Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo luât hôn nhân và gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRƢƠNG THỊ NGỌC TUYẾT

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2012


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận
văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trƣơng Thị Ngọc Tuyết


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..............................................1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................2

3.

Mục đích nghiên cứu .............................................................................3

4.

Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4

5.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4


6.

Những điểm mới của Luận văn .............................................................5

7.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ........................................................5

8.

Kết cấu của luận văn ..............................................................................6

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG....7
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản chung của vợ chồng ...............7

1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng ........................................9
1.2.

Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng ................... 10

1.3.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ tài sản chung của vợ chồng.......... 13

1.4.


Sơ lược về chế độ tài sản chung của vợ chồng qua các thời kỳ lịch sử ... 17

1.4.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ............................................ 17
1.4.2. Chế độ tài sản chung của vợ chồng ở nước ta từ sau cách mạng
Tháng Tám (1945) đến nay................................................................. 22
Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2000 ................................... 36
2.1.

Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng ........................................... 36

2.1.1. Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân .............................................................. 37
2.1.2. Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản....................................................... 41
2.2.

Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung......................... 49


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

2.3.

Chia tài sản chung của vợ chồng ........................................................... 52


2.3.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân............................................. 52
2.3.2. Chia tài sản chung khi ly hôn ................................................................ 62
2.3.3. Chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án
tuyên bố là đã chết .............................................................................. 70
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG.. 77
3.1.

Thực tiễn áp du ̣ng chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng theo quy đinh
̣
của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam........................................... 77

3.1.1. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật về căn cứ xác định tài sản chun g của
vợ chồng .............................................................................................. 78
3.1.2. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật về định giá tài sản chung của vợ chồng
......... 81
3.1.3. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luật trong việc xác định nghĩa vụ tài sản
của vợ chồng ....................................................................................... 83
3.1.4. Thực tiễn áp dụng việc chia tài sản chung khi vợ hoặc chồng chết ............ 85
3.1.5. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t trong viê ̣c giải quyế t tranh chấ p nhà ở
và quyền sử dụng đất của vợ chồng .................................................... 87
3.2.

Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng
trong Luật HN&GĐ năm 2000 ........................................................... 90

3.2.1. Quy đinh
̣ về căn cứ xác đinh
̣ tài sản chung của vơ ̣ chồ ng.................. 90
3.2.2. Về việc định giá tài sản chung của vợ chồng ..................................... 93

3.2.3. Quy đinh
̣ về chia tài sản chung của vơ ̣ chồ ng. ................................... 94
3.2.4. Quy đinh
̣ về xác đinh
̣ nghiã vu ̣ tài sản của vơ ̣ chồ ng ......................... 97
3.2.5. Về di chúc chung của vợ chồng .......................................................... 98
3.2.6. Về biện pháp quản lý tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc
chồng có yêu cầu xin ly hôn ............................................................... 99
3.2.7. Một số giải pháp khác ....................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................ 102
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ................................................. 104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BLDS

BLDS

2. Hôn nhân và gia đình

HN&GĐ

3. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày

Nghị định số

3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết 70/2001/NĐ-CP
thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.
4. Nghị Quyết số 35/2000/QH10 ngày

09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành

Nghị Quyết số
35/2000/QH10

Luật HN&GĐ năm 2000.
5. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán

Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP

TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000.
6. Toà án nhân dân tối cao

TANDTC

7. Toà án nhân dân

TAND


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đin
̀ h từ ngàn xưa đã đươ ̣c coi là nề n tảng của xã hô ̣i và có vi ̣trí, vai
trò đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đố i với sự tồ n ta ̣i và phát triể n của xã hô ̣i . Trong mỗi
gia đin
̀ h , bên ca ̣nh đời số ng tiǹ h cảm , yêu thương lẫn nhau , các thành viên
không thể không quan t âm đế n điề u kiê ̣n vâ ̣t chấ t vì đó là cơ sở kinh tế giúp
cho vơ ̣ chồ ng xây dựng cuô ̣c số ng ha ̣nh phúc , đáp ứng những nhu cầ u về vâ ̣t
chấ t lẫn tinh thầ n cho các thành viên trong gia điǹ h. Chính vì vậy, trong các
bô ̣ luâ ̣t đầ u tiên c ủa nước ta như Bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê , Bô ̣ luâ ̣t Gia
Long đời nhà Nguyễn đã có nhiề u quy đinh
̣ điề u chin̉ h các quan hê ̣ pháp luâ ̣t
về HN&GĐ, trong đó chú tro ̣ng đế n quy đinh
̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣
chồ ng. Những qu y đinh
̣ này đã đươ ̣c các nhà làm luâ ̣t kế thừa và phát triể n
theo từng giai đoa ̣n lich
̣ sử và ngày càng hoàn thiê ̣n hơn.
Luâ ̣t HN&GĐ năm 2000 đã có nhiề u quy đinh
̣ mới về chế đô ̣ tài sản
chung của vợ chồng tương đối cụ thể , phát huy được hiệu quả trong việc điều
chỉnh các quan hệ pháp luật về HN&GĐ, góp phần xây dựng và phát triển chế
đô ̣ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của
vơ ̣, chồ ng và các thành viên khá c trong gia điǹ h . Tuy nhiên, trong điều kiện
kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay , khi khối lượng tài
sản của vơ ̣ chồ ng tăng lên thì ý thức và tâm lý về quyề n sở hữu đối với tài sản
để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt cá
nhân được chủ động hình thành và ngày càng phát triể n . Cùng với tình trạng

ly hôn ngày một gia tăng thì viê ̣c tranh chấ p về tài sản chung của vợ chồng là
một vấ n đề khó tránh khỏi . Hơn nữa, những tranh chấp về tài sản của vợ
chồng ngày nhiều, càng phức tạp và khó giải quyết. Nguyên nhân có nhiều,
trong đó phải kể đến mô ̣t số quy đinh
̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng

1


vẫn còn thiếu, chưa cụ thể và không còn phù hơ ̣p khi giải quyế t các tranh
chấ p thực tế liên quan đế n tài sản của vơ ̣ chồ ng ở các cấ p Tòa án.
Với lý do trên , viê ̣c nghiên cứu đề tài “Chế độ tài sản chung của vợ
chồ ng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” là thật sự cần thiết nhằm
góp phần hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ Viê ̣t Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các
mối quan hệ về tài sản của vợ chồng cũng thay đổi và phát triển không ngừng,
và không phải quan hệ nào cũng được pháp luật dự liệu để kịp thời điều chỉnh
một cách phù hợp. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học về chế
độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như về vấn đề tài sản chung của vợ
chồng nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu khoa học này chỉ mới đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của vấn đề về tài sản chung của vợ chồng.
Một số công trình nghiên cứu khoa học phải kể đến như: tài liệu “Chế
độ tài sản của vợ chồ ng theo Luật HN&GĐ Viê ̣t Nam” năm 2008 của PGS.TS
Nguyễn Văn Cừ; bài viết “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân” cuả tác giả Nguyễn Phương Lan đăng trên Tạp chí
Luật học số 6 năm 2002; “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật HN&GĐ
năm 2000” của tác giả Trần Thị Quốc Khánh đăng trên Tạp chí Luật học số 4
năm 2004; “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật

Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng đăng trên
tạp chí Luật học số 11 năm 2009; “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ hiện hành” của tác giả
Nguyễn Hồng Hải đăng trên tạp chí Luật học số 5 năm 2003; tài liệu “Luận
bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng”

năm

2011 của TS Phùng Trung Tâ ̣p… Ngoài ra cũng đã có những luận văn nghiên

2


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

cứu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng như luận văn tốt nghiệp cao học
luật của Tha ̣c si ̃ Lê Thị Thu Hà với đề tài: “Quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình theo Luật HN&GĐ năm 2000”; luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Hồng Hải, 2002: “Xác định tài sản của vợ chồng - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng” và luận án tiến sĩ “Chế độ tài sản vợ chồng theo
luật HN&GĐ Việt Nam” được TS Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công vào
đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực
tiễn. Tuy nhiên, những công trình này hoặc đề cập đến những vấn đề mang
tính khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc chỉ đi sâu phân tích

mô ̣t số vấ n đề trong chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng, chưa đi sâu phân tić h
mô ̣t cách toàn diện và chuyên sâu đến chế độ tài sản chung của vợ chồng,
chưa đánh giá toàn diện thực trạng áp dụng chế độ tài sản chung của vợ chồng
từ khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực đến nay . Đặc biê ̣t là trong những
năm gầ n đây, tình trạng ly hôn ngày càng tăng, tranh chấ p tài sản của vơ ̣ chồ ng
ngày càng nhiều, nguồn gốc tài sản ngày càng phức tạp và giá trị tài sản tranh
chấ p ngày càng lớn đã làm phát sinh nhiề u vấ n đề bấ t câ ̣p trong viê ̣c áp du ̣ng
chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000. Chính vì vậy,
viê ̣c nghiên cứu đề tài “Chế đô ̣ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000” sẽ góp phần hoàn thiê ̣n chế đô ̣ tài sản của vơ ̣
chồ ng và giải quyế t đươ ̣c những vướng mắ c

, bấ t câ ̣p trong viê ̣c giải quyế t

những tranh chấ p tài sản của vơ ̣ chồ ng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quy định của Luật HN&GĐ năm
2000, BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật hiện hành về chế độ tài sản
chung của vợ chồng, luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm xác định tài sản chung
của vợ chồng và những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, đồng
thời đưa ra một số ví dụ điển hình thực tế áp dụng những quy định này của

3


Tòa án để từ đó thấy được những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành
và đề xuất những phương án nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế
độ tài sản chung của vợ chồng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung

nghiên cứu chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000,
bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung của vợ chồng; các trường hợp
cũng như nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của triế t ho ̣c Mác - Lênin, theo đó, tồn tại xã hội quyết định
ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ biện chứng; pháp luật là
một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được hình thành từ cơ sở hạ tầng phù
hợp. Pháp luật được coi là tấm gương phản chiếu xã hội, còn về phần mình,
xã hội được coi là cơ sở thực tiễn của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình
nghiên cứu, đề tài còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá
chế độ tài sản chung của vợ chồng qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn
đề liên quan đến chế độ tài sản chung của vợ chồng và khái quát những nội
dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của
pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở nước ta cũng như
pháp luật của một số nước khác về chế độ tài sản chung của vợ chồng phù
hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán gia đình truyền
thống Việt Nam;

4


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

- Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn
hoạt động xét xử của ngành Tòa án liên quan đến tranh chấp liên quan đến tài
sản chung của vợ chồng. Từ đó, tìm ra mối liên hệ giữa pháp luật với thực tiễn
đã phù hợp hay chưa, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để đưa ra hướng hoàn
thiện chế độ tài sản chung của vợ chồng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp
luật về vấn đề này.
6. Những điểm mới của Luận văn
So với các công trình nghiên cứu về Luật HN&GĐ trước đây, luận văn
có những điểm mới sau:
- Luận văn là công trình khoa học phân tích một cách toàn diện, đầy đủ
và có hệ thống về chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định trong
Luật HN&GĐ năm 2000.
- Luận văn phân tích các quy định của pháp luật về chế độ tài sản
chung của vợ chồng trong từng thời kỳ lịch sử ở nước ta về chế độ tài sản
chung của vợ chồng làm căn cứ cho việc so sánh với quy định của Luật
HN&GĐ năm 2000, từ đó thấy được tính hợp lý và bất hợp lý của chế độ tài
sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận văn chỉ rõ các
hạn chế, vướng mắc, bất cập và chưa hợp lý của Luật thực định khi điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến chế độ tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, luận văn
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về chế
độ tài sản chung của vợ chồng.
7. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nội dung của Luận văn có ý nghĩa thiết thực trong công tác phổ biế n pháp
luâ ̣t cho mo ̣i người, đặc biệt là các cặp vợ chồng muốn tìm hiểu chế độ tài sản
chung của vợ chồng; từ đó, nâng cao ý thức pháp luât ̣ trong viê ̣c thực hiê ̣n pháp

luâ ̣t HN&GĐ, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững.

5


Chúng tôi hy vọng rằng, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên
ngành luật. Đồng thời, những kiến nghị khoa học trong luận văn sẽ góp phần
hoàn thiện chế độ tài sản

chung của vợ chồng và giải quyết được những

vướng mắ c , bấ t câ ̣p trong viê ̣c giải quyế t những tranh chấ p tài sản của vơ ̣
chồ ng hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về chế độ tài sản chung của vợ chồng
Chương 2: Nội dung của chế độ tài sản chung của vợ chồng theo quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế
độ tài sản chung của vợ chồng.

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
1.1 Khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản chung của vợ chồng
1.1.1. Khái niệm
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc [15, Điều 1]. Gia đình được xây dựng trên cơ sở các quan hệ
hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, trong đó quan hệ hôn nhân là nền tảng.
Mỗi cặp vợ chồng, ngoài nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
lẫn nhau, còn có nghĩa vụ duy trì cuộc sống và phát triển kinh tế của gia đình.
Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải thực hiện tốt chức năng kinh tế,
tạo cơ sở vật chất nuôi sống gia đình. Chính vì vậy , các nhà làm luật luôn
quan tâm và xây dựng các quy đinh
̣ điề u chỉnh các quan hê ̣ pháp luâ ̣t về
HN&GĐ, trong đó chú tro ̣ng đế n quy đinh
̣ về chế đô ̣ tài sản chung của vơ ̣
chồ ng. Vì tài sản chung của vợ chồng là cơ sở vật chất quan trọng nhất để vợ
chồng cùng nhau xây dựng “tổ ấm” của mình, cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục con cái… Và để đảm bảo nhu cầu vật chất lẫn tinh thần
của gia đình, vợ chồng cần thiết phải có quan hệ, trao đổi hoặc giao dịch với
rất nhiều chủ thể khác. Khi tham gia các mối quan hệ này, vợ hoặc chồng phải
sử dụng đến tài sản chung của mình.
Tài sản chung của vợ chồng cũng là một loại tài sản theo pháp luật dân
sự, do đó, quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng cũng được BLDS
năm 2005 ghi nhận (Chương XII). Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề tài sản chung
của vợ chồng phải đặt trong mối liên hệ với chế định tài sản nói chung của

BLDS. Theo từ điển tiếng Việt, “tài sản là của cải vật chất dùng vào mục
đích sản xuất hoặc tiêu dùng”. Theo cách hiểu này thì tài sản chỉ là một bộ

7


phận của thế giới vật chất - vật cụ thể được con người sử dụng vào mục đích
sản xuất hoặc tiêu dùng. Nếu đặt trong thực tiễn đa dạng và phong phú của
các giao dịch dân sự thì cách hiểu này là không phù hợp. Để hoàn thiện khái
niệm về tài sản, BLDS năm 2005 đã định nghĩa: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163). Như vậy trên phương diện
pháp lý, tài sản đã được định nghĩa một cách đầy đủ và phù hợp hơn.
Xét về mặt lý thuyết, thu nhập hợp pháp người nào tạo ra hoặc có được
đều là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, lý thuyết này
không thể áp dụng đối với quan hệ vợ chồng, bởi lẽ kể từ khi quan hệ vợ
chồng được xác lập, vợ chồng đều hướng đến một mục tiêu cùng nhau xây
dựng gia đình ấm no và hạnh phúc. Chính đặc điểm cơ bản này của gia đình tính cộng đồng- đòi hỏi cần phải có một chế độ đặc biệt để điều chỉnh quan hệ
tài sản của vợ chồng nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho gia đình được tồn
tại và phát triển.
Như vậy, có thể hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài
sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, các trường
hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng.
Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định trong pháp luật như
là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản chung của vợ
chồng mà trước hết là xuất phát từ tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân.
Để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của gia đình; thoả mãn những nhu cầu
về vật chất và tinh thần của vợ, chồng; để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp
đỡ nhau; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái… không thể không sử dụng

đến nguồn tài sản chung của vợ chồng. Do đó, pháp luật cần có những quy
định rõ ràng, cụ thể những tài sản nào được xếp vào khối tài sản chung của vợ

8


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

chồng; trường hợp nào thì vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản chung của họ
để tham gia vào các quan hệ cũng như đối tượng tài sản nào được sử dụng
phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai vợ chồng. Mặt khác, khi hôn nhân
không còn tồn tại hoặc vì một lý do chính đáng nào đó, vợ hoặc chồng cần có
một khối tài sản riêng biệt để thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình
thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng cũng cần thiết được đặt ra và phải
được quy định cụ thể. Những quy định liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng nếu phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội sẽ đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình; đồng thời bảo
vệ được quyền và của người thứ ba tham gia vào các giao dịch liên quan đến
tài sản chung của vợ chồng.
Ngoài ra, việc pháp luật quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng là
thật sự cần thiết đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải
quyết các tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ
chồng với người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
1.1.2. Đặc điểm chế độ tài sản chung của vợ chồng

- Về chủ thể: Để trở thành chủ thể của quan hệ được điều chỉnh bởi chế
độ tài sản chung của vợ chồng, các bên phải có mối quan hệ hôn nhân hợp
pháp, được pháp luật công nhận là vợ chồng theo pháp luật về HN&GĐ. Theo
quy định của pháp luật thì tất cả những tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ
chồng đều được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, sự kiện kết hôn là
căn cứ cơ bản và trực tiếp làm phát sinh sở hữu chung của vợ, chồng. Và khi
hôn nhân chấm dứt cũng là thời điểm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ
chồng. Hay nói cách khác, chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ tồn tại trong
thời kỳ hôn nhân.
- Về hình thức sở hữu: Theo quy định tại Điều 217 và Điều 219 của
BLDS năm 2005 và Khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ tài sản chung của vợ

9


chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo đó, phần quyền sở hữu của vợ,
chồng không được xác định đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau tạo
lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung không phụ
thuộc vào công sức đóng góp của vợ, chồng. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, có
thể do điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp dẫn đến thu nhập của mỗi bên vợ,
chồng nhiều, ít, có khi là không có thu nhập nhưng không có nghĩa là có sự
khác nhau về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung. Như vậy
vợ, chồng có quyền quản lý tài sản chung, cùng khai thác công dụng của tài
sản chung và cùng hưởng hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung, đồng thời
các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều phải có sự
thống nhất ý chí của cả vợ và chồng. Tính chất hợp nhất này chỉ tồn tại trong
suốt thời kỳ hôn nhân, nếu trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng không có thỏa
thuận chia toàn bộ khối tài sản chung.
- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có những giới hạn

nhất định. Xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, pháp luật quy định tài sản
chung của vợ chồng chỉ được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực
hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống
duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải
được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ trường hợp tài sản chung đã được chia
trong thời kỳ hôn nhân.
1.2. Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng
Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người
có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình
nhưng khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Trong thời kì hôn nhân, hai
người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một, đó là lợi ích gia đình. Tài sản
chung của vợ chồng chính là thứ cần thiết nhất để tạo điều kiện cho việc
nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Vì vậy, chế độ tài
sản chung của vợ chồng cần thiết phải được quy định một cách phù hợp bởi
ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng.
- Chế độ tài sản chung của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện

quyền dân chủ và bình đẳng trong các quan hệ tài sản, tạo điều kiện khuyến
khích vợ chồng có trách nhiệm với gia đình, cùng chung sức và ý chí xây
dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống gia đình. Bởi chỉ khi vợ chồng bình đẳng
trong việc quản lý tài sản chung mới có thể dẫn đến bình đẳng trong các mối
quan hệ khác trong gia đình, và đây là cơ sở, là nền tảng để có một gia đình
dân chủ, hạnh phúc và bền vững.
- Chế độ tài sản chung của vợ chồng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong giao lưu dân sự. Xác định
quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng không chỉ giúp cho các cặp
vợ chồng thực hiện tốt vai trò của người vợ, người chồng trong gia đình mà
còn thực hiện vai trò công dân, là thành viên của xã hội. Những quy định này
tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự,
thương mại vì lợi ích gia đình cũng như lợi ích cá nhân. “Khi hôn nhân tồn
tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ
dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận
chia tài sản chung” (Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000). Vì vậy, vợ
và chồng đều có quyền tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản chung và
tài sản riêng của mình. Quyền độc lập về tài sản tạo cơ sở để vợ, chồng chủ
động tham gia vào các giao dịch dân sự với tư cách là các chủ thể độc lập.
Tuy nhiên, tính độc lập trong giao lưu dân sự của vợ, chồng chỉ là độc lập
tương đối vì luôn chịu sự ràng buộc từ lợi ích gia đình. Lợi ích gia đình luôn

11


được đặt lên hàng đầu, kể cả trong các giao dịch liên quan đến tài sản riêng
của mình. Điều này được thể hiện rất rõ trong Khoản 5 Điều 33 Luật
HN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã
được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn
sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự

thoả thuận của cả vợ chồng”.
- Chế độ tài sản chung của vợ chồng nhằm bảo đảm quyền lợi của
gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ, chồng và của người thứ ba
tham gia vào các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Những quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết là
bảo vệ quyền lợi của gia đình, qua đó duy trì và phát triển gia đình bền
vững và đảm bảo ổn định xã hội. Đó là những lợi ích về vật chất được thực
hiện trong các quyền về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng, quyền về
cấp dưỡng giữa vợ và chồng, và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và
chồng. Trong một số trường hợp, chế độ tài sản chung của vợ chồng còn
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba tham gia vào các giao
dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như tham gia vào các giao
dịch dân sự hoặc bồi thường thiệt hại…).
- Xuất phát từ tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân cũng như sự
chi phối bởi tình cảm giữa vợ và chồng mà khi “cơm lành, canh ngọt”, thì ranh
giới giữa tài sản chung, tài sản riêng không mấy quan trọng, thậm chí nhiều cặp
vợ chồng còn xóa nhòa ranh giới này. Vợ chồng cùng nhau quản lý, sử dụng,
định đoạt tài sản trong gia đình. Nhưng khi quan hệ vợ chồng phát sinh những
mâu thuẫn gay gắt thì vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề tài sản. Vì
vậy, xác định quyền sở hữu đối với tài sản chung vợ chồng là điều kiện cần
thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những mâu
thuẫn xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình.

12


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, vợ chồng ngày càng tham
gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự, thương mại, làm cho vấn đề tài sản
chung của vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản giữa vợ
chồng, giữa vợ, chồng với người thứ ba ngày càng nhiều. Xác định quyền sở
hữu đối với tài sản chung của vợ chồng giúp cho vợ, chồng xác định được
quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với gia đình, đối với nhau và đối với con cái,
là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Đồng thời
còn xác định rõ trách nhiệm của các bên vợ, chồng trong việc quản lý, sử
dụng, định đoạt tài sản. Qua đó, tính minh bạch của các giao dịch dân sự mà
một bên chủ thể là vợ, chồng được thể hiện rõ hơn, giúp người có quyền xác
định được nghĩa vụ mà vợ chồng phải thực hiện được bảo đảm thực hiện bằng
tài sản chung hay không. Vì vậy, việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng
sẽ là tiền đề quan trọng tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định để vợ chồng
tham gia các quan hệ xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ
ba khi tham gia quan hệ tài sản với vợ chồng. Đồng thời, chế độ tài sản chung
của vợ chồng còn là căn cứ pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, tạo điều kiện
để vợ chồng chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm phát triển kinh
tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững
và thực hiện tốt các mục tiêu xã hội.
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ tài sản chung của vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của
gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Gia đình
thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ là cơ sở để thực hiện tốt các chức năng xã
hội cơ bản khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vì vậy,
quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một

trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp
ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

13


Nhận thức được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta
luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc qua
việc ban hành, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ
HN&GĐ cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là các chế định
liên quan đến tài sản, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng.
Xuất phát từ nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thì tồn tại
xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng, theo đó, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội và ngược lại, nếu ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội
thì nó sẽ định hướng đúng cho con người trong cải tạo hiện thực; nếu ý thức
xã hội phản ánh không đúng tồn tại xã hội, thì nó sẽ làm cản trở quá trình cải
tạo hiện thực của con người. Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp. Nếu pháp luật phù hợp
với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả
thi trong quá trình thực hiện pháp luật, từ đó, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát
triển của xã hội.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, bản chất của chế độ xã
hội, cùng với các yêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội chính là cơ sở
lý luận và thực tiễn để Nhà nước xây dựng chế độ tài sản chung của vợ chồng.
Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN&GĐ do Nhà nước
quy định (trong đó chế độ tài sản chung của vợ chồng được thể hiện rõ nét
nhất). Ở thời kỳ phong kiến, khi mà xã hội có sự đối kháng giai cấp, chế độ
người bóc lột người cùng với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” được thừa nhận,
thì các quan hệ HN&GĐ, quan hệ giữa vợ và chồng cũng phản ánh sự bất

công, bất bình đẳng giữa vợ chồng. Trong gia đình, vợ phụ thuộc chồng về
mọi phương diện, người chồng là “gia trưởng”, người vợ là “nô lệ” trong gia
đình. Điều 96 Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 quy định: “chồng là người chủ

14


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

trương trong gia đình”, theo đó, người chồng có quyền đại diện cho quyền lợi
của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến tài sản của
vợ chồng. Ngược lại, người vợ chỉ được đại diện trong những nhu cầu gia vụ
hoặc chỉ được ký kết hợp đồng nếu được chồng cho phép.
Cũng với lý thuyết này, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thành công
thì một trong những điều kiện tiên quyết mà cách mạng nước ta phải thực hiện
đó là phải giải phóng phụ nữ. Vì “nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng
chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa” (Hồ Chí Minh). Như vậy, dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa, chế độ HN&GĐ được xây dựng trên cơ sở vợ, chồng bình đẳng
trên mọi phương diện, bao gồm cả chế độ tài sản chung của vợ chồng.
Kể từ sau cách mạng tháng Tám (1945), nước ta bước vào thời kỳ quá
độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống pháp luật HN&GĐ không thừa nhận
chế độ tài sản ước định (theo hôn ước) mà chỉ dự liệu chế độ tài sản pháp định
(theo quy định của pháp luật). Cơ sở để Nhà nước ta xây dựng chế độ tài sản
pháp định xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội và phù hợp với các điều kiện

kinh tế - xã hội cũng như thực tế các quan hệ HN&GĐ ở nước ta. Quan điểm
của các nhà làm luật chủ nghĩa xã hội cho rằng hôn nhân không phải là một khế
ước (hợp đồng) như quan điểm của các nhà làm luật ở các nước tư sản.
Mặc dù ghi nhận chế độ tài sản pháp định nhưng ở mỗi giai đoạn phát
triển của đất nước, chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng được quy định là
khác nhau. Việc quy định chế độ cộng đồng toàn sản của Luật HN&GĐ năm
1959 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, khi mà
nền kinh tế chưa phát triển, tài sản của vợ chồng không có nhiều; đồng thời
đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của người vợ
trong gia đình. Tuy nhiên, chế độ cộng đồng toàn sản đã không còn phù hợp
khi mà nền kinh tế của đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường, tài sản
của vợ, chồng đã trở nên phong phú hơn. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm

15


1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 quy định theo hướng thu hẹp phạm vi khối
tài sản chung của vợ chồng so với chế độ cộng đồng toàn sản trước đây và ghi
nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trước và trong thời kỳ hôn nhân.
Chế độ cộng đồng tạo sản được áp dụng kể từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 có
hiệu lực cho đến nay.
Có thể khẳng định trong những năm vừa qua nền kinh tế xã hội của đất
nước đã dành được những thành tựu đáng kể: đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng
cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện, phát
huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển năng động, sự tham gia
của vợ chồng vào các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng rộng rãi đã nảy
sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến tài sản
vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, giữa

vợ chồng và người thứ ba ngày càng nhiều và đây cũng là những tranh chấp
chủ yếu hiện nay.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, cùng
với các quy định của pháp luật đã tạo cơ sở khuyến khích vợ chồng tham gia
ngày càng sâu rộng vào các quan hệ dân sự và thương mại. Theo quy định của
pháp luật hiện hành, các hình thức kinh doanh mà vợ chồng có thể lựa chọn
đầu tư rất phong phú và đa dạng như: Kinh tế hộ gia đình, thành lập doanh
nghiệp, tham gia thị trường chứng khoán, kinh doanh bất động sản, tham gia
các hợp đồng cho thuê tài sản… để tìm kiếm lợi nhuận. Vợ chồng có thể cùng
nhau đầu tư kinh doanh hoặc có thể đầu tư kinh doanh riêng, mục đích của họ
có thể vì lợi ích cá nhân hoặc vì lợi ích chung của cả gia đình. Vì vậy, việc
xác định quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp
này là hết sức khó khăn.

16


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho quan hệ hôn nhân ngày
càng phức tạp, các vụ ly hôn ngày càng tăng, trong các án kiện ly hôn tập
trung chủ yếu ở các tranh chấp về tài sản. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề xác
định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của
vợ chồng, của người thứ ba tham gia các giao dịch với vợ chồng mà còn ổn

định đời sống gia đình, góp phần ổn định các quan hệ xã hội khác, thúc đẩy
kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Nhà làm luật, ngoài việc căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội để xây
dựng chế độ tài sản chung của vợ chồng còn phải xem xét đến phong tục, tập
quán và đạo đức xã hội. Bởi lẽ, nội dung của phong tục, tập quán chủ yếu tập
trung vào các lĩnh vực chính của đời sống xã hội, trong đó có các quan hệ
HN&GĐ. Đồng thời, đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó có tác
động chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ với người
khác, với cộng đồng và với chính mình nên nó có ảnh hưởng lớn đến các hành
vi trong quan hệ HN&GĐ. Chính vì vậy, ngay trong lời nói đầu của Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đã quy định về việc “giữ gìn và phát huy truyền
thống và những phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong
tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ”. Các quy tắc, xử sự của đạo đức, phong tục,
tập quán được cụ thể hóa trong pháp luật sẽ tạo điều kiện cho pháp luật dễ dàng
thực hiện trên thực tế, góp phần quan trọng vào củng cố, duy trì, phát triển gia
đình bền vững; giữ gìn, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu
cực. Trong trường hợp này, phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp trở thành cầu
nối tạo ra môi trường thuận lợi cho pháp luật đi vào cuộc sống.
1.4. Sơ lƣợc về chế độ tài sản chung của vợ chồng qua các thời kỳ
lịch sử
1.4.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
 Thời kỳ phong kiến
Ngay từ rất sớm, gia đình đã được tổ chức chặt chẽ và những quy định

17


về nó qua từng giai đoạn phát triển của đất nước mang những nét đặc trưng
của lịch sử và thời đại. Dưới các triều đại phong kiến, pháp luật điều chỉnh
các quan hệ HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng, thể hiện rõ nét nhất là Bộ

Quốc triều Hình (Bộ luật Hồng Đức) ban hành dưới triều Lê vào Thế kỷ XV
và Bộ Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới triền Nguyễn năm 1812. Tuy nhiên,
chế định tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẻ
và cụ thể. Bởi lẽ người phương Đông vốn xem gia đình là thiêng liêng cao
quý nặng về tinh thần hơn vật chất, yếu tố tài sản vì thế không được xem
trọng trong các quan hệ gia đình, đồng thời theo thuyết tam tòng của tư tưởng
Nho giáo, thân phận người phụ nữ luôn bị phụ thuộc bởi người cha đẻ hoặc
người chồng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Vì vậy,
người chồng trong quan hệ hôn nhân phong kiến là trụ cột của gia đình, là chủ
gia đình, tài sản trong gia đình đương nhiên thuộc về người chồng, nên vấn đề
tài sản chung hay riêng của vợ, chồng không cần thiết phải đặt ra.
Theo các quy định liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng của Bộ
Luật Hồng Đức và Bộ Hoàng Việt luật lệ, có thể nhận thấy chế độ tài sản của
vợ chồng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng pháp định, cụ thể là
chế độ cộng đồng toàn sản - mọi tài sản vợ chồng có trước hoặc trong thời kỳ
hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, bao gồm: Tài sản của chồng thừa
kế từ gia đình nhà chồng (gọi là phu điền sản); tài sản của người vợ thừa kế từ
gia đình nhà vợ (gọi là thê điền sản) và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong
quá trình hôn nhân (gọi là tần tảo điền sản). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản
này được coi là của chung và đặt dưới sự quản lý của người chồng và chỉ
được chia khi một bên vợ hoặc chồng chết trước mà không có con chung.
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, quy định trong Bộ luật
Hồng Đức đời nhà Lê có sự bình đẳng hơn so với quy định trong Hoàng Việt
luật lệ đời nhà Nguyễn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài
sản chung. Về nguyên tắc, cả hai văn bản đều quy định tài sản chung do
18


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho

kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

người chồng quản lý, sử dụng vì mục đích gia đình nhưng theo pháp luật nhà
Lê, người vợ cũng tham gia vào việc quản lý, sử dụng tài sản chung nhưng ở
mức độ hạn chế. Cụ thể là người vợ được tham gia vào việc quản lý tài sản
chung của vợ chồng; người vợ được tự do hành động trong các nhu cầu gia vụ
bảo đảm đời sống chung của gia đình, sự đồng ý của người chồng trong
trường hợp này là mặc nhiên; ngoài ra, trong trường hợp mua bán, cầm cố tài
sản là “điền sản” thì trong văn tự bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ
chồng, hoặc trong trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung không bảo
đảm quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình thì người vợ có quyền phản
đối. Còn trong Hoàng Việt luật lệ thì người vợ hoàn toàn vô năng lực và đặt
dưới quyền của chồng, tất cả tài sản trong gia đình bao gồm cả tài sản riêng
của vợ và của chồng đều hợp thành một khối duy nhất thuộc quyền quản lý
của người chồng.
 Trong thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật về HN&GĐ ở Việt Nam mang
đậm dấu ấn của BLDS Napoléon. Cùng với chính sách “chia để trị”, thực dân
Pháp đã tiến hành chia nước ta làm ba miền và mỗi miền ban hành và áp dụng
các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài
sản chung của vợ chồng:
- Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (Dân luật Bắc kỳ);
- Trung kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (Dân luật Trung kỳ);
- Nam kỳ áp dụng Tập Dân luật giản yếu năm 1883.
Trong thời kỳ này, pháp luật về HN&GĐ thực ra chỉ là công cụ pháp lý
của nhà nước thực dân phong kiến nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của giai
cấp địa chủ phong kiến và có chung đặc điểm là thừa nhận chế độ đa thê, thực

hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, đồng thời bảo vệ và củng cố
quyền của người gia trưởng, đặc biệt là quyền của chồng đối với vợ: vợ ở đâu,
làm gì phải được chồng ưng thuận, cho phép; toàn bộ tài sản trong gia đình
đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng.

19


Theo BLDS Bắc kỳ và BLDS Trung kỳ, quy định tài sản của vợ chồng
được xác định theo nguyên tắc: Nếu hai vợ chồng không lập hôn ước thì áp
dụng chế độ cộng đồng toàn sản. Điều 105 BLDS Trung Kỳ và Điều 106, 107
BLDS Bắc Kỳ quy định nếu hai vợ chồng không có hôn ước với nhau thì cứ
theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ
hợp làm một mà chung nhau. Như vậy, pháp luật trong giai đoạn này đã quy
định hai hình thức là chế độ tài sản theo hôn ước và chế độ tài sản pháp định
cho vợ chồng lựa chọn. Quy định về chế độ tài sản theo hôn ước lần đầu tiên
được quy định trong pháp luật Việt Nam, và có lẽ do hôn ước không phù hợp
với tình hình xã hội đương thời, không phù hợp với tục lệ truyền thống của
gia đình Việt Nam nên hôn ước không được áp dụng phổ biến trong thực tiễn,
ngược lại, chế độ tài sản pháp định được áp dụng rộng rãi. Theo đó, chế độ
cộng đồng toàn sản được thiết lập và theo quy định tại Điều 106, Điều 107
BLDS Bắc Kỳ và Điều 105 BLDS Trung Kỳ, tài sản chung của vợ chồng bao
gồm: Tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; tài sản vợ chồng
có được do làm việc; hoa lợi, lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không
phân biệt lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung. Tuy nhiên,
những tài sản này thuộc khối tài sản chung chỉ mang tính tạm thời. Khi hôn
nhân chấm dứt thì các tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn đã được hợp nhất
tạm thời được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn
các tài sản chung của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được chia đôi
cho vợ và chồng.

Ngoài ra, BLDS Bắc kỳ và BLDS Trung kỳ cũng đã có các quy định về
nghĩa vụ tài sản trong gia đình. Theo đó, tất cả các khoản nợ của người chồng,
không phân biệt là nhằm mục đích gì hoặc do phạm pháp gây ra trước khi kết
hôn hoặc sau khi kết hôn đều phải coi là nợ của vợ chồng. Tuy nhiên nợ của
vợ chỉ được coi là nợ chung khi vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn thể

20


×