Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.33 KB, 2 trang )
NHẬN ĐỊNH MÔN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
A- Nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1. Chỉ có quan hệ pháp luật TTHS mới mang tính quyền lực nhà nước.
=> SAI: quan hệ pháp luật hành chính, hôn nhân gia đình, đất đai, cũng mang tính quyền lực nhà nước.
2. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPLTTHS
=> SAI: QHPLTTHC,QHPL hành chính đều mang tính quyền lực nhà nước nhưng chúng không phải là
QHPLTTHS.
3. phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giưa CQTHTT.
=>SAI: Quan hệ phối hợp và chế ước không chỉ được thể hiện giữa các cơ quan thuộc các hệ thống cơ
quan tố tụng khác nhau mà còn thể hiện ngay trong một hệ thống cơ quan, giữa các cấp tố tụng (giữa
cấp phúc thẩm và sơ thẩm), giữa các bộ phận, giữa các chức danh ngay trong nội bộ một cơ quan.Đồng
thời khoản 3 Điều 25 quy định “ các tổ chức công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện
để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ ”.
4. nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc đặc thù mà chỉ có luật tố tụng
hình sự mới có.
=>ĐÚNG: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của
dân tộc minh trong các phiên toà xét xử vụ án hình sự.
B- Nhận định sau đây nhận, nhận định nào là nhận định đúng?
1. a) Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước
=> SAI quan hệ giửa những người tham gia tố tụng là bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ
b) Quan hệ pháp luật hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước
=> ĐÚNG vì nó điều chỉnh quan hệ giửa nhà nước và người phạm tội, các biện pháp áp dung với người
phạm tội mang tinh chất bắt buộc thi hành và mang tính cưỡng chế nhà nước
c) Quan hệ pháp luật hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước
=> SAI hầu hết quan hệ pháp luật hành chính đều mang tính quyền lực nhà nước được điều chỉnh bởi
phương pháp quyền uy-phục tùng, tuy nhiên trong một số quan hệ giửa các cơ quan ngang quyền trong
bộ máy nhà nước lại mang tính thoả thuận như việc ban hanh các quyết ịnh liên tịch, giao kết hợp đồng
hành chính.
d) Mọi quan hệ pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước
=>SAI quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ dựa trên sự thoả thuận, ý chí của các bên, không mang tính
quyền lực nhà nước