Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN mot so bien phap phu dao hoc sinh yeu kem mon toan lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.17 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC
----------------------------

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN
LỚP 2

GIÁO VIÊN:
LỚP 2H2


Năm học: 2017-2018


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2017-2018
Đề tài: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán lớp 2
I. Đặt vấn đề:
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu
tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện
nay.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích
cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm
tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo
viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử
dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối
tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo.


Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ
học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh
khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác
biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học
sinh khác.
Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm
ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị
rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân
muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học
sinh yếu.
Vấn đề học sinh yếu toán hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp
để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì
người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải
quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong
cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong
việc lĩnh hội kiến thức.
Việc vận dụng một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán không
chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt khác, nếu quan
tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi
đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của
công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi
giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu, kém môn
toán. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau
dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lí luận
Việc HS học yếu là vấn đề đau đầu từ các cấp lãnh đạo cho đến giáo viên dạy

lớp, nhiều giáo viên mất ăn mất ngủ để tìm được những giải pháp có thể giúp một HS


yếu tiến bộ. Và cũng không có gì vui hơn khi nhìn thấy HS mình học tập ngày càng
tiến bộ.
Đây là những HS bằng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân mình,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên không tự giải quyết được những mâu thuẫn trước
mắt để tự chiếm lĩnh tri thức của bài học, hoặc bị hụt hẫng, chậm chạp trong vận dụng
các kiến thức kĩ năng cơ bản phải có ở HS để giải quyết một bài tập hay một yêu cầu
được đặt ra trong quá trình dạy và học.
2. Thực trạng
Nguyên nhân học sinh học yếu, kém môn toán không phải hoàn toàn là ở học
sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò
giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên
phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây
không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt
mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng
đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức.
Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên
chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém môn
toán. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động
của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học
sinh.
Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để
giáo dục, phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán. Trong phạm vi của bài viết, bản thân
chỉ đề cập đến biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán lớp 2.
3. Giải pháp
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả
cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác
an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống

của bản thân mình.
Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó,
giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực.
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém môn toán đúng với
những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc
điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức
khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát.
Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu, kém môn toán được củng cố và luyện tập
phù hợp. Ví dụ khi học bài: Một phần 2 (Toán–lớp 2), đối với các em học sinh yếu,
kém môn toán thì các em chỉ cần nắm mục tiêu thứ nhất: “ Nhận biết 1/2” là đạt yêu
cầu rồi.
Trong dạy học, giáo viên nên dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những
bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng
bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập
của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả
năng của các em.


Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu, kém môn
toán khi các biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức
phụ đạo từ 1 đến 2 buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp
với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng
nề..
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Từ đây, các em sẽ
ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó,
giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh

hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc
giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học
sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình
giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép
việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao.
Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm
đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý
chí phấn đấu vươn lên.
Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh
yếu, kém môn toán là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 2 mà bản thân chủ
nhiệm, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 5 học sinh yếu, kém môn toán
và bản thân đã lên kế hoạch phụ đạo cho các em.
Lập danh sách học sinh yếu, kém môn toán và chú ý quan tâm đặc biệt đến
những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu
hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng.
Đối với môn toán, HS không nắm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi
100 có nhớ. Vì vậy, các em cũng không nắm được các phép tính cộng, trừ, trong phạm
vi 1000 có nhớ . Không nắm được lí thuyết bài (quy tắc).
Không nắm được cấu tạo số tự nhiên (hàng, lớp, cách đặt tính)… Từ chỗ không
nắm được cấu tạo số tự nhiên nên các em cũng không nắm được cấu tạo số trong
phạm vi 1000. Mà đối với học sinh lớp 2, các em phải làm rất nhiều bài tập về các số
co 2,3 chữ số. Vậy, đối với những học sinh không biết tính thì giáo viên cần: Hướng
dẫn để các em hiểu, cộng có nghĩa là thêm vào, trừ là bớt đi.
Đối với học sinh yếu, kém môn toán lớp 2 khả năng tiếp thu kiến thức và hình
thành kỹ năng rất chậm. Chẳng hạn: với cùng một khoảng thời gian, trong khi các em
yếu, kém vẫn chưa hiểu, các bạn thì đã thuộc ghi nhớ thì học sinh yếu vẫn chưa ghi
nhớ được hoặc chưa giải được các bài tập.
Đối với các vấn đề này giáo viên luôn coi trọng tính vững chắc của kiến thức,
kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Đảm bảo học sinh hiểu
đề bài: học sinh yếu, kém không hiểu bài toán nói gì do đó không thể tiếp tục quá

trình giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái
gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo cho các em vượt qua những kiến thức đầu tiên đó. Gia
tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ với số lượng nhiều hơn với các em khá
giỏi và trung bình.
Bản thân cũng tin tưởng rằng, mình đã đưa ra những biện pháp thích hợp trong
việc phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán lớp 2. Đây là yếu tố cần thiết, giúp cho chất
lượng học tập của các em ngày một được nâng cao.
4. Kết quả
- Duy trì được sĩ số học sinh 100% (38/38 em)


- Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ 100%
Năm học

Sĩ số lớp

2011-2012
2012-2013

36
37

Kết quả xếp loại giáo dục
Giỏi
Khá
36
0
37
0


III. Kết luận:
- Để đạt được mục đích giáo dục ta cần phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự
bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học
sinh học tập tích cực.
- Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà
trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
- Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua
các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo
viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ
nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ
vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh lớp2 rất thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình
phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm tin để các em an
tâm học tập.

, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện


PHÒNG GD&ĐT
Trường Tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2017-2018
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC
- Đề tài: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán lớp 2

- Họ tên tác giả:
- Đơn vị: Trường Tiểu học
Điểm cụ thể:
Phần
I. Đặt vấn đề:
Nêu ý nghĩa cấp thiết của vấn đề.
+ Việc viết sáng kiến kinh nghiệm
xuất phát từ đâu?
+ Sáng kiến, kinh nghiệm đã giả
quyết khó khăn trong công tác như
thế nào?
+ Dự kiến phương pháp giải quyết.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện:
+ Trước đây làm thế nào? (Ngắn
gọn)
+ Hiện nay làm thế nào? Tại sao
phải làm như thế? (Trình bày cụ
thể cách làm)
+ Sự vật chuyển biến như thế nào?
+ Kết quả thực hiện kiểm chứng ra
sao về định lượng và chất lượng?
+ Đánh giá kết quả và rút ra kết
luận khái quát: Từ phân tích, so
sánh khái quát một cách khoa học
qua thực tế mà rút ra kết luận khái
quát
III. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
+ Trình bày lại kết quả kiểm
nghiệm
+ Kết luận khẳng định kết quả đã

đạt được

Nhận xét của người đánh giá
xếp loại đề tài

Điểm
tối đa

Điểm
đạt
được

……………………………………..

1.5

……..

……………………………………..
……………………………………..

0.5

……..

0.5

……..

0.5


……..

……………………………………..

4.5

……..

……………………………………..

0.5

……..

……………………………………..

1.5

……..

……………………………………..

0.5

……..

……………………………………..

1.0


……..

……………………………………..

1.0

……..

……………………………………..

2.0

……..

……………………………………..

1.0

……..

……………………………………..

1.0

……..

……………………………………..
……………………………………..


……………………………………..


IV. Kết luận:
+ Kết luận lại khái quát vấn đề đã
nêu
+ Nêu điều kiện cần đảm bảo, cần
thực hiện có hiệu quả sáng kiến,
kinh nghiệm
+ Hướng nghiên cứu và phát triển
của đề tài này
Tổng điểm:

……………………………………..

2.0

……..

……………………………………..

0.5

……..

……………………………………..

1.0

……..


……………………………………..

0.5
10đ

……..

Đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Hạn chế:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Đề xuất:
Căn cứ số điểm đạt được: …………………………………..
Đề tài được xếp loại: ………………………………………..

HỘI ĐỒNG CHẤM
(Ký tên đầy đủ các thành viên)

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG DUYỆT
1. Ông Trần

…………………………


2. Bà Trần

…………………………

3. Bà Trịnh

…………………………

4. Bà Trần

…………………………

5. Bà Thái

…………………………

6. Bà Trần

…………………………

7. Bà Nguyễn

…………………………

8. Bà Trần

…………………………

9. Bà Trương


…………………………



×