Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.25 KB, 6 trang )

Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong
/>Đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT&TT và vấn
đề xây dựng bài giảng điện tử
23/07/2006 | In ra | Đóng cửa sổ này
Đào Thái Lai, Viện CL & CT Giáo dục
I. Đánh giá một tiết học có ứng dụng CNTT&TT
Trong thực tiễn dạy học ở phổ thông hiện nay, có nhiều ý kiến khác
nhau về đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT & TT trong dạy học.
Nhiều tiết học sử dụng công cụ trình chiến PowerPoint rất hấp dẫn,
nhưng hiệu quả sư phạm không cao, học sinh chỉ theo dõi các hình ảnh
chiếu trên màn hình, chưa kết hợp ghi chép vở, và tất nhiên không có
các hoạt động học tập cá nhân. Các tiết học này đôi khi vẫn được đánh giá cao. Chúng ta
cần đưa ra những tiêu chí đánh giá tiết học có ứng dụng CNTT&TT để định hướng cho
việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học ở phổ thông.
1. Đánh giá việc lựa chọn chủ đề để ứng dụng CNTT&TT
Trong toàn bộ chương trình, không phải bất cứ chủ đề nào cũng phải ứng dụng CNTT&TT.
Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống thì dứt khoát không sử
dụng CNTT&TT. Việc sử dụng CNTT&TT sẽ không chỉ tốn kém mà có khả năng làm giảm
chất lượng tiết dạy học. Tiết học được lựa chọn phải có tình huống dạy học ứng dụng
CNTT&TT hiệu quả.
2. Đánh giá việc lựa chọn PMDH.
Khi đã xác định chủ đề cần ứng dụng CNTT&TT, sẽ có nhiều PMDH có thể sử dụng phục vụ
tiết dạy học này. GV cần căn cứ vào ưu nhược điểm của từng PMDH và đối chiếu với các yêu
cầu của tiết học cụ thể mà quyết định lựa chọn PMDH tốt nhất hiện có. Việc chọn PMDH chưa
thích hợp cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy học.
3. Đánh giá sự am hiểu và kỹ năng sử dụng PMDH của GV
Mỗi PMDH yêu cầu kĩ năng sử dụng riêng, chúng có hệ thống giao diện, hệ thống các menu và
có thư viện dữ liệu tương ứng. GV cần nắm vững các thao tác sử dụng chính PMDH này.
Không những thế, GV cần hiểu rõ những tình huống sư phạm sử dụng PMDH này.
Có nhiều tình huống chỉ cần vài phương tiện truyền thống đơn giản rẻ tiền, mhưng GV
vẫ có ý dùng tới máy tính điện tử . Có nhiều trường hợp cần tới tổ chức hoạt động học


tập cá nhân và nhóm thì GV lại trình chiếu PowerPoint theo kiểu dạy học đồng loạt.
Cũng có trường hợp GV không biết tổ chức cho HS ghi chép khi trình chiếu các Slide của
PowerPoint. Tất cả các trường hợp trên đều không thể đánh gái cao được, vì nó gây phản
tác dụng trong việc ứng dụng CNTT&TT ở trường phổ thông.
4. Đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt động học tập của HS
Đổi mới phương pháp dạy học: Trong các tình huống dạy học có sử dụng PMDH, GV phải có
kĩ năng tổ chức hoạt động học tập cho học sinh: tổ chức học tập đồng loạt, học tập theo nhóm
hoặc học tập cá nhân một cách phù hợp. Biết sử dụng PMDH trong việc đổi mới phương pháp
dạy học. Đặc biệt lưu ý đến các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá hoạt động của
học sinh. PMDH được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không bị lạm dụng, trong trường hợp chỉ
cần các phương tiện dạy học rẻ tiền hơn thì không lạm dụng CNTT&TT.
5. Đánh giá hiệu quả cuối cùng
Đây là tiêu chí đánh giá hết sức quan trọng. Tiêu chí yêu cầu phải xác định là hiệu quả của tiết
dạy học. Học sinh hứng thú học tập hơn, thực sự hoạt động tích cực trong học tập. Kiến thức,
kĩ năng đạt được qua tiết dạy học có CNTT&TT phải tốt hơn khi chỉ dạy bằng các phương tiện
truyền thống.
II. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Hiện nay, Công nghệ thông tin cung cấp khá nhiều phần mềm công cụ trợ giúp GV tạo ra các
sản phẩmcá nhân. Các phần mềm công cụ này có các đặc điểm rất dễ sử dụng: GV không cần
có trình độ cao về CNTT, chỉ cần có một số kiến thức cơ bản về CNTT là có thể tạo ra các sản
phẩm có chất lượng. Sản phẩm được tạo ra bới các phần mềm công cụ này tương thích với các
phần mềm hệ thống như các thế hệ của hệ điều hành Windows và có thể sử dụng ở các môi
trường khác nhau như trên Internet, trên mạng LAN hoặc máy tính cá nhân. Việc phát triển
PMDH ồ ạt dẫn đến số lượng sản phẩm kém chất lượng cũng tăng nhanh. Trong các loại sản
phẩm có một loại đang “thịnh hành” : giáo án điện tử (cồn gọi là bài giảng điện tử). Tuy còn
nhiều tranh cãi về thuật ngữ, nhưng chúng tôi xin tạm dụng thuật ngữ giáo án điện tử hay bài
giảng điện tử trong bài viết này. Để thực hiện mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính,
người thầy cần thực hiện một giáo án điện tử để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của mình. Thực ra, thuật ngữ “giáo án điện tử” được sử dụng khá lạm dụng, bản chất của cái
gọi là giáo án điện tử chỉ là “bản trình diễn điện tử”. Tức là, sử dụng CNTT&TT để thực hiện

việc trình diễn bài dạy trong cả tiết học mà thôi. Tuy vậy, dựa vào thiết kế trình diễn này, GV
có thể tổ chức các hoạt động dạy học được thiết kế từng bước hợp lý trong một cấu trúc chặt
chẽ, trong đó sử dụng các công cụ đa phương tiện (multimedia) bao gồm văn bản, hình ảnh,
âm thanh, phim minh họa để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. Khi lên lớp với “giáo
án điện tử”, người thày sẽ thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã
được chương trình hóa một cách uyển chuyển, sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa
phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử. Như vậy, giáo án điện tử là được coi là
phần quan trọng thẻ hiện kịch bản của tiết học. Giáo án điện tử hay bài giảng điện tử là hai
cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện dạy-học với sự hỗ trợ của máy
tính ở mức độ dạy học đồng loạt. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng và sử dụng các
giáo án điện tử chỉ là thay bảng đen thuyền thống bằng một cái bảng thông minh hơn mà thôi.
Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường
đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học; Người học được thu hút,
kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy
quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.
Cần hướng dẫn GV kĩ thuật xây dựng , đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử nhằm
giảm thiểu các bài giảng điện tử kém phẩm chất.
1. Cấu trúc bài giảng điện tử
Hiện nay, GV thường tự xây dựng các “giáo án điện tử”, sau đây là một số gợi ý về cấu trúc
của nó (chúng tôi cú tham khảo tài liệu ThS Phạm Mạnh Cường, Trung tâm Công nghệ dạy
học Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục ĐHSP TP Hồ Chí Minh) :
1.1. Cấu trúc bài giảng điện tử
Cấu trúc hình thức của một bài giảng điện tử có thể được minh họa như sau :
Theo cấu trúc trên, bài giảng điện tử có những nét phù hợp với bài dạy học truyền thống. Tuy
nhiên cần phải thấy được sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm của bài giảng điện tử đó là : ngoài
khả năng trình bày lý thuyết, nó cho phép thực hiện phần minh họa và thực hiện kiểm tra tại
từng vấn đề nhỏ, điều mà trong bài giảng truyền thống khó thực hiện.
Thông qua cấu trúc này, một bài giảng điện tử cần thể hiện được:
- Tính đa phương tiện (multimedia) : là sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để
trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), hình ảnh đồ

họa (image/graphics), phim minh họa, thực nghiệm ….
- Tính tương tác : Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép người thầy và người học
khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả
lời.
1.2. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử
• Yêu cầu về phần nội dung :
Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh họa sinh động và có tính tương tác
cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, người thầy
phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sư phạm truyền thống và
đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng chọn
lọc từ tư liệu điện tử có sẵn.
• Yêu cầu về phần câu hỏi – giải đáp :
Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích:
- Giới thiệu một chủ đề mới.
- Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày không ?
- Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.
Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí
não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử nhằm mục
đích :
+ Với câu trả lời đúng: Thể hiện sự tán thưởng nồng nhiệt cổ vũ và kích thích lòng tự hào của
người học.
+ Với câu trả lời sai:
- Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở và cho quay lại phần đề mục bài học
cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ động tìm tòi câu trả lời.
- Đưa ra một gợi ý, hoặc chỉ ra điểm sai của câu trả lời, nhắc nhở chọn đề mục đã học để
người học có cơ hội tìm ra câu trả lời.
- Cuối cùng đưa ra một giải đáp hoàn chỉnh.
• Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế :
Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần đảm bảo các yêu cầu:
- Đầy đủ : Có đủ yêu cầu nội dung bài học.

- Chính xác: Đảm bảo không có thông tin sai sót .
- Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn người học.
2. Các bước xây dựng bài giảng điện tử
Cần chú ý thứ tự các bước quan trọng sau:
2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp
Không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới bài giảng điện tử. Chủ đề dạy học thích hợp là
những chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt
hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thồng.
Có thể chỉ ra một số trường hợp sau:
• Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinh khó hình dung
khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn
• Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài
tập. Ví dụ, khi cần rèn luyện cho HS tiÓu học kĩ năng tính nhẩm, ta có thể tạo ra PMDH dạng
trò chơi, trong đó máy tính sẽ tự động ra liên tiếp các bài tập tính nhẩm, HS nhẩm kết quả phép
tính và gõ kết quả qua bàn phím, máy tính sẽ cho điểm và đánh giá trình độ tính nhẩm của HS.
• Xây dựng các PMDH thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không
thể thực hiện thí nghiệm đó (do điều kiện thiếu trang thiết bị thí nghiệm, hoặc do nhu cầu ôn
lại các bước thí nghiệm khi ôn tập, các thí nghiệm nguy hiểm, các thí nghiệm quá nhanh không
quan sát được, các thí quá chậm không thể tiến hành một cách tự nhiên trong khuôn khổ tiết
học…).
• Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hang đề, từ
đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để lập thành các bộ đề khác nhau..
2.2. Bước đầu xây dựng kịch bản
Bước 1: Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học
Bước 2: Mô hình hoá quá trình dạy học, thể hiện các yếu tố HS và các đối tượng khác trong
môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng pha dạy học.
Bước 3: Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình vi tính, cách thể hiện các thông
tin, thể hiện các hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học; thứ tự của các pha dạy học.
Bước 4: Mô tả toàn bộ các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá.
2.3. Lấy ý kiến chuyên gia về kịch bản

Tham khảo ý kiến chuyên gia có ý nghĩa quan trọng, chuyên gia ở đây bao gồm các chuyên gia
về giáo dục và các chuyên gia về tin học. Trên cơ sở ý kiến các chuyên gia, có thể diều chỉnh
kịch bản sư phạm, điều chỉnh chiến lược dạy học và thậm chí có thể thay đổi công cụ xây dựng
phần mềm. Bước này hết sức cần thiết đối với những GV bắt đầu bắt tay vào xây dựng PMDH
của mình.
2.4. Thực hiện xây dựng PMDH theo kịch bản
- Xây dựng các dữ liệu cần thiết như ảnh 3 D, đoạn text, âm thanh, video, ..
- Tích hợp các dữ liệu trong từng pha dạy học, lập trình tạo các hiệu ứng trong các tương tác ở
các pha dạy học
2.5. Kiểm thử
Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng các hiệu ứng. Thông thường, việc

×