Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

từ sx lúa hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ THÙY TIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỪ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỪ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên: Trần Thị Thùy Tiên
Mã số sinh viên: DQB05140099
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn:ThS. Võ Thị Nho



2


QUẢNG BÌNH, 2018

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thị Thùy Tiên xin cam đoan rằng: Đề tài khóa luận tốt nghiệp đại
học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại một số xã thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của ThS Võ Thị Nho - Giảng
viên khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Quảng Bình.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và
tham khảo các tài liệu liên quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội
dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận này.
Sinh viên

Trần Thị Thùy Tiên

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(KÝ VÀ GHI RÕ HỌ TÊN)

THS. VÕ THỊ NHO

1



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất từ lòng mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Quảng Bình và các thầy cô trong
khoa Nông – Lâm – Ngư đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập tại trường, giúp em có
được những kiến thức vững chắc. Đặc biệt là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của
cô giáo ThS. Võ Thị Nho người đã trực tiếp dìu dắt và giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận
Trần Thị Thùy Tiên

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ 2
MỤC LỤC................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................5

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ.................................................6
TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................................8
PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................9
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................9
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................9
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................9
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................10
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................10
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................10
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết....................................................................10
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa.........................................................................10
6.3. Phương pháp điều tra........................................................................................10
6.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................10
6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu..........................................................11
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................12
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN TRỒNG TRỌT......................................12
1.1. Khái niệm chất thải rắn trồng trọt.....................................................................12
1.2. Khối lượng chất thải rắn trồng trọt....................................................................12
1.2.1. CTR trồng trọt thông thường.........................................................................12
1.2.2. CTR trồng trọt nguy hại.................................................................................14
1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn trồng trọt.................................................16
1.3.1. Xử lý CTR trồng trọt thông thường...............................................................16
1.3.2. Xử lý CTR trồng trọt nguy hại.......................................................................16
1.4. Ảnh hưởng của việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng............................................17
2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 3 XÃ
PHONG THỦY, LỘC THỦY, AN THỦY THUỘC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH........................................................................................................19
2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................19
2.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................20

2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................20
2.3.1. Kinh tế...........................................................................................................20
2.3.2. Xã hội............................................................................................................22
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................22

3


1. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
LÚA TẠI 3 XÃ PHONG THỦY, AN THỦY, LỘC THỦY THUỘC HUYỆN LỆ
THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................................22
1.1. Khối lượng rơm, rạ phát sinh từ hoạt động sản xuất lúa...................................23
1.2. Khối lượng bao bì phân bón và thuốc BVTV phát sinh từ hoạt động sản xuất
lúa............................................................................................................................ 27
2. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỪ HOẠT ĐỘNG
TRỒNG TRỌT........................................................................................................27
2.1. Đối với rơm, rạ sau thu hoạch...........................................................................27
2.2. Đối với bao bì phân bón và thuốc BVTV.........................................................29
3. TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI ĐỒNG RUỘNG.......................29
4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
LÚA......................................................................................................................... 33
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI 3 XÃ PHONG THỦY, AN THỦY, LỘC
THỦY THUỘC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH..................................34
5.1. Biện pháp xử lý đối với rơm rạ sau thu hoạch..................................................34
5.2. Biện pháp thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV.................................................36
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................38
1. KẾT LUẬN.........................................................................................................38
2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................38
PHỤ LỤC................................................................................................................ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................42

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

Chữ cái viết tắt
CTR
BVTV

Ý nghĩa
Chất thải rắn
Bảo vệ thực vật

3

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

NGTK
TCMT
MNPB
DHMT
BVMT
CTNH
CN
BNNPTNT
BTNMT
TNHH MTV
TNHH XNK

Niên giám thống kê
Tổng cục môi trường
Miền núi phía Bắc
Duyên hải miền Trung
Bảo vệ môi trường
Chất thải nguy hại

Công nghiệp
Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên môi trường
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Rơm rạ sau thu hoạch..................................................................................13
Biểu đồ 1.1: Ước tính lượng rơm rạ phát sinh ngoài đồng ruộng của cả nước, năm 2013. 13
Hình 1.2: Chai lọ thuốc BVTV vứt bữa bãi ngoài đồng ruộng.......................................14
Bảng 1.1: Tổng hợp lượng CTR trồng trọt phát sinh năm 2012 của cả nước...................14
Bảng 1.2: Ước tính khối lượng CTR từ trồng trọt năm 2009-2011 tỉnh Hà Tĩnh..............15
Hình 1.3: Đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng.......................................................................17
Bảng 1.3: Lượng phát thải khí nhà kính sau khi đốt rơm rạ của các tỉnh và ĐBSCL năm
2011.........................................................................................................................18
Hình 1.4: Bản đồ xã An Thủy.....................................................................................19
Hình 1.5: Bản đồ xã Phong Thủy................................................................................19
Hình 1.6: Bản đồ xã Lộc Thủy....................................................................................20
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu kinh tế xã An Thủy năm 2016.......................................................20
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu kinh tế xã Phong Thủy năm 2016..................................................21
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu kinh tế xã Lộc Thủy năm 2016......................................................21
Bảng 1.4: Dân số 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy năm 2015 - 2016.....................22
Bảng 1.5: Dân số trong độ tuổi lao động của 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy năm
2015 - 2016...............................................................................................................22
Bảng 2.1: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã Phong Thủy từ năm 2015 - 2017 23
Biểu đồ 2.1: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã Phong Thủy từ năm 2015 2017.........................................................................................................................24
Bảng 2.2: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã An Thủy từ năm 2015-2017......24

Biểu đồ 2.2: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã An Thủy từ năm 2015-2017. .25
Bảng 2.3: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã Lộc Thủy từ năm 2015-2017.....25
Biểu đồ 2.3: Lượng rơm, rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã Lộc Thủy từ năm 2015 - 2017
................................................................................................................................. 26
Bảng 2.4: Tổng hợp lượng rơm, rạ phát sinh tại 3 xã từ năm 2015-2017.........................26
Bảng 2.5: Khối lượng bao bì phân bón và thuốc BVTV phát sinh từ hoạt động sản xuất lúa
3 xã Phong Thủy, An Thủy và Lộc Thủy năm 2017......................................................27
Bảng 2.6: Các hình thức xử lý rơm, rạ sau thu hoạch tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc
Thủy thuộc huyện Lệ Thủy.........................................................................................28
Hình 2.8: Một số hình ảnh về việc bao bì thuốc BVTV và bao bì phân bón bị vứt ở
đồng ruộng...............................................................................................................29
Bảng 2.7: Lượng rơm, rạ đốt sau thu hoạch tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy từ
năm 2015-2017.........................................................................................................30
Bảng 2.8: Lượng khí thải phát thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã
Phong Thủy năm 2015-2017.......................................................................................31

6


Bảng 2.9: Lượng khí thải phát thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã An
Thủy năm 2015-2017.................................................................................................32
Bảng 2.10: Lượng khí thải phát thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại xã
Lộc Thủy năm 2015-2017..........................................................................................33
Hình 2.9: Chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX-RR........................................................35
Hình 2.10: Mô hình thu gom và vận chuyển bao bì thuốc BVTV...................................36
Hình 2.11: Bể chứa bao bì thuốc BVTV......................................................................37

7



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại một số xã thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
- Đề tài đã xác định lượng CTR từ trồng trọt tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy và Lộc
Thủy. Cụ thể:
+ Lượng rơm rạ phát sinh sau thu hoạch tại xã Phong Thủy năm 2015 là 5.287 tấn,
năm 2016 là 5.396 tấn và năm 2017 là 5.474 tấn. Xã An Thủy năm 2015 là 9.309 tấn, năm
2016 là 9.716 tấn và năm 2017 là 10.132 tấn. Cuối cùng xã Lộc Thủy năm 2015 là 4.385
tấn, năm 2016 là 4.030 tấn và năm 2017 là 4.597 tấn.
+ Lượng bao bì phân bón tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy và Lộc Thủy lần lượt là
0,601 tấn; 0,7 tấn và 0,609 tấn. Lượng bao bì thuốc BVTV tại xã Phong Thủy là 0,0043
tấn, xã An Thủy là 0,0019 tấn và xã Lộc Thủy là 0,0027 tấn.
- Đề tài xác định lượng khí thải phát thải từ hoạt động đốt rơm rạ. Cụ thể:
Trong năm 2015, tại xã Phong Thủy lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng là 1.771,3
tấn, xã An Thủy 3.390,9 tấn và xã Lộc Thủy là 1587,7 tấn. Năm 2016, tại xã Phong Thủy
lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng là 1.823,8 tấn, xã An Thủy 3.590,8 tấn và xã Lộc Thủy
là 1.442 tấn. Năm 2017, tại xã Phong Thủy lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng là 1.858,4
tấn, xã An Thủy 3.771,7 tấn và xã Lộc Thủy là 1.629,9 tấn. Qua đó cho thấy lượng rơm rạ
đốt ngoài đồng ruộng ngày càng tăng vì thế dẫn đến lượng khí thải vào môi trường ngày
càng nhiều. Khí CO2 tại năm 2017 của 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy lần lượt là
2.170,61 tấn, 4.404,64 tấn và 1.903,72 tấn. Đây cũng là khí chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp sau
đó là khí CO vào năm 2017 tại xã Phong Thủy 51,59 tấn, xã An Thủy 104,69 tấn và xã
Lộc Thủy 45,25 tấn. Ngoài ra, còn có các khí CH 4, SOx, SO2 và N2O. Lượng khí thải thải
vào môi trường không nói là lớn nhưng cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy
cơ biến đổi khí hậu.
- Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý CTR từ trồng trọt.
Cụ thể:
+ Sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ hay trồng nấm từ rơm rạ sau
khi thu hoạch.

+ Đối với bao bì thuốc BVTV là chất thải rắn nguy hại cần xây các bể chứa bao bì và
sau đó đơn vị chức năng sẽ vận chuyển và xử lý.

8


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự gia tăng dân số và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các
ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật
liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát sinh.
Khối lượng chất thải rắn tăng với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây
khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với
tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý
cần phải đánh giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam.
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sinh hoạt, công nghiệp
và nông nghiệp. Trong đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn phát sinh chất
thải rắn hàng năm lớn. Theo báo cáo đánh giá của Tổng cục môi trường năm 2008
thì tổng lượng bao bì hóa chất BVTV và phân bón thải ra môi trường khoảng
240.000 tấn/năm và các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu...) với ước tính
khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn/năm. Với
lượng chất thải rắn nông nghiệp lớn như vậy nhưng phương pháp xử lý còn rất hạn
chế nên vấn đề đó cần được quan tâm hơn nữa.
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là một huyện thuần nông với lượng chất thải
nông nghiệp rất lớn đặc biệt là từ sản xuất lúa và nếu không quản lý tốt sẽ ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Với sự cấp
thiết như vậy nên tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại một số xã thuộc
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” để đánh giá được hiện trạng chất thải rắn từ

hoạt động sản xuất lúa và đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
rắn từ hoạt động sản xuất lúa hiệu quả hơn trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại 3 xã Phong
Thủy, An Thủy, Lộc Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ
năm 2015 đến 2017. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy
thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

9


- Xác định thành phần, khối lượng chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại 3
xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm
2015 đến 2017.
- Tìm hiểu quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa
tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá hiện trạng về quản lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại 3 xã
Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ hoạt động sản
xuất lúa tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng
Bình.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất lúa tại 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc
Thủy thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017
- Không gian: Trên địa bàn 3 xã Phong Thủy, An Thủy và Lộc Thủy thuộc

huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu nói trên đề tài sử dụng các phương
pháp:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập số liệu và tài liệu có sẵn tại các phòng ban chuyên môn của huyện
Lệ Thủy. Tìm hiểu các nguồn tài liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng như
sách báo, internet, ti vi,...
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất lúa trên
địa bàn nghiên cứu.
6.3. Phương pháp điều tra
Lập phiếu điều tra và điều tra 35 hộ gia đình về diện tích lúa, số vụ/năm, sản
lượng/vụ, các loại thuốc BVTV gia đình sử dụng, mức độ sử dụng phân bón, các
hình thức xử lý rơm rạ, bao bì phân bón và bao bì thuốc BVTV.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu
a. Xác định lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng
Lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng Qst được tính bằng công thức:
Qst = Qp * SGR*k (tấn) (1) [8]
Trong đó:
+ Qst: lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn);
+ Qp: sản lượng lúa (tấn);
+ SGR: tỷ lệ rơm rạ / sản lượng lúa (%);

10


+ k: phần trăm rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (%) .
b. Xác định lượng khí thải phát thải từ đốt rơm rạ
Lượng khí thải phát thải từ đốt rơm rạ được ước tính dựa vào công thức

Ei = Qst * EFi * Fco (tấn) (2) [8]
Trong đó:
+ Ei: lượng khí thải i phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ (tấn) ;
+ Qst: lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn);
+ EFi: hệ số phát thải khí thải i phát thải vào môi trường do đốt rơm rạ (g/kg);
Loại khí thải
Hệ số EFi
(g/kg)

CO2

CH4

CO

SOX

SO2

N2O

1460

1,2

34,7

3,1

2


0,07

+ Fco: tỷ lệ chuyển đổi thành khí thải khi đốt rơm rạ, Fco = 0,8.
6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Sử dụng phần mềm excel để tính toán, phân tích số liệu thu được.

11


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN TRỒNG TRỌT
1.1. Khái niệm chất thải rắn trồng trọt
Chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,...), thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các
chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản,... [2]
Chất thải rắn trồng trọt là một thành phần của chất thải rắn nông nghiệp.
Chất thải rắn trồng trọt bao gồm 2 loại: chất thải rắn trồng trọt nguy hại và
thông thường.
Chất thải rắn trồng trọt thông thường phát sinh chủ yếu từ quá trình thu hoạch
nông sản như: rơm, rạ, thân ngô...
Chất thải rắn trồng trọt nguy hại bao gồm các loại chất thải nằm trong danh
mục chất thải nguy hại như bao bì thuốc BVTV.
Đối với hoạt động sản xuất lúa thì chất thải bao gồm: rơm, rạ; bao bì phân
bón, bao bì hóa chất BVTV.
1.2. Khối lượng chất thải rắn trồng trọt
1.2.1. CTR trồng trọt thông thường
Chất thải rắn trồng trọt thông thường phát sinh chủ yếu từ quá trình thu hoạch

nông sản như: rơm, rạ, thân ngô...Khối lượng CTR trồng trọt thông thường phụ
thuộc vào sản lượng của nông sản và tỷ lệ phát sinh CTR trên 1 đơn vị sản lượng
nông sản.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sản
lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát
sinh khoảng 20 triệu tấn rơm, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám. Nước ta là một
nước nông nghiệp, nên lượng CTR trồng trọt thải ra hằng năm là rất lớn và cần có
các biện pháp để tận dụng và xử lý lượng CTR một cách hiệu quả và bền vững.

12


Hình 1.1: Rơm rạ sau thu hoạch
Vào những ngày thu hoạch lượng rơm, rạ,... và các phụ phẩm nông nghiệp
khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn trồng trọt. Tại
các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng CTR trồng trọt cũng lớn,
thành phần chất thải cũng rất khác so với những vùng trung du, miền núi. [2]
Đơn vị : Triệu tấn

Biểu đồ 1.1: Ước tính lượng rơm rạ phát sinh ngoài đồng ruộng của cả nước, năm
2013
Nguồn: TCMT, Bộ TN&MT, 2014

Nhận xét: Qua biểu đồ 1.1 ta thấy ĐBSCL chiếm sản lượng lúa và tổng sản
lượng rơm rạ cao nhất cả nước, với sản lượng lúa khoảng 25 triệu tấn và tổng sản
lượng rơm rạ ước tính khoảng 20 triệu tấn. Và vùng Tây Nguyên chiếm sản lượng
lúa và tổng sản lượng rơm rạ ít nhất cả nước. ĐBSH và Bắc Trung Bộ&DHMT

13



chiếm sản lượng lúa và tổng sản lượng rơm rạ tương đương nhau và đứng cao thứ 2
cả nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục môi trường, lượng phân bón hoá học sử
dụng ở nước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha). Việc sử dụng
phân bón cũng phát sinh các bao bì tương ứng với khoảng 10% lượng phân bón sử
dụng. Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu
tấn/năm. Như vậy, mỗi năm ước tính lượng bao bì phân bón thải ra môi trường
khoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại. [2]
1.2.2. CTR trồng trọt nguy hại
CTR trồng trọt nguy hại chủ yếu bao gồm: các chai lọ đựng hoá chất BVTV và
thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng.
Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất như thuốc bảo vệ thực
vật đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát. Do đó, các chất thải rắn như chai lọ, túi
bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật tăng lên đáng kể.

Hình 1.2: Chai lọ thuốc BVTV vứt bữa bãi ngoài đồng ruộng
Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của
cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại
gây hại mùa màng. Do vậy nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV để phòng trừ sâu hại,
dịch bệnh rất phổ biến và ngày càng gia tăng. Không những vậy, lượng bao bì, chai
lọ đựng hóa chất BVTV thải ra môi trường cũng tăng lên qua các năm do nhận thức
của người dân đối với môi trường còn hạn chế.
Bảng 1.1: Tổng hợp lượng CTR trồng trọt phát sinh năm 2012 của cả nước
Đơn vị: Tấn/năm
Chất thải
Khối lượng
Bao bì thuốc BVTV
10.000
Bao bì phân bón

102.180
Rơm rạ
76.000.000
Nguồn: TCMT, 2014

14


Bảng 1.2: Ước tính khối lượng CTR từ trồng trọt năm 2009-2011 tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị: Tấn
Năm

2009

2010

2011

Loại chất
Lương
Cây CN
Lúa
thải
thực khác ngắn ngày
Sinh khối
158.404,8
35.177,4
19.571,2
thải loại
Bao bì phân

99
20,4
21,6
bón
Bao bì thuốc
69,3
4,1
194,8
BVTV
Sinh khối
35.158,5
19.911,6
159.534,4
thải loại
Bao bì phân
100,6
20,9
21,3
bón
Bao bì hóa
70,4
4,2
191,5
chất BVTV
Sinh
khối
160.902,4 35.992,7
17.967,6
thải loại
Bao


99,1
20,5
19,5
phân bón
Bao bì hóa
69,4
4,1
175,8
chất BVTV

Cây lâu
năm

Tổng

38

213.191,4

9,5

150,5

171,1

439,3

42,3


214.646,8

10,6

153,4

190,1

456,2

44,1

214906,8

11

150,1

198,6

447,9

213781,2

215256,4

215504,8

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh, 2012


Nhận xét: Từ năm 2009-2011 thì tổng khối lượng CTR từ hoạt động trồng trọt
tăng qua các năm, năm 2010 tăng 1.475,2 tấn so với năm 2009 và năm 2011 tăng
248,4 tấn so với năm 2010.
Khối lượng CTR từ hoạt động trồng trọt của tỉnh Hà Tĩnh thì khối lượng chất
thải sinh khối thải loại chiếm tỷ lệ cao nhất và chủ yếu phát sinh từ hoạt động sản
xuất lúa, cụ thể năm 2009 hoạt động sản xuất lúa khối lượng chất thải sinh khối thải
loại chiếm 158.404,8 tấn (tương ứng với tỷ lệ 74,3%); năm 2010 chiếm 159.534,4
tấn (tương ứng với tỷ lệ 75%); và năm 2011 chiếm 160.902,4 tấn(tương ứng với tỷ
lệ 75,5%); Và cây lâu năm chiếm tỷ lệ khối lượng CTR trồng trọt thấp nhất.
Tỷ lệ khối lượng CTR từ hoạt động sản xuất lúa so với tổng khối lượng CTR
trồng trọt qua các năm tăng nhưng không đáng kể cụ thể năm 2009 chiếm 74,1%
đến năm 2011 chiếm 75%. Và chất thải từ rơm rạ chiếm tỷ lệ cao nhất trong chất
thải từ hoạt động sản xuất lúa cụ thể chiếm 99%.
1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn trồng trọt.
1.3.1. Xử lý CTR trồng trọt thông thường
CTR trồng trọt cũng được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi,
trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ; phần khác được sử dụng cho chăn nuôi gia

15


súc. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các CTR từ trồng trọt để sản xuất
dầu sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi... nhưng mới chỉ tận dụng được một
số lượng nhỏ. Các vùng đồng bằng như ĐBSH, ĐBSCL có diện tích canh tác lớn
(khoảng 7,5 triệu ha đất chuyên canh trồng lúa) do vậy lượng chất thải rắn nông
nghiệp rơm rạ thải ra hàng năm ước tính lên tới 76 triệu tấn. Việc tận thu và xử lý
nguồn rơm rạ sau thu hoạch có ý nghĩa rất lớn, không những làm tăng thu nhập cho
người nông dân mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. [3]
Những năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn do có
các nhiên liệu khác thay thế như điện, gas. Vì vậy, sau mùa gặt, phần lớn rơm rạ

không được thu gom mà được đốt ngay tại ruộng. Hiện tượng này ngày càng phổ
biến không chỉ ở các vùng quê Bắc Bộ: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình...
mà còn ở Đồng bằng sông Cửu Long nơi được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước. Phần
rơm, rạ không bị đốt thì bị xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh
mương, ao hồ xung quanh. [2]
Theo thống kê của Chi cục BVMT tỉnh Thái Bình, hiện tượng đốt rơm rạ ở
tỉnh Thái Bình diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi
trường không khí tại thời điểm đốt. Năm 2012, theo kết quả tính toán cho toàn tỉnh
Thái Bình, ước tính lượng khí thải CO2 từ đốt rơm rạ lên tới hàng trăm nghìn tấn.
Sau mỗi vụ mùa, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ, với khoảng 846.000 tấn
rơm, rạ/năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
[3]
1.3.2. Xử lý CTR trồng trọt nguy hại
Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV hiện còn nhiều
hạn chế. Đây là CTR thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử lý đúng quy định.
Nhưng thực tế, tình trạng vứt bao bì hóa chất BVTV bừa bãi sau sử dụng diễn ra khá
phổ biến. Các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV thường bị vứt bừa bãi tại ruộng,
góc vườn, hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt
[2].
Điều này khiến cho công tác xử lý bao bì thuốc BVTV gặp nhiều khó khăn và
gây ra những nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Trong thời gian qua, công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ
bao bì hóa chất BVTV đã được nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện như: Nghệ
An, Tuyên Quang, Vĩnh Long... Việc triển khai này đã bước đầu hạn chế ảnh hưởng
tác hại của hóa chất BVTV tồn lưu trong vỏ bao bì tới sức khỏe con người và môi
trường xung quanh. Tuy nhiên, các biện pháp thu gom bao bì thuốc BVTV được áp
dụng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom nhưng số lượng
còn ít do giới hạn về kinh phí. Bên cạnh đó hầu hết các địa phương còn chưa có
hướng xử lý các bao bì hóa chất BVTV sau thu gom.[2]


16


1.4. Ảnh hưởng của việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng.
Việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng gây tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so
với lợi ích mà nó mang lại.
Theo quan điểm của người nông dân, việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng nhằm:
+ Giải phóng nhanh mặt bằng đồng ruộng cho việc thiết lập cây trồng mới/vụ
mới.
+ Tiêu diệt một số côn trùng, mầm bệnh, cỏ dại.
+ Không tốn kém công di chuyển trong điều kiện rơm rạ không có mục đích
sử dụng khác, mất giá trị. [9]
Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, đa
phần CTR trồng trọt như rơm, rạ không được bà con nông dân tận dụng để làm
nhiên liệu đun nấu mà đốt ngay tại đồng ruộng, việc đốt rơm, rạ gây ra hiện tượng
khói, bụi ảnh hưởng đến môi trường không khí.

Hình 1.3: Đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời ở các vùng nông thôn không kiểm soát được,
lượng CO2 phát thải vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO, khí metan CH 4,
các oxit nitơ NOx và dioxit sunfua SO2 là tác nhân gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây
biến đổi khí hậu. Đặc biệt việc đốt rơm rạ vào thời điểm trời nắng nóng kéo dài sẽ
khiến nhiệt độ tăng thêm, không khí ngột ngạt, khó chịu hơn.
Việc đốt rơm rạ còn gây ảnh hưởng đến con người. Khói rơm rạ không chỉ ảnh
hưởng đến người tham gia giao thông, mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe người
dân khi hít phải. Thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ
và các chất hữu cơ kết dính, khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít
vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là dễ mắc các chứng bệnh về đường hô
hấp.


17


Ngoài ra việc đốt rơm rạ gây lãng phí một khối lượng rơm rạ. Thay vì đốt một
lượng lớn rơm rạ thì sẽ dùng cho các mục đích khác như ủ phân, làm nấm rơm, làm
giấy, ủ thức ăn gia súc... [9]
Bảng 1.3: Lượng phát thải khí nhà kính sau khi đốt rơm rạ của các tỉnh và ĐBSCL
năm 2011
Đơn vị tính: Nghìn tấn

Địa điểm

Vu Thu Đông

Vu Đông Xuân

Cả năm 2011

CO2

CO

NOX

CO2

CO

NOX


CO2

CO

NOX

8,58

0,23

0,00

1.269,25

34,34

0,73

1.680,90

45,47

0,97

-

-

-


1.166,34

31,55

0,67

2615,68

70,76

1,61

-

-

-

703,23

19,02

0,41

1.029,12

27,84

0,60


An Giang

17,15

0,46

0,01

2.092,54

56,61

1,21

3.970,69

107,42 2,30

ĐBSCL

780,4
2

21,11 0,45

9.630,8
5

260,5
4


5,57

17.949,5
7

485,5
10,38
8

Kiên
Giang
Đồng
Tháp
Cần Thơ

Nguồn: Trần Sỹ Nam, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy, lượng CO 2 phát thải của ĐBSCL rất lớn
17.949,57 nghìn tấn/năm, tiếp đó là lượng CO phát thải với 485,58 nghìn tấn/ năm.
Cuối cùng là lượng NOx phát thải với 10,38 nghìn tấn/năm.

18


2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
3 XÃ PHONG THỦY, LỘC THỦY, AN THỦY THUỘC HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1. Vị trí địa lý
* Vị trí địa lý của xã An Thủy:

Phía Bắc, Tây Bắc giáp xã Sơn Thủy,
Hoa Thủy.
Phía Đông giáp xã Lộc Thủy.
Phía Đông nam giáp xã Phong Thủy.
Phía Tây giáp xã Phú Thủy.
Phía Tây Nam giáp xã Xuân Thủy
Cách trung tâm thị trấn Kiến Giang
1,5 km.

Hình 1.4: Bản đồ xã An Thủy
* Vị trí địa lý của xã Phong Thủy
Phía Bắc giáp xã Lộc Thủy
Phía Nam giáp xã Liên Thủy
Phía Đông giáp xã Thanh Thủy
Phía Tây giáp xã An Thủy
Cách trung tâm thị trấn Kiến Giang
1,5km.

Hình 1.5: Bản đồ xã Phong Thủy

19


* Vị trí địa lý của xã Lộc Thủy
Phía Bắc, Đông Bắc giáp xã Hồng
Thủy
Phía Tây và phía Nam giáp xã An
Thủy.
Phía Đông Nam và phía Đông xã
Phong Thủy

Cách trung tâm thị trấn Kiến
Giang 4 km.

Hình 1.6: Bản đồ xã Lộc Thủy
2.2. Điều kiện tự nhiên
3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
cao. Là 3 xã nằm gần trung tâm của huyện Lệ Thủy nên vị trí, địa hình khá thuận
lợi, có sông Kiến Giang chảy qua cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất nông
nghiệp.
Hàng năm, có lượng lớn đất phù sa màu mỡ ở thượng nguồn đổ về nên thích
hợp cho việc thâm canh trồng lúa. Tuy nhiên, mỗi năm đến mùa mưa thường gây lũ
lụt làm ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất cây trồng.
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.3.1. Kinh tế

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu kinh tế xã An Thủy năm 2016
Nguồn: Phòng thống kê xã An Thủy, 2016

20


Nhận xét: Ở xã An Thủy, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 47%
trong cơ cấu kinh tế, sau đó đến dịch vụ, thương mại và tiểu thủ CN, xây dựng là
chiếm tỷ lệ thấp nhất 23%.

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu kinh tế xã Phong Thủy năm 2016
Nguồn: Phòng thống kê xã Phong Thủy, 2016

Nhận xét: Ở xã Phong Thủy, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 37%
trong cơ cấu kinh tế, sau đó đến dịch vụ, thương mại và tiểu thủ CN, xây dựng là

chiếm tỷ lệ thấp nhất 29%.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu kinh tế xã Lộc Thủy năm 2016
Nguồn: Phòng thống kê xã Lộc Thủy, 2016

Nhận xét: Ở xã Lộc Thủy, hoạt động dịch vụ, thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất
36% trong cơ cấu kinh tế, sau đó đến nông nghiệp chiếm 35% và tiểu thủ CN, xây
dựng là chiếm tỷ lệ thấp nhất 29%.

21


2.3.2. Xã hội
Bảng 1.4: Dân số 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy năm 2015 - 2016
Đơn vị: Người


Năm
2015
2016

Phong Thủy

An Thủy

Lộc Thủy

Tổng

7.056

7.064

9.669
9.681

4.185
4.200

20.910
20.945

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2016

Bảng 1.5: Dân số trong độ tuổi lao động của 3 xã Phong Thủy, An Thủy, Lộc Thủy
năm 2015 - 2016
Đơn vị: Người


Năm
2015
2016

Phong Thủy

An Thủy

Lộc Thủy

Tổng


4.163
4.208

5.704
5.739

2.469
2.512

12.336
12.459

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2016

Theo thống kê dân số năm 2015-2016 ta thấy dân số của 3 xã Phong Thủy, An
Thủy, Lộc Thủy chiếm 14% dân số toàn huyện Lệ Thủy và tăng đều từ năm 20152016. Vì vậy, 3 xã có nguồn lao động rất dồi dào chiếm 59,4% dân số, trong đó tỷ lệ
lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm rất lớn đây cũng là lợi thế trong sự phát
triển nền nông nghiệp.

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÚA TẠI 3 XÃ PHONG THỦY, AN THỦY, LỘC THỦY THUỘC
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH.

22


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×