Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Dịch vụ Công tác xã hội xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.01 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN
KHOA
HỌC
XÃ HỘI
VIỆN
HÀN
LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH
HOÀNG
NGUYỄN
THỊ
KIM NGA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC

TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan


kết quả
nghiên DẪN
cứu trong
luậnHỌC:
văn Thạc sĩ Công tác
NGƢỜI
HƢỚNG
KHOA

TS. NGUYỄN HIỆP THƢƠNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hiệp Thương. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Nguyễn Thị Kim Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN
ĐỘNG.......................................................................................................................13


1.1.Khái niệm công cụ ...........................................................................................13
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................19
1.3. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong giải quyết việc làm với người
khuyết tật vận động. ............................................................................................211
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI
QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................322
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................322

2.2.Thực trạng việc làm người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng.......333
2.3. Nhu cầu việc làm người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng ............39
2.4. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng trong việc hỗ trợ
giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng. ......444
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN HAI BÀ TRƢNG, TP
HÀ NỘI ....................................................................................................................65

3.1. Các giải pháp về cơ chế quản lý và ban hành, thực thi chính sách hỗ trợ giải
quyết việc làm cho người khuyết tật vận động......................................................65
3.2. Các giải pháp về nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên
công tác xã hội làm việc trong các trung tâm cung ứng các dịch vụ công tác xã
hội giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động ........................................67
3.3. Các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng ....................69
3.4. Củng cố và phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội đối với người
khuyết tật vận động .............................................................................................710
3.5. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho người khuyết
tật vận động..............................................................................................................721
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 76

PHỤ LỤC ...............................................................................................................793


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác x hội

DVCTXH

Dịch vụ công tác xã hội

NKT

Người khuyết tật

NKT VĐ

Người khuyết tật vận động

HBT

Hai Bà Trưng

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

Bộ LĐ TB XH


Bộ Lao động, Thương binh và X hội


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

biểu
Bảng 1
Biểu đồ

2.1
Bảng

2.2
Biểu đồ

2.3
Bảng

2.4
Biểu đồ

2.5
Biểu đồ


2.6
Biểu đồ

2.7
Biểu đồ

2.8

Mô hình DVCTXH trong tương lai – BLĐTBXH đề xuất

30

Tỷ lệ NKT VĐ có việc làm

33

Kết quả điều tra về thu nhập bình quân /tháng NKT của

35

NKT quận HBT
Lý do NKT VĐ quận HBT chưa có việc làm
Các lĩnh vực công việc mà NKT VĐ Quận Hai Bà Trưng

36

40

hướng tới
Nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ việc làm của NKT VĐ quận


41

HBT
Cơ cấu NKT VĐ quận HBT được tiếp cận với các dịch vụ

45

hỗ trợ việc làm
Mức độ các loại dịch vụ hỗ trợ tiếp cận NKT VĐ quận

47

HBT
Tương quan giữa nhu cầu dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc
làm và số NKT VĐ quận HBT được tiếp cận

53


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đề án 32 về phát triển nghề CTXH tại Việt Nam giai đoạn 2010 –
2020, Chính phủ đ nhấn mạnh cần phải chú trọng phát triển các Trung tâm cung
cấp dịch vụ Công tác x hội tại các địa phương .Các trung tâm này có nhiệm vụ
cung cấp các họat động CTXH chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm,
cộng đồng yếu thế như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật … Hiện nay,
các dịch vụ CTXH đ dần dần được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của
các mô hình trung tâm dịch vụ CTXH.

Theo kết quả điều tra của UNFPA trong “ Người Khuyết tật tại Việt Nam :
Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2016” thì trong
số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên có 7 triệu người , tương ứng với 7,8%
dân số từ 5 tuổi trở lên là người khuyết tật, trong đó số lượng NKT vận động vào
khoảng 2,9 triệu người, đó là một con số không hề nhỏ [ 2]. Cộng đồng NKT VĐ
gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ngoài những khó khăn do thể chất thì họ
còn gặp nhiều vấn đề về tâm lý hay những rào cản từ sự kì thị và phân biệt đối xử.
Theo số liệu thống kê thì trên toàn quốc, trong số NKT VĐ có khả năng lao động
chỉ có 62% tỷ lệ NKT VĐ tham gia lực lượng lao động và việc làm nhưng chủ yếu
là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
NKT ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những khó khăn trong đời sống của họ chính là vấn đề việc làm. Cụ thể
hơn là những nhu cầu việc làm của họ, nhu cầu về các dịch vụ nhằm hỗ trợ, hay
giúp họ tiếp cận với những công việc phù hợp. Chúng ta có thể thấy rằng, cho dù là
ai, là NKT hay người không khuyết tật thì đều có nhu cầu làm việc để nuôi sống
bản thân. Tuy nhiên, bản thân NKT họ lại bị hạn chế bởi điều kiện thể chất trong
khi lao động, đặc biệt là NKT VĐ. NKT VĐ gặp phảt rất nhiều rào cản trong quá
trình học nghề và tìm việc làm phù hợp như sự kỳ thị, sự phân biệt đối xử.
Trên thế giới đ có những mô hình cung cấp dịch vụ việc làm cho NKT, nhất
là NKT VĐ để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, và họ đ đạt được

1


những thành công nhất định. Tại Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước đ xây
dựng những chính sách và luật để giúp cho NKT có cơ hội được làm việc, nhưng
thực tế là rất nhiều NKT còn khả năng lao động nhưng không tiếp cận được với các
cơ hội đó. Mặt khác, chưa có nhiều công ty, xí nghiệp tạo điều kiện cho người
khuyết tật những điều kiện làm việc phù hợp . NKT hiện nay hầu hết chưa tiếp cận
được các cơ hội làm việc ổn định tại các công ty xí nghiệp mà chỉ lao đông tại các

cơ sở cho NKT. Giải quyết việc làm cho NKT không chỉ đem lại cho họ một nghề
nghiệp để tự nuôi sống bản thân mà cũng là giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Như
vậy, việc giải quyết nhu cầu việc làm cho NKT nói chung và NKT VĐ hiện nay nói
riêng là rất cần thiết , nhưng các dịch vụ CTXH nhằm trợ giúp NKT tiếp cận với các
cơ hội việc làm còn rất thiếu.
Trong quá trình tình nguyện tại Hội người khuyết tật quận Hai Bà Trưng người
nghiên cứu nhận thấy rằng Quận Hai Bà Trưng là địa bàn khá rộng với 20 phường, đây
là một trong những Quận đi đầu trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và kết nối NKT trong các
lĩnh vực cuộc sống trong đó bao hàm cả vấn đề việc làm. Với việc thành lập Hội NKT
vào năm 2008 trên địa bàn Quận với số lượng ban đầu 80 người cho đến nay đ phát
triển lên tới 216 người gồm nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Và một trong những
nhiệm vụ mà Hội NKT cũng đề cập đến chính là tổ chức các hoạt động về giáo dục
nghề, tuyên trình chính sách pháp luật, vận động sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các
nhà hảo tâm trong việc hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho NKT, mà các hoạt
động đó có phần nào mang màu sắc của công tác x hội.
Có thể nói với những hoạt động hiện nay của hội NKT cũng phần nào đáp
ứng và giải quyết một vài nhu cầu việc làm cho NKT. Tuy nhiên có thể nhận thấy
rằng phần đông NKT trong Hội , đặc biệt là những NKT VĐ hầu như chưa có việc
làm và chưa nhận được sự hỗ trợ của các loại hình dịch vụ nào để giải quyết các
nhu cầu việc làm . NKT VĐ mặc dù họ bị suy giảm chức năng các bộ phận trên cơ
thể nhưng họ vẫn có thể làm được các công việc đặc thù cho họ nếu bản thân họ
được giúp đỡ và được hỗ trợ từ các dịch vụ công tác x hội. Mặt khác, như đ nêu ở
phần trên, họ cũng đang rất cần và mong muốn được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ

2


đó để giải quyết nhu cầu việc làm cho bản thân mình. Chính vì vậy việc tìm hiểu về
các dịch vụ CTXH trong việc giúp NKT VĐ có được việc làm đáp ứng được những
nhu cầu của họ là rất cấp thiết.

Với thực trạng hiện nay, vậy câu hỏi đặt ra rằng thực chất các dịch vụ công tác

xã hội trong vấn đề việc làm đ đến với NKT VĐ hay chưa? Hiệu quả các dịch vụ
đó với NKT VĐ đ thực sự làm họ hài lòng không? Xuất phát từ những lý do trên
người nghiên cứu quyết định nghiên cứu để tìm hiểu về " Dịch vụ Công tác xã hội
xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội “ nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về
vấn đề này, để từ đó có những căn cứ đúng đắn nhằm xây dựng những giải pháp và
đề xuất phù hợp.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong cuộc sống, con người luôn là trung tâm đóng vai trò hết sức quan
trọng, là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động thông qua mối quan hệ giữa
con người với con người, con người và x hội. Các mối quan hệ đó biểu hiện ở
nguyên tắc bình đẳng bất kể con người khác nhau về trí lực, thể lực và các đặc
điểm khác đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Điều này có nghĩa là tất
cả mọi người, cần được đối xử công bằng và có cơ hội bình đẳng để tham gia
các hoạt động x

hội, kể cả thị trường lao động và vấn đề việc làm. Trên thế

giới nói chung và ngay cả Việt Nam, NKT được đề cập rất nhiều trong nghiên cứu
khoa học x hội. Tuy vậy, chúng ta cũng thấy rằng nghiên cứu vấn đề việc làm với
NKT VĐ thì vẫn chưa có nhiều.
Ngiên cứu nước ngoài “ The National Disability Strategy report, Council

of Australian Gorvement 2012” ( Báo cáo chiến lược Quốc Gia về NKT, Hội đồng
chính phủ ÚC, 2012 ) [4]. Chiến lược NKT quốc gia đ đưa ra bản kế hoạch mười
năm để cải thiện cuộc sống cho NKT Úc. Kế hoạch này sử dụng sự đồng bộ và
thống nhất của tất cả các ban ngành địa phương về chính sách và chương trình qua
đó cho phép NKT thực hiện đầy đủ các chức năng, tiềm năng của họ như những


công dân khác. Chiến lược này đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ,

3


thúc đẩy quyền lợi cho NKT, từ đó đảm bảo các chính sách mà NKT, và gia đình họ
được hưởng. Một trong sáu khía cạnh ưu tiên hành động giành cho NKT , gia đình
và người chăm sóc họ có khía cạnh liên quan đến việc làm cho NKT, đó là “ NKT
được hưởng các quyền lợi về việc làm như người bình thường, được hưởng các chế
độ đ i ngộ, được tiếp cận các công trình giao thông, công viên, các tòa nhà và nhà
ở, thông tin kĩ thuật số và công nghệ truyền thông, đời sống dân sự , thể thao, giải
trí văn hóa… “

" Disability and social inclusion in Ireland, Brenda Gannon and Brian Nolan,
2011” ( Khuyết tật và hòa nhập x hội ở Ireland, , Brenda Gannon and Brian Nolan,
2011) [3]. Báo cáo này là nêu lên sự khác biệt giữa NKT và không khuyết tật trong
việc tham gia hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập
được để đánh giá mức độ đói nghèo , tỉ lệ có việc làm, sự tham gia giáo dục... của
NKT. Đồng thời tìm hiểu thêm mức độ ảnh hưởng của NKT đến cuộc sống hàng
ngày và tới nững người khác. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến yếu tố khuyết tật có ảnh
hưởng lớn đến đời sống của NKT, thiết kế nơi làm việc không phù hợp với các dạng
tật sự kì thị của cộng đồng và việc tiếp cận giao thông đi lại còn khó khăn.
Tuy nhiên hai bài nghiên cứu nên trên, mặc dù đ tập trung rất nhiều vào
khả năng hòa nhập x hội của người khuyết tật, đưa ra những luận điểm về sự khó
khăn mà NKT phải đối mặt trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề việc làm. Như ng
khía cạnh tìm hiểu nhu cầu việc làm và sự hỗ trợ của công tác x hội đối với NKT
thì chưa được nhắc nhiều đến trong các nghiên cứu này.
Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến các vấn đề
của NKT như vấn đề việc làm , phục hồi chức năng….Tuy nhiên nếu có thường các

nghiên cứu chỉ đề cập tới NKT nói chung chứ ít đề cập tới NKT vận động nói
riêng. Đơn cử như nghiên cứu năm 2010 của Nguyễn Quang Lê, đề tài “ Bước đầu
tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vận động để tiến tới
xây dựng chỉ số vượt khó của người khuyết tật” [13]. Nghiên cứu này cũng chỉ đề
cập đến khái niệm người khuyết tật vận động, những khó khăn mà người khuyết tật
gặp phải và các biện pháp tâm lí - giáo dục nhằm trợ giúp người khuyết tật vượt qua

4


mọi khó khăn, giúp họ đương đầu với cuộc sống của mình để hòa nhập vào cộng
đồng và cùng với toàn x hội.
“ Hướng dẫn giảm kì thị và phân biệt đối xử với NKT” của tác giả Khuất Thu
Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh cùng nhóm biên tập ISPS năm 2011 [ 1]. Tài liệu này
nhằm tăng mục đích hiểu biết và nhận thức của NKT và sự phân biệt đối sử với
NKT, ngoài ra cung cấp các kĩ năng cần thiết để NKT có thể hòa nhập cộng đồng.
Trong đó có một khía cạnh và tài liệu này chỉ ra, đó là sự phân biệt đối xử trong vấn
đề việc làm của NKT : Quan điểm chung của cộng đồng về việc việc làm của NKT
còn rất thấp. Nhiều người cho rằng NKT vận động cùng với các dạng thức khuyết
tật khác nhau không có cơ hội làm việc như những người “ bình thường “ khác....
Đối với NKT đ từng đi làm thì cũng không được gắn bó lâu dài vì NKT gặp rất
nhiều khó khăn , gồm khó khăn trong việc đi lại, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc
chưa đáp ứng được những khó khăn mà họ gặp phải, bị kì thì của những người
khác…..Mặc dù vậy thì cả hai nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến những khó
khăn cụ thể mà NKT gặp phải khi họ tìm kiếm việc làm, và khi họ đ đi làm, hơn
nữa là khía cạnh của NKT vận động thì chưa có nhiều các luận điểm đề cập tới.
Nhà nước ta đ ban hành rất nhiều nghị định, thông tư, luật liên quan đến
dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động là NKT, đồng thời có rất nhiều nghiên
cứu về vấn đề này. Báo cáo kết quả thực hiện “ Pháp lệnh về người tàn tật và đề án
trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ LĐTBXH [5]. Báo cáo

cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác chăm sóc NKT trên các lĩnh vực như: trợ
cấp hàng tháng đối với NKT, hộ gia đình nuôi dưỡng NKT, NKT có việc làm, số
NKT được tiếp cận các công trình giao thông công cộng. Từ đó đề ra những giải
pháp công tác thực hiện Pháp lệnh Người tàn tật được tốt hơn .
Ngoài những khía cạnh trên cũng có rất nhiều các tài liệu, tạp chí các công
trình nghiên cứu liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu việc làm của NKT. Điển hình
là nghiên cứu của Bộ lao động thương binh x hội năm 2011 với đề tài: “ Vai trò

của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc
gia về về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật của bộ thương binh lao động và

5


xã hội” [6- tr75]. Nghiên cứu này cũng nói đến việc xây dựng và thực hiện các
chính sách cho người khuyết tật để họ được đáp ứng nhu cầu việc làm của mình, Họ
được tư vấn hỗ trợ dạy nghề, qua đây NKT biết được những nơi có thể nhận mình
vào làm việc, để có thể có một công việc phù hợp với bản thân.
Dịch vụ công tác x hội còn là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy
nhiên cũng có nhiều tác giả đ nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Đặng Kim Chung
và nhóm nghiên cứu năm 2011 với đề tài:“Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã
hội và xây dựngcông tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống
cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” [7]. Nghiên cứu đ đánh giá nhu
cầu dịch vụ công tác x hội tại cộng đồng và trong trung tâm, nghiên cứu việc phát
triển những dịch vụ công tác x hội trong phạm vi tài nguyên có thể huy động, đề
xuất kế hoạch xây dựng và vận hành mô hình và hệ thống cung cấp DVCTXH từ
trung ương đến cộng đồng. Đề tài đ phân tích và đánh giá nhu cầu của các đối
tượng dựa trên hai khía cạnh: Cung và cầu dịch vụ cho từng nhóm đối tượng cụ thể:
Người cao tuổi, NKT, trẻ em, người trưởng thành… Nhu cầu với DVCTXH của các
nhóm đối tượng rất lớn nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn trong x hội. Hệ thống cơ sở

cung cấp dịch vụ còn manh mún và chất lượng còn kém. Nhận thức và hiểu biết của
công chúng và các nhà hoạch định chính sách về nghề CTXH còn chưa sâu. Cán bộ
làm CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo chính quy, tổ chức cung cấp DVCTXH
ở cộng đồng gần như chưa có.
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014) trong bài “Thực trạng mạng lưới dịch vụ
xã hội ở Việt Nam-Những khuyến nghị” cho rằng: Mạng lưới dịch vụ x hội là một
tập hợp các dịch vụ trong hệ thống xét theo góc độ tính chất đó là dịch vụ việc làm,
đào tạo nghề, tư vấn, tham vấn, tư vấn tâm lý, sức khỏe, pháp lý, cung cấp thông

tin chính sách, hỗ trợ thu nhập dịch vụ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế hòa nhập x
hội, tái hòa nhập gia đình, cộng đồng và dịch vụ hòa giải, biện hộ các vấn đề x hội.

Xét từ gốc độ quản lý mạng lưới dịch vụ x hội bao gồm dịch vụ công lập, ngoài
công lập, dịch vụ tư nhân, mạng lưới dịch vụ của tôn giáo và của các tổ chức dân sự
x hội khác [9].

6


Tuy nhiên nói chung, đa số các đề tài chỉ nghiên cứu hướng tới giải quyết việc
làm cho người khuyết tật bằng cách dạy nghề trực tiếp hoặc hỗ trợ tâm lí. Mặc dù vậy
người NKT VĐ và NKT nói chung có nhu cầu về việc làm đặc thù, nhưng mức độ đáp
ứng các nhu cầu đó còn rất hạn chế. Hơn nữa hầu như không có nghiên cứu nào nhắc
đến các DVCTXH nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của người khuyết tật hay đánh giá
mức độ đáp ứng của các dịch vụ công tác x hội đó. Hầu hết là các nghiên cứu chỉ nêu
lên sự cần thiết của việc giúp NKT có thể tìm được một công việc mới để đáp ứng nhu
cầu bản thân, nhưng chưa nói lên được những nhu cầu riêng của họ và xây dựng mô

hình DVCTXH phù hợp để đáp ứng những nhu cầu đó.
Lĩnh vực nghiên cứu CTXH với NKT nói chung và NKT VĐ nói riêng còn

tương đối mới mẻ. Nên luận văn xin được nêu ra thực trạng việc làm của người
khuyết tật vận động Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội, tìm hiểu những nhu cầu của
họ về việc làm và từ đó nghiên cứu về thực trạng các DVCTXH hiện nay trong việc
giải quyết các nhu cầu việc làm đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng DVCTXH trong giải quyết việc làm của NKT VĐ tại
quận Hai Bà Trưng. Căn cứ vào đó để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chất
lượng DVCTXH trong giải quyết việc làm cho NKT VĐ từ thực tiễn quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà nội.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng việc làm và nhu cầu việc làm của NKT VĐ tại quận
Hai Bà Trưng.

- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động cung cấp DVCTXH trong việc giải quyết
việc làm cho NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc cung cấp DVCTXH
trong việc giải quyết việc làm cho NKT VĐ ở quận Hai Bà Trưng.

7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×