Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn đá cầu trong trường trung học phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.98 KB, 11 trang )

I. Tên sáng kiến:
"Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu trong trường trung
học phổ thông Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình."

II. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên:- PHẠM NGỌC SƠN
- TRẦN VĂN TRỌNG
- NGUYỄN MỘNG ĐIỆP
Giáo viên trường THPT Kim Sơn C.
Emai:
SĐT: 0987.018.345

III. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm:
Trong những năm qua, song song với sự phát triển kinh tế xã hội, các phong
trào tập luyện TDTT của tỉnh đã từng bước được phát triển về mọi mặt, trong đó
có phong trào tập luyện TDTT trong các trường học phổ thông cũng đang phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đá cầu là môn thể thao thế mạnh của Việt
Nam trên trường Quốc tế và rất được ưa chuộng và phát triển rộng rãi trong
quần chúng nhân dân. Nhưng phong trào Đá cầu tại Ninh Bình còn chưa được
phát triển rộng về thành tích cao cũng như trong quần chúng nhân dân và phong
trào tập luyện môn Đá cầu tại trường THPT Kim Sơn C chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng và cơ sở vật chất mới của trường. Có rất nhiều nguyên nhân
ảnh hưởng đến phong trào tập luyện của các em học sinh như: Những năm trước
trường ở cơ sở cũ thì không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho qua
trình tập luyện, phụ huynh không muốn cho con tham gia tập luyện TDTT sợ
ảnh hưởng đến học văn hoá, đội ngũ giáo viên thể chất chưa thực sự tâm huyết
với phong trào TDTT trong nhà trường,... tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng
rất lớn tới phong trào tập luyện TDTT của trường nói chung cũng như phong
3



trào tập luyện môn Đá cầu trong trường nói riêng nên 3 năm gần đây phong trào
TDTT trong nhà trường nói chung và phong trào tập luyện môn Đá cầu nói riêng
đang bắt đầu xây dựng lại từ đầu nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt việc
tuyển chọn đội tuyển TDTT phục vụ cho thi đấu các giải học sinh do nhà trường,
chỉ chọn những em học sinh biết chơi về môn thể thao đó, hoặc đã từng chơi qua
môn thể thao đó.
* Về ưu điềm: Chọn lựa được những học sinh đã từng chơi qua môn Đá cầu
để chọn vào đội tuyển nên tiết kiệm thời gian tập luyện cũng như công huấn
luyện cho giáo viên huớng dẫn.
* Về nhược điểm: Học sinh không nắm được kỹ thuật căn bản, không có
hiệu quả trong thi đấu, học sinh không được duy trì tập luyện thường xuyên,
không được giao lưu cọ sát,...
2. Giải pháp mới cải tiến:
Vấn đề sức khỏe, làm việc và cuộc sống con người là hết sức quan trọng mà
mỗi quốc gia, mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều quan tâm. Sự phát triển các tố chất
vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu và hoàn thiện kĩ năng, kĩ
xảo vận động cũng như chuẩn bị trình độ thể lực chung. Trên cơ sở giáo dục tố
chất vận động lại có thể giải quyết được nhiệm vụ nhất định về việc hoàn thiện
hình thái cơ thể. Hoàn thiện hình thái cơ thể ảnh hưởng đến hoàn thiện chức
năng. Do vậy góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể và tăng cường
sức đề kháng cho cơ thể.
Môn Đá cầu là môn thể thao có thể tập luyện được ở đa dạng sân bãi cũng
như hình thức tập luyện, đối với tập luyện quần chúng mang tính thể thao khỏe
mạnh thì môn Đá cầu có thể tập được từ bất cứ mọi nơi từ trong nhà tập đến
khoảng sân trước cửa lớp trong các giờ ra chơi, có thể đá tập thể đông người để
giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi. Tập luyện thuờng xuyên môn Đá cầu góp
phần hình thành và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động trong cuộc sống và trang
bị những kiến thức chuyên môn. Kĩ năng, kĩ xảo vận động ( đặc biệt là kĩ xảo )
có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống con người. Nếu như con người không có kĩ

năng, kĩ xảo sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của cuộc sống. kĩ xảo càng
4


phong phú thì hoạt động càng toàn diện và có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc trang
bị kĩ năng, kĩ xảo vận động thì quá trình giáo dục thể chất còn trang bị những tri
thức chuyên môn, đó là những kiến thức có ý nghĩa cho xã hội của giáo dục thể
chất cũng như thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, nếp sống văn
minh, lành mạnh, còn là môi trường giáo dục rèn luyện đạo đức, ý chí, góp phần
xây dựng con người phát triển toàn diện. Giáo dục đạo đức dường như xuyên
suốt thực tiễn của quá trình giáo dục nói chung cũng như quá trình giáo dục thể
chất nói riêng.
Từ thực tế trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát
triển phong trào tập luyện môn Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C nói riêng
và học sinh phổ thông tỉnh nhà nói chung, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên
cứu:
“Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu trong trường
trung học phổ thông Kim Sơn C - tỉnh Ninh Bình".
Thông qua điều tra đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
sự phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu cho học sinh truờng THPT Kim
Sơn C và một số trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình làm cơ sở để đề tài sẽ đề
xuất được các giải pháp phù hợp nhằm phát triển phong trào tập môn luyện Đá
cầu trong trường THPT Kim Sơn C, qua đó góp phần nâng cao hơn chất luợng
phong trào tập luyện môn Đá cầu nói riêng và công tác giáo dục thể chất trong
trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu
hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Đá cầu trong
trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.


5


+ Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện môn Đá cầu
trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình (Cơ sở vật chất, giáo viên, phụ
huynh ...)
+ Thực trạng nhận thức, sự quan tâm của đội ngũ cán bộ, học sinh, phụ
huynh học sinh đối với môn Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh
Bình.
+ Nghiên cứu xu hướng phát triển phong trào tập luyện Đá cầu trong truờng
THPT Kim Sơn C và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá
cầu trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
+ Xác định các căn cứ và nguyên tắc lựa chọn giải pháp nhằm phát triển
phong trào tập luyện Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
+ Lựa chọn và đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn
Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
+ Kiểm nghiệm hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn trong trường THPT Kim
Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
* Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để giải quyết hai nhiệm vụ trên, đề tài dự kiến sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm tổng hợp
các tài liệu liên quan để nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập
luyện môn Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình. Tài liệu
chuyên môn liên quan tới việc phát triển và khai thác tiềm năng các phong trào
thể thao, phong trào tập luyện môn Đá cầu.
- Phương pháp quan sát sư phạm


6


Đối tượng được lựa chọn quan sát sư phạm là các giáo viên, và học sinh
tham gia trong CLB Đá cầu ở trường THPT Kim Sơn C và một số truờng lân
cận. Nội dung tiến hành quan sát bao gồm:
- Tổng thời gian tập luyện trong một buổi sinh hoạt của CLB Đá cầu trong
nhà trường.
- Quan sát quá trình vận động trong buổi tập của học sinh, mức độ hứng
thú của học sinh trong buổi tập.
- Quan sát phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức buổi tập được sử
dụng trong các buổi tập Đá cầu.
- Quan sát quá trình tập luyện của các em học sinh tại các giờ học nội
khóa, các buổi tập ngoại khóa các môn thể thao nói chung và môn Đá cầu nói
riêng.
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để
đánh giá hiệu quả của một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá
cầu đã lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thành tích môn
Đá cầu của học sinh THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
- Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được tôi sử dụng để tính toán xử lý các số liệu thu thập
được trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng
các tham số như: số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn,....
* Qua quá trình điều tra đánh giá thực trạng kết hợp với việc sử dụng các
phương pháp đã nêu trên đề tài thu được một số kết quả được trình bày cụ thể
như sau:

7



Bảng 2.1: Sự phát triển về số lượng học sinh thường xuyên tham gia
tập luyện môn Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C từ năm học 2015 –
2016 đến năm 2017-2018.
Năm học

Số học sinh thường xuyên

tham gia tập luyện (người)
2015-2016
46
2016-2017
97
2017-2018
186
Kết quả bảng 2.1 đã chứng tỏ học sinh THPT Kim Sơn C ngày càng ham
thích môn Đá cầu, điều đó cũng có nghĩa là nó đáp ứng được những nhu cầu của
các em học sinh đối với việc tham gia tập luyện môn Đá cầu là tăng cường củng
cố sức khỏe, vui chơi giải trí sau các giờ học căng thẳng, mở rộng các mối quan
hệ trong xã hội trên cơ sở giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
Bảng 2.2: Đối tượng thường xuyên tham gia tập luyện ở CLB Đá cầu
trong trường THPT Kim Sơn C tính theo khối lớp .
( Số liệu tháng 3 – 2018)
Đối tượng
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Học sinh lớp 10
85
45,7

Học sinh lớp 11
68
36,6
Học sinh lớp 12
33
17,7
Tổng số
186
100
Kết quả bảng 2.2 đã chứng tỏ học sinh truờng THPT kim Sơn C ngày
càng ham thích môn Đá cầu, đặc biệt là các em khối 10 và 11, còn các em khối
12 thì tỉ lệ ít hơn do các em đang tập trung ôn thi THPT quốc gia. Điều đó cũng
có nghĩa là nó đáp ứng được những nhu cầu của các em học sinh đối với việc
tham gia tập luyện môn Đá cầu là tăng cường củng cố sức khỏe, vui chơi giải trí
sau các giờ học căng thẳng, mở rộng các mối quan hệ trong xã hội trên cơ sở
giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện môn Đá cầu của học sinh truờng THPT
Kim Sơn C

8


Bảng 2.3: Kết quả phỏng vấn các giải pháp dự kiến phát triển phong
trào tập luyện môn Đá cầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
học sinh truờng THPT Kim Sơn C (n=20)
TT

Kết quả phỏng vấn
Các giải pháp dự kiến


Số người

Tỷ lệ

đồng ý

%

18

90

15

75

16

80

14

70

19

95

12


60

Tăng cường sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của các
cấp lãnh đạo đối với phong trào TDTT học sinh nói
1

chung và phong trào tập luyện môn Đá cầu nói
riêng.
Tổ chức công tác tuyên truyền cổ động học sinh
tập luyện môn Đá cầu thông qua các hình thức,

2

hoạt động thực tiễn gần gũi gắn liền với đời sống
sinh hoạt, học tập của học sinh.
Tích cực thành lập và ổn định tổ chức, hoạt động
của các CLB Đá cầu trong các trường THPT dưới

3

sự quản lý của BGH các nhà trường.
Tăng cường kinh phí đầu tư cho các mục đích cần

4

thiết để phục vụ cho phong trào tập luyện của học
sinh.
Duy trì và phát triển các giải thi đấu Đá cầu trong
các kỳ HKPĐ cấp trường, Đại hội TDTT học sinh


5

toàn tỉnh hàng năm.
Có chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển lâu dài,

6

bền vững phong trào tập luyện Đá cầu của học sinh
THPT.
Từ kết quả ở bảng 2.3 có thể đưa ra nhận xét như sau:

Nhìn chung các giải pháp đưa ra đều mang tính khả thi và được sự đồng ý
của những người được phỏng vấn. Tỷ lệ chênh lệch giữa những giải pháp là
không lớn lắm. Tuy nhiên để lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất sau khi đã
xem xét mọi mặt và đối chiếu với những nguyên tắc để xây dựng giải pháp làm
9


căn cứ để lựa chọn. Đề tài đã quyết định lấy các giải pháp tối ưu để phát triển
phong trào tập luyện môn Đá cầu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho học sinh. Như vậy căn cứ vào kết quả ở bảng 2.3 thì để phát triển hơn nữa
phong trào tập luyện môn Đá cầu trong trường THPT Kim Sơn C để xứng đáng
với tiềm năng của học sinh, tôi xin có một số giải pháp kiến nghị và từng giải
pháp tôi trình bày nội dung cụ thể như sau:
* Các giải pháp kiến nghị:
Giải pháp 1: Tăng cường sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của lãnh đạo
đối với phong trào TDTT học sinh nói chung và phong trào tập luyện môn Đá
cầu nói riêng.
Trong bất kể mọi hoạt động, yếu tố lãnh đạo cũng là một yếu tố gây ảnh
hưởng lớn vì họ là những người đứng đầu, là những người chỉ đạo trực tiếp và

chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. “ Cán bộ là cái gốc của mọi phong trào”. Bởi vậy cấp lãnh
đạo cần thực hiện đúng những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công
tác TDTT nói chung và công tác TDTT học đường nói riêng, đồng thời tuyên
truyền giáo dục để tất cả mọi người đều hiểu được những vấn đề đó. Cụ thể như
tại trường học một năm cần phải tổ chức bao nhiêu giải thi đấu các môn thể thao
nhằm phát triển con người toàn diện, có kế hoạch phát triển, quy hoạch diện tích
sử dụng cho tập luyện và thi đấu thể thao của học sinh, mua sắm dụng cụ trang
thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất, đề ra mức khen
thưởng động viên khuyến khích cho các em học sinh tích cực trong phong trào
tập luyện và đạt thành tích cao trong thi đấu Đá cầu,... Điều đó lãnh đạo thực
hiện tốt thì chắc chắn phong trào tập luyện môn Đá cầu của học sinh sẽ nhanh
chóng phát triển trong các nhà trường.
Giải pháp 2: Tổ chức công tác tuyên truyền cổ động học sinh tích cực
tham gia tập luyện môn Đá cầu thông qua các hình thức, hoạt động thực tiễn
gần gũi gắn liền với đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh.
Mục đích của giải pháp này là làm học sinh hiểu được vai trò, vị trí của
việc tập luyện TDTT là cần thiết, là quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng
10


cao thể lực, xây dựng lối sống văn hóa, tỉnh thần khỏe mạnh. Khuyến khích mỗi
học sinh chọn một môn thể thao phù hợp để tập luyện. Các tổ chức và đoàn thể
trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn trường và giáo viên bộ môn GDTC có trách
nhiệm tuyên truyền và vận động các đối tượng trong tổ chức của mình tham gia
tập luyện TDTT. Cụ thể ở đây là các chi đoàn, các khối lớp.
Đặc biệt phải truyên truyền về vai trò, tác dụng của việc tập luyện môn Đá
cầu đối với sự phát triển thể chất ở lứa tuổi học sinh…Trên các phương tiện
thông tin đại chúng như bảng tin của nhà trường, bản tin thanh niên của Đoàn
trường, trong các giờ học Thể dục chính khóa, cũng như các hoạt động thể dục

thể thao ngoại khóa. Thông qua các hoạt động thiết thực gần gũi với đời sống
sinh hoạt, học tập của học sinh. Bên cạnh đó qua công tác tổ chức các giải thi
đấu cấp trường, sôi nổi sẽ thu hút được nhiều học sinh có hứng thú với môn Đá
cầu, kích thích học sinh tích cực tham gia tập luyện thường xuyên. Đây chính là
hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao tới các học sinh trong các nhà trường.
Giải pháp 3: Tích cực thành lập và ổn định tổ chức CLB Đá cầu trong
trường THPT Kim Sơn C dưới sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường và
BCH Đoàn trường.
Việc thành lập CLB Đá cầu trong nhà trường cần có những quy định rõ
ràng như: Số lượng người tham gia, đối tượng tham gia, địa điểm tập luyện, kinh
phí đóng góp, thời gian sinh hoạt….cho các thành viên trong CLB, thành lập ban
chủ nhiệm CLB. Những thành viên trong ban chủ nhiệm CLB có nhiệm vụ
thường xuyên tổ chức các hoạt động giao hữu thi đấu với các CLB khác, mời
những HLV có trình độ chuyên môn cao hướng dẫn tập luyện để nâng cao kỹ
thuật chiến thuật cho các thành viên trong CLB của mình, có trách nhiệm xem
xét kết nạp và bồi dưỡng những thành viên mới, chịu trách nhiệm đảm bảo an
toàn và thực hiện quy chế sinh hoạt của CLB…Tóm lại CLB Đá cầu trong
trường phải là một tổ chức chặt chẽ chứ không thể theo hình thức tự phát. Đặc
biệt CLB cần phải hoạt động dưới sự quản lý chung của Ban giám hiệu nhà
trường, BCH Đoàn trường và điều hành hoạt động của tổ nhóm giáo dục thể
chất.
11


Giải pháp 4: Duy trì và phát triển các giải thi đấu Đá cầu trong các kỳ
HKPĐ cấp trường. Đại hội TDTT học sinh toàn tỉnh hàng năm..
Từ lâu Sở GD-ĐT Ninh Bình đã đưa nội dung thi đấu môn Đá cầu thành
nội dung thi đấu chính thức trong các kỳ HKPĐ. Chúng tôi mong muốn môn Đá
cầu sẽ trở thành nội dung chính thức trong các Đại hội TDTT học sinh của tỉnh
hàng năm, truờng THPT Kim Sơn C cũng như các trường THPT trong toàn tỉnh

sẽ luôn phải quan tâm đầu tư cho môn Đá cầu và thường xuyên tổ chức nội dung
Đá cầu trong các kỳ HKPĐ cấp trường để lựa chọn học sinh đi thi đấu cấp tỉnh.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
- Lựa chọn được giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu cho
học sinh truờng THPT Kim Sơn C- tỉnh Ninh Bình.
- Lựa chọn đuợc một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện Đá cầu
trong trường THPT kim Sơn C và tổ chức thực nghiệm các giải pháp đã đề xuất
trong trường THPT Kim Sơn C.
- Góp phần củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện cân đối
hình thái, chức năng cơ thể, phát triển tố chất vận động và khả năng hoạt động
của con người. Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khả năng phối hợp vận động cơ
bản cần thiết trong cuộc sống, giúp học sinh hăng say học tập các môn văn hoá
và có cuộc sống khoẻ mạnh, lành mạnh,...
V. Điều kiện và khả năng áp dụng
Trên cơ sở quan sát và đánh giá thực trạng phong trào tập luyện Đá cầu của
học sinh trường THPT Kim Sơn C tỉnh Ninh Bình, đề tài nhận thấy hiệu quả
phong trào tập luyện môn Đá cầu chưa phát triển tương ứng với tiềm năng của
của học sinh. Nếu những giải pháp mà chúng tôi đề ra được ứng dụng đồng thời
vào thực tiễn sẽ giúp nâng cao và phát triển phong trào tập luyện môn Đá cầu
cho học sinh trong trường THPT Kim Sơn C nói riêng và phong trào tập luyện
môn Đá cầu trong các trường THPT tỉnh Ninh Bình nói chung.
Kim Sơn, Ngày 25 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến
12


Phạm Ngọc Sơn


Trần Văn Trọng- Nguyễn Mộng Điệp

13



×