Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý các dự án xây dựng trong khu di sản hoàng thành thăng long hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.55 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN ANH ĐỨC
KHÓA: 2016-2018

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG TRONG KHU DI SẢN HOÀNG THÀNH
THĂNG LONG-HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN ANH ĐỨC
KHÓA: 2016-2018

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ


ÁN XÂY DỰNG TRONG KHU DI SẢN HOÀNG THÀNH
THĂNG LONG-HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN ANH ĐỨC
KHÓA: 2016-2018

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG TRONG KHU DI SẢN HOÀNG THÀNH
THĂNG LONG-HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu
trường Đại Học Kiến Trúc hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Sau Đại
Học, Khoa Xây dựng Dân dụng và công nghiệp và các thầy cô trong trường
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
GS.TS Nguyễn Tiến Chương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này.
Và tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng, Ban chuyên môn của Trung
tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu
thông tin và tham gia cho tôi những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tôi cũng đã cố gắng trong quá trình thực hiện xong do thời gian
có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để những giải pháp, kiến
nghị, đề xuất trong luận văn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn đạt kết quả
cao./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


NGUYỄN ANH ĐỨC


Tên tôi là Nguyễn Anh Đức. Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN ANH ĐỨC


MỤC LỤC
 Lời cảm ơn
 Lời cam đoan
 Danh mục các chữ viết tắt
 Danh mục các bảng biểu
 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
 Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài ............................................ 4
 Các khái niệm ( thuật ngữ ) ...................................................................... 5
 NỘI DUNG

7

 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU DI SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG
LONG

7

1.1.Tổng quan các công trình tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long

7

1.1.1. Khái quát chung về khu di tích Hoàng thành Thăng Long .......... 7
1.1.2. Hệ thống công trình di tích Hoàng thành Thăng Long .............. 12
1.1.3. Một số dụ án, công trình di tích Hoàng thành Thăng Long ....... 19
1.2.Công tác QLDA xây dựng công trình tại Ban QLDA của Trung tâm
bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội ....................................................... 22
1.2.1. Giới thiệu bộ máy quản lý tại trung tâm bảo tồn di sản Thăng
Long - Hà Nội .................................................................................... 22
1.2.2. Mô hình quản lý dự án hiện hành tại Trung tâm bảo tồn di sản
Thăng Long - Hà Nội ......................................................................... 26
1.2.3. Thực trạng công tác lập dự án ................................................... 27


1.2.4. Thực trạng công tác quản lý xây dựng công trình ..................... 30
1.3.Một số tồn tại của Ban QLDA của Trung tâm khi thực hiện dư án ... 32
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ......................................................... 32
1.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư .............................................. 35
1.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử
dụng ................................................................................................ 36
 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THỰC
HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH .................... 38
2.1.Cơ sở lý luận về dự án xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích ...................... 38

2.1.1. Các khái niệm dự án xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích ................. 38
2.1.2. Phân loại các dự án xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích ................... 39
2.1.3. Các giai đoạn thực hiện dự án xây dựng tu bổ tôn tạo di tích .... 40
2.1.4. Các phương pháp bảo tồn di tích............................................... 43
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư tu bổ tôn tạo di tích .............. 45
2.2.1. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư .............................. 45
2.2.2. Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ tôn tạo di tích . 45
2.3.Cơ sở pháp lý về tu bổ tôn tạo di tích................................................ 51
2.3.1. Cơ sở pháp lý về tu bổ tôn tạo di tích trên thế giới .................... 51
2.3.2. Cơ sở pháp lý về tu bổ tôn tạo di tích của Việt Nam ................. 57
 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA CỦA TRUNG TÂM BẢO TỒN DI SẢN
THĂNG LONG – HÀ NỘI .................................................................... 59
3.1.Định hướng phát triển và mục tiêu phát huy giá trị khu di tích
Hoàng Thành Thăng Long ...................................................................... 59
3.1.1. Định hướng phát triển ............................................................... 59
3.1.2. Quan điểm ................................................................................ 61
3.1.3. Mục tiêu ................................................................................... 62


3.2.Đề xuất một số giải pháp .................................................................. 63
3.2.1. Công tác khảo sát...................................................................... 63
3.2.2. Công tác quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích ............... 67
3.2.3. Công tác tu bổ di tích ................................................................ 70
3.2.4. Tính nguyên gốc của di tích là yếu tố cần được quan tâm hàng
đầu trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích .......................... 75
3.2.5. Vấn đề quản lý và thực thi các dự án đầu tư tu bổ và phát huy
di tích ................................................................................................. 76
3.2.6. Đề xuất lược đồ quản lý dự án bảo tồn, tu bổ di tích ................. 77
3.2.7. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về di tích ..................... 81

3.2.8. Công tác bảo trì công trình sau khi đưa dự án vào sử dụng ....... 82
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 84
Kết luận .................................................................................................... 84
Kiến nghị .................................................................................................. 85
 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BQLDA

Ban quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

ĐVTC

Đơn vị tư vấn

CTXD

Công trình xây dựng

DA


Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

ĐVTC

Đơn vị thi công

GPMB

Giải phóng mặt bằng



Hợp đồng


HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

KTXH

Kinh tế xã hội

NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLDA


Quản lý dự án

TVTK

Tư vấn thiết kế

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm bảo tồn di sản
Thăng Long – Hà Nội

Bảng 1.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án


Bảng 1.3

Mô hình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư

Bảng 1.4

Mô hình quản lý dầu tư xây dựng


1

MỞ ĐẦU
 Lý do lựa chọn đề tài
Về bản chất, quản lý di sản văn hóa là quản lý các hoạt động của con
người/cộng đồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát
huy giá trị,…) có thể tác động ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn
hóa. Như vậy, cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa là thiết lập mối quan
hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và cộng đồng dân cư địa
phương nơi có di sản cần được bảo vệ, phát huy.
Hoàng thành Thăng Long là thủ đô - trung tâm quyền lực chính trị, kinh
tế và văn hóa, Thăng Long xưa luôn tạo ra lực hấp dẫn thu hút nhân lực, vật
lực của nhiều địa phương, tạo nên sự đa sắc về văn hóa và di sản văn hóa.
Kinh Kỳ - Kẻ Chợ gắn với đời sống sinh hoạt của cung đình, hoàng gia nên
các sản phẩm văn hóa phi vật thể và vật thể cũng đạt được chất lượng nghệ
thuật cao mang tính "chuyên nghiệp" góp phần tạo lập mạng lưới phố nghề
gắn với làng nghề nổi tiếng từ các làng quê.
Ban quản lý dự án của trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã
tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích
trình các cấp có thẩm quyền để phân kỳ thực hiện. Nhà Nước đã đầu tư nhiều
tỷ đồng cho việc trùng tu tôn tạo hàng loạt các hạng mục công trình ở khu di

tích, đồng thời nâng cấp cải tạo mới nhiều công trình phục vụ du khách theo
hướng phát triển phục vụ du lịch văn hóa và lễ hội.
Hiện nay hoạt động tu bổ tôn tạo di tích đã và đang diễn ra sôi động khắp
nơi trên đất nước ta và ở mọi loại hình di tích, từ những di sản khảo cổ kiến
trúc nghệ thuật đến di tích lịch sử, cách mạng và cả ở những danh lam thắng
cảnh.
Một vấn đề có tính chất nền tảng cho công tác quản lý di sản văn hóa là


2

phải xây dựng được ngân hàng dữ liệu khoa học về tất cả các di tích lịch sử,
văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể có trên địa bàn thành phố. Có thể coi
đây là “tổng kho di sản” của cả thành phố - nơi tích hợp mọi nguồn thông tin
có liên quan tới di sản văn hóa và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đã, đang
và sẽ được triển khai ở Hà Nội. “Ngân hàng dữ liệu” đó bao gồm:
- Hồ sơ khoa học về di sản;
- Bản vẽ kỹ thuật;
- Ảnh chụp (đen trắng và màu), băng, đĩa ghi hình v.v…;
- Các văn bản pháp lý có liên quan;
- Các quy hoạch, kế hoạch, dự án tu bổ, tôn tạo di tích.
Một khi đã được số hóa bằng công nghệ tin học, cho phép dễ dàng kết
xuất các báo cáo, thì ngân hàng dữ liệu như trên sẽ được phát huy sức mạnh
lớn lao trong đời sống xã hội, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý di sản
văn hóa.
Trước hết, cần quan tâm tới mô hình quản lý ở các di tích quốc gia đặc
biệt. Hiện tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội quản lý cả 2 di
tích đặc biệt là Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích thành Cổ Loa trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội là Sở Văn hóa và Thể thao Hà

Nội. Việc xác định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp các mô hình quản
lý di sản văn hóa của thành phố là vấn đề cần được đặt ra và xử lý thật hài hòa.
Đồ án đã được Bộ Xây dựng duyệt theo Quyết định số 975/QĐ-BXD và
ngày 28/12/2015 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký Quyết định số 1481/QĐ-BXD
phê duyệt điều chỉnh bổ sung đồ án.
Do đó luận văn : “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các


3

dự án xây dựng trong khu di sản Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội” được
thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý các dự án xây dựng trong khu di tích cho Ban Quản lý dự án
khu di sản Hoàng Thành Thăng Long.
 Mục đích nghiên cứu
Giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính từ lúc phê duyệt
chủ trương đầu tư đến khi thực hiện dự án và đưa công trình vào sử dụng.
Nhất thể hóa công tác quản lý trong khu di sản.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án xây dựng trong khu di sản
Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lý các dự án xây dựng là bảo
tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản
phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có phát
triển cộng đồng cư dân nơi có di sản, đặc biệt là góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch bền vững - một trong những mũi nhọn kinh tế của thành phố.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc áp dụng nâng cao hiệu quả công tác quản lý các
dự án xây dựng trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác quản lý thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng trong khu di sản.

Phạm vi nghiên cứu là: Các dự án đầu tư xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích
do Ban Quản lý dự án thực hiện trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long –
Hà Nội.
 Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận vấn đề, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu: phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan, phương pháp thống kê,


4

phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế, phương pháp chuyên
gia...Các số liệu được sử dụng đều là những số liệu được thu thập công bố bới
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trên các tạp chí, các trang website
chuyên ngành.
Phương pháp khảo sát, nghiên cứu và phân tích tài liệu: Thu thập thông
tin với mục đích nghiên cứu tài liệu, các số liệu thống kê tổng hợp, chủ
trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn
đề nghiên cứu, phục vụ đề tài luận văn
Phương pháp chuyên gia: trao đổi kết quả nghiên cứu và đề xuất với các
chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nghành, tại địa phương và trung
ương nhằm khai thác những ưu điểm, khắc phục các thiếu sót, hạn chế trong
nghiên cứu đề xuất của luận văn.
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tập hợp các nhân tố có quan hệ tương
tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, xem xét và phân tích. Trên cơ sở đó,
xác định nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập trung nghiên cứu mối
quan hệ hữu cơ và hình thành giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu so sánh hệ thống: Là các phương pháp nhận
biết đầy đủ và các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức để khai
thác phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Nghiên cứu các mô hình tương tự trong nước và quốc tế để rút ra những kính

nghiệm áp dụng cho khu vực nghiên cứu.
Và các phương pháp nghiên cứu khác.
 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Nâng cao công tác quản lý các dự án xây dựng trong khu di sản Hoàng
thành Thăng Long là hết sức có ý nghĩa trong thực tiễn.
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề


5

trong công tác quản lý dự án, đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án xây dựng.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Phân tích thực trạng về hoạt động công tác quản
lý dự án xây dựng và phân tích đưa ra một số nguyên nhân tồn tại trong hoạt
động quản lý dự án xây dựng.
Kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
dự án xây dựng trong thời gian tới.
 Các khái niệm ( thuật ngữ)
Chủ đầu tư xây dựng: (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức cá
nhân sử dụng vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý và sử dụng vốn
để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới sửa chữa, cải tạo
công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn
bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Hoạt động xây dựng: gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng,

giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu bàn giao đưa
công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành bảo trì công trình xây dựng và
hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Lập dự án đầu tư xây dựng: Gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi đầu tư xây dựng ( nếu có). Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng,
hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc
cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.


6

Tổng thầu xây dựng: Là nhà ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để
nhận thầu một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây
dựng.
Thẩm định: Là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ
đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết
trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho
công tác thẩm định.
Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các
thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp
dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo
Thiết kế bản vẽ thi công: Là thiết kế thể hiện đầy dủ các thông số kỹ
thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng
công trình.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


81

Xuất phát từ mức độ hỏng hóc, xuống cấp mà yêu cầu phải sữa chữa để
thiết kế giải pháp sữa chữa cụ thể.
e. Sửa chữa
Bao gồm quá trình thực thi thiết kế và thi công sữa chữa hoặc gia cường
kết cấu

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau hơn 5 năm tiến hành khảo cổ, nghiên cứu và bảo quản tạm thời, quy
hoạch tổng thể Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được phê
duyệt nhằm bảo tồn lâu dài các di chỉ khảo cổ học đã phát lộ, qua đó tạo điều
kiện cho việc tiếp tục nghiên cứu và quảng bá khu di tích.
Ý tưởng chủ đạo của Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long là tạo lập hình
ảnh đặc trưng cho Khu di tích mang bề dày văn hoá tiêu biểu hiếm có của
Quốc gia và thế giới với tính chất của một công viên văn hoá lịch sử. Đây sẽ
là hình ảnh tiêu biểu cho lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc cũng như
nghệ thuật quy hoạch, xây dựng kiến trúc kinh thành của người Việt



82

Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long vừa được TP. Hà Nội công bố được đánh giá có ý
nghĩa lớn trong giáo dục truyền thống, bảo tồn di sản văn hoá, khai thác tiềm
năng du lịch, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và quảng bá hình ảnh Hà Nội
tới các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định trong công tác tu
bổ tôn tạo các dự án di tích như chất lượng công trình nhanh xuống cấp, dự án
phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ hoành thành không đúng theo quyết định
phê duyệt dự án... Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRONG KHU DI
SẢN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI” làm luận văn tốt nghiệp.
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn đã tập trung vào nghiên cứu một
số vấn đề cơ bản trong việc quản lý và thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo trong thời gian
qua và chỉ ra những hạn chế bất cập cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án.
Qua những vấn đề đã nghiên cứu và lý luận về quản lý dự án di tích tác giả đề
xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về di tích,
hoàn thiện công tác quy hoạch di tích, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư, giải
pháp về công tác quản lý dự án nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án
đầu tư xây dựng tu bổ, tôn tạo di tích Hoàng Thành Thăng Long trong thời gian tới.
2.Kiến nghị
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của
Trung tâm di sản Hoàng Thành Thăng Long, tác giả kiến nghị một số nội dung sau:
Thứ nhất đó là: Cần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về di tích đó là:
Xây dựng quy chế quản lý của khu trung tâm, của từng phòng ban thuộc trung tâm,
kiện toàn Ban quản lý dự án thuộc trung tâm. Tăng cường công tác giám định cổ



83

vật. Tăng cường công tác quản lý đất đai di tích. Tăng cường quản lý giải phóng
mặt bằng tại di tích. Tăng cường nghiên cứu vật thể, phi vật thể liên quan đến di tích.
Thứ hai đó là: Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo hướng gắn với trách
nhiệm với quyền lợi, nâng cao trách nhiệm cá nhân.
Thứ ba đó là: Hoàn thiện về nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư theo
hướng tranh thủ các ý kiến của các nhà khoa học, giáo sư lịch sử, năng cao vai trò
của cộng đồng trong quá trình thực hiện thông qua việc kiểm tra giám sát một cách
thực chất.
Thứ tư đó là: Đề xuất thủ tướng chính phủ những dự án thành phần đã nằm
trong phê duyệt qui hoạch tổng thể của trung tâm thì sẽ giao cho UBND đại diện
cho chính phủ trực tiếp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư. Công tác tu bổ,
tôn tạo DT trong di tích cũng đang gặp khó. Để giải quyết, tháng 7 vừa qua, UBND
TP Hà Nội đã có Báo cáo số 94/BC-UBND, gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị
được chủ động trong trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ, tôn
tạo DT trên địa bàn. Trong khu di sản một số di tích xuống cấp nghiêm trọng cần
được tu bổ. Nếu không có cơ chế đặc thù cho Hà Nội, di tích sẽ tiếp tục xuống cấp
từng ngày.
Đã đến lúc những mâu thuẫn, bất cập trong các quy định hiện hành về tu bổ,
tôn tạo di tích cần được sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện cho công tác quản lý và phát
huy giá trị di tích một cách hiệu quả.


84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2012) Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL
ngày 30/12/2013 của Bộ văn Hóa Thể Thao và Du lịch Hướng dẫn xác định chi phí

lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
2. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2012) Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL
ngày 28/12/2012 của Bộ văn Hóa Thể Thao và Du lịch Quy định chi tiết về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích
3. Bảo tồn di sản tại những nước phát triển. Kinh nghiệm cho Việt Nam (Hà
Nội -2014) Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp


85

4. Chính phủ (2010) Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ
tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử
văn Hóa...
5. Chính phủ (2012) Quyết định số 70/2012 NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính Phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,phê duyệt Quy hoạch
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn Hóa, danh lam thắng cảnh
6. Chính phủ (2012) Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/05/2012 của Thủ
tướng Chính Phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
7. Chính phủ (2014) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
8. Chính phủ(2015) Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
10. Khu Trung Tâm Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội. Di Sản Văn Hóa Thế
Giới( 2014) Nhà Xuất Bản Hà Nội
11. Không gian khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. Tư liệu và nhận
thức . (Năm 2016) Nhà Xuất Bản Hà Nội
12. www.hoangthanhthanglong.vn/
Tiếng Anh :

1. Exploring the world heritage sites of Cambodia, Laos and Viet Nam
(2015) Published in 2015 by the United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization, 7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, France


86

2. Final

Report

of

the

UNESCO/Japanese

Funds-in-Trust

project

“Preservation of the cultural heritage complex of Thang Long- Hanoi”(December
2013) by Japan
3.



×