Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận lịch sử đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HÀNH CHÍNH LUẬT

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐÔ THỊ

ĐỀ TÀI: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

SVTH: Bồ Thị Ngọc Trâm
1525801050062

MSSV:

Đào Văn Tiên
1525801050007

MSSV:

LỚP: D15QLDT

1


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

MỤC LỤC
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài
Phần nội dung:
I.


Lịch sử hình thành đô thị Lưỡng Hà cổ
đại
1.
Lịch sử hình thành
2.
Sơ lượt về Lưỡng Hà cổ đại
II. Sự phát triển đô thị Lưỡng Hà cổ đại
1.
Đô thị Lưỡng Hà phát triển qua
từng giai đoạn
2.
Đặc trưng cơ bản của đô thị
Lưỡng Hà
3.
Kiến trúc và điêu khắc
4.
Hệ thống đô thị
Phần kết luận: Kết luận

2


Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài
Loài người ra đời cách nay hàng triệu năm về trước và họ đã
sáng tạo ra những giá trị của cải vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng
cho nhu cầu đời sống của chính họ. Từ đó, nhà nước bắt đầu ra đời,
kéo theo đó con người cũng bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh.
Vùng Tây Á là nơi có nhiều quốc gia có nền văn minh sớm nhất,
nổi tiếng như Lưỡng Hà, Babilon, Assyria,… Trong đó có nền văn
minh Lưỡng Hà là nơi tồn tại một số vương quốc cổ nhất thế giới, với

trình độ tổ chức xã hội ở mức cao và phức tạp. Lưỡng Hà nằm giữa
hai con sông lớn Tigro và Ơphrat từ đó nền nông nghiệp được phát
triển vượt bật, vì thế cư dân nơi đây sớm bước vào xã hội văn minh.
Người Sumer là dân cư sớm nhất của nền văn minh Lưỡng Hà, họ đã
lập nên những quốc gia đầu tiên và đã đặt nền móng cho nền văn
minh tại khu vực này. Vùng này là một trong bốn nền văn minh phát
sinh dọc theo các con sông lớn nổi tiếng trên thế giới, nơi phát sinh
ra chữ viết. Từ đó Lưỡng Hà được coi là một trong những cái nôi của
nền văn minh khu vực và toàn nhân loại. Đô thị Lưỡng Hà cổ đại
cũng dần được hình thành và phát triển, người dân và chính quyền
nhà nước đã biết cách lập và tổ chức đô thị theo khuôn khổ nhằm
thuận tiện cho việc sinh sống và quản lý đô thị tại khu vực này.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, đô thị Lưỡng
Hà là một trong những đô thị xuất hiện đầu tiên từ thời cổ đại, đã để
lại dấu ấn sâu sắc cho toàn nhân loại và được lưu giữ cho đến ngày
nay.
Phần nội dung:
I.

Lịch sử hình thành đô thị Lưỡng Hà cổ đại
1. Lịch sử hình thành
Những bằng chứng sống động nhất về một nền văn minh đã làm
cho loài người ngạc nhiên và ghi lại dấu ấn suốt thời kỳ cổ đại cho
dến tận ngày nay là những đô thị vùng Lưỡng Hà và Tây Á nói chung,
trên khía cạnh khảo cổ học, đã được đánh dấu trên bản đồ khu vực
này một cách cẩn thận và chính xác. Cả một vùng sông rộng lớn này
3


trong thời cổ đại đã bị chiến tranh giày vò, chà sát, ngoài ra vật liệu

xây dựng ở đây lúc bấy giờ lại là đất sét và gạch không nung nên
trải qua bao bão lụt, mưa gió đã khó giữ lại được hình dạng ban đầu
của nó. Ngoại trừ một số ít cung điện, cửa thành được làm bằng
gạch lưu ly màu (gạch men), một đặc sản của kiến trúc Lưỡng Hà. Vì
vậy, các nhà khảo cổ học cũng như kiến trúc sư đã gặp phải những
khó khăn nhất định trong việc tìm kím những di vật, di chỉ cũ.
Vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV và thứ III trước Công nguyên, ở
miền Nam Lưỡng Hà, những người Sumer đã dựng nên những đô thị
sớm nhất của họ: Ur, La-ga-sơ, U-rúc, Nhà nước Sumer, Ac-cát sau
này, liên hợp thành một nhà nước với tâm điểm của nó là Cổ Ba-bilon nổi tiếng. Những đô thị của họ thay nhau làm rạng rỡ nền văn
minh Lưỡng Hà dọc theo ba thời kỳ lịch sử chính: thời kỳ Sumer Áccát, thời kỳ A-xi-ri và thời kỳ Tân Ba-bi-lon. Như vậy, ngoài ba thành
phố nói trên còn có nhiều đô thị lớn nhỏ khác: U-pi, At-xuyra, Xamal, Nip-puar, Dduarr Sa-ru-kin, Ba-bi-lon…
Giai đoạn đầu đô thị Lưỡng Hà mang tính chất trung tâm hành
chính và tôn giáo của công xã nông thôn, sau đó thay đổi thành
trung tâm thương mại phát triển theo khuynh hướng thủ công
nghiệp. Vì vậy, Uar, La-ga-sơ, Upi…không những là những thành phố
mang tính chất tôn giáo, hành chính mà còn mang cả đặc trưng kết
hợp lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Thành phố vùng đô thị Lưỡng Hà được xây dựng trên những bệ
cao, cũng là những công trình đạt trình độ cao và hoàn thiện về
trang thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước để chóng lũ lụt.
Việc các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bản đồ Nip-puar vẽ trên
một tấm đát sét. Tấm bản đồ này được vẽ gần giống như dấu vết
thật của tòa thành đã được khai quật lên là một bằng chứng thú vị
về hoạt động xây dựng đô thị Lưỡng Hà. Tòa thành cổ này được xây
dựng vào thế kỷ thứ XII TCN, có hình dạng dích dắc và một khu
thánh địa trên đặt di-gu-rat.
2. Sơ lượt về Lưỡng Hà cổ đại
a. Vị trí địa lý
Lưỡng hà hay còn gọi Mesopotamia là tên gọi của vùng địa lý

thuộc hệ thống sông Tigro và sông Ơphrat, bây giờ bao gồm lãnh
thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ nhĩ Kỳ và tây nam Iran
hiện đại.
b. Điều kiện tự nhiên
Đô thị Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông lớn đó là sông Tigro ở
phía Đông và sông Ơphrat ở phía Tây. Cả hai con sông này đều bắt
nguồn từ miền núi Acmenia chảy qua lãnh thổ nước Irac ngày nay rồi
đổ ra Vịnh Ba Tư (Pecxich). Địa hình Lưỡng Hà bằng phẳng, ít núi
non hiểm trở, không có biên giới tự nhiên nên giao thông tương đối
4


thuận lợi, đồng thời nơi đây chiến tranh xảy ra liên miên dẫn đến sự
pha trộn giữa các nền văn hóa với nhau. Lưỡng Hà có khí hậu khắc
nghiệt, hè nắng cháy ở phương Nam, mùa đông lạnh đặc biệt ở
phương Bắc. Về tài nguyên thì đá quý và kim loại rất hiếm, nhưng
đất sét lại rất nhiều và tốt. Đất sét được dùng làm gạch sống, gạch
nung, gạch men và vách trộn rơm trong nhà dân gian, là nguyên liệu
chính cho ngành kiến trúc và là chất liệu để viết. Vật liệu kết dính là
hồ vôi và bitum.
c. Dân cư
Người Sumer từ thiên niên kỉ IV TCN đã tới định cư ở Lưỡng Hà
và xây dựng nền văn minh đầu tiên ở đây. Đầu thiên niên kỉ thứ thứ
III TCN người Accat thuộc tộc Sêmit từ thảo nguyên Xyri cũng tràng
vào xâm nhập và lập nên quốc gia Accát nổi tiếng. Cuối cùng thiên
niên kỉ III TCN, người Amôrit từ phía Tây Lưỡng Hà lại tràn vào xâm
nhập, chính họ đã tạo nên quốc gia cổ Babilon nổi tiếng trong lịch sử
Lưỡng Hà. Ngoài ra còn có một số bộ lạc thuộc nhiều nơi khác cũng
tràng vào xâm nhập trong quá trình hình thành. Qua hàng ngàn năm
lịch sử, các tộc người này đã hòa nhập lẫn nhau, tạo ra một cộng

đồng dân cư ổn định, cùng đóng góp xây dựng nên văn minh rực rỡ
ở khu vực Tây Á.
d. Ngôn ngữ và chữ viết
Ngôn ngữ viết sớm nhất tại Lưỡng Hà là tiếng Sumer – một
ngôn ngữ đã tuyệt chủng. Nhiều người cho rằng có nhiều ngôn ngữ
khác cũng đã được sử dụng ở Lưỡng Hà trong thời kì đầu song song
với tiếng Sumer. Sau này tiếng Semit, tiếng Akkad dần dần được
thay thế và trở thành ngôn ngữ phổ thông, tuy nhiên tiếng Sumer
vẫn còn được giữ lại sử dụng trong tôn giáo, hành chính, văn hóa và
khoa học. Tiếng Akkad được cải cách và biến thể khác nhau vẫn
được sử dụng cho đến cuối thời kì Tân Babilon. Sau đó tiếng Aramaic
dần trở thành tiếng phổ thông tại Lưỡng Hà, là ngôn ngữ chính thức
của triều đại Achaemenid thuộc đế chế Ba Tư. Tiếng Akkad và Sumer
đã không còn được sử dụng nhưng vẫn còn được lưu giữ trong các
ngôi đền trong một số thế kỉ.
e. Khoa học, kỹ thuật
Nhiều kỹ thuật tiên tiến được cư dân Lưỡng Hà phát triển như
gia công kim loại, làm kính, dệt vải, trồng cây và lưu trữ nước để tưới
tiêu. Người dân Lưỡng Hà cũng là những cư dân đầu tiên bước vào
thời kỳ đồ đồng. Ban đầu họ sử dụng đồng đỏ, đòng thau, vàng, sau
này sử dụng sắt, có những cung điện nguy nga được trang trí bằng
hàng trăm cân kim loại quý giá. Ngoài ra những kim loại đó còn được
dùng làm áo giáp cũng như các loại vũ khí như giáo, kiếm, dao găm.
Về toán học, người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm căn
bản 60 và giờ bằng 60 phút và ngày bằng 24 giờ hiện nay, cũng như
5


vòng tròn có 360 độ chính là có nguồn gốc từ đó. Lịch Sumer cũng
tính theo một tuần có 7 ngày. Sự hiểu biết toán học này đã được sử

dụng trong việc lập bản đồ.
Về thiên văn học, những nhà thiên văn hoc Babilon rất chú tâm
nghiên cứu các ngôi sao, bầu trời và họ đã có thể dự đóan các chu
kỳ nhật thực, nguyệt thực và các điểm chí. Con người ở đây cho rằng
mọi hiện tượng thiên văn học xảy ra đều có mục đích nào đó, đa số
họ cho rằng chúng có liên quan đến tôn giáo và có thể đó là một
điềm báo hiệu. Lịch 12 tháng là dựa trên những vòng quay của mặt
trăng do các nhà thiên văn học Lưỡng Hà đã sáng tạo ra. Họ chia ra
1 năm có 2 mùa: mùa hè và mùa đông. Có lẽ thiên văn học được bắt
nguồn vào thời điểm này.
f. Tôn giáo
Tôn giáo cổ nhất được ghi chép cho tới ngày nay là tôn giáo
Lưỡng Hà. Người dân Lưỡng Hà tin rằng thế giới là một cái đĩa phẳng
được bao bọc xung quanh bởi một không gian lớn, phía trên là thiên
đường. Họ cũng tin rằng nước có mặt ở mọi nơi, ở trên, dưới và cả 2
bên của vũ trụ cững được sinh ra từ biển cả bao la đó. Người dân ở
đây tin tưởng vào rất nhiều vị thần, do đó tôn giáo Lưỡng Hà là đa
thần giáo.
Đối với người dân Lưỡng Hà những niềm tin đó là những điều
thông thường tuy đó cũng có 1 số khác biệt theo từng vùng. An-Ki là
từ của những người Sumer dùng để chỉ vũ trụ, gồm tên của nam
thần An và nữ thần Ki. Con của họ là Enlil, vị thần không khí. Họ tin
rằng chúng ta điều cần không khí đó là lí do với họ luôn tôn thờ vị
thần này.
Tang lễ: Hàng trăm ngôi mộ đã được các nhà khảo cổ học tìm
thấy ở 1 số nơi ở Lưỡng Hà. Những ngôi mộ ấy kể lại cho chúng ta
biết được nhiều điều về phong tục tang lễ tại Lưỡng Hà. Thành phố
Ur đa số những người được chôn trong những ngôi mộ gia đình bên
dưới nhà của họ, trẻ em được đặt trong những chiếc bình lớn và
được mang tới nhà nguyệt gia đình, còn những người khác được

chôn trong nghĩa trang chung của thành phố, có những người được
quấn trong những chiếc chiếu và thảm. Một số đồ vật cá nhân dược
chôn cùng người chết, và có 17 ngôi mộ có những đồ vật quý giá
được chôn cùng vì thế chúng được cho là những ngôi mộ của hoàng
gia.
Người Lưỡng Hà rất chú ý đến lễ mai táng họ quan niệm rằng
con người sau khi chết cũng có cuộc sống giống như ở trần thế, do
đó những người giàu khi mai táng được chôn theo nô lệ của họ và
những thứ quý giá và được xây dựng những lăng mộ lớn. những
người bình thường cũng được chôn trong những quan tài bằng đất
sét.
6


g. Kinh tế - Xã hội
- Kinh tế:
Vùng Lưỡng Hà được hai con sông Tigrơ và Ơphrat hàng năm
bồi đắp phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông
nghiệp bao gồm các ngành nghề chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy,
đất đai và các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hoá và đã
từng xảy ra không ít vụ tranh chấp. Vì thế những điều luật về quyền
sở hữu, chuyển nhượng đất đai; về việc mua bán gia súc và các sản
phẩm nông nghiệp; và có cả những điều luật nhằm chống lại tệ nạn
ăn cắp gia súc như bò, lợn, cừu. Nội dung chính của các điều luật
này nhằm khuyến khích sản xuất, chế độ cống nạp của nông dân khi
canh tác trên đất công thổ.
Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến công tác thuỷ lợi,
bởi vì nó là một trong những yếu tố quyết định năng suất mùa
màng. Người Sumer đã chú ý đến việc làm thuỷ lợi từ rất sớm. Các
hệ thống tưới tiêu đã hình thành. Các hệ thống đê điều thiết lập để

chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng. Như vậy cư dân trên cương vực
Lưỡng Hà đã biết cách chế ngự thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ
cho lợi ích của con người. Nghĩa vụ của người dân trong việc xây đắp
và củng cố đê điều, có trách nhiệm của người dân phải bồi thường
khi làm úng lụt ruộng của người khác…
Về chăn nuôi, quy định về việc chăn nuôi gia súc, cho thuê gia
súc, mua bán gia súc, trừng phạt những hành vi trộm cắp gia súc…
chứng tỏ nghề chăn nuôi ở đây đã phát triển vượt xa mức tự cung tự
cấp.
Tóm lại, có thể thấy được rằng nền kinh tế nông nghiệp ở vùng
Lưỡng Hà đã phát triển ở trình độ rất cao - mức độ của nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá. Nhờ có nền sản xuất hàng hoá phát triển,
nên nhu cầu giao thương hàng hoá là vô cùng cần thiết. Mặt khác,
Lưỡng Hà có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, nó nằm trên trục đường
giao lưu giữa Đông và Tây, giữa Nam và Bắc nên từ rất sớm nơi đây
đã có nền kinh tế thương mại phát triển. Do vậy họ đã biết dùng tiền
để trao đổi, mua bán hàng hoá thay vì trao đổi kiểu hàng đổi hàng.
- Xã hội:
Do có nền kinh tế phát triển, sản phẩm tạo ra dư nhiều nên
quan hệ tư hữu ở khu vực Lưỡng Hà sớm ra đời. Sự phân hoá xã hội
cũng diễn ra đồng thời với quan hệ tư hữu đó và ngày càng trở nên
gay gắt.
Xã hôi Lưỡng Hà hình thành 3 giai cấp chính :
+ Giai cấp quý tộc và nông dân: Trong giai cấp quý tộc lại có
sự phân chia quý tộc quan lại ( gồm vua, quan và các thành phần
thân cận nhà vua) và quý tộc tăng lữ (gồm những người hoạt động
tôn giáo )
7



+ Giai cấp nông dân (dân tự do) bao gồm những người hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nhân, thợ thủ công.
+ Và tầng lớp nô lệ: tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Người
đứng đầu nhà nước là vua có quyền lực tối thượng, đứng trên pháp
luật ; không bị ràng buộc bởi bất cứ điều luật nào.
II.
Sự phát triển đô thị Lưỡng Hà cổ đại
1. Đô thị Lưỡng Hà phát triển qua từng giai đoạn
a. Thời kỳ Xu-mer Ác-cát
Uar được xây dựng vào những năm 2200 – 2100 trước công
nguyên, gồm có 2 phần thành nội ( Xi-ta-đanh) và thành ngoại.
thành nội có hình dáng chữ nhật bên trong có di-gu-rat ( đài chiêm
tinh), lâu đài, cung điện, đền thờ và 1 số sân trong lớn, tòa án…
trong đó di-gu-rat có chiều cao 40-50 mét.
Người ta có thể quan sát các tầng lớp nô lệ lao động nông
nghiệp, dân tự do lao động thủ công nghiệp, những người buôn bán
nhỏ đi lại buôn bán qua tòa thành nội được xây dựng bằng đất sét
nện và gạch không nung, ở đây mái nhà dân người ta dùng mái kết
cấu cuốn gạch chứ không phẳng như ở Ai Cập.
Đặc điểm của 1 số thành phố ở Lưỡng Hà là thành ngoại có hình
dáng gần giống như hình ô-van, còn ở U-Pi là hình dáng đường cong
mềm, ở Xa-Mai và Tel En O-bây-đa mang hình dạng tròn.
b. Thời kỳ A-Xi-Ri
Sản phẩm của dân tộc A-xi-ri bắc Lưỡng Hà thiện chiến, đã được
xây dựng từ năm 3000 trước công nguyên, hoàn thiện vào những
năm 1300 trước công nguyên và có tường thành vào đợt xây dựng
mới nhất, vào khoảng năm 150 trước Công nguyên.
Ở gần một thành phố dầu lửa nổi tiếng hiện nay, đã được nhà
khảo cổ học Đức khai quật năm 1903 là Ax-xuyar cổ đại. Thành phố
được dựng trên một dốc núi cao 25 mét, thoải dần ra triền sông

Tigro. Các kiến trúc chính được đặt vào vị trí hiểm yếu, đường vào
thành phố dích dắc lên dốc. Cung điện nhà vua đặt vào phía tây bắc,
một phần ăn lan ra ngoài thành và có lối thoát thuận tiện, vừa để
phòng ngự kẻ địch bên ngoài, vừa để canh chừng nhân dân bên
trong, đó là cách sắp đặt các công trình trong thành phố cho thấy
dụng ý phòng vệ và an toàn, phòng ngự của giai cấp thống trị.
Một thành phố bắc Lưỡng Hà khác cũng có dạng hình dáng
không quy tắc như thành phố Ax-xuyar là Nin-ni-vơ. Trong khi người
Ai Cập xây dựng thành phố theo hướng Bắc Nam thì người vùng
Lưỡng Hà lại đặt thành phố tùy theo hướng gió.
Vào thế kỉ thứ VIII và thứ VII TCN, nhà vua Sác-gôn II đã xây
dựng thành Đuar Sa-ru-kin, với tường thành chu vi 7km, rộng 30ha,
trong đó có 17ha đặt trên bệ đất nhân tạo cao 18 mét, tổng cộng
khối tích 1300 nghìn mét khối, tương đương vói thể tích của kim tự
8


tháp lớn nhất. Đuar Sa-ru-kin đặt gần Ax-xuyar và Nin-ni-vơ, và tính
chất phòng ngự của khu vực đền đài và cung điện của nó cũng giống
như Ax-xuyar ( một phần đưa ra ngoài thành để đảm bảo an ninh cả
đối nội lẫn đối ngoại). Bản thân khu cung điện của Sác-gôn II đã lớn
như một thành phố : cửa vào quy mô hoành tráng, di-gu-rat cao
ngất, cung điện với 200 phòng lớn nhỏ hướng ra 30 cái sân trong, bố
cục hài hòa mà thống nhất.
c. Thời kỳ Tân Ba-bi-lon
Thành phố Ba-bi-lon vốn nổi tiếng ngay từ những thời kỳ đầu
của nền văn minh cổ đại nằm ở trung tâm Lưỡng Hà. Qua những
bước thăng trầm của lịch sử, chỉ đến thế kỷ thứ VII và thứ VI TCN, nó
mới được phục hưng. Ba-bi-lon là ví dụ tiêu biểu nhất của nghệ thuật
xây dựng đô thị Lưỡng Hà, là trung tâm văn hóa và mậu dịch Tây Á

đương thời.
Tòa thành Ba-bi-lon, có hình dáng gần như hình chữ nhật, có
sông Ơphrat chảy qua ở giữa chia thành phố ra hai phần đông-tây rõ
rệt, ở phía ngoài thành phía đông còn có một thành ngoại do nhà
vua Na-bu-cô-đô-nô-xo xây dựng thêm, mặc dù tòa thành đã rất kiên
cố. Đại lộ lớn nhất Prô-xex-xi ( đường rước lễ) chạy song song với
dòng sông Ơphrat được chia ra các đường nhỏ hình thành một mạng
lưới gần như đều và thẳng góc vs nhau.
Thành Ba-bi-lon cao 25-30 mét, rộng 7,5 mét, có 9 cửa lớn ra
vào và 250 vọng lâu phân bố đều trên tường thành có chu vi 16,5
km. Nhìn chung cả thành phố là một hệ thống phòng ngự rất kiên cố
và vững chắc. Các công trình lớn của thành phố như : các khu vực
cung điện, vườn treo, di-gu-rat, đền Mác-đúc…đã được phân bố từ
Bắc xuống Nam dọc theo đường lớn Prô-xex-xi ( đường rước lễ).
Cung điện mùa hè của Na-bu-cô-đô-nô-xo ở ngoại thành phía Bắc là
khu vực cung điện chính của nhà vua. Chiếm từ 45ha trong toàn bộ
diện tích 350ha của toàn thành. Đền Mác-đúc là ngôi đền lớn nhất
trong 50 ngôi đền của Ba-bi-lon. Di-gu-rat đặt giữa thành phố có kích
thước đáy 90 x 90 mét, có nhiều tầng cao và mỗi tầng dùng một
màu khác nhau tượng trưng cho các ngôi sao thờ khác nhau. Trái
ngược với cửa chính của thành phố của I-xo-ta và khu vực cung điện
lộng lẫy, được trang trí bằng gạch men sứ lung linh đủ màu, với hoa
văn trang trí tỉ mỉ, nhưng khu dân thường lại đơn điệu, buồn tẻ với
những ngõ hẹp, nhà bưng bít không có cửa sổ hướng ra đường.
Kết thúc số phận vinh quang của nền văn minh Ba-bi-lon sau đợt
hưng thịnh cuối cùng vào thời kì A-lếch-xăng đại đế chiếm Lưỡng Hà
– thành phố chìm trong bão cát như X-tra-bông đã nói : ‘ Thành phố
lớn hiện nay chỉ còn là một sa mạc lớn’.
2. Đặc trưng cơ bản của đô thị Lưỡng Hà
Các đô thị vùng Lưỡng Hà có những đặc trưng cơ bản sau :

9


Các thành phố được xây dựng trên những bệ cao nhân tạo để
tránh ngập lụt.
- Các công trình chủ chốt của thành phố được xây dựng với
quy mô cao rộng.
- Tường thành có tính chất phòng ngự rất mạnh.
- Tôn giáo và thuật xem sao rất được chú trọng và thể hiện ở
việc xây các đền đài và di-gu-rat.
- Hệ thống đường phố khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá và
hệ thống thiết bị kỹ thuật cấp, thoát nước tương đối được chú
trọng.
3. Kiến trúc và điêu khắc
*Kiến trúc
Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính
là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công
trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn
hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây
dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn hùng vĩ. Thành tựu kiến trúc
nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách,
cung điện, tháp, vườn hoa của Tân Babilon.
Giai đoạn 4000 năm TCN: Vào khoảng 8000 năm TCN các công
trình sớm nhất được tìm thấy tại các điểm như Mureybet và Abu
Hureyra ở Syria là các nhà ở bán ngầm hình tròn. Một phần tường
hình tròn được tìm thấy ở Zagros được xem như di tích đầu tiên của
vùng phía bắc Lưỡng Hà. Ở vùng Maghzaliyah, gần Yarim Tepe đã
tìm thấy công trình kiến trúc đầu tiên ghi nhận ở vùng Hạ Iraq vào
khoảng 7000 năm TCN với các thành đá cư trú và các kết cấu hình
vuông được làm từ các khối bùn trên nền đá.

Kiến trúc tôn giáo – kiến trúc của người Sumer: Khoảng 3500
TCN cho đén thời đại Babilon các cư dân người Sumer đầu tiên đã
định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây. Kiến trúc
của vùng Lưỡng Hà được xem như bắt đầu với sự hình thành các
thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết. Trong thời
kì Protoliterate các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu là
các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng gạch, bùn làm vật liệu
chủ yếu để xây dựng, các công trình nổi tiếng như đài chiêm tinh
Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, vì tôn giáo Lưỡng Hà là sự sùng bái
đồi núi, thiên thể và tục lệ xem sao nên đài Ziggurat được ra đời.
Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, những bệ cao được xếp
chồng lên nhau, càng lên cao thì càng được thu dần lại, có đường
dóc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi
lên đỉnh, trên đỉnh là một đền thờ nhỏ. Tại Lưỡng Hà mỗi thành phố
đều có một hoặc một vài Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó
là những công trình bằng đất nện, bên trong có xây một lớp gạch.
-

10


Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng của loại hình
kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, Ziggurat có kích
thước đáy 65x43m, tầng một cao 9,75m, tầng hai có kích thước
347x23m, cao 2,5m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21m. Ngoài
Ziggurat ở Ur người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở
Uruk, Edidou, Ninive và tạo dựng lại hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Tất
cả các Ziggurat nhìn chung đều có từ 3 đến 7 bậc, mỗi tầng có một
màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ. Các ngôi đền thời
kì Protoliterate được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi

tiết trang trí. Tường nội thất được trang trí bằng họa tiết hoặc hình
mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Do Lưỡng
Hà là vùng bình nguyên Tigro – Ơphrat không có khoáng vật và cây
cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường xây dựng từ gạch bùn
dạng lồi. Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi dưới ánh
nắng mặt trời, viên gạch có hình dạng mặt dưới phẳng, mặt trên
dạng chỏm cầu. Trong kết cấu xây dựng người ta dùng bùn làm vữa
kết dính, để tạo được độ ổn định cho kết cấu, Người ta đặt một hàng
gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các
viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm và cỏ dại. Do xây dựng
bằng bùn đất, các công trình bị hư hỏng, người Sumer phải phá hủy
định kì và xây dựng lại. Do chu kỳ tái xây dựng các công trình tại
cùng một địa điểm đã dần dần nâng cao cốt nền móng của toàn
thành phố. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây
dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn như trụ trường, hõm
tường, bán cột và nền đất sét.
Kiến trúc thành lũy, cung điện – Kiến trúc Babilon: Vào khoảng
đầu thế kỷ XIX TCN, người Amorites thống nhất Lưỡng Hà và hình
thành quốc gia Cổ Babilon. Quốc gia này nằm trên đường giao lưu
quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải Châu Phi và Châu
Âu. Nghệ thuật kiến trúc của Babilon cổ đạt đến trình độ điêu luyện
trên nền tảng của hai yếu tố Sumer và Akkad. Nghệ thuật hội họa
gắn chặt với nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc của người Ả Rập thần bí
và những tuyệt tác của nhân loại là huyền thoại về các cung điện
nguy nga tráng lệ đã tô điểm cho nó. Thành phố Babilon được bao
quanh bởi bức tường màu vàng dài 13km và có 300 tháp canh. Đỉnh
cao và chiếm về mức độ vĩ đại đó là một trong bảy kỳ quan cổ của
người Babilon: vườn treo Babilon.
Kỳ quan thế giới này được Nebuchadnezzar xây dựng vào
khoảng 605-562 TCN như một món quà dành tặng Hoàng Hậu.

Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước treo lơ lửng trên
các mái vòm đan xen nhau, đó là điều tuyệt diệu trong phong cách
núi rừng – Vườn treo Babilon kết hợp trình độ bật thầy về kỹ thuật
11


với giấc mộng trữ tình. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120m 2
, chiều cao bức tường thành cao khoảng 25m. Khu vườn có bãi đất
tạo hình bậc thang với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong.
Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi lớp rộng khoảng 7m và cách
nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt,
hai lớp đá xây bằng gạch và lớp vỏ ngoài cùng bằng chì. Đất trong
khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây được hút lên từ con sông
phía bên dưới. Giả thuyết thứ hai lại cho rằng, công trình cao 100m,
gồm 4 tầng tháp, mỗi tầng cao 25m, trên mỗi tầng là một vườn
phẳng trồng rất nhiều loại hoa. Đáy của vườn cây được lát bằng
phiến đá đặt khít nhau và gối trên các hàng cột và tường dày chịu
lực. Nền đất làm bằng đá tảng, phủ gỗ, rồi nhựa sau đó lát gạch,
cuối cùng là phủ lên một lớp chì. Nước không thấm được xuống tầng
dưới mà còn giữ được độ ẩm cho vườn cây, riêng tầng một kết cấu
theo kiểu vòm cung đứng vững trên các cột đá hoa cương, không chỉ
tạo ra vẻ hài hòa mà còn có tác dụng chịu lực đáng kể.
*Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm
tương đối tiêu biểu là “bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”, “Bia luật
Hammurabi”, các tượng thần Atxiri...
4. Hệ thống đô thị
Đô thị vùng Tây Á và Lưỡng Hà có cùng thời gian với nền văn
minh Ai Cập cổ đại, là nơi xuất hiện và phát triển rực rỡ nền văn
minh đô thị cổ đại qua nhiều quốc gia như Babilon, Assyrie, Phenicie,

…Những đô thị vùng Lưỡng Hà và Tây Á là những bằng chứng sống
động đánh dấu giai đoạn đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Cư
dân Tây Á có quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng khác với người Ai
Cập cổ đại, tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh
của cư dân Lưỡng Hà. Tín ngưỡng ban đầu có nguồn gốc từ Ai Cập là
tín ngưỡng đa thần giáo, dần dần chuyển sang đơn thần và cuối
cùng người Phenicie và Palestine xây dựng nền tôn giáo mới: đạo Do
thái, ngoài ra cư dân Tây Á có quan niệm về cái chết đơn giản hơn
nhiều so với cư dân Ai Cập.
Hoạt động đời sống của cư dân đô thị gắn liền với tôn giáo và tín
ngưỡng luôn giữ vai trò chính của tổng thể đô thị, tạo thành một
trung tâm của đô thị, chiếm ưu thế và không gian trong cấu trúc đô
thị Tây Á. Về chính trị, bộ máy hành chính là kết hợp giữa vương
quyền và thần quyền, đặc điểm này tạo nên sức mạnh tập trung
quền lực của chính quyền quân chủ của khu vực Tây Á. Từ đó nhà
nước Tây Á đã huy động lực lượng để phát triển ngành nghề thủ
công, xây dựng các công trình thủy lợi lớn, các công trình kiến trúc
có quy mô đồ sộ.
12


Những đô thị Lưỡng hà có vai trò quan trọng là trung tâm chính
trị, kinh tế của vùng. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là hai yếu
tố quan trọng giúp đô thị phát triển. Hai hoạt động phát triển theo
hướng chuyên môn hóa đã tạo nên thành phần dân cư cơ bản của đô
thị, cùng tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị Lưỡng Hà là một
môi trường nhân tạo được thiết kế khép kín, tương phản với không
gian thiên nhiên rộng lớn khác với cấu trúc làng nông nghiệp. Đô thị
được xây dựng hoàn chỉnh bằng vật liệu đất nung, có mặt bằng dạng
hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục. Có tường thành

bảo vệ bên ngoài, bên trong được phân khu chức năng rõ ràng gồm:
khu ở của chủ nô, cư dân tự do, nô lệ. Trung tâm đô thị là các công
trình, trụ sở làm việc, các cung điện, dinh thự của vua chúa, quan lại
và nhà giàu. Hình khối xây dựng phong phú và trang trí tinh xảo, tỉ
mỉ. Đô thị Lưỡng Hà ban đầu TCN mang tính chất trung tâm hành
chính và tôn giáo của công xã nông thôn, sau đó phát triển thành
trung tâm thương mại thủ công nghiệp. Các thành phố được xây
dựng trên nhũng bệ cao nhân tạo để tránh lũ lụt, các công trình chủ
chốt được xây dựng với quy mô lớn. Tường thành có tính chất phòng
ngự rất mạnh. Việc xây dựng các công trình tôn giáo là do thuật xem
sao rất được chú trọng. Hệ thống đường xá, giao thông khá hoàn
thiện, được lát đá và hệ thống thiết bị cấp, thoát nước rất được chú
trọng.
Thành phố Babilon: Vào giai đoạn cực thịnh, thành Babilon có
dân số trên 200.000 người, chu vi thành dài 16km, tường thành xây
dựng bằng gạch cao 30m, rộng 8,5m với 7 cổng có cửa bằng đồng
và hệ thống tháp canh. Thành Babilon được xây dựng theo hình kỷ
hà, các công trình kiến trúc đền thờ, cung điện, nhà ở đều có dạng
hình vuông hoặc hình chữ nhật. Hệ thống đường xá được phân bố
theo dạng ô cờ và có chiều rộng khoảng 4 đến 7,5m. Cung điện
dành cho vua, các đền thờ chính là các công trình quan trọng nên
đều có vị trí trung tâm.
Tóm lại, đô thị vùng Lưỡng Hà và Tây Á có hai thành phần chủ
yếu và có quan hệ mật thiết với nhau: khu trung tâm, nơi tập trung
các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, cung điện, của tầng lớp thống
trị, chủ nô, nhà giàu. Khu cư trú, nơi ở và lao động của tầng lớp bị trị,
nô lệ. Đô thị được xây dựng theo nguyên tắc bố cục đối xứng, thiết
kế mạng lưới đường phố và các công trình kiến trúc ở dạng độc lập,
khép kín. Hình thức khai thác các hình khối kỷ hà có tỷ lệ lớn và thu
nhỏ dần theo chiều cao công trình, chi tiết trang trí tinh xảo và tỉ mỉ.

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên nên hệ thống đường phố có hình tự
do, nhà ở xây dựng theo quy mô nhỏ, liền kề và mật độ cao. Không

13


gian chức năng của công trình chủ yếu tập trung vào các sân trong
đô thị.
Phần kết luận: Kết luận
Mỗi đô thị có hai thành phần chủ yếu có quan hệ mật thiết với
nhau gồm khu trung tâm và nơi ở của cư dân đô thị; giữa bố cục quy
hoạch kiến trúc và công trình kiến trúc có sự tương phản về quy mô
với nhau; trong khi đô thị ngăn nắp, quy củ thì các công trình kiên
trúc mang tính lãng mạn…; Kiến trúc các tháp – đền, đền thờ là
những công trình chính đặc trưng trong yếu tổ tổ hợp không gian đô
thị. Tóm lại, khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm
và đã đạt được những thành tựu rực rỡ về hình thức tổ chức đô thị.
Những thành tựu về quy hoạch ấy, nhất là về các mặt quy hoạch
kiến trúc và công trình kiến trúc , kiến trúc vườn sinh thái đã có ảnh
hưởng quan trọng đối với văn minh khu vực và thế giới. Ta thấy
những đặc trưng cơ bản của đô thị vùng Lưỡng Hà có: Các thành phố
được xây dựng trên những bệ cao nhân tạo để tránh được ngập lụt.
Các công trình chủ chốt của thành phố được xây dựng với quy mô
rộng. Tường thành có tính chất phòng ngự. Tôn giáo và thuật xem
sao rất được chú trọng và thể hiện ở việc xây các đền đài và di-gurát. Hệ thống đường khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá và hệ
thống thiết bị kỹ thuật cấp, thoát nước tương đối được chú trọng.

HÌNH ẢNH

Đô thị Lưỡng Hà cổ đại


14


Bản đồ vị trí của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại
Lưỡng Hà cổ đại

Vườn treo Babilon
(1250 -615 TCN)

Bản đồ tổng quan

Thời kỳ đế quốc Assyria

Thời kỳ Tân Babylon (612 – 539 TCN)
331 TCN)

15

Thời kỳ Ba Tư (539 –


Kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại – Tháp Babel
đại – Người Sumer

Tháp đền Ziggrat ở Ur
Ziggurat ở Nippur, Iraq

Điêu khắc Lưỡng Hà cổ


Đài chiêm tinh

Vườn treo Babylon Lưỡng Hà cổ đại

16


Chữ tượng hình thời cổ

Nghệ thuật điêu khắc

Sử dụng gạch lưu ly để ốp vào tường các thành và lâu đài.

17


Thành Đua Su-Ru-Kin, Văn minh cổ đại Lưỡng Hà
( thế kỉ thứ II TCN)

Mặt bằng Thành Babilon

Tài liệu tham khảo
 /> /> /> /> Lịch sử đô thị - Đặng Thái Hoàng
 Google/ảnh-đô-thị-Lưỡng-Hà-cổ-đại
 /> /> />
18


19




×