Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Các biện pháp giúp học sinh trung bình yếu cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh trong trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.67 KB, 18 trang )

1

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................3
3.1. Đối tượng:..................................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................................4
5. Tính mới của đề tài:.............................................................................................................................4

Phần II. NỘI DUNG............................................................................................5
1. Cơ sở lí luận:........................................................................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn:...................................................................................................................................5
2.1. Thuận lợi:....................................................................................................................................5
2.2. Khó khăn:....................................................................................................................................6
2.3. Số liệu khảo sát:.........................................................................................................................6
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:.........................................................................................................6
1. Kết luận:.............................................................................................................................................14
2. Các đề xuất và kiến nghị:...................................................................................................................14
2.1. Đề xuất:.....................................................................................................................................14
2.2. Kiến nghị:..................................................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16


2

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng của xã hội Việt Nam hiện đại và


nhu cầu cần phải tiếp thu nhiều hơn, nhanh hơn những tri thức khoa học và công nghệ
từ các nước công nghiệp tiên tiến, tiến tới từng bước hòa nhập vào khu vực và quốc tế.
Bộ sách giáo khoa tiếng Anh đang áp dụng đã chú trọng đến kiến thức ngôn ngữ (ngữ
âm, ngữ pháp và từ vựng) cùng các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc và viết), nơi mà
các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết được biên soạn lồng ghép vào nhau, mỗi kỹ năng
ứng với một tiết dạy trên lớp của giáo viên. Việc biên soạn theo từng kỹ năng ngôn
ngữ không có nghĩa là các kỹ năng nghe nói đọc và viết được dạy hoàn toàn tách biệt,
không có quan hệ gì với nhau. Chẳng hạn như trong một tiết dạy nói thì trọng tâm
được đặt vào việc phát triển kỹ năng nói, nhưng giáo viên vẫn có thể cho học sinh
nghe, đọc hoặc viết như là những bước chuyển tiếp để phục vụ cho mục đích cuối
cùng là nói. Xác định được mục tiêu của việc biên soạn sách giáo khoa này, tôi với vai
trò là một người truyền thụ kiến thức cho học sinh nhận thấy kỹ năng nói gần giống
như việc tổng hợp các kiến thức ngôn ngữ như: từ vựng và cấu trúc câu. Học sinh phải
tổng hợp được các ngữ liệu để diễn đạt được ý tưởng của mình theo nội dung chủ đề
nhất định một cách tự do. Vì vậy học sinh muốn nói được phải có sự kết hợp chặt chẽ
với các kỹ năng: nghe, đọc và các kiến thức trọng tâm ngôn ngữ. Thực tế, đối tượng
của tôi đa số là học sinh yếu kém nên việc phối hợp chặt chẽ các kỹ năng để đi đến
mục đích cuối cùng là nói thì rất khó thực hiện. Với giờ nói các em thường cảm thấy
khó và sợ, dần dần làm cho các em không có hứng thú, thụ động và rất ngại khi giáo
viên gọi đến tên mình vì đa số các em không có khả năng phản hồi hoặc lĩnh hội được
những ngữ liệu cần thiết cho việc nói. Làm sao để tạo hứng thú cho các em trong giờ
nói, giúp học sinh cải thiện được kỹ năng nói là điều rất cần thiết đối với mỗi giáo
viên.
Qua quá trình thực tế giảng dạy, tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp mới
vào chương trình lớp 10 mà tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm. Tôi xin được
trình bày trong đề tài: “Các biện pháp giúp học sinh trung bình yếu cải thiện kỹ năng
nói Tiếng Anh trong trường trung học phổ thông”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:



3

Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy bộ môn Tiếng Anh 10 - đặc biệt là đối với
học sinh trung bình yếu trong việc cải thiện kỹ năng nói.
Giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn Tiếng Anh; Tự trau dồi, bồi dưỡng, rút
kinh nghiệm cho bản thân.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
Môn Tiếng Anh gồm 4 kỹ năng: nghe – nói - đọc - viết và thực tế cho thấy ở
trường đại đa số các em rất yếu về kỹ năng nghe - nói vì nhiều lý do:
- Thứ nhất là do trường thuộc địa bàn nông thôn nên việc học ngoại ngữ phần
nào hạn chế, đa số các em rất yếu bộ môn này.
- Thứ hai là do kỹ năng nói ít được chú trọng ngay từ các lớp bên dưới vì nó ít
xuất hiện trong các bài kiểm tra và các bài thi, có chăng chỉ là vài câu giao tiếp nhưng
dưới dạng viết hoặc trắc nghiệm nên các em không có động lực, dễ lơ là kỹ năng này.
- Thứ ba là do các em còn thụ động, nhút nhát, rất ngại nói vì sợ sai, sợ các bạn
cười và cơ hội để các em thực hành nói Tiếng Anh còn nhiều hạn chế.
Trong khuôn khổ cho phép của bài viết và với những trăn trở của người giáo
viên, tôi xin mạnh dạn đề cập đến thực trạng dạy và học tiếng Anh nói chung và việc
rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh nói riêng, đồng thời qua đó đưa ra một số biện
pháp giúp học sinh trung bình yếu rèn luyện và tiến bộ về kỹ năng nói tiếng Anh, giúp
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A2 trường THPT Hòa Tú. Áp dụng một số
biện pháp trong việc dạy ngoại ngữ, phần Speaking như:
- Chuẩn bị giáo án chu đáo, trong đó chú trọng việc sử dụng tranh ảnh, hand-out,
ngữ liệu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, nhiều dạng bài tập đi từ dễ đến khó.
- Vận dụng các dạng bài tập, đề tài một cách hợp lý, gần gũi; Tạo không khí lớp
học tự nhiên thoải mái.

- Lồng ghép kỹ năng nói vào các tiết Reading, Listening, Writing, Grammar.
- Áp dụng những phương pháp mới nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ dạy Tiếng Anh ở lớp 10A2 trường
THPT Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.


4

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận, tài liệu, quan sát.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Khảo sát tình hình thực tế.
- Thống kê các số liệu, điều tra giáo dục
- Quan sát thực tế: dự giờ thăm lớp, quan sát học sinh trong giờ học.
- Thực nghiệm các phương pháp dạy học.
- Tổng hợp kết quả, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp...
5. Tính mới của đề tài:
-

Quan tâm đến động cơ, thái độ và cách học của học sinh; giúp các em nhận

thức đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai, để từ đó có thể xác định được
động cơ, thái độ học tập tích cực, học có hiệu quả hơn.
-

Hướng dẫn cho học sinh những cách học hiệu quả giúp các em cảm thấy

hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ
mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp

ý tưởng…)
-

Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó

là động viên, khuyến khích để các em tự giác học.
-

Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và

phù hợp với lớp có nhiều học sinh trung bình yếu.
-

Đánh giá đúng thực lực của sinh viên để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu

cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm sút sự
hứng thú của học sinh.


5

Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hòa nhập với cộng đồng
quốc tế và khu vực, tiếp cận với những thông tin khoa học, kỹ thuật, văn hóa xã hội
cũng như các sự kiện chính trị trên toàn Thế giới. Kể từ khi Việt Nam được gia nhập
WTO, tiếng Anh được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Do vậy việc dạy và học ngoại
ngữ nói chung, giảng dạy môn tiếng Anh nói riêng, đã được coi trọng và thực hiện
nghiêm túc ở các trường trung học phổ thông (THPT).
Quan điểm chủ đạo của việc dạy ngoại ngữ hiện nay là theo hướng giao tiếp.

Chính vì vậy mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào
nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà giúp người học sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như
một công cụ giao tiếp. Những giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT như chúng
tôi có trách nhiệm trang bị cho các em có vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để các em
có thể học tốt môn tiếng Anh ở các cấp học cao hơn hay giao tiếp những câu thông
thường với người nước ngoài. Chúng tôi luôn cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp
vụ, học hỏi kinh nghiệm ở các bậc thầy, tham khảo chia sẻ kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, tìm tòi sáng tạo những phương pháp có hiệu quả, hấp dẫn học sinh nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Về mặt lý luận thì giáo viên phải là
người dạy cho các em hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức trong chương trình
học thông qua các kỹ năng Đọc, Nói, Nghe, Viết. Từ đó các em chủ động trong giao
tiếp và sử dụng ngôn ngữ theo từng mục đích riêng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi:
- Với sự quan tâm của Sở và nhà trường, tổ Anh văn được trang bị thiết bị dạy
học và thiết bị nghe nhìn nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy
học.
- Giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn thường xuyên, không ngừng tự học
và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ.
- Một số học sinh ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ
nói chung và tiếng Anh nói riêng nên các em cũng chủ động trong việc tự học và
nghiên cứu tài liệu.


6

2.2. Khó khăn:
- Đối tượng học là các em học sinh ở lứa tuổi 16-18, kinh nghiệm sống ít; Kỹ
năng giao tiếp, nhận thức còn nhiều hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn ham học, lấy
lý do đi học để đi chơi... Đặc biệt việc học ngoại ngữ đối với nhiều học sinh còn ngại

học tập, có khi giờ ngoại ngữ với các em lại là những giờ căng thẳng.
- Việc dạy và học trong trường phổ thông còn diễn ra trong môi trường giao tiếp
giữa thầy và trò với nhiều hạn chế: dạy học trong một tập thể lớn (trung bình lớp học
có khoảng 40 học sinh trở lên), trình độ nhận thức của các em có nhiều cấp độ khác
nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ… Những điều này làm phân tán sự
tập trung của học sinh, tác động lớn đến việc rèn kỹ năng cho học sinh và làm chậm
quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Thời gian dạy trên lớp hạn chế so với chương trình đề ra, không đủ thời gian để
mở rộng, cho thêm bài tập hay thực hành thêm các nội dung học sinh vừa được học,
nhất là đối với lớp có nhiều học sinh trung bình yếu thì cần nhiều thời gian hơn để
giúp các em nắm vững được bài.
2.3. Số liệu khảo sát:
Đầu học kì I chỉ có khoảng 05 học sinh trong tổng số 35 học sinh hứng thú với
giờ nói, giữa học kì I số học sinh tăng lên khoảng 10 trong tổng số 35 học sinh.
Kết quả khảo sát kỹ năng Speaking của học sinh giữa học kì I năm học 20162017 như sau:
Lớp

Số

Đợt kiểm

Điểm từ

10A2

lượng
35

tra
Giữa HKI


8.0 trở lên
0
0%

Điểm từ 6.5

Điểm từ 5.0

đến 7.9
8.6%

đến 6.4
19
54.3%

3

Điểm dưới
13

5.0
37.1%

3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Để nói được tiếng Anh học sinh cần có lượng từ vựng nhất định, nắm được cấu
trúc ngữ pháp cơ bản và phát âm tương đối chính xác. Thực tế nhiều học sinh ở trường
này cảm thấy rụt rè, ngại nói; Một phần do bản thân các em chưa vững kiến thức, một
phần do thiếu môi trường giao tiếp tiếng Anh. Hiểu được vấn đề này, tôi đã áp dụng
một số biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn trong các giờ thực hành kỹ năng

nói Tiếng Anh trên lớp.
3.1. Tài liệu chuẩn bị cho tiết dạy:


7

Đối với các tiết dạy, nhất là phần Speaking, tôi cố gắng chuẩn bị giáo án chu đáo,
vận dụng tranh ảnh, phiếu bài tập, bảng phụ… nhằm thu hút sự chú ý của học sinh;
Đồng thời đưa ra hướng tiếp thu bài từ dễ đến khó, giúp những em học sinh yếu cũng
có cơ hội tham gia.
Ví dụ (Vd): Khối 10 - Unit 14: The World Cup (Ban cơ bản) – Phần B. Speaking,
gồm có 3 tasks:
* Task 1: Look at the pictures. What do you know about these football teams?
- Phần này giáo viên sẽ đưa ra 4 bức tranh của 4 đội bóng của các nước khác
nhau, treo trên bảng để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Lần lượt đặt ra câu
hỏi liên quan, gọi học sinh yếu những câu hỏi đơn giản.
+ Do you like football?  Yes/ No,….
+ What teams are they?  They are English National Football team, French
National Football team, Italian National Football team, and German National Football
team. (Giáo viên có thể liên hệ thực tế lấy hình ảnh của các đội bóng quốc gia đang nổi
tiếng trên Thế Giới để hỏi)
+ What is your favourite team?  My favourite team is …
+ Who is your favourite football player?
+ Who is the coach/ captain/ goal keeper?
- Phần này tương đối dễ nên giáo viên có thể gọi học sinh trung bình, yếu để các
em có cơ hội thực hành và sửa lỗi phát âm cho các em khi các em nói sai.
* Task 2: Look at the table below. Ask and answer questions.
- Với bài tập này, giáo viên sử dụng bảng phụ hiển thị nội dung của bảng thông
tin trước lớp để học sinh dễ dàng theo dõi. Sau đó giáo viên hỏi và hướng dẫn học sinh
nắm được nội dung trong bảng; Hỏi lại học sinh cách đọc số thứ tự, năm, tỷ số, tên các

nước. Đây cũng là phần giúp nhiều học sinh trong lớp có dịp tự đọc và nói được theo
yêu cầu đặt ra.
- Tiếp theo giáo viên ghi bài hội thoại mẫu lên bảng, yêu cầu học sinh phát hiện
ra những thông tin cần thay thế trong đoạn hội thoại – Giáo viên sử dụng phấn màu
gạch chân các phần cần thay thế; Hướng dẫn học sinh đọc lại những câu hỏi, trả lời
trong bài; Gợi ý học sinh cách sử dụng thông tin trong bảng để hỏi đáp.
Vd: A: Where was the first World Cup held?
B: It was held in Uruguay.


8

A: Which teams played in the final match?
B: Uruguay and Argentina.
A: Which team became the champion?
B: Uruguay.
A: What was the score of the match?
B: 4 – 2.
- Sau khi hướng dẫn, giáo viên gọi một hoặc hai cặp học sinh khá làm mẫu. Cho
học sinh thảo luận, làm việc theo cặp, nhắc học sinh lưu ý đổi vai khi thực hành và có
thể trả lời đầy đủ cấu trúc câu thay vì ngắn gọn như bài mẫu. Giáo viên đi quanh lớp
để quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình thảo luận.
- Gọi nhiều cặp thực hành lần lượt theo thứ tự của giải thi đấu cúp bóng đá Thế
Giới.
- Sau cùng giáo viên xóa bảng và yêu cầu học sinh không nhìn bài mẫu, chỉ nhìn
thông tin trong bảng (đã viết ở bảng phụ); Gọi học sinh thực hành ngẫu nhiên không
theo thứ tự số lần thi đấu. Sau khi học sinh nói xong giáo viên sẽ sửa lỗi phát âm nếu
có.
* Task 3: Take turns to talk about the World Cup winners, using the information in the
table in Task 2.

- Sau khi gọi học sinh giải thích yêu cầu của bài tập; Giáo viên ghi bài mẫu nói về
các đội chiến thắng World Cup, đồng thời cho học sinh nhận ra các thông tin cần thay
thế.
Vd: The first World Cup was held in Uruguay in 1930. The final match was between
Uruguay and Argentina. Uruguay defeated Argentina by 4 to 2...
Tiếp theo giáo viên gọi 1 học sinh khá giỏi thực hành mẫu với giáo viên và cho
học sinh thảo luận, thực hành theo nhóm.
- Khi chia nhóm, giáo viên sẽ sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho mỗi nhóm
đều có HS khá, HS yếu, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và cho mỗi thành viên có cơ hội
thực hành. Giáo viên đi quanh lớp để quản lý học sinh và giúp đỡ các em khi cần thiết.
- Sau khi thực hành giáo viên gọi một số học sinh nói trước lớp (khuyến khích
HS không nhìn bài mẫu để nói thông tin theo bảng). Nhận xét sau phần trình bày của
học sinh.
3.2. Phù hợp với năng lực học sinh:


9

Trình độ của học sinh ở các lớp hầu như không đồng đều, đặc biệt ở các lớp đại
trà thì số lượng học sinh trung bình yếu chiếm đa số. Vì vậy tôi đã uyển chuyển thiết
kế một số dạng bài tập sao cho học sinh dễ hiểu hơn, kích thích học sinh nói theo khả
năng của mình và có ý thức nổ lực thực hành. Ngoài ra, tôi cũng tìm cách làm cho
không khí lớp học thoải mái hơn bằng cách thường xuyên động viên khuyến khích học
sinh để các em không có cảm giác e ngại mà nhiệt tình tham gia các hoạt động. Khi đặt
câu hỏi tôi sẽ hỏi từ dễ đến khó, câu dễ thì gọi HS yếu, vừa vừa thì gọi HS trung bình,
câu hỏi khó thì gọi HS khá giỏi; Nhờ vậy tất cả các em trong lớp đều được tham gia
đóng góp xây dựng bài, phần nhiều tạo được hứng thú học tập của học sinh, đặc biệt là
học sinh yếu kém khi các em có thể phát biểu, nói được và được giáo viên khen ngợi
hay hoặc cho điểm cộng.
Ví dụ: Khối 10 - Unit 6. An Excursion – B. Speaking

* Task 2: Read the seat plan. Decide the best seat for each person, using the
information in task 1.
Giáo viên có thể thiết kế lại bài hội thoại nhằm giúp học sinh dễ hiểu và áp dụng
bài mẫu gợi ý cùng thông tin trong Task 1, qua đó thực hành chọn chỗ ngồi cho từng
người tham dự chuyến đi du thuyền.
Vd: A: I think Tim should sit in section C.
B: Yes. Put him in seat 4.
A: No. That’s not a good idea because Tim wants to be by himself.
B: OK. Seat 1 would be better.
- Từ lời nói của từng người trong phần Task 1, học sinh có thể dễ dàng tìm ra chỗ
ngồi thích hợp cho từng người trên tàu và nêu lý do đối với chỗ ngồi không phù hợp.
- Giáo viên ghi chú thêm một số cấu trúc câu vận dụng để học sinh khá giỏi có
thể vận dụng thay cho câu đơn giản hay thêm vào ý trong bài mẫu.
Structure: I don’t think so
It is suitable for … to sit in section …
What’s your idea?
He/She had better take seat ….
3.3. Lồng ghép các kỹ năng:
Mặc dù mỗi kỹ năng Listening - Speaking – Reading – Writing đều được phân
phối riêng ở từng tiết dạy, nhưng dụng ý của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh hiện nay là


10

các kỹ năng “Nghe - nói – đọc – viết” đó đều có thể lồng ghép, hỗ trợ cho nhau trong
một tiết học. Điều này cũng giúp học sinh cải thiện phần nào kỹ năng nói, khi mà
“Speaking” được sử dụng bất cứ lúc nào có thể trong các bài dạy của các tiết Reading,
Listening, Writing.
* Cụ thể như trong English 10 – Unit 10. Conservation, tiết “Reading”, ở phần
“Pre-reading” giáo viên có thể cho các em nhìn tranh, thực hành hỏi đáp những câu hỏi

thực tế liên quan đến bài.
Vd: Have you ever visited a zoo or a forest? What animals are you interested in?
Do we need to protect animals and forests?
- Hoặc phần Post-reading ở English 10 - Unit 12. Music, giáo viên cho học sinh
thảo luận nhóm, gợi ý và cho học sinh hỏi đáp theo nội dung câu hỏi:
+ How many roles of music are mentioned in the test?
+ In your opinion, which of the roles of music in the most important?
* Kỹ năng nói cũng thường được lồng vào tiết “Listening”.
Ví dụ: English 10 - Ban cơ bản – Unit 8: The Story of My Village. Ở phần “Prelistening” ta có thể yêu cầu các em nhìn 2 hình để nhận ra sự khác biệt của thị trấn bây
giờ với thị trấn trước đây; Áp dụng một số cấu trúc câu quen thuộc:
+ In the past, the town used to have only small houses, but now there are tall
buildings.
+ In the past, there weren’t any hotels, but now there is a hotel in the town.
+ In the past, there were many trees, but now there are few trees in the town.
+ In the past, the road was narrow, but now the road is wide.
- Hoặc phần post – listening của English 10 – Unit 4. Special Education: Retell
the story about the Vang Trang Khuyet Photography Club. Giáo viên có thể sử dụng
bảng phụ để gợi ý cho học sinh hỏi và trả lời theo các câu hỏi như:
+ What is the name of the club?
+ Who are the members of the club? How many members are there?
+ How many photos are on display? What are their photos about?
+ Where are they having their 1st exhibition?
+ What does their passion of taking photographs help them?
* Áp dụng kỹ năng nói vào tiết “Writing”.


11

Ví dụ: đối với English 10 - Unit 10. Conservation - Part D. Writing, trong bài tập
Task 1: Write out the sentences by matching the first half in A with the most suitable

half in B; Sau khi hướng dẫn và đưa ra cấu trúc câu liên quan, giáo viên yêu cầu học
sinh thực hiện ghép các phần bên cột A với các phần nội dung bên cột B. Học sinh đưa
ra đáp án, đồng thời dùng các câu đó để thực hiện cuộc nói chuyện với bạn khác.
+ Would you like to have a cold drink?
+ Do you feel like going to the cinema tonight?
+ Can you join us in this trip?
+ Are you free to play table tennis now?
+ Why don’t you sing us a Vietnamese song?
Học sinh sẽ biết thêm cách trả lời khi người khác đưa ra lời đề nghị nào đó.
* Trong tiết Grammar học sinh vẫn có thể luyện tập nhiều về ngữ âm khi đọc lên
các câu đáp án trước lớp trong phần giải bài tập. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc
đáp án, các từ hoặc cả câu (tùy theo dạng bài tập), trước khi học sinh trình bày đáp án
trên bảng. Giáo viên sẽ sửa các lỗi về ngữ âm nếu có.
- Bên cạnh đó, khi học sinh nói thì giáo viên sẽ kịp thời phát hiện ra lỗi sai để
chỉnh sửa cho các em, các em cũng nhờ vậy mà hiểu bài và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: English 10 – Unit 8. The Story of My Village – E. Language Focus; Sau
khi thảo luận bài giải Exercise 1. Report these statements using the verbs suggested;
Học sinh sẽ đọc đáp án trước khi ghi lên bảng, các từ cần thay đổi trong câu nếu
chuyển sai sẽ được giáo viên và lớp phát hiện.
+ An old farmer said their lives had changed a lot thanks to the knowledge their
children had brought home.
+ She said she was going to Ho Chi Minh soon.
+ I thought the film would be interesting.
+ She said she couldn’t help me because she had too much to do.
3.4. Vận dụng phương pháp mới:
Phương pháp dạy và học hiện nay chính là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên
chỉ là người hướng dẫn. Để tiết học có hiệu quả hơn, tôi cũng khuyến khích, đưa ra
yêu cầu học sinh tập thói quen chuẩn bị bài mới ở nhà; Giáo viên có thể đưa ra đề tài
hoặc một số câu hỏi, nội dung gợi ý cho học sinh chuẩn bị từ vựng, ý tưởng trước. Bên
cạnh đó, việc vận dụng một số trò chơi trong quá trình thực hành “Speaking” cũng sẽ



12

giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong tiết học. Một số trò chơi hữu ích như
Brainstorming, Networks, Find Someone Who, Noughts and Crosses, Lucky Number,
Survey…
Ví dụ: trong bài Unit 4 - English 10. Special Education, phần B. Speaking. Giáo
viên có thể sử dụng trò chơi Network với chủ đề “School”
tests/ exams

timetable/ subjects

School
homework

teachers/ friends

Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm cử đại diện lên bảng để ghi những từ theo hệ thống
liên quan với “School”, nhóm ghi đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng; Đồng thời giáo viên
sẽ gọi học sinh trả lời vài câu hỏi liên quan:
+ How many subjects do you learn at school?
+ Do you go to school every morning?
+ Do you usually do the tests?
4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện:
- Đầu năm, hầu hết học sinh lớp 10A2 rất thụ động trong giờ nói, các em rất rụt
rè, ngại nói và không chịu hoạt động. Khi nêu câu hỏi thì chỉ một vài em giơ tay, khi
yêu cầu thực hành nói theo cặp, theo nhóm chỉ một số ít tham gia, số còn lại chỉ ngồi
chơi hoặc nói tiếng Việt, có em thậm chí còn không thể đọc được tiếng Anh và phát âm
sai rất nhiều.

- Nhận ra được điều này tôi bắt đầu áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu trên
vào tiết dạy “Speaking”. Đầu tiên chỉ đọc, yêu cầu các em lặp lại và chỉ thực hành nói
những bài nói có sẵn, chủ yếu là cho các em chịu vận động và quen với việc đọc, nói
trước lớp giúp các em mạnh dạn hơn. Và tôi thường khen khi các em đọc đúng và lưu
loát, thậm chí tôi cho điểm cộng khi các em tham gia và làm tốt, còn nếu chưa tốt thì
động viên để lần sau.
Dần dần các em giơ tay xung phong nhiều hơn tôi cũng tăng dần mức độ yêu cầu
như là thực hành nói với thông tin được thay thế, thực hành hỏi đáp với những mẫu
câu đơn giản, thực hành bài hội thoại, trình bày ý kiến trước lớp với chủ đề gần gũi, dễ


13

nói với sự trợ giúp của giáo viên về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp…, đặc biệt chú ý đến
những học sinh yếu kém, gọi trả lời những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để giúp
các em bớt mặc cảm tự ti và tập trung đóng góp xây dựng bài.
Đến cuối học kỳ I thì các em đã quen với việc thực hành nói đơn, nói đôi, nói
nhóm. Những em trung bình cũng có thể đặt câu hỏi và trả lời một cách khá lưu loát,
phát âm tương đối hơn, những em học sinh yếu kém cũng đã chịu tham gia hoạt động
khi giáo viên yêu cầu.
Thực nghiệm và kết quả thực hiện cụ thể qua số liệu:
- Qua HKI năm học 2016 – 2017, lớp 10A2, lớp có nhiều học sinh trung bìnhyếu–kém, tôi thấy giờ nói trong môn tiếng Anh của các em học sinh lớp 10A2 được cải
thiện rất nhiều, các em không còn lúng túng khi được gọi lên thực hành. Phối hợp thực
hành theo cặp thường xuyên giúp các em có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh trong lớp,
qua đó các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Qua khảo sát ở giữa học kỳ 2, lớp 10A2, số học sinh hứng thú với giờ nói
trong môn tiếng Anh tăng lên rõ rệt.
- Đầu học kì I có 10 học sinh trong tổng số 35 học sinh hứng thú với giờ nói,
hết học kì I số học sinh tăng lên 18 trong tổng số 35 học sinh và đến giữa học kì II số
học sinh tăng lên là 22 học sinh có nhiều chuyển biến trong kỹ năng nói tiếng Anh.

- Với không khí học tập thoải mái, tâm lý ổn định và giáo dục tư tưởng cho các
em thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nói vì nó rất hữu
ích cho các em sau này chứ không phải chỉ học để đối phó với các bài kiểm tra và các
kỳ thi; việc dạy lồng ghép kỹ năng Speaking với các tiết học của các kỹ năng khác đã
tạo được phần nhiều hứng thú đối với học sinh, học sinh yêu thích môn học hơn. Kết
quả kiểm tra “Speaking” của học sinh giữa học kì II năm học 2016 - 2017 như sau:
Lớp

Số

Đợt

Điểm từ 8.0

Điểm từ 6.5

Điểm từ 5.0

Điểm dưới

lượng

khảo

trở lên

đến 7.9

đến 6.4


5.0

35

sát
Giữa

0

0%

3

8.6%

19

54.3%

13

37.1%

35

HKI
Giữa

6


17.1%

9

25.7%

12

34.3%

8

22.9%

HKII
Tăng/Giảm (+/-)

+6

+17.1%

+6

+17.1%

-7

-20.0%

-5


-14.2%

10A2
10A2


14

Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Tóm lại dạy học là một công việc vất vả và đòi hỏi rất nhiều lòng nhiệt tình, tâm
huyết và sự sáng tạo của người giáo viên, dạy vì yêu mến và có trách nhiệm với học
sinh. Người thầy phải luôn trau dồi đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn, chất
lượng giảng dạy. Trong năm học này tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên trong
giờ dạy “Speaking” một cách kiên trì để cải thiện phần nào kỹ năng nói của học sinh
và đã gặt hái được ít nhiều thành công. Học sinh đã có những sự tiến bộ khá rõ rệt và
tôi cũng sẽ tiếp tục tìm tòi những biện pháp tốt hơn với mong muốn là khả năng nói
tiếng Anh của học sinh sẽ ngày càng được cải thiện.
2. Các đề xuất và kiến nghị:
2.1. Đề xuất:
Giáo viên cần tạo cho không khí hớp học thật thoải mái, nhẹ nhàng không áp lực,
các thành viên trong lớp phải làm việc trên tinh thần tương trợ học hỏi lẫn nhau, giúp
đở nhau cùng tiến bộ. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên cần hướng dẫn rõ
ràng dể hiểu, quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu, lười học. Khâu quản lý lớp
của giáo viên cũng rất quan trọng, đảm bảo rằng khi thực hành nói nhóm, nói cặp tất
cả các em đều phải tham gia.
Việc sử dụng tranh ảnh, tư liệu, hand-out, trò chơi một cách thường xuyên cũng
mang lại nhiều hiệu quả cho tiết dạy. Ngoài ra giáo viên cũng cần thưởng phạt kịp thời
và hợp lý để kích thích tinh thần của học sinh, thường xuyên kiểm tra bài cũ để tránh

tình trạng học sinh không học bài. Khi gọi học sinh thì phải gọi đều lớp chứ không
phải chỉ gọi những em giơ tay nên các em phải luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến
đấu, giúp học sinh tập trung vào bài giảng hơn và học hành ngày càng tiến bộ hơn.
2.2. Kiến nghị:
Để cải thiện kỹ năng nói của học sinh là cả một quá trình nổ lực của cả thầy và
trò. Bản thân giáo viên cần đầu tư thời gian soạn giáo án chu đáo, đầy đủ, hợp lý vừa
sức với học sinh của từng lớp. Bài giảng hay, phương pháp tốt là 2 yếu tố cơ bản quyết
định sự thành công của tiết dạy. Giáo viên là nhân tố tác động đến tinh thần, thái độ
học tập của học sinh. Hy vọng thầy cô sẽ quan tâm đến đề tài này và tiếp tục nghiên
cứu để đưa ra nhiều hơn các biện pháp hiệu quả giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói
tiếng Anh.


15

Trên đây chỉ là những biện pháp tôi đã áp dụng trong các tiết dạy “Speaking”
nhằm cải thiện kỹ năng nói của học sinh. Chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp để tiết dạy ngày càng hiệu
quả hơn và chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao.
NGƯỜI VIẾT

Trần Duy Chân


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Antonia C., Problems of Learning English as a Second

[1]


Language, Singapore University Press for SEAMEO Regional Language Centre,
1981.
Brown, H.D., Priciples of Language Learning and

[2]

Teaching, Engleword Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall, 1980.
Cole, P. G. & Chan L., Teaching Priciples and Practice,

[3]

Prentice Hall of Australia Pty Ltd., 1994.
Gardner,

[4]

R.,

Lambert W.

(1972),

“Attitudes

and

Motivation in Second Language Learning” in Cole P. G. & Chan L., Teaching
Priciples and Practice, Prentice Hall of Australia Pty Ltd., 1994.
Harmer, J., The Practice of English Language Teaching,


[5]

Longman Group UK Limited, 1991.
O’Mally, J.M., Chamot A.U., Using Strategies in Second

[6]

Language Acquisition, Cambridge University Press, 1990.
Oxford, R.L., Language Learning Strategies, Newbury

[7]

Publisher, 1990.


17

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Xếp loại:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
T/M HĐKHGD

….………………………………


18

NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xếp loại:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hiệu trưởng

…..………………………………




×