Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI XÃ KHẢ PHONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228 KB, 50 trang )

Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I:.............................................................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI.......................................................................1

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI

1

1.1.1. Một số khái niệm có niên quan về kinh tế trang trại...........................................................................1
1.1.2. Vai trò và đặc trưng của kinh tế trang trại..........................................................................................1
1.1.3. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế trang trại..........................................................................3
BẢNG 1. 1: TRANG TRẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á....................................................................................4
BẢNG 1.2: TRANG TRẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU..................................................................................5
1.1.4. Các loại hình trang trại:......................................................................................................................5

1.2. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở NƯỚC TA

6

1.3. TÍNH TẤT YẾU CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM

7

1.4. KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

7



CHƯƠNG II...........................................................................................................................................................10
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI.............................................................................10
TẠI XÃ KHẢ PHONG.........................................................................................................................................10

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ KHẢ PHONG

10

2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................................10
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:....................................................................................................................12
2.1.3. Tình hình dân số và lao động của xã.................................................................................................16
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ QUA 3 NĂM 2008 – 2010...............................................18
2.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................................................................19
2.1.5. Tình hình phân bố và quản lý các mô hình trang trại.......................................................................20

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI XÃ KHẢ PHONG 2006 –
2010

21

2.2.1 Tình hình chung về kinh tế trang trại trong địa bàn xã......................................................................21
2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại..........................................................................22
2.2.3. Sơ lược về các chủ trang trại.............................................................................................................23
2.3.4. Tình hình lao động của các trang trại...............................................................................................24
2.3.5. Vốn của các trang trại điều tra tại xã Khả Phong............................................................................26
BẢNG 2.3 A: TÌNH HÌNH VỐN CÁC TRANG TRẠI NĂM 2010...............................................................27
2.3.6. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các mô hình kinh tế trang trại.......................................29



Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

BẢNG 1.6 A: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA TRANG TRẠI NĂM 2010.................30
Về tổng giá trị sản xuất, là chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại dưới dạng sản
phẩn hàng hoá trong khoảng thời gian của từng năm, tổng giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế của 3
năm 2008, 2009, 2010, giá trị sản xuất bình quân trung của 3 năm là 216,79 trđ/năm, trong đó năm 2010 đạt
tổng giá trị sản xuất cao nhất với 236,01 trđ/năm, thấp nhất là năm 2008 tổng giá trị sản xuất đạt 198,07
trđ/ năm, do những năm đầu việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ lên việc
chăn nuôi gặp nhiều rủi ro, các loại giống cây trồng vật nuôi chưa được trú trọng về chất lượng con giống,
chưa đa dạng các con nuôi có giá trị kinh tế cao.............................................................................................32
2.3.7. Đánh giá chi phí sản xuất của các trang trại....................................................................................32
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN CỦA CÁC TRANG TRẠI NĂM 2010...34
2.3.8. Đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mô hình trang trại trên địa bàn
xã.......................................................................................................................................................................35
BẢNG 2.5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG TRẠI NĂM 2010.......................37
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại...................................................................40
CHƯƠNG 3............................................................................................................................................................42
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI XÃ KHẢ PHONG
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015......................................................................................................................................42

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA XÃ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG
TRẠI.

42

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

43


3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

45


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận trung về kinh tế trang trại
1.1.1. Một số khái niệm có niên quan về kinh tế trang trại
Trên thực tế khái niệm về kinh tế trang trại cũng chưa có văn bản nào
khái niệm cụ thể về kinh tế trang trại, mà chỉ thấy có những quan điểm về
kinh tế trang trại:
Nghị quyết số 03 năm 2000 ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế
trang trại đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại “ kinh tế trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập,
khuyến khích làm giầu đi đôi với xoá đói giảm nghèo
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại, gắn
liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch
lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

1.1.2. Vai trò và đặc trưng của kinh tế trang trại
a) Vai trò của kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại mang bản chất là một tổ chức kinh tế độc lập, có vai trò
hết sức tích cực và quan trọng trên cả lĩnh vực kinh tế cũng như xã hội và môi
trường
- Về lĩnh vực kinh tế:

1


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

Phát triển kinh tế trang trại nó hình thành lên những vùng sản xuất đa
canh, chuyên môn hoá cao, xoá bỏ tình trạng ruộng đất ô thửa nhỏ manh mún,
góp phần chuyển đổi nền công nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất nông
nghiệp - hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, đa dạng cây trồng vật nuôi, kinh tế trang trại phát triển nó còn tạo đà
thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo lên động
lực khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ sản xuất, góp phần vào sự tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
- Về lĩnh vực xã hội:
Phát triển kinh tế trang trại còn thúc đẩy việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông
nghiệp nông thôn, hàng năm các trang trại đã thu hút một lượng lớn lao động, làm
nông nghiệp ở nông thôn những lúc nông nhàn, giải quyết công ăn việc làm góp
phần đáng kể tăng thu nhập cho nông dân, làm giảm thiểu các vấn đề xã hội, góp
phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, nâng cao cách thức quản lý và tổ chức lao
động, sản xuất kinh doanh cho chủ trang trại và nông dân.
- Về lĩnh vực môi trường:

Hầu hết các trang trại đã có ý thức trong khai thác hợp lý môi trường
sinh thái quanh trang trại, vì lợi ích thiết thực của bản thân trang trại và các
trang trại xung quanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi,
sử lý chất thải của các trang trại, đối với các trang trại lâm nghiệp còn góp
phần quan trọng vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, từ đó phát triển kinh tế
trang trại góp phần đáng kể vào cải tạo môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
b) Các đặc trưng kinh tế trang trại:
Hộ gia đình hay một nhóm người phát triển kinh tế trang trại, cũng là
một tổ chức kinh tế độc lập ở trong hệ thống kinh tế trung của xã hội, là tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận thì nó mang
những đặc trưng riêng, để phân biệt với các tổ chức kinh tế khác, như kinh tế

2


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

nông hộ, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một số mô hình kinh
tế trang trại.
- Đối với phát triển kinh tế trang trại có tính chuyên môn hoá cao, trang
trại sản xuất các loại hàng hoá nhằm đạt lợi ích cao, đây được coi là một đặc
trưng cơ bản của kinh tế trang trại, lấy giá trị tổng sản phẩm và giá trị tổng
sản phẩm hàng hoá là hai chỉ tiêu dùng để đánh giá quy mô trang trại, thường
tỷ xuất sản phẩm hàng hoá chiếm 85% trở lên, chúng ta cũng sử dụng những
chỉ tiêu gián tiếp như diện tích trang trại, số vốn đầu tư cho trang trại, số lao
động trong một trang trại.
- Yếu tố thị trường: Đây là yếu tố quyết định chính cho chiến lược phát
triển sản xuất của trang trại, được bao gồm cả yếu tố thị trường, đầu vào và

đầu ra của tiêu thụ sản phẩm, vì các hoạt động đầu tư và sản xuất của trang
trại nhằm tạo ra hàng hoá để bán gia thị trường, vì vậy các tín hiệu từ thị
trường là cơ sở để trang trại hoạt động, từ đó vấn đề đặt ra với các trang trại là
khả năng tiếp cận thị trường của chủ trang trại nhằm nắm bắt được cơ hội sản
xuất các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu
Các trang trại có vốn lớn để đầu tư, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật thì có lãi nhiều hơn, các trang trại mà chủ trang trại có trí lớn đặc trưng
này giúp cho chủ trang trại mạnh dạn đầu tư, không lo rủi ro, từ đó họ quản lý
vốn có hiệu quả hơn.
1.1.3. Điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế trang trại
Lịch sử phát triển kinh tế trang trại có từ lâu, theo các chuyên gia về sử học,
và kinh tế học thế giới đã chứng minh từ thời La Mã, các trang trại đã hình thành,
giai đoạn tư bản chủ yếu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, trên thế giới các
mô hình trang trại ở mỗi nước có những đặc trưng khác nhau, quy mô trang trại và
phương pháp sản xuất tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước, kinh tế trang trại là
loại hình kinh tế hộ gia đình, nhưng đã khẳng định được vị trí của nó trong phát

3


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

triển nông nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới.
* Phát triển kinh tế trang trại gia đình một số nước Châu á
Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, lao động nông nghiệp
giảm thì quy mô trang trại cũng tăng lên, các nước này trang trại có quy mô
nhỏ, thuận tiện cho việc canh tác bằng các phương tiện cơ giới nhỏ, nền công
nghiệp của họ phát triển, đã tạo cho các chủ trang trại áp dụng được các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh và cơ giới hoá trong sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, nền công nghiệp phát triển cũng hỗ trợ mạnh mẽ để trang trại
sản xuất gia các mặt hàng, có năng xuất, chất lượng cao, ít rủi ro
Bảng 1. 1: Trang trại một số nước Châu Á
Chỉ tiêu

Thập

ĐVT

Thập

Thập

Thập

niên 50 niên 60 niên 70 niên 80

Nhật
Số trang trại
trang trại
6176
5342
4661
3691
Diện tích bình quân
ha
0,8
1,1
1,1

1,38
Đài Loan
Số trang trại
trang trại
744
808
916
739
Diện tích bình quân
ha
1,12
0,91
0,83
1,21
Hàn Quốc
Số trang trại
trang trại
2249
2507
2379
1772
Diện tích bình quân
ha
0,86
0,9
0,94
1,2
Thái Lan
Số trang trại
trang trại

3214
4018
4464
5245
Diện tích bình quân
ha
0,35
3,72
3,56
4,52
Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
- Dựa vào trình độ cơ giới, đặc điểm tự nhiên, tình hình xã hội mỗi giai đoạn,
tình hình đất nông nghiệp. Từ đó mà diện tích đất trang trại không lớn lắm, với sự
phát triển của khoa học công nghệ, các trang trại đã tập trung đầu tư để sản xuất ra
hàng hoá có sản lượng và chất lượng cao, để có lợi nhuận cao.
* Phát triển kinh tế trang trại ở Châu âu
Ỏ các nước Châu âu tiến hành công nghiệp hoá sớm họ cho rằng kinh tế

4


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

hàng hoá của tư bản nông nghiệp cũng phải xây dựng thành các xí nghiệp tập
trung như công nghiệp, đến nay các nước phát triển kinh tế trang trại gia đình
vẫn phát triển mạnh mẽ.
Bảng 1.2: Trang trại một số nước Châu Âu
Chỉ tiêu


ĐVT

Thập

Thập

Thập

Thập

niên 50 niên 60 niên 70 niên 80

Anh
Số trang trại
trang trại
453
467
327
254
Diện tích bình quân
ha
36
41
55
71
Pháp
Số trang trại
trang trại
2285

1588
1263
801
Diện tích bình quân
ha
14
19
23
35
Tây Đức
Số trang trại
trang trại
2051
1709
1075
983
Diện tích bình quân
ha
11
10
14
15
Hà Lan
Số trang trại
trang trại
453
467
327
254
Diện tích bình quân

ha
36
41
55
71
Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
* Ở nước ta: trang trại đã phát triển và hình thành từ rất sớm, nhưng có
giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế trang trại chưa được coi trọng, từ
khi có chủ trương đổi mới cơ chế trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị
trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính
sách khuyến khích phát triển, từ đó số lượng trang trại được tăng lên nhanh
chóng, thành phần trang trại ngày càng đa dạng.
1.1.4. Các loại hình trang trại:
Thông thường, các trang trại được phân loai như sau:
+ Trang trại trồng trọt: Là trang trại trồng cây lâm nghiệp, trồng cây lâu
năm, trồng cây hàng năm.
+ Trang trại chăn nuôi: là trang trại chăn nuôi gia xúc như lợn, dê. Chăn
nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan.... , chăn nuôi đại gia xúc như trâu, bò.

5


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

+ Trang trại chăn nuôi thuỷ sản: nuôi trồng các loại thủy sản.
+ Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: Vườn, ao, chuồng (VAC) đây
là những trang trại có từ hai hoạt động sản xuất khác nhau trở lên, mỗi hoạt
động đều đạt về quy mô, mức giá trị hàng hoá đã được quy định cho mỗi

trang trại.
Phần lớn các trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, lao động
thuê mướn cơ bản tập trung vào thời vụ, chỉ số ít trang trại tiểu chủ là sử dụng
lao động thuê mướn.
Các loại hình trang trại trên cần được khuyến khích phát triển, trong giai
đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia đình vì loại hình này
phù hợp với trình độ phát triển của nước ta.
1.2. Các chính sách phát triển kinh tế trang trại ở nước ta
Trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung và
kinh tế trang trại nói riêng, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy, tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế trang trại cả nước
- Luật đất đai năm 1993 là căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất
đai, tạo hành lang pháp lý để kinh tế trang trại phát triển.
- Nghị quyết 64 - CP ngày 27/9/1993 ban hành với các quy định cụ thể
về giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ gia đình sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp
- Nghị định số 01 - CP ngày 04/01/1995 về giao khoán đất sử dụng vào
mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cho doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị định 85 - CP ngày 28/8/1999 quy định sửa đổi bổ sung một số
điều về giao đất nông nghiệp.
- Nghị quyết 03/2000/NQ - CP tháng 02/2000 về kinh tế trang trại
* Để có những tiêu chí nhận dạng trang trại, có thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN/TCTK ngày 23/6/2000; Thông tư sửa đổi số 74/2003/TT

6


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590


-BNN những chính sách trên là cơ sở pháp lý rất quan trọng để phát triển kinh
tế trang trại, nó tạo ra một trào lưu phát triển mạnh mẽ trên cả nước.
1.3. Tính tất yếu của phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Với những cơ sở lý luận và thực tễn đã cho thấy phát triển kinh tế trang trại là
một loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp
với những quy luật phát triển kinh tế và xu thế phát triển nông nghiệp chung mà thế
giới đã trải qua trong suốt mấy thập kỷ qua. Tại Việt Nam, nền nông nghiệp nước
nhà chắc chắn cũng không nằm ngoài xu thế chung này và sẽ tuân theo những quy
luật phát triển chung của cả thế giới là điều tất yếu.

Kinh tế trang trại đã được hình thành và phát triển từ nền tảng là kinh tế
hộ gia đình, sự phát triển kinh tế trang trại luôn gắn liền với yếu tố sản xuất
kinh doanh, nó bao gồm các yếu tố như đất đai, lao động tư liệu sản xuất, vốn,
khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng
hoá cú chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, với
những cam kết trong nông nghiệp, Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn như:
Nông sản Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng nông sản thế giới cả
về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm. Do qui mô nhỏ nên không khai thác được
hiệu quả của sản xuất theo qui mô, hạn chế trong ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Vì vậy để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại là tất yếu để nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và thu nhập cho nông dân, để nông nghiệp
luôn là nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây còn
là con đường tất yếu cho năng suất chất lượng hàng hoá, tạo ra sản phẩm chất lượng
cao đáp ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường cạnh tranh hiện nay, đảm bảo cho
nông sản dủ sức cạnh tranh trong thời hội nhập.

1.4. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại
a) Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của các nước trên thế giới

+ Kinh tế trang trại trong suốt quá trình phát triển đã chứng tỏ được tính

7


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

ưu việt của mình, hầu hết các trang trại đều phát triển theo hướng chuyên môn
hoá, một cách phù hợp với những tổ chức kinh tế khác.
+ Các trang trại bắt đầu hình thành đều ở quy mô vừa và nhỏ và đều
được mở rộng phù hợp với từng điều kiện của mỗi quốc gia, sau này có chiều
hướng tăng dần về quy mô và số lượng trang trại lại giảm.
+ Các trang trại được nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất ra các hàng
hoá có chất hiệu quả hơn.
b) Kinh nghiệm của các địa phương trong phát triển kinh tế trang trại
Đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn tình hình phát triển kinh tế
trang trại, có thể rút ra một số kinh nghiệm cụ thể.
+ Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách làm cơ sở pháp
lý để các địa phương khai thác nguồn tài nguyên sẵn có lâu nay vẫn bỏ hoang
hoá để cho người lao động phát triển kinh tế trang trại.
+ Phát triển kinh tế trang trại lên lấy kinh tế trang trại hộ gia đình, để sử
dụng được nguồn lao động gia đình, loại hình kinh tế trang trại này phù hợp
với trình độ tổ chức quản lý và các điều kiện của nông nghiệp nước ta.
+ Chủ trang trại là hộ gia đình, quá trình sản xuất nhiều năm họ cũng đã
có những kinh nghiệm cơ bản về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, lên trồng
cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, có giá trị kinh tế cao, nắm bắt được thị
trường, từ đó chủ trang trại phải cần nắm bắt được những biến động của thị

trường, tích luỹ kinh nghiệm.
+ Trình độ thâm canh là một yếu tố hết sức quan trọng, biết áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đáp ứng được với hộ gia đình hạn chế nguồn
nhân lực, đầu tư tập trung ngay từ ban đầu không dàn trải, để có cơ sở vật
chất tốt, kết hợp với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, để nâng cao năng xuất chất
lượng của hàng hoá.

8


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

9


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TẠI XÃ KHẢ PHONG
2.1. Đặc điểm chung của xã Khả Phong
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Xã Khả Phong là một xã miền núi, nằm ở phía tây huyện Kim Bảng,
trung tâm xã cách thị trấn huyện 06 km, phía đông giáp xã Liên Sơn, phía tây
bắc giáp xã Tân Sơn, phía nam giáp xã Ba Sao, bao quanh xã là sông đáy

chạy từ tây bắc sang đông, với đặc điểm vị trí địa lý như vậy, xã Khả Phong
có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại.
* Về địa hình:
Xã Khả Phong là đất chiêm trũng xen lẫn núi đá vôi và mỏ sét, dẫy núi
đá vôi chạy dọc xã từ bắc suống nam, đỉnh cao nhất là 180 m so với mực
nước biển.
* Về giao thông.
Có đường tỉnh lộ 21A chạy từ thành phố Phủ lý qua địa bàn xã đi chi lê
tỉnh Hoà Bình, đường 498 chạy từ trung tâm huyện Kim Bảng qua xã lối liền
với đường DH03 chạy từ trung tâm xã đi huyện Mỹ Đức thuộc thành phố Hà
Nội.
* Về khí hậu thuỷ văn
+ Về khí hậu: Xã Khả Phong là xã miền núi của huyện Kim Bảng, hàng năm
có 4 mùa đặc trưng, theo chế độ mưa có thể chia khí hậu ra làm 2 mùa
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là hướng đông
nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là khoảng 31,7C , lượng mưa chiếm
84% lượng mưa cả năm, tập trung vào tháng 7 và tháng 8.
10


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa này lượng
mưa ít khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng gió
mùa đông bắc, gió mùa đông bắc ảnh hưởng nhiều đến cây trồng vật nuôi
Từ những đặc điểm chính của khí hậu như vậy lên tương đối thuận lợi
cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi, có thời gian nhiệt độ xuống
thấp thích hợp cho một số vật nuôi như các trang trại bò sữa.

+ Về thuỷ văn: Trên địa bàn xã có con sông đáy bắt nguồn từ tỉnh Hoà
Bình, các khe suối nhỏ chảy từ đồi núi đá vôi đổ ra sông, địa hình của xã khá
thấp lên mùa mưa lũ nước sông đáy cũng ảnh hưởn khá nhiều đến đời sống
sinh hoạt của nhân dân do nước sông cao hơn mặt đất canh tác từ 1,5 - 2m,
việc tiêu nước phần chính do các trạm bơm tiêu lũ.
* Tài nguyên khoáng sản:
Hiện trạng sử dụng đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 1.145,57 ha
Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp là: 763,2 ha
Đất trồng cây hàng năm: 415,32 ha
Đất trồng lúa: 323,21 ha
Đất trồng cây hàng năm: 92,11 ha
Đất trồng cây lâu năm: 57,91 ha
Đất lâm nghiệp: 228,31 ha
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 61,66 ha
Đất phi nông nghiệp: 365,7 ha
Đất chuyên dùng: 251,26 ha
Nhìn chung, nguồn lực đất đai của địa phương đang có sự chuyển đổi cơ
cấu, mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng sản xuất nông nghiệp hiệu quả
thấp thì được chuyển đổi sang hình thức trang trại , vùng cao thì phát triển

11


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

trang trại chăn nuôi bò sữa, vùng trũng được làm kinh tế trang trại VAC, nhờ

những chương trình dự án của nhà nước, của tỉnh, tiêu biểu như dự án bò sữa
của tỉnh Hà Nam.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
* Tổng thu ngân sách xã từ năm 2006 đến năm 2010 là 10,73 tỷ đồng
Trong đó:
+ Năm 2006 thu: 1,5 tỷ đồng
+ Năm 2007 thu: 1,4 tỷ đồng
+ Năm 2008 thu: 1,8 tỷ đồng
+ Năm 2009 thu: 1,6 tỷ đồng
+ Năm 2010 thu: 2,43 tỷ đồng
Phần thu tại xã đạt: 3,49 tỷ chiếm 32,6%
Phần thu bổ sung ngân sách cấp trên: 7,24 tỷ đồng đạt 67,4%
* Về sản xuất nông nghiệp:
- Năm 2006 bình quân lương thực đầu người: 590 kg/ người/năm
Diện tích gieo cấy cả năm là: 621,5 ha đạt 102,9% kế hoạch
Năng xuất lúa cả năm là: 112,75 tạ/ha đạt 100,7% kế hoạch
Sản lượng lương thực cả năm (tính cả màu quy) 4.253 tấn đạt 109,7%
- Năm 2007 bình quân lương thực đầu người: 615 kg/ người/năm
Diện tích gieo cấy cả năm là: 604 ha đạt 100% kế hoạch
Năng xuất lúa cả năm là: 113,6 tạ/ha đạt 105,1% kế hoạch
Sản lượng lương thực cả năm (tính cả màu quy) 4.529,3 tấn đạt 112,6%
- Năm 2008 bình quân lương thực đầu người: 660 kg/ người/năm
Diện tích gieo cấy cả năm là: 616 ha đạt 101,9% kế hoạch
Năng xuất lúa cả năm là: 115 tạ/ha đạt 102,6% kế hoạch
Sản lượng lương thực cả năm (tính cả màu quy) 4.441,8 tấn đạt 105,1%
- Năm 2009 bình quân lương thực đầu người: 684 kg/ người/năm

12



Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

Diện tích gieo cấy cả năm là: 616 ha đạt 100% kế hoạch
Năng xuất lúa cả năm là: 117,5 tạ/ha đạt 100,2% kế hoạch
Sản lượng lương thực cả năm (tính cả màu quy) 4.931 tấn đạt 100,3%
- Năm 2010bình quân lương thực đầu người: 840 kg/ người/năm
Diện tích gieo cấy cả năm là: 314,4 ha đạt 101,3% kế hoạch
Năng xuất lúa cả năm là: 126,1 tạ/ha đạt 109,6% kế hoạch
Sản lượng lương thực cả năm (tính cả màu quy) 5.142,4 tấn đạt 107,6%
* Về chăn nuôi:
- Năm 2006:
+ Đàn lợn (không kể lợn sữa) 5.124 con
Trong đó vùng trang trại: 1.793 con chiếm 35%
+ Đàn gia cầm: 41.200 con
Trong đó vùng trang trại: 21.012 con chiếm 51%
+ Sản lượng cá: 310 tấn
Trong đó vùng trang trại: 282,1 tấn chiếm 91%
+ Sản lượng tôm càng xanh: 41 tấn (thuộc vùng trang trại)
+ Sản lượng sữa bò: 61,2 tấn (thuộc vùng trang trại)
- Năm 2007:
+ Đàn lợn (không kể lợn sữa) 4.915 con
Trong đó vùng trang trại: 4.374 con chiếm 89%
+ Đàn gia cầm: 40.700
Trong đó vùng trang trại: 23.199 con chiếm 57%
+ Sản lượng cá: 295 tấn
Trong đó vùng trang trại: 286 tấn chiếm 97%
+ Sản lượng tôm càng xanh: 40,2 tấn (thuộc vùng trang trại)
+ Sản lượng sữa bò: 59,7 tấn (thuộc vùng trang trại)


13


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

- Năm 2008:
+ Đàn lợn (không kể lợn sữa) 3.910 con
Trong đó vùng trang trại: 3000 con chiếm 79,2%
+ Đàn gia cầm: 37.400 con
Trong đó vùng trang trại: 22.814 con chiếm 61%
+ Sản lượng cá: 286 tấn
Trong đó vùng trang trại: 277,9 tấn chiếm 97,2%
+ Sản lượng tôm càng xanh: 46 tấn (thuộc vùng trang trại)
+ Sản lượng sữa bò: 80,4 tấn (thuộc vùng trang trại)
- Năm 2009:
+ Đàn lợn (không kể lợn sữa) 4.016 con
Trong đó vùng trang trại: 3.252 con chiếm 81%
+ Đàn gia cầm: 38.100 con
Trong đó vùng trang trại: 19.812 con chiếm 52%
+ Sản lượng cá: 294 tấn
Trong đó vùng trang trại: 263,7 tấn chiếm 89,7%
+ Sản lượng tôm càng xanh: 39,8 tấn (thuộc vùng trang trại)
+ Sản lượng sữa bò: 79,8 tấn (thuộc vùng trang trại)
- Năm 2010:
+ Đàn lợn (không kể lợn sữa) 5.916 con
Trong đó vùng trang trại: 3.682 con chiếm 62,3%
+ Đàn gia cầm: 38.890 con

Trong đó vùng trang trại: 23.022 con chiếm 59,2%
+ Sản lượng cá: 512 tấn
Trong đó vùng trang trại: 504 tấn chiếm 99,43%
+ Sản lượng tôm càng xanh: 21 tấn (thuộc vùng trang trại)
+ Sản lượng sữa bò: 162 tấn (thuộc vùng trang trại)

14


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

* Về lĩnh vực phát triển kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện nghị quyết 08 của tỉnh uỷ Hà Nam về phát triển công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, trong 5 năm
qua, trên thế mạnh của địa phương về tài nguyên và lao động, uỷ ban nhân
dân xã đã khuyến khích phát triển các ngành nghề như chế biến vật liệu xây
dựng, mây giang đan, mở các lớp dạy nghề, đến nay xã đã một làng được
công nhận là làng có nghề,
Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu
kế hoạch.
Tổng giá trị công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong các năm như sau:
Năm 2006 đạt 12 tỷ đồng đạt 107% kế hoạch
Năm 2007 đạt 10,4 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch
Năm 2008 đạt 10,8 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch
Năm 2009 đạt 14,3 tỷ đồng đạt 120% kế hoạch
Năm 2010 đạt 10,6 tỷ đồng đạt 145% kế hoạch
* Lĩnh vực văn hoá, xã hội:
- Về giáo dục;

Đẩy mạnh phong tráo thi đua 2 tốt ở cả 3 ngành học, hàng năm các
trường đều đạt tiên tiến xuất sắc, trong năm năm số học sinh tham gia thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, huyện đạt 214 giải.
- Về y tế:
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 16%, ngành y tế đã
được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ giác thải được thu gom phân loại sử
lý đạt 83%
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư:
Năm 2006 số hộ gia đình đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 72% số hộ
trong xã

15


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

Năm 2007 số hộ gia đình đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 76% số hộ
trong xã
Năm 2008 số hộ gia đình đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 81% số hộ
trong xã
Năm 2009 số hộ gia đình đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 87% số hộ
trong xã
Năm 2010 số hộ gia đình đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 92% số hộ
trong xã
Xã có 16 xóm đến năm 2009 đã có 16 xóm xây được nhà văn hoá xóm
đạt 100% 2/3 thôn đã đạt danh hiệu làng văn hoá cấp tỉnh, 01thôn đạt danh
hiệu làng văn hoá cấp huyện
- Công tác xoá đói giảm nghèo:

Năm 2006 số hộ nghèo trên toàn xã là 444 hộ chiếm 24% số hộ trong xã
Năm 2007 số hộ nghèo trên toàn xã là 333 hộ chiếm 18% số hộ trong xã
Năm 2008 số hộ nghèo trên toàn xã là 264 hộ chiếm 14,3% số hộ trong xã
Năm 2009 số hộ nghèo trên toàn xã là 196 hộ chiếm 10,6% số hộ trong xã
Năm 2010 số hộ nghèo trên toàn xã là 277 hộ chiếm 15% số hộ trong
xã theo tiêu chí mới về hộ nghèo.
2.1.3. Tình hình dân số và lao động của xã.
Trong sản xuất nông nghiệp, lao động là nguồn lực quan trọng, toàn xã
năm 2010 có 6602 nhân khẩu, nguồn lao động là 3.783 người, lao động làm
nông nghiệp là 3.177 người chiếm 84% nguồn lao động toàn xã, dân số của xã
được tăng dần hàng năm với tốc độ phát triển bình quân 0,60%, trong 3 năm
qua, năm 2008 cả xã có 6.378 người, năm 2010 dân số đã lên tới 6602 người.
- Số hộ trên địa bàn xã cũng được tăng năm 2008 số hộ toàn xã là 1.739
đến năm 2010 số hộ tăng lên 1.862, bình quân tăng 3,05%. Hộ phi nông
nghiệp cũng được tăng dần, năm 2008 toàn xã có 98 hộ phi nông nghiệp, năm

16


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

2009 là 139 hộ đến năm 2010 số hộ phi nông nghiệp đã tăng lên tới 218 hộ, so
sánh với các xã trong huyện Kim Bảng điều này cũng phù hợp, thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu ở trên địa bàn xã.
- Lực lượng lao động của xã tăng bình quân 1,5%.
Qua so sánh bảng thống kê cho thấy dân số của xã Khả Phong tăng dần,
không có sự gia tăng đột biến, cũng theo quy luật dân số tăng thì số hộ gia
đình cũng tăng, số lao động cũng tăng. Về cơ cấu hộ và cơ cấu lao động đều

có xu hướng chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lao đông phi nông
nghiệp, điều này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà các chỉ
tiêu của Đại hội Đảng bộ xã khoá XXVI năm 2010 đã đề ra.

17


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

Bảng 2.1: Tình hình biến động dân số qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu
1. Tổng dân số
- Nam
- Nữ
2. Tổng số hộ
- Hộ nông nghiệp
- Hộ phi nông nghiệp
3. Tổng số lao động
- Lao động nông nghiệp
- Lao động phi nông nghiệp

ĐVT
người
người
người
hộ
hộ

hộ
lao động
lao động
lao động

Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
SL
CC (%)
SL
CC (%)
SL
CC (%)
6.378
6.490
6.602
3.195
50,10
3.252
50,12
3.310
50,14
3.183
49,90
3.238
49,89
3.292
49,86
1.739

1.791
1.852
1.641
1.655
1.634
98
136
218
3.664
3.723
3.783
3.527
3.533
3.461
137
190
322
(Nguồn: Kết quả thống kê của văn phòng UBND xã năm 2010)

18


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

2.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
- Về mạng lưới giao thông:
Xã Khả Phong là xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Kim Bảng, bị
chia cắt với các xã trong huyện bởi sông đáy.

+ Về quốc lộ: có 1 quốc lộ 21A chạy từ thành phố Phủ Lý đi Chi Lê
thuộc tỉnh Hoà Bình đoạn qua địa bàn xã dài 3km.
+ Tỉnh hộ có 1 tuyến đường từ Đồng Văn lối liền với đường DH03 từ
trung tâm huyện về xã đi huyện Mỹ Đức - tỉnh Hà Nội, đoạn qua địa bàn xã
có chiều dài 4km.
+ Đường xã và đường liên thôn có chiều dài 41 km, nối liền giữa các
thôn xóm với nhau, toàn bộ các tuyến đường đã được trải nhựa hoặc bê tông
hoá, đảm bảo cho các phương tiện xe cơ giới đi lại, thuận lợi cho việc sản
xuất và vận chuyển hàng hoá.
Trong những năm qua với chủ trương của Tỉnh uỷ Hà Nam về hỗ trợ một
phần kinh phí bằng xi măng với phương châm nhà nước và nhân dân cùng
làm lên 100% các tuyến đường liên thôn, đường xã được bê tông hoá, riêng
vùng chuyển dịch đất trũng trong mô hình trang trại VAC được tỉnh đầu tư
kinh phí 100% để làm hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện đảm bảo phục vụ
cho việc phát triển kinh tế trang trại.
Qua thời gian sử dụng từ năm 1989 đến nay, một số đường thôn, đường
xã cũng đã xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại và lưu thông của các loại xe
cơ giới.
- Công trình thuỷ lợi, lưới điện:
Hệ thống tưới tiêu trên địa bàn xã có chiều dài 36km, trong đó có 25km đã
được kiên cố hoá đạt 71% số kênh tưới tiêu còn lại là kênh đất chiếm 29%. Xã có
4 trạm bơm điện trong đó 2 trạm bơm công suất 1500m3/giờ, đảm bảo đáp ứng
yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại.

19


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590


Tuy nhiên hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng từ những năm
chưa có vùng trang trại, chưa được quy hoạch đồng bộ nên việc cung cấp
nước phục vụ cho phát triêể kinh tế trang trại gặp nhiều khó khăn, các trạm
bơm 100% là bơm điện, khi có bão lũ ảnh hưởng đến đường điện thì việc tiêu
nước không kịp thời.
- Hệ thống điện:
Trên địa bàn xã có 100% số hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia từ năm
1986, lượng điện năng cung cấp cho việc sản xuất, sinh hoạt của nhân dân khá
ổn định đảm bảo tốt, từ năm 2003 hệ thống điện trên địa bàn xã đã được bàn
giao cho ngành điện quản lý khai thác và sử dụng. Hiện nay cơ sở hạ tầng do
ngành điện quản lý trên địa bàn xã gồm có:
Trạm biến áp có 6 trạm:
- Đường dây trung áp:
Đường dây 35kv dài 7km
Đường dây 500kv chạy qua địa bàn xã 4km
Đường dây 110kv chạy qua địa bàn xã dài 8km
- Đường dây hạ áp:
Đường dây trục loại dây trần dài 8km
Đường dây cáp bọc vào các xóm đến hộ gia đình dài 34km
+ Hệ thống điện tuy đã được xây dựng đưa vào vận hành tương đối đảm bảo
sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Song do hệ thống cột, dây dẫn được làm từ
những năm 1986 đến nay đã xuống cấp không được tu sửa kịp thời, loại dây tải
điện không phù hợp với phát triển sản xuất nên điện cung cấp cho sản xuất sinh
hoạt yếu làm ảnh hưởng đến các máy móc thiết bị sản xuất và sinh hoạt.
2.1.5. Tình hình phân bố và quản lý các mô hình trang trại
- Kinh tế trang trại của xã Khả Phong được phát triển từ sau năm 1993 khi có
luật đất đai và các lần sửa đổi đã tạo ra những căn cứ pháp lý để phát triển kinh tế

20



Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

trang trại, từ những vùng đất sâu trũng, vùng đất cao trồng trọt sản xuất kém năng
suất. Đảng uỷ - HĐND - UBND xã đã xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã
khoá XXIII năm 1996, lấy mục tiêu phát triển kinh tế trang trại để khai thác có
hiệu quả những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, rủi ro cao, từ bước
đầu của việc ra chủ trương phát triển kinh tế trang trại như trên nên việc các trang
trại trên địa bàn xã phân bố không tập trung.
+ Vùng đất cao được cho làm trang trại bò sữa.
+ Vùng đất trũng cấy 1 vụ bếp bênh kém hiệu quả làm trang trại mô hình
VAC vườn ao chuồng.
Ban đầu chỉ có một số hộ có vốn và lao động tham gia mô hình.
Năm 2001, Ban thường vụ tỉnh uỷ Hà Nam ra nghị quyết 03 nghị quyết
chuyên đề về phát triển kinh tế trang trại, đây là một văn bản pháp lý cơ bản
để Đảng uỷ - UBND xã xây dựng quy hoạch vùng trang trại cụ thể:
Vùng trang trại nuôi bò sữa: 7,7ha.
Vùng trang trại VAC: 61,66ha.
Vùng trang trại lâm nghiệp: 228,31ha.
- Công tác quản lý các mô hình trang trại: Bước đầu tình hình các mô
hình trang trại được giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý, riêng trang
trại trồng cây lâm nghiệp do UBND xã quản lý.
Năm 2004, được chi cục các HTX tỉnh Hà Nam đầu tư cho phát triển dự
án phát triển kinh tế trang trại VAC và trang trại chăn nuôi bò sữa, công tác
quản lý, chỉ đạo phát triển các trang trại được tập trung vào một đầu mối do
UBND xã quản lý, dưới sự hướng dẫn của chi cục các HTX và liên minh các
HTX tỉnh Hà Nam.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại xã Khả Phong 2006 – 2010
2.2.1 Tình hình chung về kinh tế trang trại trong địa bàn xã
- Từ năm 1995 kinh tế trang trại đã được hình thành với số lượng nhỏ lẻ,

21


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

năm 1995 xã Khả Phong đã chủ động xây dựng đề án phát triển kinh tế trang
trại, đến năm 2005 xã đã có 4 đề án chuyên về phát triển kinh tế trang trại
VAC và 1 dự án phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa. Chủ trương của xã là
khuyến khích các hộ dồn điền đổi thửa, đấu thầu đất do UBND xã quản lý để
lập trang trại, các trang trại VAC là chủ yếu, phù hợp với đồng đất của xã Khả
Phong, quy mô mỗi trang trại được quy định từ 0,7 – 2 ha, diện tích đào ao
nuôi trồng thuỷ sản chiếm 70%.
ao nuôi trồng thuỷ sản chiếm 70% đất trang trại, diện tích vườn là 15%,
diện tích được xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia xúc, gia cầm là 15%, hiện
tại bình quân mỗi trang trại trên địa bàn xã là 0,8 ha, hầu hết các trang trại
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong những năm qua từ năm 2006 đến năm 2010 được sự đầu tư của
chi cục các hợp tác xã tỉnh Hà Nam, hệ thống điện, đường, kênh mương tưới,
tiêu trong vùng đã được xây dựng cơ bản bê tông hoá, đã đáp ứng cơ bản cho
sản xuất kinh doanh của vùng trang trại, các giống cây con được các chủ trang
trại đưa vào chăn nuôi đã đem lại nguồn thu khá cho các hộ làm kinh tế trang
trại. hiện tại xã Khả Phong có 216 trang trại các loại, các hộ khi vào trang trại
đều là hộ nghèo nay đã thành khá, hộ giầu chiếm 90%, hàng năm các hộ trừ
chi phí còn thu nhập từ 70 - 150 triệu đồng/năm

2.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, uỷ ban nhân
dân xã và chi cục các hợp tác xã tỉnh Hà Nam, các chủ trang trại trên địa bàn
xã đã đầu tư xây dựng hệ thống ao - chuồng, hệ thống sử lý chất thải trong
chăn nuôi cơ bản đã kiên cố hoá, 100% các chủ trang trại đã có máy bơm chủ
động trong việc cấp và tiêu nước, 80% số hộ trang trại đã có máy tạo sóng
đánh khí trên mặt ao, trên địa bàn xã ngoài 07 chủ trang trại chuyên nuôi bò
sữa, còn lại 109 hộ duy trì mô hình VAC ao thả cá, nuôi tôm càng xanh,

22


Đinh Văn Thuỳ

MSV: TX071590

chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, tuỳ theo nguồn vốn của
chủ trang trại để đầu tư từng loại cây, con cho phù hợp.
Nguồn lao động cơ bản là lao động của hộ gia đình, có thuê lao động
ngoài chỉ là thuê theo mùa vụ
Vốn đầu tư cho sản xuất cơ bản là vốn tự có của hộ gia đình, vốn vay
của ngân hàng phát triển nông thôn, vốn vay của người thân.
Sản phẩm làm ra cơ bản được tiêu thụ qua thương lái, xã chưa đảm bảo
được khâu bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Từ thực trạng trên cho thấy, hoạt động sản xuất của các chủ trang trại
vẫn là tự cung, tự tiêu thụ sản phẩm, từ đó cho thấy. Các loại giống không
đảm bảo chất lượng trong nuôi trồng thường tỷ lệ hao hụt nhiều, rủi ro cao,
sản phẩm làm ra tiêu thụ qua tay thương lái ép giá từ đó ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng, hiệu quả sản xuất của các chủ trang trại.
2.2.3. Sơ lược về các chủ trang trại

- Các chủ trang trại trên địa xã Khả Phong cơ bản là những người nông
dân làm nông nghiệp, có một số ít là người có vốn đầu tư thuê trang trại,
những chủ trang trại sản xuất kinh doanh cơ bản là theo kinh nghiệm của bản
thân và học hỏi lẫn nhau qua thực tiễn
* Tổng số trên địa bàn xã có 216 chủ trang trại:
Thực trạng về các chủ trang trại: Theo như kết quả điều tra và thống kê
của văn phòng xã Khả Phong năm 2010 cho thấy:
- Về giới tính.
+ Nam giới làm chủ trang trại: 213 người = 98,6%
+ Nữ giới làm chủ trang trại: 3 người = 1,38%
- Tuổi đời.
Từ 55 tuổi - 60 tuổi là: 17 người = 7,8%
Từ 50 tuổi - 54 tuổi là: 9 người = 4,16%

23


×