Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề kiểm tra sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.02 KB, 2 trang )

Sở GD & ĐT Đồng Nai
Trường THPT Bùi Thị Xuân

KIỂM TRA TẬP TRUNG KHỐI 10
Môn: Sinh học. Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: 11/ 10 / 2017

Mã đề 002
Câu 1: Theo R.H.Whitaker thế giới sinh vật được làm bao nhiêu giới?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 2: Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi:
A. Nhóm amin của các axit amin.
B. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp axit amin trong phân tử prôtêin.
C. Nhóm R của các axit amin.
D. Liên kết peptit.
Câu 3: Mạch khuôn của Gen Y có trình tự nuclêôtit là: 5’... TTT GAG XAT ...3’. Mạch bổ sung của Gen Y có
trình tự nuclêôtit là:
A. 3’… AAA XTX GTA …5’
B. 3’ ... TAT GGG XAT ...5’
C. 5’… ATA XXX GAA …3’
D. 5’… ATA XXX GTA …3’
Câu 4: Phôtpholipit có chức năng chủ yếu là:
A. Là thành phần của máu ở động vật.
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
C. Tham gia cấu tạo nhân tế bào.
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
Câu 5: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?
A. Giới động vật.


B. Giới nguyên sinh.
C. Giới khởi sinh.
D. Giới thực vật.
Câu 6: Trong các cơ thể sống, tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng:
A. 96%.
B. 85%.
C. 65%.
D. 70%.
Câu 7: Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng thành lập nên ________và nhiều
_____________tạo thành hệ ____________
Từ đúng để điền vào chố trống của câu trên là:
A. Bào quan.
B. Tế bào.
C. Cơ quan.
D. Cơ thể.
Câu 8: Điều sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn?
A. Tế bào có nhân chuẩn.
B. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào.
C. Cơ thể đa bào.
D. Có tốc độ sinh sản rất nhanh.
Câu 9: Lần lượt điền vào chỗ trống trong câu sau:
Giữa hai mạch đơn: nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết_________theo nguyên tắc _________ : A liên kết
với T bằng ___________liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng __________ liên kết hiđrô và ngược lại.
A. Hiđrô, bổ sung, 3, 2.
B. Cộng hóa trị, bổ sung, 2, 3.
C. Hiđrô, bổ sung, 2, 3.
D. Hóa trị, bổ sung, 3, 2.
Câu 10: Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Trong đất.
B. Không khí.

C. Không khí và đất.
D. Nước.
Câu 11: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành :
A. Mô.
B. Cơ thể.
C. Cơ quan.
D. Hệ cơ quan.
Câu 12: Thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit là:
A. nhóm phôtphat, đường và prôtêin.
B. lipit, đường và prôtêin.
C. axit, prôtêin và lipit.
D. đường, bazơ nitơ và nhóm phôtphat.
Câu 13: Chức năng của ARN thông tin là:
A. truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.
B. quy định cấu trúc đặc thù của ADN.
C. quy định các tính trạng của sinh vật.
D. tổng hợp phân tử ADN.
Câu 14: Trong phân tử ADN, nuclêôtit loại G liên kết với loại X bằng:
A. 2 liên kết peptit.
B. 3 liên kết hiđrô.
C. 3 liên kết peptit.
D. 2 liên kết hiđrô.
Câu 15: Những giới sinh vật có cấu tạo cơ thể đa bào, nhân chuẩn là:
A. nấm, khởi sinh, thực vật.
B. thực vật, nguyên sinh, khởi sinh.
C. thực vật, nấm, động vật.
D. nguyên sinh, khởi sinh, động vật.
Câu 16: Các đơn phân của phân tử ADN khác biệt nhau bởi thành phần nào sau đây?
A. Cả nhóm -OH, gốc phôtphat và bazơ nitơ.
B. Bazơ nitơ.

C. Gốc phôtphat trong axit phôtphoric.
D. Số nhóm -OH trong phân tử đường.
Câu 17: Chất dưới đây tham gia cấu tạo nên hoocmôn là:
A. ADN.
B. Glucôzơ.
C. Sterôit.
D. Prôtêin.
Câu 18: Trong giới động vật, ngành có mức độ tiến hóa nhất là ngành:
A. Chân khớp.
B. Giun dẹp.
C. Thân mềm.
D. Động vật có xương sống.
Câu 19: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Đồng.
B. Cacbon.
C. Sắt.
D. Mangan.
Câu 20: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?


A. Là đơn vị chức năng của cơ thể sống.
B. Được cấu tạo từ các mô.
C. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan.
Câu 21: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Cơ thể.
D. Hệ sinh thái.
Câu 22: Đường đơn còn được gọi là :

A. Trisaccarit.
B. Polisaccarit.
C. Monosaccarit.
D. Đisaccarit.
Câu 23: Có bao nhiêu loại ARN trong tế bào sinh vật?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn?
A. Galactôzơ.
B. Tinh bột.
C. Đisaccarit.
D. Mantôzơ.
Câu 25: Trong phân tử ADN, liên kết hiđrô có tác dụng:
A. Liên kết giữa hai chuỗi pôlinuclêôtit lại với nhau.
B. Liên kết giữa đường với axit trên mỗi mạch.
C. Nối giữa đường với bazơ trên mỗi mạch lại với nhau. D. Nối giữa phôtphat với bazơ nitơ.
Câu 26: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ?
A. Đường đơn.
B. Đường đôi.
C. Đường đa.
D. Cacbohidrat.
Câu 27: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?
A. Giới khởi sinh.
B. Giới thực vật.
C. Giới động vật.
D. Giới nguyên sinh.
Câu 28: Các loại nuclêôtit trong phân tử ARN là:
A. uraxin, timin, xitôzin và ađênin.

B. guanin, xitôzin, timin và ađênin.
C. uraxin, ađênin, xitôzin và guanin.
D. ađênin, uraxin, timin và guanin.
Câu 29: Một đoạn phân tử ADN có chứa 1800 nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại T=400. Tổng số liên kết hiđrô có
trong phân tử ADN trên là:
A. 900.
B. 4600.
C. 1150.
D. 2300.
Câu 30: Cho phân tử ADN có 3000 nu, số nu loại G là 900 nu, tính số liên kết hiđrô.
A. 2998.
B. 3600.
C. 3000.
D. 3900.
Câu 31: Có bao nhiêu nội dung không đúng sau đây?
(1) Nguyên tố đại lượng là những nguyên tố chiếm hàm lượng trong tế bào lớn hơn 0,01%.
(2) ADN, ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin.
(4) Tế bào thực vật và tế bào động vật là tế bào nhân sơ.
(5) Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.
(6) Đường đơn bao gồm các loại: Glucôzơ, Fructôzơ và Galactozơ.
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 32: Đặc điểm của sinh vật thuộc giới khởi sinh là :
A. Là những có thể có cấu tạo đa bào.
B. Tế bào cơ thể có nhân thực.
C. Tế bào cơ thể có nhân sơ.
D. Chưa có cấu tạo tế bào.

Câu 33: Vai trò không phải của nước là:
A. Chỉ hòa tan được cacbohidrat.
B. Dung môi hòa tan nhiều chất.
C. Thành phần cấu tạo của tế bào.
D. Môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể và tế bào.
Câu 34: Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp Bêta là của cấu trúc prôtêin bậc mấy?
A. Bậc 3.
B. Bậc 2.
C. Bậc 1.
D. Bậc 4.
Câu 35: Thế giới sinh vật được phân loại theo các đơn vị từ lớn đến nhỏ là:
A. loài → chi → họ → lớp → bộ → ngành → giới.
B. giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi → loài.
C. loài → chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
D. giới→ ngành → lớp → họ → bộ → chi → loài.
Câu 36: Thành phần cấu tạo của mỡ là:
A. axit béo và glixêrol.
B. axit béo và prôtêin.
C. đường và rượu.
D. glixêrol và đường.
Câu 37: Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?
A. Prôtêin và ADN.
B. ARN và Prôtêin.
C. ADN và lipit.
D. ADN và ARN.
Câu 38: Đặc điểm chung của giới thực vật và giới động vật là:
A. Có tế bào nhân thực.
B. Chứa lục lạp.
C. Có thành tế bào là xenlulôzơ.
D. Cảm ứng chậm.

Câu 39: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ?
A. Xenlucôzơ và galactôzơ.
B. Glucôzơ và Fructôzơ.
C. Tinh bột và mantôzơ.
D. Galactôzơ và tinh bột.
Câu 40: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ADN mà không có trong ARN?
A. Uraxin.
B. Timin.
C. Xitôzin.
D. Guanin.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×