Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

SKKN giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 86 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp tỉnh.
Nhóm chúng tôi gồm:
TT

Họ và tên

Ngày tháng Nơi công
năm sinh

1 Nguyễn Anh Hưng

28/12/1981

2 Trần Thị Dự

30/11/1986

3 Mai Châu Bình

17/9/1990

4 Nguyễn Thị Thanh Hòa 10/12/1987
5 Đinh Thị Hồng Nhung

28/10/1992

tác


Trình độ

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc

chuyên môn

tạo ra sáng kiến

Đại học

22%

Giáo viên

Đại học

20%

Giáo viên

Thạc sỹ

22%

Giáo viên

Đại học

17%


Giáo viên

Thạc sỹ

19%

Chức vụ

THPT Gia Tổ trưởng
Viễn B
THPT Gia
Viễn B
THPT Gia
Viễn B
THPT Gia
Viễn B
THPT Gia
Viễn B

chuyên môn

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong
đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
Lĩnh vực áp dụng: Vận dụng kiến thức hóa học phổ thông để phòng tránh tai nạn do hóa chất
gây ra trong cuộc sống hàng ngày.
II. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm
- Về nội dung:

Trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, giáo viên thường dạy lần
lượt qua các mục: Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và
điều chế. Giáo viên ít nói hoặc nói ngắn gọn, không có dẫn chứng về những tính chất đó có
thể gây ra nguy hiểm gì cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất khi sử dụng hoặc
không may bị nhiễm phải. Dẫn đến người học không có khả năng phòng tránh những tai nạn
do hóa chất gây ra và thực tế cuộc sống đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do con
người thiếu hiểu biết về hóa chất.


Ví dụ như vụ ngạt khí CO ở Hải Hà, Quảng Ninh ngày 8 tháng 9 năm 2014 làm 10
người chết, vụ ngạt khí than ở Nông Cống Thanh Hóa ngày 1 tháng 1 năm 2015 làm 9 người
tử vong.
- Về hình thức:
Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu theo cách diễn giảng, thuyết trình
làm cho bài giảng buồn tẻ, nặng nề. Học sinh không có hứng thú tiếp thu kiến thức, không
chủ động tích cực tham gia vào bài giảng và không có kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào đời
sống để phòng tránh những tai nạn thương tích do hóa chất gây ra.
* Ưu điểm:
+ Cho phép trình bày những nội dung lí thuyết khó, phức tạp, hàn lâm, chứa đựng thông
tin học sinh không tự tìm hiểu được.
+ Phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại, vấn
đáp. Do đó, giáo viên có nhiều thời gian để giảng những kiến thức hàn lâm một cách hệ
thống.
+ Cho phép trình bày mô hình mẫu của tư duy logic, của cách trình bày và lí giải vấn đề
một cách khoa học.
* Nhược điểm:
+ Không thu hút được tất cả các đối tượng học sinh tham gia và hoạt động học, đặc biệt
là học sinh thuộc các lớp khoa học xã hội. Do đó tiết học với các em sẽ trở nên nặng nề căng
thẳng, không có hứng thú tiếp thu kiến thức và không cảm thấy có sự liên quan giữa kiến
thức đang học với thực tế cuộc sống. Từ đó, làm cho học sinh cảm thấy chán nản, thậm chí là

sợ môn Hóa học.
+ Những kiến thức về trạng thái tự nhiên, ứng dụng các chất thì giáo viên ít hoặc không
cung cấp đầy đủ thông tin, dẫn chứng cụ thể dẫn đến người học không hiểu rõ ảnh hưởng của
các chất hóa học thường gặp trong đời sống với con người và các loài sinh vật như thế nào.
+ Tiết học không đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục đó là hình thành những
năng lực và phẩm chất cho người học.
2. Giải pháp mới cải tiến
- Bản chất của giải pháp mới.
Thay đổi phương pháp tiếp cận kiến thức của người học và phương pháp dạy học của
người dạy bằng cách tạo ra các sân chơi nhỏ trong phạm vi lớp học.
* Người học:


Chuyển từ quá trình học tập thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng
qua đó lĩnh hội kiến thức một cách chủ động tích cực.
Nội dung kiến thức không chỉ sử dụng trong các bài kiểm tra, các kì thi mà quan trọng
hơn là học sinh còn có thêm hiểu biết những kiến thức thực tiễn để vận dụng vào giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, phòng tránh được những tai nạn thương tâm cho mình,
cho người thân và trở thành người có trách nhiệm với chính bản thân mình và với cộng đồng.
* Người dạy :
Vừa đóng vai trò là người thầy dạy kiến thức theo cách truyền thống vừa là đạo diễn
đồng thời cũng là MC dẫn dắt chương trình. Làm trọng tài trong các tình huống tranh luận về
kiến thức và dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức đó.
Người dạy trở nên gần gũi và là người bạn đồng hành trên con đường lĩnh hội kiến thức
của học sinh.
- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Xuất phát từ thực tế:
- Do áp lực học tập và thi cử, nhiều học sinh bị căng thẳng, stress thậm chí là trầm cảm.
Nên giáo viên cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá để học
sinh hào hứng, vui vẻ, chủ động trong học tập qua đó lĩnh hội kiến thức quan trọng, cần thiết

một cách nhẹ nhàng.
- Do nhiều người chưa đủ kiến thức, kĩ năng phòng tránh những tai nạn thương tích do
hóa chất gây ra nên ngày càng nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến hóa chất xảy ra gây
hậu quả nghiêm trọng.
Để giải quyết hai vấn đề trên chúng tôi đã thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra
đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và phát triển các năng lực cốt lõi
của học sinh làm cho học sinh ngày càng yêu thích, hứng thú với môn học. Học không chỉ lấy
kiến thức thi cử mà còn vận dụng kiến thức đó để phòng tránh những tai nạn, những hiểm họa
trong đời sống do hóa chất gây ra. Bằng các giải pháp cụ thể:
+ Một là về hình thức tổ chức:
Giáo viên tổ chức các trò chơi vui nhộn đang được yêu thích trên truyền hình như: Đuổi
hình bắt chữ, rung chuông vàng, trò chơi ô chữ, hỏi xoáy đáp xoay… biến quá trình học tập
thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng. Trong quá trình tổ chức trò chơi,
giáo viên hài hước, nhẹ nhàng dẫn dắt học sinh học tập lĩnh hội kiến thức để đối với mỗi học
sinh có thế tự ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với những người xung quanh và


với toàn thể cộng đồng khi mà các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, hiểm họa do hóa chất gây
ra ngày càng trở nên báo động.
+ Hai là về cách tiếp cận nội dung:
Nội dung kiến thức đa dạng phong phú không bó buộc trong sách giáo khoa nhưng
không vì thế mà trở nên nặng nề hơn.
Tích hợp được nhiều kiến thức của môn học khác đặc biệt là môn xã hội làm cho kiến
thức hóa học thêm mềm mại và tạo sự bất ngờ vui vẻ cho học sinh
Giáo viên dẫn chứng những vụ tai nạn do sử dụng hóa chất không đúng trong đời sống
gây ra và hậu quả thảm khốc của nó thông qua hình ảnh hoặc xem video khiến học sinh sợ
hãi, lay động lòng trắc ẩn từ đó sẽ có động lực tìm hiểu kiến thức có liên quan để giải thích và
đưa ra những giải pháp phòng chống tai nạn cho mình và người thân.
Ngoài ra nội dung kiến thức đưa ra còn được dẫn dắt từ những gì gần gũi nhất với học
sinh như từ các trang mạng xã hội hay những bài hát yêu thích, những bài bão, bài thơ quen

thuộc…
+ Ba là về quy mô tổ chức lớp học: Có thể thay đổi không gian lớp học từ không gian
khép kín sang không gian mở ở đó học sinh không bị gò bó mà được tự do thỏa mái trong học
tập.
+ Bốn là kiểm tra đánh giá: Qua hoạt động vui chơi lĩnh hội kiến thức, giáo viên có thể
đánh giá năng lực của học sinh và cho điểm phù hợp chứ không nhất thiết chỉ dùng cách kiểm
tra đánh giá truyền thống.
Nhóm chúng tôi đã xây dựng được 12 vấn đề hóa học hiện nay liên quan đến những vụ
tai nạn thương tâm hay xảy ra trong đời sống với những cách thể hiện sinh động khác nhau
nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động khơi dậy niềm say mê, yêu thích
môn hóa với mỗi học sinh.
Vấn đề 1: Phòng tránh tai nạn bị điện giật do dung dịch chất điện li gây ra
Vấn đề 2: phòng tránh tai nạn do ngạt khí cacbonmono oxit
Vấn đề 3: phòng tránh tan nạn gây ra do thủy ngân trong nhiệt kế
Vấn đề 4. Ô nhiễm nguồn nước
Vấn đề 5. Ngộ độc rượu, cách phòng tránh
Vấn đề 6: Mối nguy hiểm từ việc sử dụng bóng cười ở giới trẻ
Vấn đề 7: Phòng tránh ngộ độc formol
Vấn đề 8: Phòng tránh cháy nổ khí amoniac


Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi
Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric
Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas
Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá
- Ở mỗi vấn đề trên chúng tôi đã xây dựng
1. Hình thức tiếp cận kiến thức:
Thiết kế loại trò chơi gì được áp dụng để chuyển tải nội dung về những vụ tai nạn do
hóa chất gây ra trong đời sống
2. Phạm vi sử dung: Với vấn đề được đưa ra chúng ta có thể dùng trong những tiết học

nào, phần nào trong mỗi bài lên lớp hàng ngày.
3. Nội dung.
Nội dung câu hỏi từ đó dẫn dắt vào những vụ tai nạn kinh hoàng do hóa chất gây ra gây
ra làm học sinh sợ hãi từ đó tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn đó và những sơ cứu ban đầu.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
Nếu không có kỹ năng phòng tránh tai nạn do sử dụng các hóa chất trong cuộc sống
hàng ngày thì hậu quả xảy ra là vô cùng thảm khốc. Nạn nhân mất rất nhiều tiền để điều trị
bệnh hoặc nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Học sinh có khả năng phòng tránh những tai nạn, những mối hiểm họa xảy ra trong
đời sống góp phần bảo vệ sức khỏe đặc biệt là tính mạng cho mình và người thân.
Học sinh có động lực học tập và tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực nên sẽ
nhớ kĩ và hiểu sâu hơn thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần lí thuyết trong các
câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp theo mẫu đề thi THPT QG hiện nay. Do vậy khả năng đỗ vào
các trường đại học cao đẳng của năm thi đầu tiên sẽ cao hơn, tiết kiệm được thời gian và chi
phí so với những học sinh phải thi nhiều lần.
Sáng kiến của chúng tôi là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy môn hóa THPT, tiết kiệm thời gian để tra cứu các nguồn thông tin trên internet,
báo đài…
2. Hiệu quả xã hội:
Những kiến thức phòng chống tai nạn khi sử dụng hóa chất hàng ngày sẽ hạn chế
những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, giúp xã hội bớt đi những mảnh đời bất hạnh, bớt đi
những đứa trẻ mô côi, những người mẹ già không nơi nương tựa.


Tạo cho học sinh mục đích học tập đúng đắn: Học để bảo vệ mình cũng như bảo vệ
người thân tránh những tai nạn trong cuộc sống do hóa chất gây ra.
Tạo không khí vui vẻ, giảm stress. Giúp học sinh thêm yêu mái trường, yêu thầy cô,
bạn bè và lưu giữ cho các em những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
Giải pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó người học vào một khuôn khổ nhất định, mà

tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học
theo cảm hứng từ đó có thể bộc lộ bản thân mình hơn, sẽ giúp các em tự tin hơn.
Giải pháp này còn giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn, tổng quát hơn và nhớ lâu hơn
và giúp các em phát triển đầy đủ các năng lực mà một xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa
yêu cầu.
Chúng tôi đã làm một chuyên đề ngoại khóa “Rung chuông vàng” để HS hai lớp 11A1,
11A2 cùng chơi sau đó đưa ra những kiến thức về phòng chống tai nạn ngạt khí CO, phòng
tránh cháy nổ khí gas, vấn đề tác hại của chì, an toàn khi sử dụng đạm urê…
Chúng tôi thu được một số kết quả tích cực như sau: Kết quả thăm dò về thái độ, tình
cảm của HS
Nội dung

Tỉ lệ
Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

(60/80)

(10/80)

(9/80)

(1/80)

75,00%


12,50%

11,25%

1,25%

Tích cực

Bình thường

(45/80)

(17/80)

(13/80)

(5/80)

56,25%

21,25%

16,25%

6,25%

3. Mức độ hài hước, truyền đạt

Rất tốt


Tốt

Bình thường

Không tốt

kiến thức của MC dẫn chương

(59/80)

(15/80)

(6/80)

(0/80)

trình

73,75%

18,75%

7,50%

0,00%

1.Cảm nhận của em sau giờ
học như thế nào?


2. Mức độ hợp tác tham gia các
hoạt động học tập của mỗi cá
nhân

4. Theo em hình thức dạy học

Rất tích
cực

Không tích
cực



Không

thức hóa học giải quyết các vấn

(70/80)

(10/80)

đề trong đời sống có tăng sự

87,50%

12,50%

theo hình thức vận dụng kiến


yêu thích môn hóa không?


5. Em có muốn tiếp tục học tập



Không

môn hóa học theo hình thức

(78/80)

(10/80)

dạy học này không?

97,50%

2,50%



Không

(79/80)

(1/80)

98,75%


1,25%



Không

(80/80)

(0/80)

100%

0,00%

6. Sau khi học xong bài, em có
nắm được các kĩ năng phòng
tránh một số tai nạn thường
xảy ra trong đời sống không?
7. Chúng ta nên tuyên truyền
rộng rãi đến mọi người về các
vấn đề nguy hiểm trong đời
sống để mọi người đều biết
cách phòng tránh

IV. Điều kiện và khả năng áp dụng.
1. Điều kiện áp dụng.
- Về phía giáo viên:
Tất cả các giáo viên dạy hóa học trong các trường phổ thông đều có thể sử dụng sáng
kiến của chúng tôi trong giảng dạy. Và hàng năm có thê nghiên cứu thê bổ sung cập nhật

thêm các nội dung thực tiễn.
- Về phía học sinh:
Cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về hóa học thông dụng trong đời sống. Tích cực
tham gia vào bài học.
- Về phía nhà trường:
Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như lớp học phải có máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn…
nếu các tiết học ngoại khóa cần có hội trường lớn.
2. Phạm vi áp dụng.
Sáng kiến của chúng tôi có thể được sử dụng trong quá trình dạy học môn hóa học
chương trình THPT.
- Bài dạy áp dụng: Thường là bài luyện tập hoặc các tiết học ngoại khóa.
- Có thể áp dụng các trò chơi trong các phần khởi động của các tiết học.


* Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Trình độ

Ngày
TT

Họ và tên

tháng năm Nơi công tác Chức danh chuyên
sinh

1 Nguyễn Anh Hưng

2

Trần Thị Dự


28/12/1981

trợ

môn
THPT Gia
Viễn B
THPT Gia

30/11/1986

Nội dung công việc hỗ

Viễn B

Tổ trưởng

Dạy bài luyện tập lớp 12
Đại học

chuyên
môn

theo hình thức Rung
chuông vàng

Giáo viên

Đại học


Tham gia dẫn chương
trình

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN
VỊ CƠ SỞ

Gia viễn , ngày 12 tháng 05 năm 2018
Người nộp đơn
..………. Nguyễn Anh Hưng
..………. Mai Châu Bình
………... Trần Thị Dự
………… Đinh Thị Hồng Nhung
..………. Nguyễn Thị Thanh Hòa


MỤC LỤC
PHẦN I. XÂY DỰNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VỤ TAI NẠN XẢY
RA TRONG ĐỜI SỐNG ........................................................................................................... 1
Vấn đề 1: Chất điện ly ........................................................................................................... 1
Vấn đề 2: Phòng tránh tai nạn do ngạt khí cacbonmonooxit................................................. 4
Vấn đề 3: Phòng tránh tai nạn gây ra do thủy ngân trong nhiệt kế ....................................... 8
Vấn đề 4: Ô nhiễm nguồn nước........................................................................................... 10
Vấn đề 5. Ngộ độc rượu ...................................................................................................... 17
Vấn đề 6: Mối nguy hiểm từ việc sử dụng bóng cười ở giới trẻ. ........................................ 22
Vấn đề 7: Phòng tránh ngộ độc Formol............................................................................... 24
Vấn đề 8: Cháy nổ khí amoniac .......................................................................................... 29
Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi ...................................... 33

Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric ............................................. 35
Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas ............................................................................. 39
Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá ....................................................................... 44
PHẦN II. NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 2017- 2018 ......................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 77


PHẦN I: XÂY DỰNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NHỮNG TAI NẠN
XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG
VẤN ĐỀ 1: CHẤT ĐIỆN LY
1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi đuổi hình bắt chữ.
2. Phạm vi sử dung: Sử dụng vấn đề này trong bài luyện tập, các chuyên đề ngoại khóa,
phần khởi động, tìm tòi mở rộng trong bài "Sự điện li" - Hóa học 11.
3. Nội dung.

i

Giáo viên đưa ra câu hỏi: Hình ảnh trên liên quan đến loại chất nào trong chương
trình hóa học phổ thông?
Giáo viên có thể hỏi thêm khái niệm chất điện li, phân loại chất điện li sau khi học
sinh đã bắt được chữ: chất điện li
Lưu ý: Nước cất không dẫn điện nhưng nước tự nhiên thì dẫn điện tốt do nước tự
nhiên hòa tan các chất điện li. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng khi dùng điện trong môi
trường chứa chất điện li. Thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do mọi
người không chú ý nước hòa tan chất điện li có thể dẫn được điện.
Giáo viên cảnh báo:
1. Báo (NLĐO 9/11/2017 - Hay tin cháu gái bị điện giật chết trong lúc tắm do
bình nóng lạnh rò điện, bà nội đã sốc, ngất lịm và tử vong ngay sau đó).
Ngày 29-11, thông tin từ Công an thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc thương tâm khi cả cháu gái và bà nội cùng tử

vong.
Trước đó, vào khoảng 19 giờ ngày 28-11, cháu C.X.M. (13 tuổi, trú tại thị trấn
Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) mở nước nóng lạnh để tắm. Một lúc sau, không thấy con gái ra
1


khỏi phòng tắm, mẹ cháu M đã mở cửa phòng tắm vào kiểm tra thì phát hiện cháu M đã
tử vong trong tư thế nằm trên nền nhà tắm.
Nhận được thông tin cháu M tử vong, bà nội của cháu đau đớn, ngất lịm vì sốc.
Phát hiện sự việc, người thân nhanh chóng đưa bà đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử
vong trên đường đến bệnh viện.
Lực lượng chức năng sau đó đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên
nhân dẫn đến việc cháu M tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bình nóng
lạnh bị rò điện khiến cháu M bị điện giật lúc tắm.
2. Bị điện giật chết do sử dụng điện thoại khi tắm: Thanh Niên 12/07/17 Gia đình
muốn báo chí đưa tin về vụ việc đau lòng để cảnh báo về nguy cơ điện giật khi dùng
điện thoại đang sạc.
Vụ tai nạn xảy ra hôm 8.7 khi Madison Coe (14 tuổi) được phát hiện đã tử vong
trong bồn tắm tại nhà ở Lovingston (bang New Mexico, Mỹ). Cảnh sát cho rằng nạn
nhân đã bị điện giật sau khi họ tìm thấy điện thoại trong bồn tắm vẫn đang cắm sạc vào
ổ cắm nối dài.
3. Một người đàn ông ở Hưng Yên bị điện giật suýt chết trong lúc đang lội ao bắt
cá. Nguyên nhân do dây viễn thông bị đứt, vô tình dẫn điện từ đường dây điện xuống
nước.
4. Cách đây khoảng 10 năm tại xã Gia Xuân- huyện Gia Viễn - Ninh Bình, một
người thanh niên đã dùng điện lưới để kích cá và đã bị điện giật dẫn đến tử vong để lại
người vợ và hai đứa con thơ.
Giáo viên nhắc nhở:
- Khi sử dụng nguồn điện làm việc với dung dịch chất điện li như máy bơm nước,
bình nóng lạnh cần cẩn thận, an toàn. Tốt nhất nên tắt nguồn điện bình nóng lạnh khi

tắm, kiểm tra kỹ dây điện khi bơm nước và tuyệt đối không dùng điện lưới để kích cá.
- Nếu không may bị điện giật ta cần sơ cứu nạn nhân như sau:
1. Khi phát hiện người bị điện giật
- Trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu
dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để
đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện (H1). (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên
mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một
tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).
2


Dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy,
tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân
và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ
nạn nhân.
2. Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở:
Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được
hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
+ Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi
ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay
kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2
hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp
xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần.
Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần (H2).

Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.
3



+ Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai
bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4
- 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực,
sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút
khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép
tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).
3. Với nạn nhân còn tỉnh:
Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn
thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu
không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an
ủi để nạn nhân yên tâm.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
VẤN ĐỀ 2: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO NGẠT KHÍ CACBON MONOOXIT
1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng, ai
là triệu phú…
2. Phạm vi áp dụng: Trong chuyên đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập, trong
phần khởi động của bài "Hợp chất của cacbon" - Hóa học 11.
3. Nội dung :
Giáo viên dẫn dắt thông tin: Tháng 9/2014, 5 người khách đã ở lại quán karaoke
Queen club cùng với 7 nhân viên ở đây tổ chức bữa tiệc và hát qua đêm, chia tay một
người bạn chuẩn bị nhập ngũ. Đêm hôm đó tai huyện Hải Hà –Quảng Ninh mưa rất to,
mất điện nên nhóm này đã dùng máy phát điện chạy trong quán và đóng kín cửa. Đến
chiều ngày 8/9, chủ quán karaoke mở cửa phát hiện 12 người nằm bất tỉnh tại phòng hát,
trong đó có 6 người đã tử vong tại chỗ, 4 người tử vong sau khi đi cấp cứu.

(?) Nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trên là
4



A. Ngộ độc rượu

B. Sốc ma túy

C. Ép nhau uống thuốc độc

D. Ngạt khí CO.

GV: Theo kết luận của viện khoa học hình sự bộ công an, nguyên nhân gây ra vụ
tai nạn thảm khốc trên là do nạn nhân bị ngạt khí CO (đáp án D)
GV lưu ý: Khí CO là khí vô cùng nguy hiểm và gây ra rất nhiều những vụ tai nạn
thương tâm nhưng con người lại rất thiếu kiến thức phòng tránh nó dẫn đến những hậu
quả nặng nề. Ví dụ như vụ tại nạn xảy ra ở Nông Cống –Thanh Hóa làm chết 9 người
trong đó có một phụ nữ mang thai.
17h ngày 1/1/2016 , một người làm công cho gia đình ông Thong bị ngất trong lò vôi.
Tám người đang đứng ở ngoài lò vôi chạy vào trong lò cứu giúp đồng nghiệp, nhưng
sau đó số người này cũng bị ngất xỉu.
Cả 9 người đều được đưa đi cấp cứu nhưng đã có 8 người bị tử vong, 1 người hiện đang
được cấp cứu tại bệnh viện. (và đã chết sau đó ít ngày)

Đằng sau mỗi vụ tai nạn là
Cảnh đời bất hạnh, sống kiếp thực vật vô chi, vô giác
là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Cảnh đời bất hạnh, sống kiếm thực vật vô chi, vô giác là gánh nặng
cho gia đình và xã hội

5



Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất
đi những người thân yêu nhất

Là cảnh tang tóc đau thương khi bất ngờ mất đi những người thân yêu nhất
Là nỗi đau như đứt từng khúc ruột của người ở lại

Nỗi đau cắt ruột xé lòng của người ở lại.

những
đứa trẻ
mồ côi
bơ vơ
không
nơi
nương
tựa

Những đứa trẻ mô côi bơ vơ không nơi nương tựa
* Phần đàm thoại này có thể dành cho khán giả trong các cuộc thi
GV : Tại sao các vụ ngạt khí CO, con người khó tránh, khó chạy thoát?
HS: Các vụ ngạt khí CO con người khó tránh là do tính chất vật lí của CO:
6


- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị nên khó phát hiện.
- Khí CO độc nên gây tử vong.
GV bổ sung:
- Khí CO khi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của oxi trong Hemoglobin (Hb) (1 phân tử
CO có thể đẩy 300 phân tử oxi ra khỏi Hb) dẫn đến người hít phải khí CO nhanh chóng
bị ngạt và ngất rất nhanh.

- Khí CO sinh ra khi con người đốt nhiên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu, than, gas..
Vậy nên chúng ta cần tuyên truyền cho mình và người thân.
* Giáo viên nhắc nhở:
- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ CÓ SINH RA KHÍ CO
1. Không nổ máy xe máy, xe ô tô trong phòng, trong gara kín gió, đóng kín cửa.
2. Không chạy máy phát điện ở nơi có không gian kín như tầng hầm, nhà để xe,
phòng kín cửa.
3. Không dùng các loại than để sưởi trong phòng kín.
4. Không dùng lò nướng, bếp ga để sưởi.
- CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ NGẠT KHÍ

Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới
bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút
cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.
Nếu có nhân viên y tế sẽ cho nạn nhân thở mặt nạ ôxy liều cao, đặt nội khí quản trợ
thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh... Nếu không có nhân viên y tế, cần khẩn trương cấp
cứu theo trình tự:


Tìm cành cây để xua không khí làm loãng khí độc, nếu không có gió, khí độc sẽ
tràn vào dần đạt đến nồng độ cao tự khắc sẽ gây ngạt, thậm chí chỉ trong tích tắc.



Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc
càng nhanh càng tốt, nhưng phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu.
7





Gọi thêm người hỗ trợ để sơ cứu cho nạn nhân đồng thời gọi cấp cứu 115.



Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Sau đó
phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp.

VẤN ĐỀ 3: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GÂY RA DO THỦY NGÂN TRONG
NHIỆT KẾ
1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Câu hỏi trong chương trình rung chuông vàng, ai
là triệu phú…
2. Phạm vi áp dụng: Trong chuyên đề ngoại khóa, trong các tiết luyện tập, trong
bài "Tính chất chung của kim loại" - Hóa học 12.
3. Nội dung: Trong bài “Tình tôi” của Nguyễn Bính có đoạn
Tình tôi là……
Dù nghiền chẳng nát dù lăn vẫn tròn
Tình tôi là đóa hoa dơn
Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn
Em hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu ba chấm (…..)
A. giọt thủy ngân

B. miếng thủy ngân

C. hạt kim cương

D. khối thủy ngân

GV thuyết trình: "Giọt thủy ngân" trông như quả bóng nhỏ xíu rất đẹp, thủy
ngân đôi lúc được ví giống tình yêu. Nếu ta cố gắng nắm chặt lại thì nó sẽ trôi đi, nhưng

nếu ta biết cách mở bàn tay và giữ nó thì nó sẽ ở lại mãi mãi. Tuy nhiên, về mặt hóa học
thủy ngân là chất vô cùng độc hại.
- Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, "thủy ngân" tên hóa học là Hg, tồn tại ở ba dạng:
nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đặc biệt, dạng nào cũng có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng
tới sức khỏe con người.
Ngày 20/5 khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bệnh nhi Lê
Cảnh Huy (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, cơ thể có lúc ớn lạnh,
mệt mỏi, ăn ít.
Chị Nguyễn Thị Hà - mẹ cháu Huy cho biết: “Một ngày trước khi nhập viện cháu
bị sốt tôi có dùng cặp nhiệt độ hạ sốt nhưng không ngờ cháu nghịch và cắn vỡ chiếc cặp
nhiệt độ và nuốt phải thuỷ ngân. Lúc đó, thấy cháu không sao nên tôi chủ quan không
cho đi khám, ngày 21/5, cháu có biểu hiện sốt, mệt mỏi tôi liền đưa cháu đến bệnh viện
ngay”.
8


Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp
nhận 10-15 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc. Trong đó chủ yếu là các trường hợp ngộ
độc thức ăn, ngộ độc thuốc, ngộ độc vì tiếp xúc với hoá chất và nguy hiểm nhất là ngộ
độc thuỷ ngân. Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc do bất cẩn của người lớn, nguy hiểm nhất
vẫn là những vụ ngộ độc thuốc và thuỷ ngân.
Lý do dẫn tới trẻ bị ngộ độc thuỷ ngân rất nhiều, trong đó chủ yếu do trẻ nghịch
cặp nhiệt độ và làm vỡ. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ có thói quen rất nguy hiểm là sử
dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Nếu nhiệt độ bình sữa trên ngưỡng 400C sẽ làm
nhiệt kế giãn nở rồi vỡ, khiến thủy ngân hòa lẫn trong sữa của trẻ.
Chị Bùi Thị Lan, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc vừa cho con đi khám và được chẩn đoán
là ngộ độc thuỷ ngân, cho hay: “Hôm đó người giúp việc nhà tôi dùng nhiệt kế để đo
nhiệt độ bình sữa. Có lẽ bình quá nóng nên nhiệt kế vỡ, thuỷ ngân từ nhiệt kế rơi ra, nó
bảo trông như quả bóng nhỏ xíu nên tò mò nghịch và cho cả cháu nhỏ nghịch. 2-3 hôm
sau thấy cháu sốt cao không rõ nguyên nhân tôi mới đưa đi khám".

GV chốt vấn đề: Thủy ngân nguyên tố gây độc cho người rất nhanh sau khi hít
vào, nó gây tổn thương đường hô hấp, phổi, gan, hệ thần kinh trung ương. Các triệu
chứng ngộ độc thủy ngân nguyên tố bao gồm nôn, khó thở, ho, sưng và chảy máu chân
răng.
Tùy thuộc vào lượng thủy ngân hít vào, phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn và
gây tử vong. Một lượng nhỏ thủy ngân nguyên tố cũng dễ dàng ngấm qua hàng rào
mạch máu não và qua nhau thai, gây ảnh hưởng lâu dài đến não bộ và thai nhi.
GV khuyến cáo:
- Thận trọng khi tiếp xúc với thủy ngân và nhiệt kế thủy ngân
- Nếu không may thủy ngân vỡ thì chúng ta nên xử lí như sau:

9


Khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, bạn cần dọn kỹ, nhanh, và
đúng cách. Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực
thủy ngân chảy ra.
Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong
không khí. Và tuyệt đối không được để gió lùa. Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn
chiếu sáng từ phía bên kia lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn.
Bạn chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay.
Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như
xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Khi làm phải rất nhẹ nhàng vừa hót vừa
đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có
thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Thủy ngân được thu gom
bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín.
Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng
bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Nếu quần áo bị dính thủy ngân, cần ngâm
trong nước lạnh khoảng 30 phút, ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt
độ 70 - 80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả

bằng nước lạnh.
Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa vào không
khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm.
Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng, mở cửa thoáng
trong vòng vài giờ liền. Sau đó, bạn cần uống thật nhiều nước vì có thể đào thải chất
độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi.


Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng
trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.



Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết
hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.
Tuy nhiên nếu bị thủy ngân bắn vào người, sau đó thấy nhức đầu, buồn nôn, đau

họng và sốt thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
VẤN ĐỀ 4. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
1. Hình thức tiếp cận kiến thức: Trò chơi ô chữ
2. Phạm vi áp dụng: Chuyên đề ngoại khóa, trong bài "Hóa học với vấn đề kinh
tế, xã hội và môi trường" - Hóa học 12
10


3. Nội dung: Câu hỏi trò chơi ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và một từ khoá
Hàng ngang số 1: Tên một nguyên tố có trong thành phần của kem đánh răng góp
phần tăng cường tạo khoáng cho men răng và giảm sâu răng? Đáp án: Flo
Hàng ngang số 2: Khí chiếm 1/5 thể tích không khí và có khả năng duy trì sự sống
và sự cháy. Đó là khí nào? Đáp án: Oxi

Hàng ngang số 3: Tên của nguyên tố hoá học nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí? Đáp
án: Hiđro
Hàng ngang số 4: Tên một loại khí tích tụ nhiều dưới lòng đại dương, bùn lầy
dưới đáy đầm ao? Đáp án: Metan
Hàng ngang số 5: Chất này có khả năng oxi hoá I- trong dung dịch ở môi trường
trung tính thành I2? Đáp án: Ozon
Hàng ngang số 6: Tên một loại khí có mùi trứng thối? Đáp án: Hiđrosunfua
Hàng ngang số 7: Một hiện tượng tự nhiên gây nên sự phá huỷ các công trình xây
dựng; kiến trúc bằng đá, làm chua đất, mất cân bằng hệ sinh thái trong thuỷ vực ao, hồ,
đầm, phá? Đáp án: Mưa axit
Từ khoá: FORMOSA. Gợi ý: Một sự cố gây ra cá chết hàng loạt tại vùng biển
Vũng Áng – Hà Tĩnh

H

H

I

I

F

L

O

O

X


I

Đ R

O

M

E

T

A

O

Z

O

N

Đ

R

O

S


U

N

F

M

Ư

A A

X

I

T

N

U

A

1. Giảng giải về vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Trong các vụ ô nhiễm môi trường nổi cộm thì sự cố ô nhiễm môi trường biển
miền Trung do nước thải công nghiệp của Công Ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh gây ra được xếp đứng đầu. Sự cố này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế,
xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là

hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt ngư dân.

11


Cá chế hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng – Hà Tĩnh
Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn
tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử
nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có
chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường.
Thứ hai, đó là vụ gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hóa) xảy ra từ
tháng 3 và 4-2016 do nhà máy mía đường Hòa Bình (Hòa Bình) ở thượng nguồn sông
Bưởi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi, làm cá
sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

Cá sông Bưởi chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng (Báo vnexpress
ngày 18/5/2016)
Thứ ba, vụ gây ô nhiễm bước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang) được xác
định do nước thải trong quá trình tuyển luyện khoáng sản có chứa bùn thải và nhiều chất
độc của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Á Cường chưa được xử lý, xả trực tiếp ra
sông.

12


Xả thải trực tiếp ra sông Cẩm Đàn (Báo tainguyenmoitruong ngày 10/7/2016)
1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất
hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.

Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ
đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm
nguồn nước
Ô nhiễm tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm
hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng
bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu
vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có
thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh,
mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây
đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ
nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận
các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm
nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng,
nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất
lượng nước toàn cầu.
Ô nhiễm nhân tạo


Từ nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ),
13


chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải
lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn
chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.



Từ nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô
thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến
thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp
thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sunfua,... Người ta thường
sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ
gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác
định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác
nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng
để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất
rắn lơ lửng).
1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Các ion hòa tan: Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc

biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-,
SO42-, PO43-, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có
các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
Các chất dinh dưỡng (N, P): Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối
với thực vật, ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển.
Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự
nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion
này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong
nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng.
Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu
tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy
giảm mạnh chất lượng nước, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng
được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng
là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.

14


Sulfat (SO42-): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn,
thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra
sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có
thể gây hại cho cây trồng.
Clorua (Cl-): Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết
hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua
cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công
trình bằng bê tông, gây ra vị mặn của nước ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh
hoạt.
Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong chất và nước thải
công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các
động vật khác.
+ Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm
độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh.
+ Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc
chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa
vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân
trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối
vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim
loại nặng rất độc đối với con người.
+ Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).
Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen
hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa
sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các
động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc

tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
Các chất hữu cơ:
+ Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Cacbonhidrat, protein, chất béo…
thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế
biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thải sinh hoạt,
15


có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ
bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân
huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.
+ Các chất hữu cơ bền vững: Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất
bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng
tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả
năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ
thể con người. Các chất polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs:
polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic
aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền
vững. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng
ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…). Các hợp chất này
thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ
trong môi trường.
+ Các vi sinh vật gây bệnh: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác
hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây
bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có
vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống
một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này
là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán. Ngoài ra còn có một số tác nhân như các
chất có màu, các chất gây mùi vị….
1.3. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước với con người

Nhiễm kim loại nặng: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh
vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên
với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh
hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên
những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm enzim mạnh.
Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong methionin và xystein.
Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (Pb), thủy ngân (Hg), asen (As)…
Các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu
DDT, linden (666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề
mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư
16


×