Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quan hệ Mỹ Trung: từ các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO đến chiến tranh thương mại và Mỹ đe dọa rút khỏi WTO Tác động tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.04 KB, 7 trang )

Quan hệ Mỹ- Trung: từ các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO đến
chiến tranh thương mại và Mỹ đe dọa rút khỏi WTO- Tác động tới Việt Nam

Giới thiệu
Từ lâu, quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc là mối quan tâm của tất cả các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Là hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, Trung
Quốc và Mỹ tích cực thiết lập quan hệ hợp tác thương mại trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt kể từ năm 2001 khi Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và Mỹ là đối tác
thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. So với năm 2001, vào năm 2017, tổng giá trị
nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc tăng 390% và tổng giá trị xuất khẩu của
Mỹ tới Trung Quốc tăng trưởng 570%. Tuy nhiên, ngoài hợp tác, hai nước Trung- Mỹ
cũng luôn có những cạnh tranh và tranh chấp thương mại. Trong khuôn khổ WTO, hai
bên liên tục cáo buộc nhau vi phạm nghĩa vụ WTO bằng việc áp đặt thuế qua n và thực
hiện những chính sách gây bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài,..v..v... Dù vận dụng triệt để cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Mỹ luôn cho
rằng WTO đã đối xử bất công với Mỹ và không xử lý được Trung Quốc khi để nước
này tiếp tục xây dựng nền kinh tế phi thị trường, gây ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và môi
trường thương mại quốc tế. Như hệ quả tất yếu, để thực hiện tôn chỉ “nước Mỹ trên
hết” từ khi tranh cử, tổng thống Donald Trump đã có hành động khơi mào cuộc chiến
thương mại đối với Trung Quốc và thậm chí đe dọa Mỹ sẽ rút khỏi WTO nếu tổ chức
này không cải tổ. Bài viết này sẽ làm rõ hơn các diễn biến từ các tranh chấp thương mại
Trung- Mỹ trong khuôn khổ WTO đến chiến tranh thương mại, nguyên nhân Mỹ thực
hiện chiến tranh thương mại và đe dọa rút khỏi WTO, sau đó đưa ra một số nhận định
về tác động đến Việt Nam.
1. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung trong khuôn khổ WTO
a. Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO
Kế thừa và phát triển từ Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1947
(GATT 1947), WTO đã xây dựng được một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt và
bắt buộc đối với tất các quốc gia thành viên (gọi là DBS). Với mục đích “bảo toàn các
quyền và nghĩa vụ của các thành viên”, DBS có thẩm quyền thông qua, giám sát thực


thi các quyết định của Ban hội thẩm, Ban phúc thẩm và cho phép các quốc gia tạm
ngừng thực hiện các quyết định đó hoặc thực hiện trả đũa.
Nhìn chung, DBS luôn khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua đàm
phán, thương lượng. Song trong trường hợp việc đàm phán không thành công, Ban hội
thẩm sẽ được thành lập để xem xét và đưa ra quyết định đối với các vấn đề mà Bên
nguyên đơn đề xuất. Nếu không đồng ý với phán quyết của Ban hội thẩm, các bên có
thể kháng cáo lên Ban phúc thẩm và quyết định của Ban phúc thẩm khi đó được xem là
phán quyết cuối cùng.
1


Đến nay, DBS đã xử lý khoảng 500 tranh chấp, trong đó có khoảng 280 tranh chấp
giải quyết bằng tranh tụng (tất cả đều đi đến kháng cáo). Sự tuân thủ của các nước
thành viên đạt tỉ lệ khoảng 90% đã chứng minh được rằng DBS hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên cơ chế này cũng có những điểm yếu nhất định. Thứ nhất, thời gian giải quyết
tranh chấp kéo dài khi trung bình phải mất đến 24 tháng để đưa ra phán quyết cuối
cùng. Thời gian để bên vi phạm điều chỉnh chính sách để tuân thủ phán quyết sau đó
mất trung bình thêm 10 tháng nữa. Trong khi đó, WTO cũng không có cơ chế áp dụng
tạm thời, vì vậy nguyên đơn sẽ phải chịu ảnh hưởng kinh tế bởi chính sách của bị đơn
cho đến khi bị đơn thay đổi chính sách theo phán quyết. Nguyên đơn cũng không được
bồi thường trong trường hợp có thiệt hại xảy ra. Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của DSB sẽ mất đi khi nước thành viên áp dụng thuế quan với lý do “an ninh quốc
gia”. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm của quy định này, các nước hầu như không vận dụng
điều khoản này trong một thời gian dài cho đến gần đây khi Mỹ, vì một số mục đích, đã
viện dẫn lý do này khi áp thuế lên mặt hàng nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
b. Các tranh chấp thương mại Mỹ- Trung
Thực tế cho thấy tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia
tăng. Năm năm đầu tiên sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ Trung- Mỹ trôi
qua khá “trầm lặng”. Năm 2002, Trung Quốc là đồng nguyên đơn với Liên minh châu
Âu trong vụ kiện chống lại Mỹ về biện pháp tự vệ của Mỹ đối với một số mặt hàng

thép.1 Tuy nhiên, đến năm 2004, Trung Quốc mới lần đầu tiên làm bị đơn trong cáo
buộc của Mỹ về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng mạch tích hợp. 2 Hai năm sau đó,
Mỹ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc thực hiện các biện pháp thương mại gây ảnh hưởng
đến nhập khẩu phụ tùng ô tô vào Trung Quốc.
Tuy nhiên sự “trầm lặng” này kết thúc vào năm 2006 khi Trung Quốc tuyên bố sẽ sử
dụng tích cực cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Tháng 9 năm 2007, Trung Quốc
cáo buộc Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã áp đặt một cách bất công lên giấy
tráng từ Trung Quốc. Mỹ lại cho rằng Trung Quốc đã phá giá mặt hàng này khi đưa ra
sản phẩm giá rẻ hơn chi phí sản xuất. Mỹ cũng cáo buộc một số chính sách cụ thể về
hoàn tiền, giảm thuế, miễn thuế của Trung Quốc có lợi hơn cho doanh nghiệp trong
nước. 3 Vào tháng 9 năm 2009, Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ tăng thuế đối với một số
loại xe chở khách và lốp xe tải nhẹ (lốp xe chuyên dụng) từ Trung Quốc. 4 Vào năm
2011, Trung Quốc bắt đầu tranh chấp với Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá
đối với một số tôm nước nóng đông lạnh nhất định từ Trung Quốc. 5 Theo thống kê,
trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (từ 2007 đến 2012), Mỹ có 13 vụ việc chống lại Trung
Quốc tại WTO (so với 2 vụ việc trong giai đoạn 5 năm đầu tiên) và Trung Quốc có 7
cáo buộc chống lại Mỹ (so với 1 vụ việc duy nhất trong giai đoạn 5 năm đầu tiên).
1

Tranh chấp số DS252, />Tranh chấp số DS309, />3
Tranh chấp số DS358, />4
Tranh chấp số DS399, />5
Tranh chấp số DS422, />2

2


Các tranh chấp thương mại Mỹ- Trung trong khuôn khổ WTO không hề giảm trong
5 năm gần đây. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Mỹ và Trung Quốc đã liên tục đệ trình
lên DBS những cáo buộc vi phạm của bên còn lại. Tháng 03 năm 2018, Mỹ khởi kiện

Trung Quốc lên WTO với lý do Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các
doanh nghiệp Mỹ khi ép buộc doanh nghiệp nước này phải chuyển giao một phần hoặc
toàn bộ bí quyết công nghệ cho đối tác Trung Quốc. 6 Tháng 04 năm 2018, Trung Quốc
lại cáo buộc các loại thuế của Mỹ đối với thép nhập khẩu và sản phẩm từ aluminium vi
phạm quy định của WTO.7 Tháng 08 năm 2018, Trung Quốc kiện Mỹ về một số biện
pháp tự vệ liên quan đến năng lượng tái tạo và sản phẩm điện quang Silicon tinh thể.
Đặc biệt, ngày 11/09/2018, Trung Quốc yêu cầu WTO cho phép áp đặt mức trừng phạt
thương mại thường niên trị giá 7 tỷ USD đối với lượng hàng hóa từ Mỹ do Mỹ không
tuân thủ phán quyết của WTO về áp thuế chống bán phá giá năm 2016 (hạn chót để Mỹ
tuân thủ phán quyết là ngày 22/08/2018). Tuy nhiên đến nay Mỹ vẫn chưa thực hiện
các đề xuất trong phán quyết đề ra và đây chắc chắn lại là một cuộc chiến pháp lý dai
dẳng giữa hai bên trong thời gian tới.
Có thể thấy trong khuôn khổ WTO, Mỹ và Trung Quốc luôn có các tranh chấp
thương mại. Trong một thời gian dài, Mỹ luôn muốn củng cố và giữ vững vai trò của
WTO trong việc thúc đẩy tự do mâu dịch trên toàn thế giới. Vì vậy, các đời tổng thống
Mỹ trước đây luôn cố gắng tuân thủ quy định của WTO dù việc sử dụng WTO trong
giải quyết tranh chấp không thể khiến Trung Quốc tuân thủ luật chơi của nền kinh tế thị
trường. Song tất cả thay đổi kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhận chức. Ông
Trump cho rằng WTO là một tổ chức “thảm họa” khi không xử lý được thành viên của
mình (là Trung Quốc) khi nước này xây dựng nền kinh tế phi thị trường và rằng WTO
luôn đối xử bất công với Mỹ. Đây cũng là một trong các lý do chỉ trong một thời gian
ngắn, ông Trump khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc và đe dọa Mỹ sẽ
rút khỏi WTO.
2. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và đe dọa rút khỏi WTO của Mỹ
a. Chiến tranh thương mại và ý định gia tăng bảo hộ của Mỹ
Tổng thống Trump khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc hoàn toàn
không phải là bộc phát. Điều tra của Cơ quan đại diện thương mại Mỹ đã kết luận rằng
một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và các chính
sách về chuyển giao, đổi mới công nghệ của Trung Quốc gây nên hạn chế trong hoạt
động thương mại của Mỹ. Rõ ràng, Mỹ cảm thấy bị đe dọa trước Trung Quốc nên đã

quyết định hành động. Ngày 6/7/2018, Tổng thống Trump chính thức áp thuế 25% với
34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả với
mức thuế 25% lên 500 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Vào năm 2011 khi Trung Quốc gia nhập WTO, không một quốc gia nào lường trước
được sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc. Phương Tây khi đó tin tưởng rằng việc
6
7

Tranh chấp DS542, />Tranh chấp DS544, />3


tiếp cận thị trường kinh tế toàn cầu sẽ khiến Trung Quốc dần tuân theo các nguyên tắc
thị trường. Tuy nhiên, báo cáo về việc Tuân thủ WTO của Trung Quốc do Mỹ thực hiện
2017 kết luận “chính phủ Trung Quốc tiếp tục theo đuổi hàng loạt chính sách can thiệp
và hành động nhằm hạn chế quyền tiếp cận thị trường của các sản phẩm, dịch xuất
nhập khẩu cũng như của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước ngoài”. Nhờ trợ cấp và
ưu đãi từ nhà nước, khối doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 40% các tập đoàn công
nghiệp chính của Trung Quốc và chiếm đến 80% thị phần các ngành công nghiệp chiến
lược. Điều kỳ lạ là dù tồn tại nhiều mâu thuẫn và không tuân thủ kinh tế thị trường,
kinh tế Trung Quốc vẫn không ngừng lớn mạnh. Trung Quốc chính là ví dụ điển hình
để các nước thách thức vai trò của WTO và thôi thúc Mỹ có hành động xử lý Trung
Quốc.
Thêm nữa, trên đà phát triển của mình, năm 2015, Trung Quốc thông qua kế hoạch
“Made in China 2025”, đưa Trung Quốc thành cường quốc chế tạo và phát minh, chứ
không còn đơn thuần là công xưởng của toàn thế giời. Theo đó, Trung Quốc sẽ tập
trung phát triển công nghiệp với 10 lĩnh vực bao gồm robot, viễn thông, hàng không
v..v...Để thực hiện “Made in China 2025”, Trung Quốc thực hiện bơm vốn cho các
doanh nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp này thống lĩnh thị
trường, đồng thời bắt các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao toàn bộ hoặc một
phần bí quyết công nghệ cho các đối tác Trung Quốc. Gần đây, Mỹ đã kiện Trung Quốc

lên WTO vì “xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ” và Quốc hội
Mỹ cũng thông qua một dự luật đầu tư chặt chẽ hơn để quản lý, giám sát các ngành
công nghệ mũi nhọn không để bị đánh cắp và không sử dụng các thiết bị công nghệ của
Bắc Kinh cho các lĩnh vực nhạy cảm của Mỹ. Bởi vậy, đối với ông Trump, chiến tranh
thương mại với Trung Quốc chính là một bước để vô hiệu hóa kế hoạch “Made in
China 2025” với nguy cơ đe dọa an ninh và kinh tế nước Mỹ.
b. Đe dọa của Mỹ rút khỏi WTO và động cơ làm suy yếu WTO
Tổng thống Trump đe dọa rút khỏi WTO vì cho rằng WTO luôn đối xử bất công với
Mỹ; có lẽ bởi vậy mà thời gian qua, Mỹ thực hiện những hành động thực tế cản trở hoạt
động của DSB, từ đó làm suy yếu đi vai trò của WTO.
Thứ nhất, Mỹ viện dẫn quy định về “an ninh quốc gia” để biện minh cho việc áp
thuế 25% đối với thép và 10% trên nhôm nhập khẩu vào Mỹ vào cuối tháng 3/2017.
Lệnh thuế trên được đưa ra dựa vào những quy định rất hiếm khi sử dụng gồm Điều
232 trong bộ luật về thương mại Trade Expansion Act năm 1962 và quy định tương tự
tại Điều 21, thỏa thuận GATT cho phép quốc gia thành viên có thể sử dụng biện pháp
cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên WTO về lệnh thuế
này, cáo buộc Mỹ “thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại dưới vỏ bọc an ninh
quốc gia”.8 Cho đến nay, WTO chưa bao giờ ra phán quyết liên quan đến Điều 21 thỏa
thuận GATT và việc đưa ra phán quyết chắc chắn sẽ khó khăn. Nếu quan điểm của Mỹ
8

Hàng loạt quốc gia gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, Canada, Mexico và Na Uy đều đã kiện Mỹ
ra WTO về biểu thuế mới của nước này.
4


được chấp nhận, nhiều nước sẽ vận dụng điều khoản này để áp đặt thuế quan và trả đũa
lẫn nhau, từ đó hệ thống thương mại thế giới sẽ bị phá hủy. Nếu thua, Mỹ sẽ phản đối
phán quyết và cho rằng quy trình giải quyết tranh chấp này là vô giá trị và không có
hiệu lực. Rõ ràng, một khi các nước theo Mỹ vận dụng thường xuyên điều khoản này

thì dù WTO không biến mất, vai trò của WTO cũng suy giảm nghiêm trọng.
Thứ hai, Mỹ đang cố làm tê liệt DBS bằng cách cản trở quy trình bổ nhiệm thẩm
phán mới của Ban phúc thẩm. Theo quy định của WTO, Ban phúc thẩm gồm 7 thẩm
phán với nhiệm kỳ của mỗi người là 4 năm và có thể tái bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ.
Mỗi vụ việc xét xử phúc thẩm phải có 3 thẩm phán xem xét. Song do Mỹ ngăn cản việc
bổ nhiệm thẩm phán mới, từ ngày 1/10/2018 trở đi, Ban Phúc thẩm chỉ còn đúng 3
thẩm phán làm việc và 2 trong số đó sẽ hết nghiệm kỳ từ nay đến tháng 12 năm 2019.
Nếu trong khoảng thời gian đó không có thẩm phán nào được bổ nhiệm thêm thì cơ
quan này sẽ tê liệt hoàn toàn.
Giới chuyên gia nhận định rằng việc Mỹ đe dọa rút khỏi WTO đồng thời thực hiện
các hành động làm suy yếu tổ chức này có thể không nhắm đến việc phá hủy WTO, mà
thực chất Mỹ chỉ muốn năm thế chủ động và kiểm soát tại WTO.
3. Tác động tới Việt Nam
Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, biến
động nào từ hai quốc gia này đều sẽ có tác động đến Việt Nam. Theo nghiên cứu của
FT Confidential Research (2018), Việt Nam là một trong năm quốc gia châu Á có nền
kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Với
tình hình hiện nay, một số các tác động đến Việt Nam có thể kể đến như sau:
a. Tác động của chiến tranh thương mại đến Việt Nam:
Tác động tích cực có thể dự đoán được là cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ của Việt
Nam được tăng lên khi hàng hóa Trung Quốc bị hạn chế nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Một số mặt hàng như nông nghiệp hay may mặc, Việt Nam có thể cạnh tranh được với
Trung Quốc nếu Mỹ áp thuế lên hàng hóa của nước này. Tuy nhiên, vấn đề là phần lớn
các sản phẩm Trung quốc bị áp thuế hiện nay là những mặt hàng công nghệ cao, không
phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam và Việt Nam còn phải cạnh tranh với các nước
khác nữa, cho nên cơ hội xâm nhập thị trường Mỹ cũng không lớn.
Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực khác. Các mặt hàng Việt Nam có giá
trị xuất khẩu lớn sang Trung Quốc như linh phụ kiện điện, điện tử cũng sẽ bị ảnh hưởng
vì các linh kiện này vốn được lắp ráp trong các sản phẩm xuất sang Mỹ. Nếu Mỹ áp
thêm thuế lên các mặt hàng này thì xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm, kéo xuất khẩu

từ Việt Nam giảm theo. Đồng thời, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ gặp khó khắn
khiến hàng hóa Trung Quốc dư thừa. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ cũng đang có xu hướng
giảm giá so với đồng Việt Nam. Như vậy, hàng Trung Quốc rẻ hơn hàng Việt Nam và
hàng hóa dư thừa sẽ tìm đường sang Việt Nam. Điều này gây giảm xuất khẩu từ Việt
Nam sang Trung Quốc và khuyến khích nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu
tình trạng này kéo dài, thâm hụt thương mại với Trung Quốc của Việt Nam sẽ ngày
5


càng cao dù hiện tại, thâm hụt thương mại giữa hai nước đang ở mức đáng lo ngại.
Năm 2015 con số này ở mức 33 tỷ USD và tới năm 2017 vẫn ở mức 22,7 tỷ USD.
Thêm nữa, vấn đề nguồn gốc sản phẩm sẽ thách thức Việt Nam khi Trung Quốc và
Việt Nam hiện có 7 khu thương mại xuyên biên giới. Theo đó, hàng hóa Trung Quốc
sản xuất tại đây có thể dán mác xuất xứ Việt Nam và hàng hóa Việt Nam nói chung rất
dễ bị trộn lẫn với hàng hóa Trung Quốc (theo chiến lược Vành đai và con đường của
Trung Quốc). Thép là một ví dụ, Mỹ cáo buộc thép Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc
nên đã áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng thép Việt Nam. Điều tương tự hoàn toàn
có thể xảy ra với những mặt hàng khác trong tương lai. Cộng với các mức thuế chống
bán phá giá và một số biện pháp phòng vệ thương mại khác mà Mỹ đang áp dụng với
Việt Nam do chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ đối mặt
với nhiều khó khăn để duy trì phát triển kinh tế.
Ngoài ra, việc Mỹ cũng bị áp thuế khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sẽ
khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Mỹ tăng lên, dẫn đến áp lực lên thị trường tài
chính Mỹ. Nếu Mỹ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, giá trị đồng đô la Mỹ có thể
tăng lên, từ đó gây áp lực lên đồng Việt Nam khi đồng tiền của chúng ta phụ thuộc vào
đô la Mỹ. Việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá lúc đó của Việt Nam sẽ đầy thách
thức.
b. Tác động có thể có khi Mỹ rút khỏi WTO
Rất khó để dự đoán chính xác hành vi của Mỹ song Chuyên gia kinh tế Phạm Chi
Lan nhận định quan hệ kinh tế Việt Nam- Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều kể cả khi

Mỹ rút khỏi WTO.9 Do ý đồ của ông Trump là tăng xuất khẩu và bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ của Mỹ, Việt Nam không phải là đối tượng tấn công của nước này. Hiện tại, Việt
Nam chưa có hiệp định thương mại tự do nào ký kết với Mỹ mà mối quan hệ giao
thương của hai nước hiện dựa vào Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BAT)
được ký vào năm 2001. Sau đó hai nước tiền hành đàm phán để Việt nam ra nhập
WTO. Đến nay, BTA và WTO vẫn là cơ sở cho việc hợp tác thương mại giữa hai nước.
Nếu Mỹ rút khỏi WTO, hiệp định BAT Việt Nam- Mỹ vẫn có hiệu lực và nếu cả hai
bên vẫn tuân thủ Hiệp định này thì hoạt động thương mại sẽ vẫn diễn ra cách bình
thường. Đây cũng có thể là cơ hội để Việt Nam đề xuất xây dựng Hiệp định thương mại
tự do với Mỹ. Theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội thương mại Mỹ, thị trường Việt Nam
đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Mỹ. Tỷ lệ các công ty Mỹ muốn mở
rộng kinh doanh tại Việt Nam là 36%, cao hơn cả các quốc gia trong khu vực là Thái
Lan (21%) và Maylaysia (19%).
Tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, vì
vậy quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn sẽ bị hạn chế. Thiết nghĩ trong tình hình
hiện nay, Việt Nam cần đẩy nhanh những biện pháp tái cơ cấu được Chính phủ triển
khai trong thời gian qua để có đủ khả năng ứng phó với những biến động khôn lường từ
Mỹ và quan hệ Mỹ- Trung.
9

/>6


Kết luận
Quan hệ thương mại Trung- Mỹ hiện nay không phải chỉ là vấn đề giữa hai quốc
gia mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Tổ chức tiền tệ thế giới
IMF dự báo tăng trưởng Mỹ sẽ giảm từ 2.9% năm nay xuống 2.5% vào năm sau còn
Trung Quốc tương ứng sẽ giảm từ 6.6% xuống 6.2%. Ngân hàng thế giới cũng đưa ra
dự báo rằng cứ 1% giảm trong tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc có thể làm
tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển giảm đến 1,1% và Việt Nam chắc chắn

nằm trong vòng xoay đó. Với đặc trưng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt
động xuất khẩu hàng hóa trong khi Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu hàng
hóa lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực từ
cuộc chiến thương mại này. Do đó, trong tình hình diễn biến khó đoán trước như hiện
nay, các nhà chính sách Việt Nam cần khéo léo đưa ra chính sách thúc đẩy phát triển
nền kinh tế, tận dụng được tất cả các cơ hội và có chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với các
tác động xấu có thể diễn ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kara Loridas, United States-China Trade War: Signs of Protectionism in Globalized
Economy, 34 Suffolk Transnat’l L. Rev. 403 (2011)
2. Kennan J. Fodor, Providing a Release Valve: the US- China Experience with the
WTO Dispute Settlement System, Case Western Reserve Law Review (2013)
3. BDG Vietnam 2018, US-China trade war’s impact on Vietnam, Business
Development Vietnam
4. Marc L. Busch, What Trump’s Trade War could mean for the WTO and Global
Trade
5. Edward Alden, Trump, China, and Steel Tariffs: The Day the WTO Died <
/>6. Tạp chí Tài chính, Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động gì tới kinh tế Việt
Nam?

7



×