử dụng các vật liệu đắp ở những điểm
được thể hiện trên bản vẽ hoặc ở những điểm mà Tư vấn giám sát hướng dẫn, và vật liệu đắp chỉ
được lấy từ các mỏ, các nguồn đã được chấp thuận..

1.2.

YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU
A. Những trình nộp về vật liệu

Nhà thầu sẽ phải trình nộp biện pháp thi công đào đắp bao gồm toàn bộ bản vẽ thi công và tiến độ
thực hiện hoàn chỉnh về việc sử dụng vật liệu khai thác để Tư vấn giám sát thông qua.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC


15


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Biện pháp thi công của Nhà thầu cần bao gồm bảng chi tiết các vật liệu khai thác dự định cung cấp
cùng với tất cả những giấy tờ liên quan đến nguồn cung cấp. Bảng chi tiết vật liệu cần phối hợp với
bảng chi tiết cân bằng khối lượng hay kế hoạch điều hành đào đắp của Nhà thầu.
Nhà thầu cần chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các mỏ đất có đầy đủ giấy phép và phê duyệt của cơ
quan chức năng cho việc hoạt động và khai thác mỏ. Tất cả những giấy pháp và phê duyệt đó cần
được trình nộp cùng với thông tin hỗ trợ. Thông tin hỗ trợ cho nguồn cung cấp vật liệu được khai
thác bao gồm nhưng không giới hạn những thông tin sau:


Nguồn vật liệu, đường công vụ và quy trình giao vật liệu đến công trường.



Khối lượng dự kiến của vật liệu sẽ được cung cấp từ mỗi nguồn.



Vị trí dự kiến cho việc sử dụng trong công trình vĩnh cửu của từng loại vật liệu từ từng mỏ vật
liệu.



Quy trình đề xuất cho việc thử nghiệm và chấp nhận vật liệu của từng nguồn cung cấp.




Nhà thầu cần trình nộp các hồ sơ sớm cho Tư vấn thông qua trước khi thi công trên hiện
trường.

Nhà thầu cần chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành những công việc cần thiết để trả lại khu vực
mỏ vật liệu cho người chủ hay tổ chức ban đầu có trách nhiệm quản lý trong một tình trạng được
người chủ hay nhà quản lý chấp nhận.
B. Mẫu thử và thí nghiệm

Nhà thầu phải trình nộp cho Tư vấn giám sát các mẫu thử cho từng loại vật liệu riêng biệt được cung
cấp để sử dụng dưới dạng vật liệu khai thác, cùng với các kết quả thí nghiệm phòng thí nghiệm của
Nhà thầu chứng minh rằng vật liệu đáp ứng các yêu cầu sử dụng mong muốn.
C. Vật liệu khai thác cho nền đắp

Vật liệu đắp nền, lấy từ công tác đào hay khai thác, chủ yếu là vật liệu dạng hạt, cát hoặc sỏi, hoặc
đất phân loại, đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trong mục chỉ dẫn kỹ thuật này. Vật liệu đắp cần lấy từ
các nguồn được Tư vấn giám sát chấp thuận. Vật liệu phải được thí nghiệm theo đúng yêu cầu của
các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
Lớp cát san nền phải là vật cát hạt mịn (nhỏ) trở lên đảm bảo lượng lọt sàng 0.14mm ≤ 35%, hàm
lượng bùn, bụi sét ≤ 10%. Độ chặt K90, thi công theo phương pháp được Tư vấn giám sát chấp
thuận.

1.3.

YÊU CẦU THI CÔNG
Tất cả các vật liệu thích hợp lấy từ các mỏ vật liệu cần được sử dụng và rải theo độ dốc, mặt cắt
ngang và các yêu cầu trong các bản vẽ và theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát.
Trong quá trình thi công, cần phải lưu ý thực hiện tốt công tác thoát nước ở các mỏ vật liệu. Công

tác thoát nước cần phải được duy trì trong tình trạng tốt và các cạnh bên cũng như đầu của mỏ cần
phải duy trì với độ dốc như được trình bày trong tờ trình của Nhà thầu.
Khi mỏ đất bao gồm các vật liệu thuộc loại đặc trưng, việc đào cần được thực hiện theo phương
thức đảm bảo mỗi loại được tách riêng ra và không bị trộn lẫn. Cần thực hiện đào sao cho việc thoát
nước bề mặt được tự do và độ ẩm của vật liệu đã đào không bị ảnh hưởng.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

16


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Trong khi khai thác mỏ đất, cần xây dựng và bảo dưỡng công trình thoát nước tạm để tránh dòng
chảy nước mặt lớn, xói mòn và sạt lở vật liệu lên các khu lân cận hay đường xá. Công trình thoát
nước tạm cần được dẫn vào hệ thống thoát nước nội bộ hiện có cùng với biện pháp thích hợp để
tránh bùn hay ngập hệ thống thoát nước hiện tại.
Tất cả các máy móc, xe tải và các phương tiện vận chuyển khác trước khi đi vào đường công cộng
có trải mặt phải rửa và lau chùi thân xe, lốp xe sạch sẽ.
Các xe tải dùng để vận chuyển đất không được chất quá tải.
Các xe tải dùng để vận chuyển đất phải được phủ vải bạt, vải dầu để tránh không cho đất đá chở
trên xe bị rơi rớt hoặc gió thổi bay dọc đường.
Nhà thầu cần bảo đảm tất cả mọi hoạt động liên quan đến việc đào và cung cấp vật liệu từ mỏ đất sẽ
tuân theo Kế hoạch an toàn, kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch quản lý giao thông đã được
phê duyệt.
Nhà thầu không được khai thác vật liệu ở các nguồn khác ngoài các mỏ vật liệu đã được Tư vấn
giám sát chấp thuận sử dụng cho Dự án.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC


17


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

MỤC 31 3000 BIỆN PHÁP THI CÔNG SAN LẤP
PHẦN 1. TỔNG QUAN
SƠ BỘ CÁC BƯỚC THI CÔNG

1.1.

A. Cắm mốc định vị ranh giới khu đất
B. Nạo vét hữu cơ trung bình 0,3m.
C. San lấp đến cao độ khống chế tại đã được thiết kế tại các ngã giao trong khu vực thiết kế, k ≥ 0,85.
D. Riêng đối với khu vực nền đường: 30cm trên cùng đạt độ chặt 30cm trên cùng đạt độ chặt k ≥

0,95, 1m tiếp theo k≥0,93; đối với vỉa hè, 1m trên cùng K= 0,9

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG

1.2.

A. Công tác chuẩn bị của đơn vị thi công bao gồm các công việc sau:
B. Thành lập Ban Điều Hành dự án công trường.
C. Liên hệ với chính quyền địa phương để làm các công tác đảm bảo an ninh...
D. Xây dựng các công trình phụ trợ như lán trại, nhà ở công nhân.
E. Vận chuyển thiết bị, máy móc đến công trường.
F. Nhận mặt bằng do Chủ đầu tư bàn giao như hệ thống mốc, đường chuyền, các số liệu cần thiết


cho quá trình thi công.
G. Trình nguồn vật liệu cho Chủ đầu tư, tư vấn giám sát kiểm tra và lấy mẫu thí nghiệm.
H. Xây dựng hệ thống mốc phụ của đơn vị thi công để phục vụ cho quá trình thi công.
I.

1.3.

Thuê bãi để đổ đất thải.

THI CÔNG SAN NỀN
A. Đo đạc mặt bằng hiện trạng và cắm các điểm giới hạn san nền.
B. Tiến hành bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 30cm và nghiệm thu lớp bóc hữu cơ.
C. Tiến hành đào đất đến cao độ thiết kế, lu lèn kiểm tra độ chặt thiết kế, tiến hành nghiệm thu.
D. Thi công đắp cát đạt độ chặt thiết kế, tiến hành nghiệm thu.

Tùy theo điều kiện thực tế tại công trình nhà thầu thi công đề ra các biện pháp thi công cụ thể và
trình chủ đầu tư trong quá trình tham gia gói thầu…

PHẦN 2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
2.1.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
A. Liên hệ với chính quyền địa phương:
B. Công tác này được triển khai ngay sau khi có lệnh khởi công. Đơn vị thi công sẽ tiến hành làm

việc với chính quyền địa phương, thông báo trên phương tiện thông tin của địa phương, khai báo

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

18



VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

tạm trú và các vấn đề liên quan đến an ninh.

2.2.

CHUẨN BỊ VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN:
Đơn vị thi công dự kiến lập khu văn phòng và nhà ở công nhân, bãi tập kết nguyên liệu, xe máy
thiết bị ở gần khu vực thi công. Đơn vị thi công tiến hành lắp đặt khu văn phòng, nhà ở các loại
dưới dạng công trình tạm đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

2.3.

KHẢO SÁT TUYẾN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG MỐC PHỤ.
A. Sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng và hồ sơ mốc giới công trình, Đơn vị thi công sẽ tiến hành

ngay các công việc sau:
B. Kiểm tra lại các mốc giới trên thực địa so với hồ sơ Chủ đầu tư giao và bản vẽ thiết kế của công

trình. Nếu có mâu thuẫn, Đơn vị thi công sẽ kiến nghị ngay với Chủ đầu tư để kiểm tra lại.

C. Từ các mốc được giao và bản vẽ thiết kế đã được duyệt, Đơn vị thi công xây dựng một hệ thống

mốc phụ (các mốc này sẽ được xây dựng ở bên ngoài công trình ). Các mốc sẽ được tư vấn giám
sát nghiệm thu và sử dụng trong suốt quá trình thi công cùng với các mốc của Chủ đầu tư bàn
giao.


D. Từ các mốc phụ và mốc chính này đơn vị tiến hành xác định cọc biên của vị trí thi công và đo đạc

lưới ô vuông của bãi san nền. Cọc này được làm bằng cọc tre và được đóng xuống mặt bằng hiện
trạng.

2.4.

THI CÔNG ĐƯỜNG DẪN VÀO KHU VỰC SAN NỀN:
Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính.
Các bước thi công như sau:
A. Định vị vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử
B. Đào nạo vét và phát hoang nền đất tại vị trí là đất có cây cối,bụi rậm. Tiến hành nhiệm thu phát

hoang nền đất.

C. Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 30cm, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt và

triển khai thi công đến cao độ thiết kế. Thiết bị thi công là tổ hợp ô tô vận chuyển, ủi, lu rung, xe
tưới nước.

2.5.

BIỆN PHÁP THI CÔNG:
A. Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với

thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí.

B. Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào nạo vét và phát hoang nền đất đổ thành đống. Đất phát

hoang được đào bỏ hết khởi phạm vi nền đường. Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì

phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi thi công. Các đống đất phát hoang này được
máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến bãi thải.

C. Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất phát hoang về: cao độ, kích thước hình học
D. Đất đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ.
E. San gạt lớp đất bằng máy ủi (trong quá trình san cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của nền
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

19


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

đường.
F. Tiến hành lu đầm lớp đất đắp đạt độ chặt. Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm đất đắp khô cần sử

dụng xe tưới nước để tưới ẩm đất đảm bảo độ ẩm tối ưu. Quá trình trên được tiến hành lập đi lập
lại và được thi công đến cao độ thiết kế.

G. Đơn vị thi công sẽ bảo vệ nền đường khỏi bị hư hại bằng cách thi hành các biện pháp bảo vệ bảo

đảm bề mặt nền đường luôn được giữ trong điều kiện sẵn sàng thoát nước.

2.6.

THI CÔNG SAN NỀN:
Công việc thi công san nền khu được triển khai thi công bằng cơ giới là chính. Các bước thi công
như sau:
A. Định vị vị trí thi công.

B. Đào nạo vét và phát hoang nền đất tại vị trí là đất có cây cối, bụi rậm. Tiến hành nghiệm thu phát

hoang nền đất.

C. Đào đối với khu vực cần đào đến cao độ thiết kế, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt K ≥0,9.
D. Đắp đất nền theo từng lớp tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt K ≥0,9 đối với khu vực nền san

lấp,triển khai thi công đến cao độ thiết kế.

2.7.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
Các tiêu chuẩn quy phạm:
A. Đơn vị thi công áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo

yêu cầu kỹ thuật.
B. Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được Đơn vị thi công áp dụng: xem Phần 2: Các tiêu

chuẩn thiết kế
C. Ngoài ra Đơn vị thi công tuân thủ các nội dung trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng

02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2.8.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
A. Đơn vị thi công có cán bộ quản lý tài liệu và các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế, các chỉ

tiêu kỹ thuật được dùng vào công trình. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân
người lao động, kỹ thuật hiện trường, Chỉ huy công trường, Công ty nhằm ngăn ngừa và loại trừ

hư hỏng trong mọi công đoạn thi công.

B. Kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện cả trên hiện trường

và trong phòng thí nghiệm của Công ty và tại một phòng thí nghiệm độc lập hợp chuẩn được chủ
đầu tư và tư vấn giám sát chấp thuận để đánh giá chất lượng vật liệu. Đơn vị thi công tiến hành
nghiệm thu nội bộ (cao độ, kích thước hình học, độ chặt....) khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ
đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu.

2.9.

QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Theo tiến độ đã được Chủ đầu tư phê duyệt, Đơn vị thi công sẽ lập tiến độ thi công chi tiết cho
hạng mục trên cơ sở đã bố trí nhân lực, vật tư, máy móc đảm bảo tiến độ đúng thời gian quy định.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

20


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

Hàng tuần Đơn vị thi công tiến hành rà soát việc thực hiện tiến độ thi công để có những điều chỉnh
kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

2.10.

LẬP HỒ SƠ PHÁP LÝ
Các bước để chuyển giai đoạn thi công đều được tổ chức nghiệm thu giữa Đơn vị thi công và Chủ
đầu tư. Các biên bản nghiệm thu theo mẫu của Chủ đầu tư quy định. Ngoài ra Đơn vị thi công tổ

chức ghi nhật ký thi công hàng ngày.

2.11.

CÔNG TÁC PHỐI HỢP
Trong qúa trình thi công giữa đơn vị thi công , Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư phải có sự phối hợp
chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi công (bổ sung thiết kế hoặc thay đổi
thiết kế).

2.12.

VẬT LIỆU
Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định về Tiêu chuẩn kỹ
thuật về vật liệu san lấp theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượng
của nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của Nhà nước,
được sự chấp thuận của tư vấn giám sát và Chủ đầu tư trước khi thi công.

PHẦN 3. THI CÔNG
Trước khi bắt đầu thi công, Đơn vị thi công tiến hành cắm xác định tim tuyến trên thực địa, đo trắc
ngang của các mặt cắt. Nếu có sự sai khác với thiết kế thì Đơn vị thi công báo ngay với Chủ đầu
tư để có biện pháp xử lý.
3.1.

BIỆN PHÁP AN TOÀN THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG
A. Đối với cán bộ công nhân tham gia thi công.
B. Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân đến làm việc trên công trường đều phải được học về an

toàn lao động và vệ sinh lao động của công tác thi công san nền và thi công đường và phải ký vào
phiếu an toàn lao động.


C. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác

thuộc về công tác bảo hộ lao động.

D. Phải khám sức khoẻ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo công việc được giao ( Đặc biệt đối với

những người có bệnh tim, chóng mặt, áp huyết cao không được bố trí làm việc ở trên cao, dưới hố
sâu....). Đối với những người không đủ sức khỏe, ốm đau trong quá trính thi công phải có người thay
thế kịp thời.

E. Được đào tạo nghề nghiệp đúng với công việc được giao và phải có kinh nghiệm trong công tác thi

công. Tuyệt đối không được làm trái ngành nghề đã đào tạo.

F. Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay, kính hàn, dây đeo an toàn.

3.2.

ĐỐI VỚI MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
A. Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cụ thể như sau :
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

21


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

B. Có giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cấp.
C. Các chi tiết của máy móc và thiết bị phục vụ thi công phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng


để đảm bảo độ an toàn cao (Đặc biệt là hệ thống thuỷ lực....).

D. Thường xuyên kiểm tra máy móc và thiết bị trước ca làm việc để kịp thời khắc phục các sự cố của

máy móc và thiết bị, đảm bảo tiến độ thi công.

E. Trong quá trình thi công thợ vận hành, thợ sửa chữa phải kiểm tra và bảo dưỡng những vị trí quan

trọng. Phải kiểm tra xiết chặt các bulông, các tủ cầu giao, dây hàn, máy hàn, bổ sung dầu mỡ cho
máy móc và thiết bị, nước làm mát ....
F. Trong quá trình thi công nếu máy móc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và

kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép thi công tiếp.

G. Trong quá trình thi công thợ lái máy tuyệt đối không được rời cabin điều khiển. Nếu vì lý do nào đó

cần rời máy phải báo cho chỉ huy trưởng công trình hoặc cán bộ kỹ thuật cử người có chuyên môn,
có trách nhiệm đến thay thế tạm thời.

H. Phải có biển báo, biển cấm và hàng rào ở những khu vực nguy hiểm đang thi công.

3.3.

I.

Phải có biển báo công trường đang thi công,biển báo giảm tốc độ những vị trí giao đường chính với
đường vào công trường.

J.


Trong quá trình thi công, nếu có sự cố xảy ra, thì Đơn vị thi công sẽ thông báo với Chủ đầu tư, Tư
vấn giám sát và các cơ quan chức năng có liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Những điều nghiêm cấm khi công nhân làm việc:
A. Không được ném dụng cụ, thiết bị từ trên cao xuống.
B. Không được uống bia, rượu, chất kích thích lúc làm việc.
C. Không đi lại lộn xộn ngoài phạm vi làm việc của mình.
D. Khi nghỉ giữa ca không được ngồi ở dưới hố móng.
E. Công tác tuyên truyền, giáo dục:
F. Ghi các khẩu hiệu có nội dung an toàn.
G. Thông báo rộng rãi các quy định về an toàn lao động , vệ sinh môi trường cho mọi người được biết.
H. Làm cho CBCNV quán triệt công tác an toàn trong thi công , vệ sinh môi trường.

3.4.

Biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ
A. Không để các chất thải rắn, hoá chất dùng trong thi công như: chất dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải

ra hoà lẫn vào nước gây ô nhiễm môi trường.

B. Dọn dẹp ngay phế thải xây dựng trong thi công vận chuyển đến đổ tại nơi qui định.
C. Các xe chở vật tư, vật liệu đều được phủ bạt chống bụi và rơi vãi dọc đường.
D. Trong khi thi công hạn chế bụi tối đa bằng cách tưới nước thường xuyên.
E. Ngay khi thi công xong, Đơn vị thi công dọn dẹp trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, bảo vệ môi

trường.

F. Trên công trường các máy thi công được trang bị bình xịt CO2 kịp thời xử lý ngay các sự cố cháy
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC


22


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

nổ.
G. Đưa vật liệu đất, đá thải đến nơi quy định.

3.5.

Một số vấn đề cần lưu ý
A. Đơn vị thi công phải thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát mức độ ô nhiễm bụi trong không khí

do việc thi công lu lèn, độ ồn do các máy thi công,… để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi
người gần khu vực thi công cũng như công nhân thi công.

B. Đơn vị thi công có thể thiết lập biện pháp thi công sao cho phù hợp với tình hình thiết bị thi công, vật

tư của Đơn vị, đạt yêu cầu tiến độ và hạ giá thành thi công công trình, nhưng trong mọi trường hợp
phải đạt các yêu cầu kỹ thuật và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

C. Trong quá trình thi công nếu gặp trở ngại do công trình ngầm như:đường ống dẫn gas, hố ga, ống

cấp thoát nước,… phải báo ngay cho Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát và Tư vấn Thiết kế để giải quyết.

D. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải tuân thủ đúng các qui định an toàn lao động.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC


23


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

MỤC 31 6000 MÓNG CỌC
PHẦN 1 - TỔNG QUÁT
1.1 PHẠM VI
A. Tiêu chí kỹ thuật này áp dụng cho cọc bê tông dự ứng lực đúc sẵn.

1.2 TIÊU CHUẨN
A. Toàn bộ công tác và vật liệu phải phù hợp phiên bản Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam hiện
hành. Công tác này phải được thi công theo Tiêu chí kỹ thuật và Tài liệu hợp đồng được Đại diện
Chủ đầu tư chấp nhận.

1.3 KINH NGHIỆM NHÀ THẦU
A. Nhà thầu phải là nhà thầu thi công cọc chuyên nghiệp quen thuộc với điều kiện đất ở công trường
và đã xem xét tất cả các thông tin có sẵn về điệu kiện đất ở công trường. Khi đồng ý nhận thầu,
Nhà thầu mặc nhiên chấp nhận hoàn tất công tác cọc sao cho các cọc đạt khả năng chịu tải như
thiết kế yêu cầu trong Hợp đồng. Không chấp nhận tranh cãi về thiết kế cọc hay điều kiện đất.

1.4 BIỆN PHÁP THI CÔNG
A. Nhà thầu phải đệ trình biện pháp thi công để Đại diện Chủ đầu tư phê duyệt về biện pháp và trình
tự thi công như yêu cầu theo Hợp đồng ít nhất là 28 ngày trước khi tiến hành công tác cọc. Biện
pháp thi công phải bao gồm chi tiết hoàn chỉnh của biện pháp và nhà máy nhà thầu đề xuất sử
dụng cho công tác cọc, biện pháp chống đỡ cọc, chất hàng và vận chuyển, tiêu chí dừng, v.v.
B. Nhà thầu phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các
cọc đã đóng kế cận do đơn vị khác thực hiện.


1.5 KẾ HOẠCH THÍ NGHIỆM, KIỂM TRA (ITP)
A. Nhà thầu phải đệ trình ITP cho Kỹ sư phê duyệt trong vòng 7 ngày trước khi bắt đầu công việc. Bản
ITP này phải bao gồm tất cả các bước cần thiết hợp lý theo yêu cầu của Kỹ sư để Kỹ sư có thể
giám sát và kiểm tra chất lượng, bao gồm nhưng không giới hạn các bước sau đây:
1. Kiểm tra vật liệu trước khi đóng cọc bao gồm tất cả các tài liệu QA/QC liên quan
2. Mặt bằng bố trí cọc
3. Kiểm soát độ thằng đứng trong quá trình đóng cọc
4. Kiểm soát độ dịch chuyển cuối cùng và độ thẳng đứng của cọc
5. Kiểm soát độ dịch chuyển ngang của các cọc kế cận
6. Thí nghiệm hàn bao gồm kiểm tra bằng mắt và thínghiệm kiểm tra không phá hoại (NDT)
7. Độ chối đối với cọc.

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

24


VGU-W-03-CP1A: HỒ SƠ MỜI THẦU
| QUYỂN 2 | CHỈ DẪN KỸ THUẬT | TẬP 4 | CHƯƠNG 31: CÔNG TÁC ĐẤT |

8. Thử nghiệm PIT
9. Thử nghiệm PDA
10. Cắt đầu cọc

1.6 HIỆN TƯỢNG ĐỘ CHỐI GIẢ
A. Khi xem xét bản chất của lớp đất bên dưới, Nhà thầu phải tính đến hiện tượng độ chối giả cho cọc.
Biện pháp thi công và trình tự công việc phải bao gồm phương pháp làm giảm hiện tượng không
mong muốn và phải được Đại diện Chủ đầu tư phê duyệt.


1.7 HIỆN TƯỢNG SÓNG BÙN NHÃO
A. Ngoài công tác cọc theo Hợp đồng này, các công tác kế cận như cải tạo đất, thi công móng, san
lấp, có thể tạo ra sóng bùn nhão giữa đất sét bồi tích. Hiện tượng này có thể gây ra uốn cọc, ảnh
hưởng tính nguyên vẹn hoặc làm dịch chuyển các cọc dự ứng lực đúc sẵn đã ép. Nhà thầu phải
thực hiện công tác cọc ở những vị trí mà cọc không bị ảnh hưởng bởi các tác động bất lợi quá mức
do hiện tượng sóng bùn nhão.
B. Nhà thầu phải đề xuất trình tự công tác cọc với mặt bằng thể hiện vị trí và thứ tự công tác cọc để
được Đại diện Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bắt đầu công việc.
1.8 THIẾT KẾ THÔNG SỐ ĐỊA KỸ THUẬT
A. Nhà thầu phải nắm được công tác cải tạo đất trước đây do đơn vị khác thực hiện. Một cuộc khảo
sát thực địa được thực hiện và Đại diện Chủ đầu tư giám sát tại công trường. Các kết quả khảo sát
được sử dụng để xác định thông số thiết kế địa kỹ thuật khi hoàn thiện thiết kế móng.

1.9 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU
A. Nhà thầu đơn phương chịu trách nhiệm đảm bảo các cọc được thi công theo phương pháp và thiết
bị phù hợp với tiêu chí kỹ thuật trong Hợp đồng. Bất cứ công tác khắc phục khiếm khuyết nào do
không thực hiện phù hợp với mục này sẽ do Nhà thầu tự chi trả.

1.10

ỨNG XỬ ĐỘ VÕNG DO TẢI TRỌNG

A. Trừ khi được phê duyệt khác đi, phải thực hiện các kích thước cọc như thể hiện trong Phụ lục A

1.11

CHIỀU DÀI VÀ KÍCH THƯỚC CỌC ĐẠI TRÀ

A. Trước khi bắt đầu đóng cọc đại trà, Nhà thầu phải thống nhất với Đại diện Chủ đầu tư về kích
thước và chiều dài cọc cũng như các giới hạn kích thước và chiều dài trong khoảng mà Nhà thầu

được phép để đảm bảo cọc thỏa mãn Tiêu chí kỹ thuật.

1.12

THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN ĐẤT

A. Nếu trong quá trình đóng cọc đại trà, điều kiện đất nền khác với những gì thể hiện trong báo cáo
khảo sát công trường hoặc nếu điều kiện đó Nhà thầu thấy nghi ngờ, Nhà thầu có thể thay đổi kích
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC

25


×