Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập môn logic học có lời giải đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.19 KB, 12 trang )

Sau khi tìm hiểu hệ thống câu hỏi bài tập tuần, em xin chọn 8 câu sau đây
để đi sâu hơn phân tích và hoàn thiện bài tập của mình: Phần I: Câu 2; 3;
4; 5. Phần II: Câu 1; 4; 5; 6.
BÀI LÀM
Phần I
Câu 2: Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ cho ví dụ minh
họa.
Ngôn ngữ - hình thức tồn tại và biểu đạt của tư duy. Tư duy được vật chất
hóa dưới dạng ngôn ngữ . Tư duy không thể tồn tại, tạo lập hay phát triển bên
ngoài ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu
không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diển ra được,
đồng thời các sản sẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán,...) cũng không được
chủ thể và các người khác tiếp nhận.
Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có
ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời
các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán,...) cũng không được chủ thể và
người khác tiếp nhận. Nếu toàn bộ hiện thực khách quan là nguồn gốc của nội
dung tư duy, thì toàn bộ ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung đó. Sự
xuất hiện của tư duy đồng thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại
chính vì vậy. Vì vậy, V.I. Lênin nói “lịch sử của tư duy bằng lịch sử của ngôn
ngữ”
Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có
và không thể hiện được những hiểu biết về tự nhiên.
Ví dụ: Khi tiến hành lập trình Pascal, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại,
để có một chương trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ thì cả chủ thể lẫn
người học đều không thể tiếp nhận trọn vẹn được tri thức
1


Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh, chữ viết hoặc cử chỉ hành động
chứa đựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa


con người với con người. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy.
Vì thế, ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy là phi vật chất. Ngôn ngữ và tư duy
tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức.
Nhờ ngôn ngữ, những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác nên nó là hình thức tồn tại của tư duy.
Ví dụ: Kinh nghiệm dự báo thời tiết của dân gian được truyền từ đời này
sang đời khác.
Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi
lại kết quả nhận thức trước đây và hiện nay của xã hội. Nó là hiện thực trực tiếp
của tư duy. Nghiên cứu tư duy không thể tách khỏi cái “vỏ vật chất” là ngôn
ngữ.
Câu 3: Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của logic
học hình thức.
Logic hình thức là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật
tư duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của các sự vật, hiện tượng); đồng
thời nghiên cứu thao tác, quy tắc logic, qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư
duy là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực. Các
đối tượng của logic học hình thức bao gồm: Hình thức tư duy, quy luật tư duy,
thao tác và quy tắc logic.
Phương pháp nghiên cứu của logic học hình thức gồm có như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, mô hình hóa,...
Phương pháp phân tích là phương pháp đặc trưng của logic học hình thức.
Phân tích là thao tác tư duy phân chia chỉnh thể phức tạp thành các mặt, các yếu
tố, các bộ phận cấu thành vốn có của nó. Phân tích trong logic học là phân tích
mối quan hệ giữa các tư tưởng trong quá trình tư duy. Đó là chỉ ra các bộ phận,
2


các yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của các tư tưởng trong chỉnh thể
thống nhất. Khi phân tích phải dùng các kí hiệu, chữ viết, biểu đồ, biểu thức để

mô tả các thành phần, các yếu tố, các bộ phận cấu thành và các mối liên hệ, các
kiểu liên kết, sau đó khái quát hóa thành những công thức. Từ công thức chung,
vận dụng vào thực tế cho phép ta nghiên cứu những trường hợp tương tự. Việc
kí hiệu hóa, công thức hóa quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết cấu của nó
gọi là phương pháp hình thức hóa.
Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng các phương pháp khác
như: phương pháp so sánh, phương pháp trìu tượng hóa, khái quát hóa, hệ
thống- cấu trúc, diễn dịch, quy nạp, tương tự v.v....
Ý nghĩa của logic học hình thức đó là:
Thứ nhất, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao năng lực tư
duy của mỗi người.
Thứ hai, logic học góp phần hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu các môn
khoa học khác.
Thứ ba, học tập, nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp
và rèn luyện tư duy để nhận biết và tranh những lỗi logic đồng thời đấu tranh
với những tư tưởng ngụy biện.
Thứ tư, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy trong mọi lĩnh vực xã
hội; đặc biệt với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò rất quan
trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của logic học với việc học tập, nghiên cứu luật
học.
Thứ nhất, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao năng lực tư
duy của mỗi người. Học tập và nghiên cứu logic học, một mặt, cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống, sâu
3


sắc và toàn diện, biết vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó vào lĩnh vực tư
duy. Mặt khác, thông qua quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện các thao tác
logic là điều kiện để rèn luyện kĩ năng tư duy.

Thứ hai, logic học góp phần hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu các môn
khoa học khác. Mỗi môn khoa học đều có kết cấu logic riêng và thể hiện rõ tính
đặc thù trong hệ thống các môn khoa học. Tuy nhiên, khi trình bày nội dung và
kết cấu đặc thù của mỗi môn khoa học, phải tuân theo những vấn đề chung của
logic học. Chẳng hạn khi đưa ra khái niệm đều phải làm rõ nội hàm và phạm vi
khái niệm phản ánh, đều phải tuân theo quy tắc định nghĩa khái niệm... Nắm
vững kiến thức logic học giúp cho chúng ta nhanh chóng tiếp cận được phương
pháp được trình bày và kết cấu nội dung của vấn đề. Đồng thời, logic học giúp
cho chúng ta kiểm tra lại tính chính xác của các định nghĩa, các khái niệm,...
xem xét tính hợp lí của kết cấu giáo trình, bài giảng, biết hệ thống lại kiến thức
theo quan điểm riêng (xây dựng lược đồ theo quy tắc logic) dễ nhớ, dễ thuộc.
Từ những tri thức đã tiếp thu được dựa theo các quy tắc suy luận biết rút ra
những hệ quả của nó một cách tất yếu.
Thứ ba, học tập, nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp
và rèn luyện tư duy để nhận biết và tránh những lỗi logic đồng thời đấu tranh
với những tư tưởng ngụy biện.
Thứ tư, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy trong mọi lĩnh vực xã
hội; đặc biệt, với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò rất quan
trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật. Chẳng hạn,
trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, tư duy logic giúp cho người soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật, soạn ra các điều luật vừa mang tính khái quát
nhưng đồng thời lại phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu... Để làm được điều đó, các nhà
làm luật phải nắm vững các quy tắc định nghĩa, quy tắc phân chia khái niệm và
các thao tác logic khác trên khái niệm... Trong hoạt động xét xử, tư duy logic
chặt chẽ sẽ giúp công tố viên, thẩm phán đấu tranh lí lẽ với bị cáo, làm cho họ
4


phải tâm phục, khẩu phục; khi tham gia tranh tụng, trình bày vấn đề khúc chiết,
rõ ràng, đúng pháp luật và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, không sai lầm.

Câu 5: Trình bày định nghĩa và phân tích đặc trưng cơ bản của khái niệm,
phân biệt và nêu quan hệ giữa khái niệm và từ.
- Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất
đặc trưng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Khái niệm là
hình thức tư duy, bởi vì khái niệm là tư tưởng tương đối trọn vẹn về đối tượng
cụ thể nào đó của thế giới hiện thực, có kết cấu chặt chẽ. Nó là kết quả của quá
trình nhận thức – sản phẩm của tư duy đồng thời là hình thức phản ánh giới tự
nhiên một cách trừu tượng, khái quát.
Khái niệm có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng.
Những dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong khái niệm, chi phối
toàn bộ các mặt, các mối liên hệ khác của đối tượng. Vì thế, hiểu biết đối tượng
ở trình độ khái niệm là sự hiểu biết tương đối toàn diện (tương đối đầy đủ) về
nó. Ví dụ: Trong khái niệm “gia đình”, hai dấu hiệu “hôn nhân” và “huyết
thống” chi phối tất cả các quan hệ khác. Nghiên cứu các hình thức gia đình
trong lịch sử hoặc gia đình cụ thể nào đó trong xã hội qua việc làm rõ hai mối
quan hệ bản chất đặc trưng đã nêu, sẽ hiểu biết tương đối đầy đủ về các hình
thức hoặc gia đình đó.
Thứ hai, khái niệm là sự phản ánh tương đối về hệ thống đối tượng. Các
dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm tuân theo trình tự nhất định, có quan hệ
và quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, qua đó cho ta hình ảnh tương đối trọn
vẹn về đối tượng. Có thể nói tính hệ thống của khái niệm do tính hệ thống của
đối tượng phản ánh quy định. Ví dụ: Trong khái niệm “pháp luật”, những dấu
hiệu “hệ thống các quy tắc xử sự”, “do nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện”, “thể hiện ý chí giai cấp thống trị trong xã hội”, “nhân tố điều chỉnh các
5


quan hệ xã hội” tuân theo trật tự nhất định, chúng quy định và bổ sung cho nhau
thành hệ thống, thể hiện rõ nội dung khái niệm.

Thứ ba, khái niệm là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng. Khái
niệm phản ánh các sự vật, hiện tượng trong trạng thái tương đối ổn định. Các
dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong khái niệm là những dấu hiệu
quyết định sự tồn tại của trạng thái tương đối ổn định đó. Nêu đúng những dấu
hiệu bản chất đặc trưng là làm rõ mối tương quan phù hợp giữa khái niệm và
đối tượng. Đó là bảo đảm tính chính xác của khái niệm.
Thứ tư, khái niệm là sản phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thức là
sự sáng tạo của con người. Xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt
động nhận thức mà hệ thống khái niệm được con người xây dựng và sử dụng
làm công cụ để tiếp tục quá trình nhận thức. Hệ thống khái niệm ngày càng
được mở rộng cùng với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con
người và xã hội.
- Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ - đối tượng nghiên cứu của ngôn
ngữ học. Khái niệm và từ thuộc hai lĩnh vực nghiên cứu của hai ngành khoa
học khác nhau nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ, là biểu hiện ở cấp độ cụ thể
của mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Khái niệm là hình thức tư duy, là nội
dung, mang tính chất quyết định đối với từ; còn từ là vỏ vật chất, hình thức biểu
đạt nội dung của khái niệm. Khái niệm bao giờ cũng được biểu đạt bằng một
hay một số từ của thứ ngôn ngữ nhất định mà ta đã biết được ý nghĩa của chúng.
Không có khái niệm tồn tại một cách thuần túy bên ngoài hệ thống từ vựng của
ngôn ngữ nhất định. Một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau, gọi là
các từ đồng âm khác nghĩa (từ đa nghĩa). Đồng thời, nhiều từ cùng biểu đạt một
khái niệm (từ đồng nghĩa). Như vậy, khái niệm là sự phản ánh hiện thực khách
quan, còn từ là sự quy ước lâu đời thành thói quan của mỗi cộng đồng người.

6


Phần II.
Câu 1: Xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô

hình hóa:
a) Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới và Hiến pháp 1946 của nước
VN DCCH

A≡B

A = Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới
B = Hiến pháp 1946 của nước VN DCCH

b) Luật phong kiến Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật hành chính
Việt Nam; Luật Hồng Đức.

A = Luật phong kiến Việt Nam
B = Luật XHCN Việt Nam
A
D

C = Luật hành chính Việt Nam

B

D = Luật Hồng Đức

C

7


c) Luật Tư sản; Luật XHCN; Luật dân sự; Luật XHCN Việt Nam; Luật
dân sự XHCN Việt Nam; Luật dân sự Napoleon.


A = Luật Tư sản
A

B

C

B = Luật XHCN
C = Luật dân sự

F

D = Luật XHCN Việt Nam
E = Luật dân sự XHCN Việt Nam
E

D

F = Luật dân sự Napoleon

d) Luật; Luật thành văn; Luật bất thành văn; Luật Hiến pháp; Luật Hiến
pháp Việt Nam.

A = Luật
B = Luật thành văn

A
B


C

8 C = Luật bất thành văn
D = Luật Hiến pháp

D

E

E = Luật Hiến pháp Việt Nam


Câu 4: Cho các khái niệm: Luật; Luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Luật
hiến pháp Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật hiến pháp Việt Nam
1980.
a) Xác định quan hệ giữa các khái niệm trên (bằng phương pháp mô hình
hóa)

A
A = Luật
B = Luật Việt Nam

C

B
D
E

C = Luật Hiến pháp
D = Luật Hiến pháp Việt Nam


F

E = Luật XHCN Việt Nam
F = Luật Hiến pháp Việt Nam 1980

9


b) Thực hiện thao tác thu hẹp và mở rộng các khái niệm đã cho (thể hiện
bằng hình vẽ).
A

A

C

B

D

E

F

F

Câu 5: Phân tích các phán đoán sau và cho biết công thức kí hiệu của nó:
a) Mọi nhà nước đều mang tính giai cấp.
Mọi nhà nước (S) đều (từ nối) mang tính giai cấp (P)

Đây là phán đoán đơn và là phán đoán khẳng định toàn thể.
Kí hiệu: A. Mọi S là P
b) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội (S) là (từ nối) tội phạm (P)
Đây là phán đoán đơn và là phán đoán khẳng định bộ phận.
Kí hiệu: I. Một số S là P
c) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội (S) không phải là tội phạm (P)
Đây là phán đoán đơn và là phán đoán phủ định bộ phận.
Kí hiệu: O. Một số S không là P
10


d) Tất cả công chức không được nhũng nhiễu dân
Tất cả công chức (S) không được nhũng nhiễu dân (P)
Đây là phán đoán đơn và là phán đoán phủ định toàn thể.
Kí hiệu: E. Mọi S không là P
Câu 6: Nếu khẳng định: “Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội
phạm” là sai thì khẳng định nào sau đây là đúng? Tại sao?
a) Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm.
b) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm
c) Không phải tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm
d) Không có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cũng là tội phạm.
- Khẳng định: Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội (S) đều là tội phạm (P)
Phán đoán đã cho là phán đoán khẳng định toàn thể. Kí hiệu là: A.
a) Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm
Phán đoán trên là phán đoán phủ định toàn thể. Kí hiệu là: E
Theo hình vuông logic, A đối lập với E. Do đó, A sai thì E không xác định.
Vậy phán đoán trên không xác định được đúng sai.
b) Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm.

Phán đoán trên là phán đoán phủ định bộ phận. Kí hiệu: O
Theo hình vuông logic, A mâu thuẫn với O. Do đó, A sai thì O đúng
Vậy phán đoán trên là đúng.
c) Không phải tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm
Phán đoán trên là phán đoán phủ định với phán đoán A, là phán đoán A.
Do đó A sai thì phán đoán A đúng.
Vậy phán đoán trên là đúng.
d) Không có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm.

11


Phán đoán trên là phán đoán phủ định của phán đoán “có hành vi nguy hiểm cho
xã hội là tội phạm”. Kí hiệu: I
Phán đoán A sai thì phán đoán I không xác định, do đó phán đoán trên cũng
không xác định tính đúng sai.
Vậy phán đoán trên không xác định đúng sai.

12



×