Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN dự án tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN TRƯỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 87 trang )

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ
ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
TRƯỜNG THÀNH

1


Mục lục

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)
14)
15)


16)
17)
18)
19)
20)
21)
22)
23)
24)

Tên
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Hình 1
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1

Nội dung
Danh mục chi phí thi công và phương pháp kiểm soát.
Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình.
Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn
Kinh nghiệm triển khai dự án xây dựng – Công ty Trường Thành.
Thống kê chuyên môn cán bộ - Công ty Trường Thành
Bảng phân tích hồi quy
Bảng phân tích hồi quy hoàn thiện (rút gọn)
Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình – Dự án kè sống Uông
Tổng hợp kết quả phiếu điều tra thông tin quản lý dự án
Mẫu đánh giá KQ THCV – KPI phòng kỹ thuật/ dự án
Mẫu đánh giá KQ THCV – KPI phòng nhân sự, tiền lương
Mẫu đánh giá KQ THCV – KPI phòng nhân sự, tiền lương
Bảng đề xuất định giá - Nguyên vật liệu
Bảng theo dõi chi phí dự án - Nguyên vật liệu
Bảng tổng hợp theo dõi chi phí dự án
Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng dự án
Quy trình nghiên cứu luận văn
Các chức năng quản lý dự án
Chu trình dự án
Ví dụ sơ đồ Gantt công trình xây dựng
Ví dụ phương pháp xây dựng sơ đồ PERT trong quản trị dự án
Sơ đồ tổ chức Công ty Trường Thành
Quy trình triển khai dự án – Công ty Trường Thành

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng (Phần thi công)
LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng và triển khai các dự án xây dựng hiện đang là hoạt động chính của Công ty
TNHH MTV Trường Thành. Trong đó, công tác quản lý dự án (QLDA) xây dựng là khâu
then chốt trong việc đảm bảo sự thành công và hiệu quả của các dự án xây dựng. Vì vậy
để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả thì công tác QLDA luôn phải được chú trọng,
ngày càng hoàn thiện và luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng đối với công ty Trường
Thành.

3


Là một người chịu trách nhiệm chính trong công tác QLDA cho các công trình xây dựng
của công ty Trường Thành, qua thời gian tìm hiểu và hoạt động thực tế trong những năm
qua, tôi nhận thấy: Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác QLDA của công ty hiện còn
nhiều tồn tại và hạn chế. Những tồn tại và hạn chế này đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các dự án xây dựng tại Công ty. Tuy nhiên hiện nay chưa có phương án
để giải quyết những tồn tại và hạn chế này. Trong thời đại suy thoái kinh tế hiện nay,
những hạn chế này ngày càng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc thực thi các dự án.
Xuất phát từ tình huống đó, trên cương vị của một người chịu trách nhiệm chính, qua quá
trình được học tập tại PSGM, tôi lựa chọn đề đài: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRƯỜNG
THÀNH” để vừa làm đề tài nghiên cứu cho bản thân mình, vừa là giải pháp áp dụng cho
Công ty Trường Thành để loại bỏ những tồn đọng và hạn chế hiện có để nâng cao hiệu
quả thực hiện các dự án xây dựng của công ty trong thời gian tới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Bản luận văn được thực hiện để giải quyết những mục tiêu sau đây:
-

Hệ thống hóa lý luận về quản lý dự án, chu trình quản lý và hiệu quả thực hiện dự án

-

đầu tư xây dựng công trình.
Thiết lập hế thống đánh giá hiệu quả thực hiện dự án xây dựng công trình.
Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả thực hiện dự án xây dựng tại Công ty
TNHH một thành viên Trường Thành, từ đó tìm ra những điểm hạn chế và các khiếm

-

khuyết để khắc phục.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án xây dựng tại Công ty

TNHH Một Thành Viên Trường Thành.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả công tác thực hiện dự án tại Công ty TNHH
MTV Trường Thành trên các lĩnh vực: Quản lý con người và năng suất lao động, quản lý
chi phí và tiết kiệm chi phí, quản lý tiến độ các dự án…
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

4


Luận văn đề cập đến các dự án trong vòng 05 năm trở lại đây của các công ty Trường
Thành và đề xuất giải pháp cho các dự án đang và sẽ triển khai trong 05 năm tới của Công

ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quy trình nghiên cứu: (Xem hình 1)

5


Hình 1: Quy trình nghiên cứu luận văn
Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Diễn giải quy trình: Luận văn sử dụng phương pháp đi từ lý thuyết đến thực tế. Luận văn
sẽ đề cập đến quy trình quản lý các dự án và các cách thức quản lý dự án hiện đại. Từ lý
thuyết, bằng việc nghiên cứu bằng quan sát trược tiếp và áp dụng các mô hình kinh tế
lượng để chỉ ra được những thành tựu đã đạt được để tiếp tục định hướng phát huy, những
điểm tồn tại, hạn chế và yếu kém của các công tác quản lý dự án hiện tại, tìm hiểu các
nguyên nhân để khắc phục. Từ đó đưa ra giải pháp mang tính thực tiễn có thể áp dụng vào
thực tế để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án tại Công ty Trường Thành.
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu
4.2.1.Tài liệu thứ cấp (Secondary Data): Đây là các tài liệu sẵn có bao gồm
- Các tài liệu, giáo trình về quản trị dự án
- Các tài liệu sẵn có của ngành

6


-

Các tài liệu của doanh nghiệp bao gồm: Quy trình thực hiện dự án hiện tại, Các tài
liệu, báo cáo tổng hợp và chi tiết về các dự án đã hoàn thành của công ty. Báo cáo


tài chính, …
4.2.2.Tài liệu sơ cấp (Primary Data). Đây là các tài liệu người nghiên cứu tự thu thập qua
các phương pháp:
4.2.2.1. Phỏng vấn: Phỏng vấn các chuyên gia, những người thực hiện trực tiếp.
- Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu các nhận định của những người trực tiếp triển khai
-

các dự án để đánh giá về công tác triển khai dự án hiện tại của Công ty.
Nội dung phỏng vấn:
o Về quy trình triển khai hiện tại: Những thành tích đạt được cần phát huy và
những điểm chưa hợp lý cần khắc phục
o Công tác tổ chức nhân sự, năng suất lao động của nhân viên và những yếu tố

ảnh hưởng đến năng suất lao động.
o Tiến độ các dự án, tình trạng chậm tiến độ và các phương pháp cải thiện tình
trạng chậm tiến độ.
o Tình hình quản lý chi phí dự án, các chi phí không chính thức. Những yếu tố

-

-

ảnh hưởng đến chi phí dự án
o Các đề xuất nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Danh sách phỏng vấn
o Phỏng vấn các chủ nhiệm dự án:
o Phỏng vấn các cán bộ thiết kế dự án
o Phỏng vấn các quản lý bộ phận
Điều tra khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra lấy ý kiến số đông
o Quy mô điều tra: Trên toàn bộ công ty

o Đối tượng điều tra: Cán bộ điều hành và tham gia trực tiếp quản lý dự án.
o Mục đích điều tra: Lấy ý kiến số đông về công tác thực hiện dự án hiện tại
o Phương pháp thiết kế bảng hỏi:
 Số lượng câu hỏi dự kiến: 10 câu hỏi.
 09 câu hỏi trong đó mã hóa các dữ liệu theo dạng phương án lựa chọn (06
phướng án lựa chọn cho mỗi câu trong đó 05 câu đã có sẵn câu hỏi, người
được hỏi tích chọn câu trả lời, 01 câu hỏi cho ý kiến khác).
 01 câu hỏi mở cho ý kiến đề xuất riêng
o Các gửi và thu phiếu trả lời: Gửi và thu phiếu trực tiếp. Đầu mối gửi và thu
phiếu là chủ nhiệm dự án hoặc trưởng phó các phòng ban.

4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu.

7


4.3.1.Phương pháp định tính:
4.3.1.1. Đánh giá cá nhân về tình trạng triển khai các dự án tại công ty.
4.3.1.2. Dựa vào kết quả khảo sát, tổng hợp các ý kiến từ cán bộ nhân viên
4.3.1.3. So sánh với nhận định cá nhân để đưa ra kết luận
4.3.2.Phương pháp định lượng.
4.3.2.1. Tổng hợp các kết quả khảo sát để đưa ra nhận định
4.3.2.2. Phân tích thống kê các chỉ số của các dự án đã hoàn thành, sử dụng mô hình

hàm hồi quy để phân tích các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần
phân tích.
4.3.2.3. So sách các kết quả để đưa ra kết luận.
4.3.3.Kết hợp 02 phương pháp: Từ kết quả nhận định của 02 phương pháp, rút ra các điểm
cần thiết nhất cho quá trình phân tích.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

5.1. Về cơ sở lý thuyết: Hệ thống hóa được những vấn đề chung của công tác QLDA trong
các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
5.2. Cơ sở thực tiễn: Phân tích đánh giá được thực trạng công tác QLDA của công ty

Trường Thành hiện nay. Trên cơ sở áp dụng các lý thuyết khoa học, luận văn sẽ đưa
ra các giải pháp mang tính định hướng và các giải pháp trực tiếp đối với công ty
Trường Thành nhằm hoàn thiện công tác QLDA của công ty.
6. KẾT CẤU CỦA BẢN LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm:
Lời Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả thực hiện dự án trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả thực hiện dự án tại công ty TNHH một thành viên
Trường Thành
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án tại công ty TNHH một thành
viên Trường Thành
Kết Luận

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÊT VỀ
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Quản trị dự án, chu trình dự án và hiệu quả thực hiện dự án
1.1.1.Các khái niệm, đặc tính của dự án và quản trị dự án

Khái niệm dự án và quản trị dự án hiện đã được rất nhiều các học giả trên thế giới
cũng như trong nước đưa ra, tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó.
Theo một cách trừu tượng thì dự án là “hình tượng về một tình huống, một trạng thái mà
ta muốn đạt tới”. Ví dụ như hiện tại trước mắt ta là một khu đất trống, sau năm năm nữa
ta muốn có một ngôi nhà chung cư xuất hiện tại vị trí đó để phục vụ cuộc sống cho một

ngàn hộ dân. Đó là dự án xây dựng một nhà chung cư mà ta mong muốn thực hiện. Nếu
hiểu theo một cách cụ thể hơn, dự án là “một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ
thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế
hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”. Theo cách hiểu này chúng ta có thể thấy có
rất nhiều kiểu dự án hiện đã và đang được thực hiện. Theo nhiệm vụ, theo phương pháp
triển khai và nguồn lực mà các dự án đó được phân biệt với nhau. Ví dụ như: việc đưa
giáo viên về vùng sâu vùng xa để dạy học cho các học sinh tiểu học trong ngành giáo dục
người ta gọi là dự án xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hay việc mua sắm thiết
bị công nghệ, đào tạo công nhân vận hành nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc dịch
vụ cho xã hội; hoặc xây dựng công trình tạo ra các hệ thống cơ sở vật chất cho xã hội như
cầu, cống, đường bộ, đường sắt; cảng sông, cảng biển, đê, đập, hồ chứa nước, kênh
mương tưới tiêu… trong đó có các công trình như nhà xưởng, thiết bị… gắn liền với đất
được xây dựng trên một địa điểm cụ thể người ta gọi đó là dự án đầu tư xây dựng công
trình. Đây là kiểu các dự án chính mà Công ty Trường Thành đang thực hiện, nó phân biệt
với với các dự án đầu tư không có xây dựng công trình hoặc chỉ có thiết bị không gắn
liền với đất như dự án mua sắm ô tô, máy bay, tàu thủy.
Từ những cách hiểu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về dự án như sau:
Dự án: là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một
khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài

9


chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của
đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động
và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
trong một thời gian nhất định.
Theo khái niệm trên, ta nhận thấy mỗi dự án đều có đầy đủ các đặc tính chung:
Thứ nhất, tính mục tiêu:
-


Dự án bao giờ cũng có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng.

-

Định hướng mục tiêu luôn được duy trì trong suốt dự án.

-

Sản phẩm cuối cùng luôn được đánh giá xem có phù hợp, có đạt được mục tiêu để
ra ban đầu hay không.

Đây cũng là “trạng thái mà ta muốn đạt đến” hoặc “một nhiệm vụ cụ thể cần phải
được thực hiện” mà tác giả đã nhắc đến ở trên.
Thứ hai, dự án luôn có thời gian xác định
-

Lịch biểu được xác định trước

-

Các ngày bắt đầu, ngày kết thúc rõ

-

Các mốc được theo dõi và đem ra đánh giá.

Sẽ không bao giờ có kiểu dự án mà lúc nào hoàn thành cũng được hay lúc nào thực
hiện cũng được. Mục tiêu đã rõ ràng sẽ luôn đòi hỏi khi nào ta sẽ phải hoàn thành nó.
Thứ ba, có tính giới hạn.

-

Giới hạn về nguồn lực.

-

Giới hạn về kinh phí

-

Giới hạn về thời gian.

Để thực hiện một dự án cần phải có con người và một khoản chi phí nhất định. Con
người là hữu hạn do đó mỗi dự án sẽ luôn có số lượng hữu hạn về nguồn lực thực hiện
cũng như chi phí để thực hiện nó.
Để đạt được mục tiêu đề ra theo đúng hoặc vượt thời gian theo kế hoạch ban đầu của
dự án mà vẫn đảm bảo chất lượng, con người phải thực hiện chuẩn xác hệ thống các hoạt
động, các công việc trong kế hoạch. Khi các dự án hoàn thành, kết quả đạt được sẽ được

10


đánh giá bằng cách so sánh với kế hoạch đề ra và các chỉ tiêu để đánh giá thường xoay
quanh các đặc tính cơ bản của dự án như: mục tiêu, chi phí thực hiện, phương pháp và
tiến độ thực hiện. Một dự án được coi là thành công là dự án hoàn thành đúng mục tiêu,
sử dụng nguồn lực hiệu quả và thực hiện với khoản chi phí thấp nhất, trong một khoảng
thời gian ngắn nhất. Để trả lời các câu hỏi này, các phương pháp quản lý, thực hiện dự án
sao cho hiệu quả đã được đưa ra và đó chính là khoa học Quản trị dự án.
Như vậy, Quản trị dự án: là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn

thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt
được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
Quản trị dự án có vai trò quan trọng như thế nào?
Nhu cầu ngày càng tăng những hàng hóa dịch vụ sản xuất phức tạp, kỹ thuật tinh vi,
khách hàng ngày càng trở nên khó tính, cùng với đó là kiến thức của con người ngày càng
tăng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học Quản trị dự án. Các dự án công
trình lớn của nhân loại như xây dựng vạn lý Trường Thành của Trung quốc, hay Kim Tự
Tháp của người Ai Cập hiện nay vẫn là những bí ẩn lớn không được giải đáp của con
người vì nếu không có những phương pháp quản lý, thực hiện và các công nghệ tinh vi thì
khó có thể hoàn thành.
Từ đầu thế kỷ 19, khoa học quản trị dự án đã được hình thành với Henry Gantt với
việc sử dụng biểu đồ Gantt như một công cụ quản lý dự án và Henri Fayol với việc tìm ra
05 chức năng quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và
quản lý chương trình. Xa hơn nữa là Frederick Winslow Taylor, nhà khoa học theo trường
phái quản lý theo khoa học với các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc
phân chia công việc và phân bổ nguồn lực. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa
học đều xoay quanh các câu hỏi như: Làm thế nào để dự án hoàn thành đúng thời gian?
Làm thế nào để lập kế hoạch chính xác? Làm thế nào để xác định đúng nguồn lực, sử
dụng đúng các công cụ thực hiện…Tính giới hạn của dự án về chi phí, nguồn lực và thời

11


gian đòi hói sự đúng đắn và chính xác trong việc áp dụng các phương pháp quản lý. Điều
này cho thấy tầm quan trọng của quản trị dự án.
Thường quản trị dự án có 03 chức năng gắn liền với 03 giai đoạn chủ yếu của dự án:
Thứ nhất, chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định
những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá
trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng
sơ đồ hệ thống.

Thứ hai, chức năng tổ chức, lãnh đạo và điều phối dự án: Đây là quá trình phân phối
nguồn lực bao gồm: tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và
quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc
và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc).
Thứ ba, chức năng giám sát: là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích
tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn để liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Các chức năng của quản trị dự án không tách rời thành từng khâu riêng biệt mà luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình khép kín. Điều này thể hiện ở
việc tái lập kế hoạch dự án do những biến cố xảy ra trong quá trình thực hiện làm thay đổi
kế hoạch ban đầu (xem hình 1.1 – Các chức năng quản lý dự án).

12


Hình 1.1: Các chức năng quản lý dự án
Nguồn: GS-TS Từ Quang Lâm (2010), Giáo trình xây dựng và quản lý dự án, Đại học Nông Lâm
– Đại học Thái Nguyên, Chương I.

Các vấn đề trở ngại trong quản trị dự án
Quá trình thực hiện dự án là một chu trình khép kín. Thực chất xảy ra việc tái lập kế
hoạch dự án là do các trở ngại xuất hiện trong quá trình thực hiện khiến ta cần phải thay
đổi kế hoạch ban đầu. Các trở ngại thường gặp phải là:
Trở ngại khi hình thành dự án
-

Kế hoạch của dự án không khớp với kế hoạch của chủ đầu tư
Thủ tục quản lý không được xác lập
Thứ tự ưu tiên không được thông báo đến các bên liên quan
Không có tầm nhìn chung.


Trở ngại khi lập kế hoạch

- Sử dụng các công cụ quá phức tạp
- Không khuyến khích sáng tạo
- Dự tính về nguồn lực không thực tế
Trở ngại trong tổ chức và thực hiện
-

Thiếu hợp tác trong nội bộ dự án

13


-

Thiếu phù hợp văn hoá và kém chia sẽ thông tin
Nguồn lực không có sẵn khi cần thiết
Không thể kiểm tra để biết khả năng địa phương có đủ đáp ứng yêu cầu của việc

-

thực thi dự án hay không
Trách nhiệm quản lý không xác định hoặc không rõ ràng

Trở ngại trong kiểm soát
-

Không hiểu mục đích của kiểm soát
Không theo dõi tiến độ theo kế hoạch
Các cuộc họp đánh giá không hiệu quả

Trách nhiệm không đi kèm với quyền hạn.

Nếu như chức năng lập kế hoạch, tổ chức sẽ hạn chế sự xảy ra các trở ngại ngay từ ban
đầu thì chức năng giám sát cho thấy khả năng ứng biến của quản trị dự án khi trở ngại xảy
ra. Hoàn thành được mục tiêu của dự án, người quản trị đòi hỏi phải có khả năng định
hướng tốt và cùng với đó là khả năng lãnh đạo và giám sát để có thể nhanh chóng khắc
phục sự cố và tái cấu trúc kế hoạch thực hiện. Như vậy quản trị dự án phải được thực hiện
xuyên suốt và theo sát trong mọi thời điểm của dự án, không thể lơ là.
1.1.2.Chu trình dự án và hiệu quả thực hiện dự án

Chu trình dự án
Chu trình dự án là các thời kỳ mà dự án phải trải qua, bắt đầu từ khi có ý định đầu tư cho
đến khi kết thúc dự án, chuyển qua dự án mới (Xem hình 1.2: Chu trình dự án)

14


Hình 1.2: Chu trình dự án
Nguồn: Bài giảng tiến sỹ Phạm Hồng Luân (2007) - Đại học TP HCM – chương II slide 2

Nhìn vào hình 2, ta thấy chu trình dự án gồm có 03 thời kỳ: Chuẩn bị dự án, thực hiện dự
án và Kết thúc dự án. Trong bản luận văn này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thời kỳ II của
chu trình dự án là Thời kỳ thực hiện dự án và tập trung vào giai đoạn 4: Xây dựng công
trình. Giai đoạn này là thời điểm dự án đã được nghiên cứu đầu tư và bắt đầu triển khai
thực hiện cho đến khi xây dựng xong. Đây cũng chính là nghiệp vụ chính của Công ty
Trường Thành.
Thực hiện dự án và hiệu quả thực hiện dự án
Thực hiện dự án là một chuỗi các hoạt động, công việc để biến những ý định đầu tư thành
một kết quả cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quá trình thực hiện dự án chính là
quá trình triển khai các chức năng của dự án bao gồm các khâu đã trình bày ở trên (hình 2

– các chức năng quản lý dự án): Lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và điều phối dự án, giám
sát dự án mà ở đó người tham gia quản lý toàn bộ các công việc này là nhà quản trị dự án.
Đối với dự án xây dựng, quá trình thực hiện dự án bao gồm:

15


-

Lập kế hoạch thi công và chuẩn bị nguồn lực;
Thiết kế và lập dự toán thi công;
Đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng;
Thi công xây lắp, mua sắm lắp đặt thiết bị;
Chạy thử, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Nhà quản trị dự án cần phải tổ chức điều phối và kiểm soát các hoạt động này thật chặt
chẽ và đưa các hoạt động đi theo những kế hoạch đã định sẵn. Trong giai đoạn này, những
vấn đề quan trọng mà người quản trị dự án cần phải quan tâm đó là:
-

Kiểm soát lợi ích và chi phí thực hiện dự án;
Kiểm soát được tiến độ thực hiện dự án (thời gian);
Kiểm soát được chất lượng dự án.

Ngoài ra, nhà quản trị cần phải quan tâm đến những vấn đề liên quan khác như: Gia tăng
năng suất lao động của nhân viên, kiểm soát các rủi ro phát sinh và phản ứng nhạy bén
với các tình huống xấu xảy ra. Khi các vấn đề trên được kiểm soát tốt, kế hoạch thực hiện
dự án sẽ diễn ra chuẩn xác và mang lại kết quả tốt nhất.
Tóm lại, trong bản luận văn này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về Giai đoạn thi công dự
án đầu tư xây dựng từ khâu lập kế hoạch đến khâu thi công và nghiệm thu đưa vào sử

dụng. Trong đó, các vấn đề quản trọng sẽ được tác giả tập trung nghiên cứu là việc kiểm
soát Lợi ích – chi phí dự án, tiến độ dự án và chất lượng dự án.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện dự án trong doanh nghiệp

Mục tiêu cơ bản của các dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được thực hiện hiệu quả,
hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng
thời gian quy định. Kết quả thực hiện một dự án được coi là thiếu hiệu quả nếu chi phí
thực hiện bị tăng lên, chất lượng dự án không đạt tiêu chuẩn, tiến độ thời gian bị chậm
chễ. Như vậy các đại lượng đều có mối liên hệ chặt chẽ đến nhau tác động lên hiệu quả
chung. Về mặt toán học, có thể coi Hiệu quả thực hiện dự án là một hàm phụ thuộc vào
các yếu tố Chi Phí, Hiệu suất công việc, Tiến độ thực hiện và Chất lượng dự án.
H = f (C, P, T, Q)
Trong đó:
-

H: hiệu quả thực hiện dự dán

16


- f : là hàm số
- C: Chi phí (Costs)
- P: Hiệu suất công việc (Performance)
- T: Tiến độ thực hiện dự án (Time)
- Q: Chất lượng dự án (Quality)
1.2.1.Lợi ích – chi phí thực hiện dự án (P/C)

Theo giáo sư Thayer Watkins – trường Đại Học Bang San José – phân tích lợi ích chi
phí – lợi ích (CBA) là việc đánh giá và ước lượng tổng giá trị bằng tiền tương đương giữa
các lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra cho một dự án để xác định xem dự án đó có xứng

đáng để đầu tư hay không hoặc để xác định xem dự án đó thực hiện có hiệu quả hay
không. CBA có liên quan, nhưng khác với phân tích tính hiệu quả chi phí. Trong CBA, lợi
ích và chi phí được thể hiện về tiền, và được điều chỉnh cho các giá trị thời gian của tiền,
để tất cả các dòng chảy của lợi ích và dòng chảy của chi phí dự án theo thời gian (mà có
xu hướng xảy ra tại các thời điểm khác nhau) được thể hiện trên một cơ sở khái niệm
chung "giá trị hiện tại ròng" của chúng.
Các dự án của Công ty Trường Thành có được dưới dạng đấu thầu, do đó giá trị dự án
đã được xác định trước. Sau đó toàn bộ dự án được khoán cho các đội thi công. Do đó,
việc xác định lợi nhuận của dự án thể hiện ở việc kiểm soát chi phí thực hiện dự án. Xét
trên quy mô của bản luận văn trong việc đánh giá hiệu quả thực hiện dự án của Công ty
Trường Thành, tác giả đi sâu vào quá trình kiểm soát chi phí dự án để đánh giá. Trong đó
danh mục chi phí được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình số 05/2007/TT-BXD trong đó:
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức
đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định
đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây
dựng công trình. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án
đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường
hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết
kế bản vẽ thi công.

17


Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi
phí khác và chi phí dự phòng. (Chi tiết xem phụ lục 1: Danh mục chi phí quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình – Công ty Trường Thành).
Đối với đặc thù Công ty Trường Thành, kiểm soát chi phí là vấn đề cốt yếu tạo nên lợi
nhuận của các dự án. Giá trị hợp đồng với chủ đầu tư là không thể thay đổi. Do đó:

Lợi nhuận = Giá trị hợp đồng – chi phí thi công
Nhìn vào công thức trên, chi phí thi công càng được giảm thiểu lợi nhuận càng cao.
Tuy nhiên việc giảm thiểu chi phí phải đi cùng với đảm bảo chất lượng công trình. Do đó,
việc kiểm soát chi phí hiệu quả thể hiện ở sự chi tiêu hợp lý, chính xác, tránh các chi phí
không hợp lý phát sinh. Có thể phân loại các loại chi phí chính của Công ty trường thành
như sau (xem bảng 1.1):
Bảng 1.1: Danh mục chi phí thi công và phương pháp kiểm soát.

STT

Chi phí

Loại hình

Phụ thuộc

Phương pháp tiết kiệm chi
phí

1)

Chi phí lập Chi
kế hoạch
lương,
cấp
phòng
hoạch

phí Quy mô dự án
phụ

cho Độ phức tạp của dự
kế án

18

Tạo lập nhóm chuyên gia có
trình độ chuyên môn cao để
lập kế hoạch chính xác nhất
và nhanh nhất


2)

3)

Chi phí
thiết kế

Chi

Lương cán bộ Quy mô dự án
Tận dụng cán bộ thiết kế của
thiết kế
công ty, tránh thuê ngoài gây
Độ phức tạp của dự lãng phí
Chi phí thuê
án
ngoài
phí Mua ngoài


NVL

Giá cả nguyên vật Lập bảng so sánh giá cả vả
liệu

chất lượng NVL đối với từng

Thiết kế công trình

loại, lựa chọn NVL có giá cả
và chất lượng tối ưu theo bản
thiết kế. Chia nhỏ hạng mục
công trình để kiểm soát chi
phí

4)

Nhân công

Lương cán bộ Thời gian thi công
thi công

Quy mô dự án

Kiểm soát thời gian thi công
Kiểm soát năng suất lao động
của cán bộ thi công.

5)


Máy

thi Khấu

công

máy

hao Quy mô dự án

Phân bổ hợp lý máy móc thiết

móc

bị và công cụ dụng cụ, kiểm

thiết bị, Công

Thời gian thi công

cụ dụng cụ

soát chặt chẽ tình trạng vận
hành và sử dụng máy móc
thiết bị.

6)

Chi
công


phí Mua ngoài
trình

tạm thời

Quy mô dự án
Số lượng nhân sự

19

Xây dựng công trình tạm thời
phù hợp với quy mô dự án và
số lượng nhân sự tham gia dự


án
7)

Chi

phí Mua ngoài

Thực hiện các quy định chặt

SXC

chẽ về tiết kiệm các chi phí
như vận chuyển, xăng dầu,
điện


nước,

văn

phòng

phẩm…
Nguồn: Tác giả đề xuất.

Có thể thấy quy mô dự án, thời gian thực hiện, chất lượng nhân sự…đều có ảnh hưởng
lớn đến chi phí dự án.Mỗi loại hình chi phí có biện pháp kiểm soát và tiết kiệm khác
nhau. Một trong các phương pháp tổng quát để kiểm soát chi phí là áp dụng Bảng theo dõi
chi phí dự án (xem các đề xuất mẫu trong chương 3). Bảng theo dõi chi phí dự án có thể
áp dụng cho từng loại hình chi phí riêng và tổng hợp lại để theo dõi tổng quát tiến độ chi
phí dự án. So sánh với kế hoạch, cán bộ quản lý dự án có thể kiểm soát mức độ chi tiêu và
tốc độ chi tiêu của từng hạng mục. Một hạng mục chi phí được kiểm soát hiệu quả sẽ luôn
có tốc độ chi tiêu hợp lý và nằm trong định mức chi tiêu. Các chi phí vượt định mức hoặc
đáng báo động sẽ được xem xét và có phương án giải quyết kịp thời.
1.2.2.Hiệu quả công việc và năng suất lao động

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là công việc nhạy cảm vì kết luận này ảnh
hưởng nhiều nhất đến quyền lợi thiết thân của họ, từ việc tăng lương, xét thưởng, kỷ luật,
sa thải cho đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc
quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của mình một
cách cao nhất. Người được đánh giá đúng năng lực sẽ hài lòng vì được công nhận. Họ sẽ

20



làm việc hăng say hơn, góp phần làm giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Điều quan
trọng là doanh nghiệp phải thiết lập được những tiêu chí này một cách rõ ràng, phù hợp
với điều kiện thực tế của mình và có một công cụ tốt để quản lý việc đánh giá đó.
Đối với việc đánh giá hiệu quả thực hiện dự án của Công ty Trường Thành đây là phần
không thể thiếu. Hiện nay Công ty đang xây dựng bộ quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
và đánh giá nhân viên là một phần trong đó. Tuy nhiên bộ quy trình này hiện vẫn chưa
hoàn chỉnh. Trong bản luận văn này, tác giả sẽ áp dụng lý thuyết phương pháp đánh giá
hiệu quả công việc và năng suất lao động thông qua bảng mục tiêu KPI.
KPI (Key Performance Indicators) là các chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông
thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng.Nhà
quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó.Dựa trên việc hoàn
thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
Khi xây dựng KPI, các nhà quản lý thường lượng hóa các mục tiêu thành các con số
cụ thể. Các con số cụ thể giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá tiến trình làm việc của nhân
viên trên phương diện hoàn thành từng mục tiêu bằng việc so sánh kết quả thực hiện và
mục tiêu đề ra. Mức chênh lệch giữa kết quả thực hiện và mục tiêu đề ra có thể thể hiện
bằng số đếm hoặc phần trăm hoàn thành. Ngoài ra, việc theo dõi KPI một cách thường
xuyên còn giúp nhà quản lý theo dõi được hiệu quả của nhân viên nào đang tăng hoặc
giảm để có những phương án động viên kịp thời. Các tiêu chí mà nhà quản lý hướng đến
trong KPI xoay quanh tiêu chí Smart:
-

Specific: Cụ Thể

-

Measuable: Đo lường được

-


Achiveable: Có thể đạt được

-

Realicstics: Thực tế

21


-

Timbound: Có thời hạn cụ thể

Điểm mạnh khi xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc theo KPIs:
-

Đánh giá năng lực khả năng và mức độ hoàn thành công việc trên cơ sở khoa học.
Việc áp dụng KPIs sẽ giúp công ty gia tăng khả năng cạnh tranh vì có thể sử dụng
và khuyến khích được nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc, đồng
thời tạo sự liên kết chặt chẽ ở các phòng ban. Việc chỉ rõ định hướng và mục tiêu
của công ty giúp các phòng ban, bộ phận và từng cá nhân phát triển theo chiến
lược của công ty theo từng thời điểm.

-

Giúp công ty đưa ra được những chỉ tiêu có thể đo lường được (lượng tính) và linh
động trong việc thiết lập mục tiêu cho từng phòng ban và cá nhân.

-


Đánh giá Nhân viên theo phương pháp KPIs nhằm giúp cho doanh nghiệp có cái
nhìn tổng thể về các hoạt động kinh doanh của mình. Khi đánh giá đúng năng lực,
nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao, góp phần làm
giảm chi phí. Tạo điều kiện khích lệ và phát hiện nhân viên có năng lực và giữ
chân được người tài. Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, nâng cao hiệu quả
của công ty.

-

Giúp công ty hoạch định nguồn nhân sự sẽ chính xác hơn, đồng thời giúp công ty
xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách
công bằng chính xác.

-

Giúp Công ty có thể kiểm soát được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Doanh
nghiệp để mang lại hiệu quả cao.

-

Giúp phân tích công ty một cách chính xác.

-

Dựa trên kết quả công việc của nhân viên và những lĩnh vực có tiềm năng phát
triển mà người quản lý cấp trên của họ nhận thấy được, người nhân viên có thể sẽ
được đào tạo thêm hoặc được giới thiệu tham gia vào các chương trình mà nhờ đó

22



cơ hội phát triển của họ sẽ tốt hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo
dựng con đường sự nghiệp cho một số nhân viên nhất định ở một số vị trí chủ chốt.
Thông thường, KPI áp dụng phương pháp chấm điểm nhân viên dựa vào việc lượng
hóa các mục tiêu công việc về cùng một đơn vị tính để đánh giá nhân viên đó. Trong đề
tài này, tác giả sẽ đề xuất Bảng đánh giá thực hiện công việc theo KPI để đánh giá xếp
loại nhân viên (xem các đề xuất mẫu KPI trong chương 3). Việc lượng hóa các mục tiêu
công việc để đánh giá và xếp loại nhân viên sẽ mang tính chính xác và khách quan cao.
1.2.3.Đánh giá chất lượng dự án

Một dự án được coi là hoàn thành về mặt chất lượng thì điều kiện cần là dự án đó
phải đạt được các tiêu chí về chi phí và thời gian thi công, điều kiện đủ là dự án đó phải
đạt các tiêu chí kỹ thuật theo hồ sơ dự thầu đưa ra.
Các hạng mục được đánh giá theo biên bản thí nghiệm nghiệm thu công trình của
công ty (Xem phụ lục 4). Hiện nay các hạng mục công trình được đánh giá riêng rẽ, tác
giả đề xuất áp dụng Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình (Xem ví dụ ở bảng 1.2
– Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình):
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình.
STT
1

Tiêu chí
Chi phí thi công

2

Thời gian triển

3


khai
Chất lượng vật

Tiêu chuẩn
1000
700

Thực tế
1145
850

Độ lệch

Độ lệch

Kết luận

145

cho phép
200

Nằm trong giới

90

hạn cho phép
Chậm tiến độ

150


liệu
Cát

TCVN

Đạt

Đá dăm

7570-2006
TCVN

Đạt

7570-2006

23


Dung trọng ướt
Độ khô vật liệu

1900
1850

1988
1824

88

-26

+100
+20

Đạt
Độ ẩm cao, cần
có phương án
làm khô bổ sung

….
Nguồn: Tác giả đề xuất

Trên đây là bảng tổng hợp đánh giá chất lượng công trình.Dựa vào bảng này, nhà
quản lý có cái nhìn tổng thể về các vấn đề của công trình đã triển khai để từ đó đưa ra
nhận định về chất lượng của công trình và các điểm cần khắc phục để đảm bảo chất
lượng.
1.2.4.Đánh giá tiến độ thực hiện dự án

Đối với một đơn vị thực hiện thi công xây dựng, tiến độ thực hiện dự án là điều được
tất cả các bên liên quan quan tâm. Nếu như việc kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả
công việc liên quan phần lớn đến nội bộ đơn vị thì tiến độ thực hiện dự án liên quan đến
cả chủ đầu tư, các nhà thầu phụ,…Một trong những đặc trưng của dự án là sự giới hạn về
thời gian thực hiện, do đó đối với tất các dự án xây dựng, tiến độ thực hiện là một trong
những điều đầu tiên được lập trong bản kế hoạch thực hiện.
Để lập kế hoạch về tiến độ dự án, người ta thường dùng sơ đồ Grantt. Sơ đồ ngang
Gantt, còn gọi là Sơ đồ Gantt hay biểu đồ Gantt, (tiếng Anh là: Gantt chart), là một dạng
thể hiện tiến độ dự án cổ điển nhất, được Henry Gantt phát minh ra vào năm 1910. Xem
ví dụ hình 1.3 – Ví dụ về sơ đồ Gantt công trình xây dựng:


24


Hình 1.3: Ví dụ sơ đồ Gantt công trình xây dựng
Nguồn: />
Tuy là cổ điển nhưng do tính chất đơn giản dễ hiểu của nó mà hiện nay sơ đồ ngang Gantt
vẫn được dùng phổ biến trong quản lý dự án, thậm chí còn được cải tiến, dùng trong phần
mềm quản lý dự án hiện đại như; Microsoft Project, để chuyển đổi việc thể hiện các dạng
tiến độ phức tạp như sơ đồ mạng (dự án). Đối với các dự án kỹ thuật hay thi công có rất
nhiều hạng mục, Sơ đồ Gantt được ứng dụng và phát triển thành các sơ đồ tiên tiến như
Sơ đồ mạng đường găng CPM (Critical Path Method) hay Sơ đồ mạng mũi tên ADM
(Arrow Diagramming Method).
Ngoài ra, với các công trình thi công có thời lượng không xác định trước, người ta sử
dụng phương pháp ước lượng và đánh giá chương trình PERT (Program evaluation and
review technique), phương pháp này cho biết thứ tự các công việc và cho biết dự án sẽ kết
thúc khi nào, trong các hoạt động của dự án, hoạt động nào phải kết thúc đúng thời gian
để tránh toàn bộ dự án bị chậm chễ so với kế hoạch, hoặc liệu có thể chuyển các nguồn dự
trữ từ các hoạt động “không găng” sang hoạt động “găng” (critical task) mà không ảnh

25


×