Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giúp học sinh tự tin khi học môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.85 KB, 3 trang )

Giúp học sinh tự tin học môn Âm nhạc
GIÚP HỌC SINH
TỰ TIN HƠN KHI HỌC MÔN ÂM NHẠC.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là môn học bắt buộc trong chương trình THCS. Có thể nói đây là bộ môn
được đa số học sinh yêu thích và háo hức chờ đến tiết học. Sở dĩ các em có thái độ
như vậy là vì môn học này giúp các em thư giãn đầu óc sau những tiết học căng
thẳng. Hơn nữa môn âm nhạc còn cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích và lí
thú, đồng thời nó còn làm phong phú hơn đời sống tâm tư tình cảm của các em. Tuy
nhiên như vậy không có nghĩa là không có học sinh cảm thấy " sợ" giờ nhạc. Vậy vì
sao một số em lại có tâm trạng lo sợ khi học nhạc? Làm thế nào để giúp các em tự
tin đón nhận giờ học này một cách thoải mái nhất?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Tìm hiểu thực tế:
Sau khi phát phiếu thăm dò học sinh tôi thấy có 84% số học sinh thích học giờ
nhạc.Còn lại 16% số em thích nhưng cảm thấy hơi e ngại, lo lắng.
2.Nguyên nhân:
- Hầu hết những em có tâm trạng lo lắng đều là những em không có năng khiếu âm
nhạc. Các em đều mang tâm lí chung là ngại xuất hiện trước các bạn và sợ bị điểm
kém.
- Một số em bị hổng kiến thức và không chịu khó học tập.
- Một phần do thái độ và cách truyền đạt của giáo viên còn khó hiểu ( phần nhạc lí).
3. Giải pháp:
Sau khi phân tích nguyên nhân tôi đã thử vận dụng một số giải pháp như sau:
a. Tạo tâm lí thoải mái, dễ chịu cho học sinh khi vào tiết học.
- Sự xuất hiện quá nghiêm túc của giáo viên vào đầu tiết học rất dễ gây ra sự căng
thẳng trong học sinh. Vì thế khi vào lớp giáo viên nên vui vẻ để tạo không khí thoải
mái cho giờ học.
- Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên không nên phê bình, chê bai khi học sinh
không thực hiện được bài mà nên từ từ động viên, khích lệ các em.
- Không thực hiện tiến trình bài dạy một cách máy móc. Hãy thay việc kiểm tra bài


cũ ở đầu tiết học bằng một trò chơi âm nhạc đơn giản để giúp học sinh có tâm lí
thoải mái. Việc kiểm tra bài cũ có thể tiến hành sau khi các em đã ôn bài.
b. Lôi kéo tất cả học sinh cùng vào bài học.
- Giải pháp tốt nhất đẻ lôi kéo các đối tượng kể cả những em không ham thích lẫn
lười học là tổ chức trò chơi âm nhạc dưới nhiều hình thức. Làm như vậy các em
sẽ thấy bớt lo lắng và dễ bị lôi cuốn vào giờ học.
Ví dụ: Trong tiết tập đọc nhạc, thay vì cho học sinh luyện thang âm, giáo viên tổ
chức trò chơi đoán tên nốt bằng cách gõ lên phím đàn các âm cơ bản, người chơi chỉ
việc đọc tên nốt sao cho đúng cao độ.
Nguy n Ph ng Nhung- THCS Tr n H ng o- Hễ ươ ầ ư Đạ Đ
Giúp học sinh tự tin học môn Âm nhạc
Trong tiết ôn tập, thay vì giáo viên hỏi và học sinh trả lời hãy xây dựng các
bài tập theo dạng kết nối, điền khuyết hay nghe nhạc đoán tên bài hát,...
c. Giáo viên hãy vui vẻ và kiên nhẫn hướng dẫn cho học sinh.
Khi các em không hiểu hoặc không thực hiện đúng yêu cầu của bài học ( hát và đọc
nhạc sai cao độ, trường độ) thì các bạn thường cười ồ lên. Giáo viên nên bình tĩnh
hướng dẫn lại và động viên các em kịp thời.
d.Xem lại thiết kế bài dạy.
- Điều chỉnh kịp thời phương án xử lí những chỗ khó hiểu.
- Tuỳ trình độ từng lớp để sử dụng giáo án phù hợp.
e. Đừng quá nặng nề trong việc cho điểm.
- Hãy tạo cơ hội cho các em có điểm kiểm tra tốt nhất bằng cách cho các em thực
hiện vài lần ( hát hay đọc nhạc ). Tránh tình trạng lấy điểm ngay khi học sinh vừa
đọc bài được một lần mà lần ấy các em thực hiện chưa tốt lắm.
- Điểm số có thể xem xét đến lòng nhiệt tình, chịu khó học tập của học sinh(điểm
thưởng).
4. Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp.
- Sau thời gian thực hiện các giải pháp số học sinh lo lắng, e sợ về bộ môn giảm hẳn.
-Số học sinh đạt khá, giỏi cao.
5. Bài học kinh nghiệm:

Những biện pháp trên phải được sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
Việc tạo tâm lí thoải mái cho các em trước và trong giờ học là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó phương pháp giảng daỵ; thái độ vui vẻ, kiên nhẫn của giáo viên cũng là
những yếu tố quyết định đến thái độ và chất lượng học tập của học sinh.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện không chỉ có kiến thức, kĩ năng
về khoa học kĩ thuật mà còn có tâm hồn, tình cảm tốt đẹp là mục tiêu lâu dài và vô
cùng khó khăn của ngành giáo dục. Bộ môn âm nhạc nói riêng và các môn nghệ
thuật nói chung sẽ thực sự góp phần làm đẹp thêm tâm hồn tình cảm cho các em.Và
nhiệm vụ của người giáo viên là phải nhiệt tình, luôn trau dồi năng lực và biết cách
làm cho các em yêu thích môn học của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Rất mong được các đồng chí góp
ý, xây dựng.
Đông Hà, ngày 29 tháng 5 năm 2007
Người viết


Nguyễn Thị Phương Nhung

Nguy n Ph ng Nhung- THCS Tr n H ng o- Hễ ươ ầ ư Đạ Đ
Giúp học sinh tự tin học môn Âm nhạc



Nguy n Ph ng Nhung- THCS Tr n H ng o- Hễ ươ ầ ư Đạ Đ

×