Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

bài tập nhận định luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.08 KB, 22 trang )

NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Câu 1: Qúa trình tố tụng hình sự gồm những giai đoạn mang tính tuần tự,
logic và nối tiếp nhau trong 01 chuỗi tố tụng thống nhất.
Câu 2: Luật tố tụng hình sự là 01 ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN
Câu 3: Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của LTTHS là phương pháp
cưỡng chế.
Câu 4:QHPL TTHS mang tính quyền lực NN kết hợp với quyền lực XH và
quyền của CD.
Câu 5: CQTHTTHS gồm Công an, VKSND, TAND.
Câu 6: Trong TTHS ngoài các CQ THTT HS còn có các cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra.
Câu 7:Người THTT là những người có chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
trong các CQTHTT.
Câu 8: Người TGTT gồm những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến
VAHS
Câu 9:Tính hợp pháp và tính hợp lí là những căn cứ quan trọng nhất bắt
buộc phải có để được công nhận là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
Câu 10: Để giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện VAHS thì đối tượng
chứng minh của VA phải được xác định và làm sáng tỏ ở giai đoạn điều tra
vụ án.
Câu 11: Những tình tiết phải được xác định và làm sáng tỏ để giải quyết
đúng đắn, khách quan, toàn diện tích vụ án hình sự bao gồm: hành vi
khách quan của tội phạm, người phạm tội, những tình tiết tang nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, hậu quả của tội phạm.
Câu 12: Trong 01 vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng đều phải có trách nhiệm phải làm sáng tỏ
những tình tiết thuộc về đối tượng chứng minh của vụ án đó.
Câu 13: Để thực hiện trách nhiệm của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ những
tình tiết thuộc về đối tượng chứng minh của 01 vụ án hình sự.
Câu 14: Chứng cứ trong tố tụng hình sự bao gồm chứng cứ buộc tội và


chứng cứ gỡ tội.
1


Câu 15: Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội có ý nghĩa đối lập nhau.
Câu 16: Quá trình chứng minh tội phạm được tiến hành chủ yếu trong giai
đoạn điều tra VAHS.
Câu 17: Mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong TTHS là:
chấm dứt việc phạm tội; ngăn chặn hoặc giảm thiểu, khắc phục hậu quả
của tội phạm; xử lý tội phạm.
Câu 18: BLTTHS 2015 quy định có 8 biện pháp ngăn chặn.
Câu 19: BLTTHS quy định có 5 trường hợp bắt người.
Câu 20: Cơ sơ pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra VAHS là ban
hành quyết định điều tra.
Câu 21: Mục đích của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là để ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự
Câu 22: Kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng phải ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Câu 23: Khởi tố vụ án hình sự cũng có thể được xem như một hoạt động
của giai đoạn điều tra hình sự.
Câu 24: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội
phạm.
Câu 25: Người phạm tội ra tự thú thì không được khởi tố vụ án hình sự
Câu 26: Khi đã khởi tố vụ án hình sự hoạt động của các giai đoạn tố tụng
tiếp theo vẫn phải xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm.
Câu 27: Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự.
Câu 28: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra.
Câu 29: Các hoạt động điều tra gồm có: tạm giữ, bắt, tạm giam, khởi tố,
khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm.

Câu 30: Chỉ có Viện kiểm sát có quyền truy tố.
buộc tội.
Câu 32. Nếu không có hoạt động truy tố của VKS thì không có hoạt động
xét xử của Tòa án.
Câu 33. Trong giai đoạn truy tố VKS có thể ra bản cáo trạng hoặc các
quyết định tố tụng khác.
Câu 34. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định dựa vào
tính chất tội phạm.
2


Câu 35. Việc giải quyết tranh chấp giữa TAND cấp huyện trong cùng một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án TAND các huyện đó
phối hợp thực hiện.
Câu 36. Trong khi chuẩn bị xét xử VAHS Tòa án có thể ban hành các QĐ
khác ngoải QĐ của VA ra XX.
Câu 28: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra.
Câu 29: Các hoạt động điều tra gồm có: tạm giữ, bắt, tạm giam, khởi tố,
khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm.
Câu 30: Chỉ có Viện kiểm sát có quyền truy tố.
buộc tội.
Câu 32. Nếu không có hoạt động truy tố của VKS thì không có hoạt động
xét xử của Tòa án.
Câu 33. Trong giai đoạn truy tố VKS có thể ra bản cáo trạng hoặc các
quyết định tố tụng khác.
Câu 34. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định dựa vào
tính chất tội phạm.
Câu 35. Việc giải quyết tranh chấp giữa TAND cấp huyện trong cùng một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án TAND các huyện đó
phối hợp thực hiện.

Câu 36. Trong khi chuẩn bị xét xử VAHS Tòa án có thể ban hành các QĐ
khác ngoải QĐ của VA ra XX.
Câu 37. HĐXX sơ thẩm VAHS gồm 3 người là thẩm phán và hội thẩm.
Câu 38: Những người tham gia phiên tòa ST VAHS gồm có: HĐXX, thư ký
Tòa án, KSV, bị cáo, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của bị
hại.
Câu 39: XX PT là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết VAHS.
Câu 40: TA có thẩm quyền XX VAHS theo thủ tục PT là TA cấp trên của
TA đã XX ST vụ án đó.
Câu 41: Sau khi tuyên Bản án Phúc thẩm phải chờ hết thời gian kháng nghị
Giam đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm thì mới có hiệu lực pháp luật.
Câu 42: Chủ thể có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của TA cấp
ST là những người TGTT có mặt tại phiên tòa ST VAHS đó.
Câu 43: Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục PT VAHS là VKS cấp
3


trên của VKS đã tham gia phiên tòa ST.
Câu 44: Những bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành phải là
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Câu 45: Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là chánh án đã
tuyên bản án, quyết định đó.
Câu 46: Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có tính chất giống như
kháng nghị phúc thẩm.
-Nhận định trên là: Sai
Câu 47:”Có vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng” là cơ sở pháp luật của
việc kháng nghị GĐ thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án.
không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật.

Câu 49: Hội đồng tái thẩm có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng
nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Câu 50: Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là
ở căn cứ làm phát sinh các thủ tục này.
Câu 51: Qúa trình chứng minh tội phạm bắt đầu từ giai đoạn khởi tố đến
giai đoạn xét xử
Câu 52: Qúa trình chứng minh tội phạm diễn ra ở tất cả giai đoạn
Câu 53: CQĐT có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

4


Câu 1: Qúa trình tố tụng hình sự gồm những giai đoạn mang tính tuần tự, logic và nối
tiếp nhau trong 01 chuỗi tố tụng thống nhất.
- Nhận định trên là đúng.
- Giải thích:
 Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành những giai đoạn mang tính tuần tự,
logic và nối tiếp nhau trong một chuỗi tố tụng thống nhất. Mối giai đoạn tuy độc lập nhưng
vẫn nằm trong mối quan hệ khắng khít với nhau và tạo thành hoạt động thống nhất. Kết
quả của giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau, hoạt động của giai đoạn sau kiểm tra
kết quả của giai đoạn trước.
 Quá trình tố tụng hình sự gồm 07 giai đoạn sau:
Giai đoạn 01: khởi tố VAHS
Giai đoạn 02: điều tra VAHS
Giai đoạn 03: Truy tố
Giai đoạn 04: xét xử sơ thẩm VAHS
Giai đoạn 05: xét xử phúc thẩm VAHS
Giai đoạn 06: thi hành án hình sự
Giai đoạn 07: xét xử đặc biệt ( thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm)
Câu 2: Luật tố tụng hình sự là 01 ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN

- Nhận định trên là đúng.
- Giải thích:
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm
tất cả quy phạm pháp luật điều chỉnh những QHXH phát sinh trong các hoạt động khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN nên có đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
Đối tượng điều chỉnh của LTTHS là những QHXH phát sinh giữa các chủ thể khác
nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Phương pháp điều chỉnh là những cách thức mà nó dùng để tác động đến các qh
PLTTHS. Luật TTHS VN có 02 phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp
quyền uy và phương pháp phối hợp-chế ước.

Câu 3: Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của LTTHS là phương pháp cưỡng chế.
5


- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
Vì Luật TTHS VN có 02 phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp quyền
uy và phương pháp phối hợp-chế ước. Trong đó, phương pháp quyền uy là phương pháp
điều chỉnh đặc trưng của LTTHS, dùng điều chỉnh QH giữa các cơ quan THTT và người
THTT với những người TGTT trong quá trình giải quyết VAHS.
Tính quyền uy thể hiện ở sự áp đặt ý chí của NN lên người TGTT, biểu hiện ở tính
cưỡng chế thi hành các quyết định của cơ quan THTT, người THTT đối với người TGTT.
Các QĐ của CQĐT, VKS, TA có tính chất bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và công
dân. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị pháp lí, vì các chủ thể TGTT có nghĩa vụ
phải chấp hành các QĐ của cơ quan THTT, người THTT và họ chỉ có quyền khiếu nại các
QĐ đó để bảo vệ quyền lợi của mình khi cho rằng các QĐ này là sai, không đúng pháp luật.
Câu 4:QHPL TTHS mang tính quyền lực NN kết hợp với quyền lực XH và quyền của

CD.
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
Một trong những đặc điểm của QHPL TTHS là mang tính quyền lực NN. Bởi vì một
trong các chủ thể của QHPL TTHS luôn luôn ( bắt buộc) là cơ quan NN. QHPL TTHS phát
sinh từ khi cơ quan NN thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người đã thực hiện hành vi
phạm tội. Trong quá trình giải quyết VAHS, các cơ quan và người THTT đưa ra các QĐ tố
tụng mang tính bắt buộc đối với những người TGTT.
Thông qua QHPLTTHS, NN áp đặt ý chí của mình trong việc bảo vệ an ninh và trật tự
xã hội.
Câu 5: CQTHTTHS gồm Công an, VKSND, TAND.
-Nhận định trên là sai.
-CSPL: khoản 1 điều 34 BLTTHS 2015
-Giải thích:
Những cơ quan sau đây được xác định là CQ THTT:
CQĐT gồm CQĐT của CAND, CQĐT trong Quân đội nhân dân, CQĐT của VKSNDTC
VKS gồm VKSNDTC, VKSNDCC, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, VKS quân sự
các cấp.
TA gồm TANDTC, TANDCC, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện, TA quân sự.

6


Câu 6: Trong TTHS ngoài các CQ THTT HS còn có các cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành 1 số hoạt động điều tra.
- Nhận định trên là đúng.
- CSPL: điều 35 BLTTHS 2015 và điều 9,10 Luật tổ chức CQDDTHS
- Giải thích:
Trong TTHS ngoài các CQ THTT HS còn có các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
1 số hoạt động điều tra:các cơ quan của Bộ đội biên phòng,các cơ quan của Hải quân,các cơ

quan của Kiểm lâm,các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển,các cơ quan của Kiểm ngư,các
cơ quan khác của CAND,các cơ quan khác trong QĐND.
Câu 7:Người THTT là những người có chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong các
CQTHTT.
- Nhận định trên là sai.
- CSPL: khoản 2 điều 34 BLTTHS 2015
- Giải thích:
Trong tố tụng hình sự, người THTT gồm:
- Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, điều tra viên, cán bộ điều tra
- Viện trưởng, phó viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Câu 8: Người TGTT gồm những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến VAHS
-

Nhận định trên là sai.
CSPL: điều 55 BLTTHS 2015
Giải thích:
Trong TTHS người TGTT gồm:

 Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
 Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
 Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
 Người bị bắt.
 Người bị tạm giữ.
 Bị can.
 Bị cáo.
 Bị hại.
 Nguyên đơn dân sự.
7



 Bị đơn dân sự.
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
 Người làm chứng.
 Người chứng kiến.
 Người giám định.
 Người định giá tài sản.
 Người phiên dịch, người dịch thuật.
 Người bào chữa.
 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định
của Bộ luật này.
Câu 9:Tính hợp pháp và tính hợp lí là những căn cứ quan trọng nhất bắt buộc phải có
để được công nhận là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
-Nhận định trên là sai.
-CSPL: Điều 86 BLTTHS 2015
-Giải thích:
-Căn cứ theo quy định tại điều 86 BLTTHS 2015:” chứng cứ là những gì có thật, được thu
thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có
hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác
có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
-Định nghĩa về chứng cứ nói trên đã thể hiện đầy đủ các thuộc tính cần và đủ mà bất kỳ
chứng cứ nào cũng cần phải có. Đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp
của chứng cứ.
Câu 10: Để giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện VAHS thì đối tượng chứng
minh của VA phải được xác định và làm sáng tỏ ở giai đoạn điều tra vụ án.
- Nhận định trên là sai.
- Đối tượng chứng minh là tất cả các tình tiết phải được xác định và làm sáng tỏ để giải
quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự.

- Những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS phải được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng chứng minh trong khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Câu 11: Những tình tiết phải được xác định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn,
khách quan, toàn diện tích vụ án hình sự bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm,
người phạm tội, những tình tiết tang nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hậu quả của
tội phạm.
8


-

Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 85 BLTTHS 2015
Giải thích:
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015 Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án
hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

 Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của
hành vi phạm tội;
 Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có
năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
 Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm
về nhân thân của bị can, bị cáo;
 Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
 Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt.
Câu 12: Trong 01 vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng đều phải có trách nhiệm phải làm sáng tỏ những tình tiết thuộc
về đối tượng chứng minh của vụ án đó.

- Nhận định trên là sai.
- CSPL: Điều 15 BLTTHS 2015
- Giải thích:
- Nghĩa vụ chứng minh là trách nhiệm phải làm sáng tỏ những tình tiết thuộc về dối tượng
chứng minh của một vụ án hình sự.
- Căn cứ theo quy định tại điều 15 BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc xác định sự thật
của vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình
vô tội.”
- Như vậy, Trong 01 vụ án hình sự, người tham gia tố tụng không phải có trách nhiệm phải
làm sáng tỏ những tình tiết thuộc về đối tượng chứng minh của vụ án đó.
Câu 13: Để thực hiện trách nhiệm của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ những tình tiết thuộc về đối
tượng chứng minh của 01 vụ án hình sự.
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:

9


- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết
tang nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người vị buộc tội.
- Như vậy, để thực hiện trách nhiệm của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng phải hợp pháp để làm sáng tỏ những tình tiết
thuộc về đối tượng chứng minh của 01 vụ án hình sự.

Câu 14: Chứng cứ trong tố tụng hình sự bao gồm chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ
tội.

- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
- Khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam phân chia chứng cứ thành những loại khác nhau
dựa vào các tiêu chí sau:
 Dựa vào mối liên hê giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh: chứng cứ trực tiếp,
chứng cứ gián tiếp.
 Dựa vào nguồn gốc của chứng cứ: chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại (sao chép)
 Dựa vào ý nghĩa của chứng cứ đối với người bị buộc tội: chứng cứ buộc tội và chưng cứ
gỡ tội.
- Như vậy, Chứng cứ trong tố tụng hình sự bao gồm chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội
mà còn xó chứng cứ gốc, chứng cứ thuật lại; chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp.
Câu 15: Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội có ý nghĩa đối lập nhau.
- Nhận định trên là đúng.
- Giải thích:
 Chứng cứ buộc tội: là loại chứng cứ xác định sự kiện phạm tội, lỗi của người bị buộc tội
trong việc thực hiện tội phạm và những tình tiết tăng nặng TNHS của họ.
 Chứng cứ gỡ tội: là loại chứng cứ xác định không có việc phạm tội: người bị buộc tội
không có lỗi và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của họ.
Câu 16: Quá trình chứng minh tội phạm được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn điều
tra VAHS.
-Nhận định trên là sai.
10


-Giải thích:
 Quá trình chứng minh là quá trình tiến hành các hoạt động thu nhập, kiểm tra và đánh giá
chứng cứ theo trình tự , thủ tục do Luật TTHS quy định của các cơ quan và người có thẩm
quyền THTT nhằn xác định sự thật khách quan của vụ án.
 Quá trình chứng minh bắt đầu từ khi xác định có dấu hiệu tội phạm cho đến khi giải quyết
xong vụ án. Quá trình chứng minh bao gồm 2 giai đoạn: thu nhập và kiểm tra và đánh giá

chứng cứ. Các hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với nhau và được tiến hành trong tất
cả các giai đoạn của quá trình THTT, trên cơ sở quy định pháp luật và tương ứng với
nhiệm vụ của từng giai đoạn tố tụng.
 Quá trình chứng minh bắt đầu từ khi xác định có dấu hiệu tội phạm cho đến khi giải quyết
xong vụ án chứ không phải được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn điều tra vậy nên nhận
định trên là sai

Câu 17: Mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong TTHS là: chấm dứt
việc phạm tội; ngăn chặn hoặc giảm thiểu, khắc phục hậu quả của tội phạm; xử lý tội
phạm.
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
Mục đích của việc ngăn chặn trong TTHS là nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi
nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có
hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và THAHS.
Câu 18: BLTTHS 2015 quy định có 8 biện pháp ngăn chặn.
 Nhận định trên là đúng.
 CSPL: khoản 1 điều 109 BLTTHS 2015
 Giải thích:
 Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 109 BLTTHS 2015 quy định về các biện pháp
ngăn chặn như sau:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây
khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi
hành án, cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể
áp dụng biện pháp:
11


Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
Bắt;

Tạm giữ;
Tạm giam;
Bảo lĩnh;
Đặt tiền để bảo đảm;
Cấm đi khỏi nơi cư trú;
Tạm hoãn xuất cảnh.
 Như vậy, ta thấy có 8 biện pháp ngăn chặn nên nhận định trên là đúng.
Câu 19: BLTTHS quy định có 5 trường hợp bắt người.
 Nhận định trên là đúng.
 CSPL: Khoản 2 điều 109 BLTTHS 2015
 Giải thích:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 109 BLTTHS 2015 Các trường hợp bắt người
gồm:
 bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
 bắt người phạm tội quả tang;
 bắt người đang bị truy nã;
 bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
 bắt người bị yêu cầu dẫn độ. (khoản 2, điều 109 BLTTHS 2105)
 Như vậy, ta thấy có 5 trường hợp bắt người nên nhận định trên là đúng.
Câu 20: Cơ sơ pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra VAHS là ban hành quyết định
điều tra.
 Nhận định trên là sai.
 Giải thích:
Quyết định khởi tố VAHS là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết
định này làm phát sinh quan hệ PLTTHS giữa cơ quan và người có thẩm quyền THTT và
những người TGTT. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn chỉ được
tiến hành sau khi có quyết định khởi tố VAHS.

12



Câu 21: Mục đích của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là để ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ
quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội để ra quyết định khởi tố
hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
- Như vậy, mục đích của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không chỉ là để ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự mà còn là quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Câu 22: Kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan
có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu phạm tội để ra quyết định khởi tố hoặc
quyết định không khởi tố vụ án.
- Giai đoạn khởi tố bắt đầu từ việc tiếp nhận tin tố giác tội phạm hoặc phát hiện dấu hiệu tội
phạm và kết thúc bằng một quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
- Như vậy, kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng không chỉ phải ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự mà còn có thể là quyết
định không khởi tố vụ án hình sự.

Câu 23: Khởi tố vụ án hình sự cũng có thể được xem như một hoạt động của giai đoạn
điều tra hình sự.
- Nhận định trên là sai.
- Giải thích:
Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu tố tụng mở đầu cho các hoạt động điều tra.
Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp
đặc biệt. Do đó, không thể xem khởi tố vụ án hình sự như một hoạt động trong giai đoạn

điều tra. Khởi tố vụ án được tiến hành trong thời gian không quá 2 tháng, có nhiệm vụ
riêng, chủ thể và các hoạt động tố tụng độc lập với các giai đoạn tố tụng khác nên được coi
là giai đoạn tố tụng độc lập. Hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau khi đã có quyết định
khởi tố vụ án hình sự.
13


Câu 24: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.
- Nhận định trên là đúng.
-CSPL: Điều 143 BLTTHS 2015
-Giải thích:
Căn cứ theo quy định tại điều 143 BLTTHS 2015 chỉ được khởi tố vụ án khi đã có dấu
hiệu tội phạm. Việc xác định tội phạm dựa trên những căn cứ:
-Tố giác của cá nhân
-Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
-Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
-Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
-Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp dấu hiệu tội phạm;
-Người phạm tội tự thú;
Câu 25: Người phạm tội ra tự thú thì không được khởi tố vụ án hình sự
- Nhận định trên là sai.
- CSPL: Khoản 6 điều 143 BLTTHS 2015
- Giải thích:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 điều 143 BLTTHS 2015 về căn cứ khởi tố vụ án
hình sự:” Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu
hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:......Người phạm tội tự thú”
- Như vậy, người phạm tội tự thú là một trong các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Câu 26: Khi đã khởi tố vụ án hình sự hoạt động của các giai đoạn tố tụng tiếp theo
vẫn phải xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm.
-Nhận định trên là sai.

-Giải thích:
Khởi tố vụ án hình sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Sau
khi đã khởi tố vụ án, hoạt động điều tra không còn phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu
hiệu tội phạm nữa mà chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và người thực
hiện tội phạm.
Câu 27: Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
-Nhận định trên là sai.
-CSPL: điều 153 BLTTHS 2015
- Giải thích:
-Những cơ quan sau đây có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
14


-Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 153 BLTTHS 2015:” Cơ quan điều tra quyết định
khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét
xử đang thụ lý, giải quyết”
-Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của bộ đội biên phòng,
Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân và
Quân đội nhân dân
-Viện kiểm sát
-Tòa án
-Ngoài ra, còn quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Câu 28: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra.
-Nhận định trên là sai.
-CSPL: điều 163; 164 BLTTHS 2015
-Giải thích:
- Căn cứ theo quy định tại điều 163; 164 BLTTHS 2015 quy định các cơ quan sau đây
có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự: cơ quan điều tra của Công an nhân dân, cơ quan điều
tra của quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan

điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Câu 29: Các hoạt động điều tra gồm có: tạm giữ, bắt, tạm giam, khởi tố, khám xét,
hỏi cung, lấy lời khai, khám nghiệm.
-Nhận định trên là sai.
-Giải thích:
-Các hoạt động điều tra bao gồm:
-Khởi tố bị can và hỏi cung bị can (điều 179; điều 183 BLTTHS 2015)
-Lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (điều 186; điều 188 BLTTHS 2015)
-Đối chất, nhận dạng gồm đối chất ( điều 189 BLTTHS 2015) và nhận dạng ( điều 190
BLTTHS 2015)
-Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản
-Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân th, thực nghiệm
điều tra, giám định
-Yêu cầu giám định và yêu cầu định giá tài sản gồm: yêu cầu giám định ( điều 207 BLTTHS
2015) và yêu cầu định giá tài sản ( điều 215 BLTTHS 2015)
Câu 30: Chỉ có Viện kiểm sát có quyền truy tố.
15


- Nhận định trên là đúng.
- CSPL: Khoản 1 điều 239 BLTTHS 2015
- Giải thích:
- Truy tố là giai đoạn của TTHS do VKS có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết
nhằm buộc tội bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 239 BLTTHS 2015:” Viện kiểm sát cấp nào
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy
tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án
đối với vụ án”
câu 31. Thực hành quyền công tố của VKS thực chất là thực hiện chức năng buộc tội.

- NĐ: Đúng.
- Giải thích:
- Truy tố là giai đoạn của TTHS do VKS có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết
nhằm buộc tội bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Câu 32. Nếu không có hoạt động truy tố của VKS thì không có hoạt động xét xử của Tòa
án.
- NĐ: Đúng.
- Giải thích:
- Vì giai đoạn truy tố mặc nhiên là tiền đề của giai đoạn xét xử, nếu VKS không truy tố thì
Tòa án không có cơ sở pháp lý để quyết định mở phiên tòa xét xử đồng thời quyết định truy tố
của VKS cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử cùa Tòa án. Việc truy
tố của VKS kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Câu 33. Trong giai đoạn truy tố VKS có thể ra bản cáo trạng hoặc các quyết định tố tụng
khác.
- NĐ: Đúng.
- Giải thích:
- Trong giai đoạn truy tố, VKS có thể ra bản cáo trạng hoặc các quyết định tố tụng sau đây:
 QĐ áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (điều 241
BLTTHS 2015)
 QĐ trả hồ sơ để điều tra bổ sung (điều 245 BLTTHS 2015)
 QĐ tạm đình chỉ vụ án (điều 247 BLTTHS 2015)
 QĐ đình chỉ vụ án (Điều 248 BLTTHS 2015)
16


 Phục hồi vụ án (Điều 249 BLTTHS 2015)
 QĐ truy tố bị can bằng bản cáo trạng (điều 243 BLTTHS 2015)
 QĐ chuyển vụ án và bản cáo trạng đến Toà án ( điều 244 BLTTHS 2015)
Câu 34. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định dựa vào tính chất tội

phạm.
- NĐ: Sai
- Giải thích:
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được phân định dựa 3 nhóm dấu hiệu sau:
 Nhóm dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của loại tội phạm (thẩm quyền xét xử
theo sự việc);
 Nhóm dấu hiệu liên quan đến người phạm tội (Thẩm quyền xét xử theo đối tượng);
 Nhóm dấu hiệu thể hiện địa điểm tội phạm hay hành vi tố tụng (thẩm quyền xét xử theo
lãnh thổ).
Câu 35. Việc giải quyết tranh chấp giữa TAND cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương do Chánh án TAND các huyện đó phối hợp thực hiện.
-ND: Sai.
-CSPL: Khoản 1 Điều 275 BLTTHS
Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử:
-Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong
cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng
một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu
quyết định.
Câu 36. Trong khi chuẩn bị xét xử VAHS Tòa án có thể ban hành các QĐ khác ngoải QĐ
của VA ra XX.
- NĐ: Đúng.
- Giải thích:
Trong khi chuẩn bị xét xử vụ án hình sự, Tòa án có thể ban hành các QĐ khác ngoài QĐ
đưa vụ án ra xét xử sau đây:
 QĐ trả hồ để sơ điều tra bổ sung (điều 280 BLTTHS 2015)
 QĐ tạm đình chỉ vụ án( Điều 281 BLTTHS 2015)
17


 QĐ đình chỉ vụ án( Điều 282 BLTTHS 2015)

 QĐ đưa vụ án ra xét xử(Điều 255 BLTTHS 2015)
 QĐ áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.(điều 278
BLTTHS 2015)

Câu 37. HĐXX sơ thẩm VAHS gồm 3 người là thẩm phán và hội thẩm.
 NĐ: Sai.
 CSPL: khoản 1 điều 254 BLTTHS 2015
 Giải thích:
 Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 254 BLTTHS 2015 như sau:
 Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính
chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03
Hội thẩm.
 Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình
phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội
thẩm.
Câu 38: Những người tham gia phiên tòa ST VAHS gồm có: HĐXX, thư ký Tòa án, KSV,
bị cáo, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của bị hại.
-

NĐ: Sai
Giải thích:
Những người tham gia phiên tòa ST gồm có:
Kiểm sát viên (Đ.289 BLTTHS)
Bị cáo (Đ. 290 BLTTHS) Tuy nhiên, theo K.2 Đ.290 thì TA có thể XX vắng mặt bị cáo).
Người bào chữa (Đ.291 BLTTHS)
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ (Đ. 292 BLTTHS)
Người làm chứng (Đ.293 BLTTHS).
Người giám định, người định giá tài sản (Đ.294 BLTTHS).
Người phiên dịch, người dịch thuật (Đ.295 BLTTHS).

Câu 39: XX PT là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết VAHS.

- *NĐ: Sai.
- *GT: Thủ tục PT không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết VAHS mà chỉ phát
sinh khi bản án, quyết định ST chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Câu 40: TA có thẩm quyền XX VAHS theo thủ tục PT là TA cấp trên của TA đã XX ST
vụ án đó.
18


-

*NĐ: Sai.
*GT: TA có thẩm quyền xét xử VAHS theo hình thức PT là TA cấp trên trực tiếp của TA đã
xét xử ST đối với vụ án.
Câu 41: Sau khi tuyên Bản án Phúc thẩm phải chờ hết thời gian kháng nghị Giam đốc
thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm thì mới có hiệu lực pháp luật.

- *NĐ: Sai.
- *GT: Bản án PT có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên án, quyết định PT có hiệu lực kể từ
ngày ra quyết định. (K.2 Đ.355 BLTTHS)
Câu 42: Chủ thể có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của TA cấp ST là những
người TGTT có mặt tại phiên tòa ST VAHS đó.
-*NĐ: Sai.
-*GT: Chủ thể có quyền kháng cáo là những người TGTT có quyền và nghĩa vụ liên quan đến
nội dung của bản án hoặc quyết định của TA cấp ST. (Đ.331 BLTTHS)
Câu 43: Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục PT VAHS là VKS cấp trên của VKS
đã tham gia phiên tòa ST.
-


*NĐ: Sai.
CSPL: K.1 Đ.336 BLTTHS
*GT: VKS cùng cấp với TA đã ra bản án, quyết định ST và VKS cấp trên trực tiếp của VKS
đó có quyền kháng nghị theo thủ tục PT.
Câu 44: Những bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành phải là bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
-Nhận định trên là: Sai
-CSPL: điều 363 BLTTHS 2015
Giải thích:
+ THAHS là giai đoạn của TTHS nhằm thực hiện bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án.
+ Tuy nhiên trong những trường hợp sau đây bản án quyết định của Tòa án phải được thi hành
ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
 Bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không
có tội, miển TNHS, miển hình phạt cho bị cáo.
 Hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
 Khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam.
 Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.
19


Câu 45: Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là chánh án đã tuyên bản án,
quyết định đó.
 Nhận định trên là: Sai
 CSPL: Khoản 1 điều 364 BLTTHS 2015

Giải thích:
Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác
cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành
án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày

nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

Câu 46: Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có tính chất giống như kháng nghị phúc
thẩm.
-Nhận định trên là: Sai
-Giải thích:
Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một trình tự tố tụng đặc biệt, có nhiệm
vụ xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có VPPL trong quá
trình giải quyết vụ án nhằm đảm bảo cho vụ án được giải quyết khách quan và chính xác.
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt có đặc thù riêng so với thủ tục sơ thẩm và thủ tục
phúc thẩm. Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong
thời hạn luật định mà không cần xét đến việc nó có căn cứ để kháng nghị hay kháng cáo hay
không. Bảo đảm chế độ hai cấp xét xử, nếu kháng cáo kháng nghị phúc thẩm thì Tòa án cấp
trên trực tiếp phải đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Đối với thủ tục giám đốc
thẩm, việc kháng nghị chỉ được tiến hành bởi người có thẩm quyền khi có căn cứ theo quy
định của BLTTHS. Theo quy định tại điều 371 BLTTHS thì ” có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng” là một đặc điểm để phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với tái thẩm.
Câu 47:”Có vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng” là cơ sở pháp luật của việc kháng
nghị GĐ thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
-Nhận định trên là: Đúng
-CSPL: điều 371 BLTTHS 2015
Giải thích:
20


Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm khi có một trong các căn cứ:
 Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án;
 Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm

nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
 Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Câu 48: Hội đồng giám đốc thẩm có thể chấp nhận, không chấp nhận kháng nghị giám
đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
-Nhận định trên là: Đúng
-CSPL: điều 158 BLTTHS 2015
Giải thích:
Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền như sau:
 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị.
 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng
pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp
luật.
 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
 Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
 Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
 Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Câu 49: Hội đồng tái thẩm có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị tái thẩm
đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Nhận định trên là: Đúng
- CSPL: điều 402 BLTTSHS 2015
- Giải thích:
Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm:
 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị.
 Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
 Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
 Đình chỉ việc xét xử tái thẩm
21



Câu 50: Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là ở căn cứ làm
phát sinh các thủ tục này.
-Nhận định trên là: Đúng
Giải thích:
Điểm khác nhau cơ bản giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là ở căn cứ làm phát sinh. Nếu
căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là phát hiện VPPL nghiêm trọng trong quá trình
giải quyết vụ án, thì thủ tục tái thẩm là phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung bản án hoặc quyết định.
Câu 51: Qúa trình chứng minh tội phạm bắt đầu từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn xét
xử
Câu 52: Qúa trình chứng minh tội phạm diễn ra ở tất cả giai đoạn
-nhận định trên là sai.
-Qúa trình chứng minh tội phạm bắt đầu từ trước giai đoạn khởi tố.
Câu 53: CQĐT có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự
-Nhận định trên là đúng
-CSPL: Đ 163 BLTTHS 2015

22



×