Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Sinh học 7 học kì II (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.69 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học : 2008 – 2009
MÔN : SINH HỌC 7
(Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian chép đề)
Câu 1 : (4,5đ)
a. Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện
sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học?
b. Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không? Nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước đầu
chúc xuống dưới. Từ kết quả trên em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
Câu 2 : (2,5đ)
Cây phát sinh là gì? Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?
Câu 3: (3,0đ)
Động vật quý hiếm là gì? Hãy kể tên một số động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt
Nam và cho biết nó thuộc cấp độ nguy cấp nào?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học : 2008 – 2009
MÔN : SINH HỌC 7
(Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (4,5đ)
a. Đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn
thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học là: (mỗi ý đúng cho 1 đ)
- Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vong tuần hoàn, máu nuôi cơ thể đỏ tươi.
- Hệ hô hấp: phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí, có cơ
hoành tham gia vào hô hấp.
- Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não và tiểu não liên quan
đến hoạt động phong phú và phức tạp.
b. Ếch không bị chết ngạt (0,75đ)
- Có thể rút ra kết luận về sự hô hấp của ếch: Hô hấp bằng ra là chủ yếu. (0,75đ)
Câu 2: (2,5đ)
* Cây phát sinh: Là sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên
chung) Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và


tận cùng bằng một nhóm động vật (1đ)
* Ý nghĩa của cây phát sinh: Qua cây phát sinh thấy được:(Mỗi ý đúng cho (0,75đ))
- Mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau.
- So sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
Câu 3: (3,0đ)
* Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: Thực phẩm, dược liệu, mĩ
nghệ,…và là những động vật sống trong tự nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây có
số lượng giảm sút. (1đ)
* Mỗi ý đúng cho 0,5 đ
- Ốc xà cừ, hươu xạ thuộc cấp đọ rất nguy cấp.
- Tôm hùm, rùa núi vàng thuộc cấp độ nguy cấp.
- Cà cuống, cá ngựa gai thuộc cấp độ sẽ nguy cấp.
- Khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen thuộc cấp độ ít nguy cấp.

×