Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông hà trung SKKN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.18 KB, 22 trang )

Mục lục
1 . Mở đầu……………………………………………………………………….1
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………........1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………..1
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………2
2. Nội dung ……………………………………………………………………..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm …………………………………..2
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường
trung học phổ thông Hà Trung. …………………………………………………3
2.2.1. Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông……………………………………………………………………………..3
2.2.2. Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Hà
Trung…………………………………………………………………………….4
2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học
phổ thông ……………………………………………………………………….5
2.3.1. Củng cố kiến thức về đoạn văn ……………………….………………….5
2.3.2. Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2017……6
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ ……..7
2.3.3.1. Kĩ năng nhận diện dạng đề:……………………………………………..7
2.3.3.2. Tìm hiểu đề…………………………………………………………….10
2.3.3.3. Lập ý:…………………………………………………………………..13
2.3.3.4. Lựa chọn dẫn chứng …………………………………………………..17
2.3.3.5. Kĩ năng diễn đạt……………………………………………………......17
2.3.3.6. Cấu trúc đoạn văn ……………………………………………………..17
2.4. Thực nghiệm và đề xuất giải pháp…………………………………………18
2.4.1. Tiến hành thực nghiệm…………………………………………………..18
2.4.2. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………18
2.4.3. Một số giải pháp…………………………………………………………19
3. Kết luận và kiến nghị………………………………………………...........19


3.1. Kết luận…………………………………………………………………...19
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………….19
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...20

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.


Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học, công nghệ, nhân lực; là
chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề
đổi mới giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm. Vài năm trở lại đây chương
trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Cùng với nghị luận văn học, văn
nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ trung học cơ sở đến
trung học phổ thông. Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh
giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp trung
học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này góp phần hình thành cho người học
những năng lực thiết yếu như nghe, nói, đọc, viết, lựa chọn, phản hồi…Đồng
thời, việc dạy học văn nghị luận xã hội cũng gắn với quá trình hình thành, phát
triển, rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh, đánh thức ở
người học thái độ quan tâm tới các vấn đề, các hiện tượng của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, việc dạy học nghị luận xã hội cũng đặt ra cho các em không ít thách
thức. Thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em
kiến thức xã hội còn rất mơ hồ, kĩ năng làm bài không thuần thục, không nắm
chắc yêu cầu của đề...tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho học
sinh trong các kì thi. Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào
tạo, trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đề thi sẽ có nhiều thay
đổi so với đề thi năm 2016. Đặc biệt, đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi cách ra
đề và bị giới hạn về dung lượng trong phần làm văn nghị luận xã hội. Xu hướng
đề thi năm 2017 sẽ tích hợp phần đọc hiểu với nghị luận xã hội, thời lượng làm
bài và biểu điểm bị rút ngắn. Điều này càng khó khăn hơn cho học sinh, nhất là

trong phần làm văn nghị luận xã hội. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm tốt
câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017
chính là lí do để tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được yêu cầu, phương pháp và kĩ năng cơ bản
để viết đoạn văn nghị luận xã hội của bài thi môn Ngữ văn trong kì thi trung học
phổ thông quốc gia năm 2017.
Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội
giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho
các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận
thức về đời sống xã hội và kĩ năng sống, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn, có
ích hơn, trưởng thành hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Thứ ba: Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ
văn khi dạy phần nghị luận xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghị luận xã hội có mặt trong chương trình Ngữ văn từ bậc trung học cơ sở
đến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ
tìm hiểu phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ
thông đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi trung học phổ thông quốc gia năm
2017. Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 dạng đề cơ bản,
2

2


thường gặp: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời
sống theo yêu cầu đổi mới là vấn đề nghị luận được rút ra từ phần đọc – hiểu và
chỉ nghị luận vấn đề bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng
tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nội dung lý
thuyết về đoạn văn chúng tôi đã khái quát thành những nội dung cơ bản tương
đối ngắn gọn, đầy đủ.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: từ kết quả các
bài kiểm tra trong thực tế , tìm hiểu mong muốn cụ thể để đánh giá tình hình học
sinh và có giải pháp phù hợp, tích cực với các đối tượng cụ thể.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: vận dụng các nội dung của đề tài vào
thực tế dạy học tại lớp 12Đ và 12H – Trường trung học phổ thông Hà Trung.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Trong sự phát triển của thời đại ngày nay, tri thức đã trở thành nguồn lực
quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Để đáp ứng được yêu cầu của
thời đại, chúng ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới một cách căn bản,
toàn diện nền giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem là
trọng yếu ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Mục tiêu của giáo dục
là hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện. Việc đưa phần nghị
luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu
hướng giáo dục trên. Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh
vực đời sống xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ
cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó, người viết đưa ra một cách
hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào thực tiễn đời sống
và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có tính thực
tiễn, tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh trung học phổ thông, qua
các bài nghị luận xã hội giúp các em có được nhận thức đúng đắn về cuộc sống;
trên cơ sở đó bày tỏ ý kiến, quan điểm, lập trường, tư tưởng bản thân để thuyết
phục người khác hiểu, tin, đồng tình với suy nghĩ và hành động của mình. Mục
tiêu của đề thi môn Ngữ văn là hướng tới việc học sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu

đó mạch lạc, trôi chảy, đúng nội dung.
2.1.2. So với đề thi thông thường, đề thi năm 2017, phần làm văn nghị luận xã
hội không yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận như trước đây mà chỉ cần viết
đoạn văn khoảng 200 chữ. Để làm tốt phần này học sinh cần nắm được những
yêu cầu căn bản của một đoạn văn.
Về nội dung: đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt hoàn chỉnh ở
một mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ
dàng. “Đoạn văn nghị luận là đoạn văn trực tiếp bày tỏ những tư tưởng, quan
3

3


điểm của người viết về một vấn đề thuộc phạm vi văn học hoặc phạm vi đời
sống xã hội”[1]. Tuy nhiên, đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu
cầu của đề và dựa trên nội dung thông điệp ở phần đọc hiểu.
Về hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở
những điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng
đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn phải viết liền mạch. Đoạn văn thường có
câu chủ đề.
Cấu trúc một đoạn văn: “đoạn văn nghị luận là một hệ thống lập luận, trong
đó hàm chứa một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ; câu chủ đề thể hiện
rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm, các câu khác triển khai hoặc dẫn giải
nhằm làm nổi rõ luận điểm; làm tăng sức thuyết phục”[1].
Các kiểu kết cấu: Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, có kiểu kết cấu cơ
bản sau:
Thứ nhất là diễn dịch: từ câu chốt, triển khai các biểu hiện cụ thể của ý
tưởng.
Thứ hai là quy nạp: từ những minh họa, lập luận, nhận xét dẫn đến ý tưởng
cần trình bày.

Thứ ba là tổng phân hợp: Đây là kiểu hỗn hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý tưởng, các câu tiêp theo nêu biểu hiện cụ thể, những lập luận, nhận
xét, quan điểm; từ đó đề xuất, định hướng tư tưởng cho vấn đề được bàn luận.
Ngoài ra, còn có cách trình bày kiểu móc xích và song hành. Đối với yêu cầu
viết đoạn nghị luận xã hội, có thể sử dụng một trong các kiểu trên. Tuy nhên,
tổng phân hợp là kiểu phù hợp nhất, cần tập trung rèn luyện cho học sinh.
2.1.3. Các kĩ năng làm văn cơ bản:
2.1.3.1. Các kĩ năng chung : bao gồm những kĩ năng cơ bản cần có của người
học văn. Đó là:
Kĩ năng đọc: là năng lực lĩnh hội, thông hiểu của người học trước một văn
bản.
Kĩ năng viết: là năng lực điễn đạt, trình bày trong tạo lập văn bản.
Kĩ năng phản hồi: là năng lực đánh giá, phản biện, đối thoại,…
2.1.3.2. Các kĩ năng tạo dựng đoạn văn:
Kĩ năng xác định dạng đề và yêu cầu của đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập ý, kĩ
năng diễn đạt.
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở
trường trung học phổ thông Hà Trung.
2.2.1. Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông: trong chương trình sách giáo khoa đổi mới từ năm 2006, bên cạnh các bài
làm văn nghị luận văn học đã có bài học về nghị luận xã hội. Từ năm học 2008 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốt
nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học
một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra. Những vấn đề
nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc rất phong phú, đa dạng; đề
cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Thế nhưng, thời lượng chương
4

4



trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội
trong phân phối chương trình trung học phổ thông theo qui định của Bộ Giáo
dục là quá ít ỏi. Chương trình lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội đều
chỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghị
luận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống. Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, còn
lại thì tập trung vào nghị luận văn học. Chương trình lớp 11 Ban khoa học xã hội
có 2 bài viết nghị luận xã hội. Tình hình thực tế trên có nhiều ảnh hưởng đến học
sinh. Các em không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường
xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao.
Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, phần nghị luận
xã hội có nhiều thay đổi. Đó là thay đổi cách ra đề. Theo đề thi minh họa thì đề
bài yêu cầu bàn luận về một vấn đề được đặt ra trong phần đọc hiểu. Đồng thời,
đề bài cũng giới hạn về dung lượng và thời gian. Trước đây, học sinh viết bài
văn nghi luận xã hội nhưng hiện nay đề yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200
chữ, phần này chiếm 20% điểm toàn bài. Thời gian làm bài môn văn từ 180 phút
xuống còn 120 phút. Đây là một điểm mới đòi hỏi cả người dạy và người học
phải chú ý điều chỉnh, rèn luyện ngay trong quá trình dạy học mà thực tế chương
trình không có tiết nào để củng cố và rèn luyện cho học sinh.
Về học sinh: Học sinh trung học phổ thông đều ở độ tuổi mới lớn, chưa tiếp
xúc nhiều với thực tế đời sống phong phú, phức tạp, vốn kiến thức thục tế xã hội
còn hạn chế. Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề còn mơ hồ, ấu trĩ, thậm chí lệch
lạc. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề
xã hội là điều rất khó khăn đối với các em. Đồng thời, có những học sinh còn rất
mơ hồ, không nắm được yêu cầu của đề thi, yêu cầu về đoạn văn và kĩ năng viết
đoạn văn. Vì vậy, vẫn có hiện tượng học sinh viết bài văn ngắn chứ không viết
đoạn văn hoặc mất quá nhiều thời gian cho câu này ảnh hưởng đến thời gian làm
bài chung của toàn bài.
2.2.2. Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Hà

Trung.
Thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhất là phần nghị luận xã hội tại trường
THPT Hà Trung cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Đối với giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến phần nghị
luận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp11, 12. Các giáo viên đã cập nhật kịp
thời những thay đổi của chương trình học và thi, thay đổi cách ra đề theo cấu
trúc đề thi minh họa. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có
nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên
giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách cơ bản nhất.
Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng
20% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa
thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn về kĩ năng.
5

5


Đối với học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các
vấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, văn viết hời hợt, lung túng khi triển khai vấn đề.
Nhiều em viết theo cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài, không tìm ý,
lập ý trước khi viết. Thậm chí, có học sinh còn mơ hồ về yêu cầu của đề thi,
không nắm được yêu cầu viết đoạn văn giới hạn khoảng 200 chữ. Do đó, khi gặp
những đề bài mà vấn đề nghị luận ẩn sâu sau câu chữ, hình ảnh đòi hỏi các em
xác định vấn đề là học sinh không làm được hoặc xác định sai lạc vấn đề cần
nghị luận.
Về phía Nhà trường: Nhà trường cũng đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp,
tăng cường đổi mới công tác ra đề thi kiểm tra bám sát cấu trúc đề thi minh họa
của Bộ giáo dục song vẫn chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò.

2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung
học phổ thông.
2.3.1. Củng cố kiến thức về đoạn văn
2.3.1.1. Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ
viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt
một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng
biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai
thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có
nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
2.3.1.2. Các kiểu trình bày nội dung trong đoạn văn.
Đoạn văn song hành: Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song
song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn
văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý
gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở
câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
Đoạn diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm
những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Đoạn qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được
trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh
giá chung.
Đoạn tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là
ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển

được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, để từ
6

6


đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của
vấn đề. Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý kiểu trình bày
này.
2.3.2. Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2017
Giáo viên hệ thống lại cho học sinh các bước cơ bản cần thực hiện để viết
đoạn văn. Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
2.3.2.1.Xác định yêu cầu của đề
Về nội dung: Điều quan trọng nhất ở đây là phải xác định được đề bài yêu
cầu viết về vấn đề gì? Đó là nội dung của đoạn văn. Người viết cần hiểu rõ vấn
đề đó là gì, phân tích các biểu hiện cụ thể. Cần nêu được dẫn chứng cụ thể và
thể hiện quan điểm, thái độ, đánh giá của người viết về vấn đề đang bàn luận.
Người viết cần nêu bài học nhận thức và đề xuất những giải pháp thiết thực, khả
thi.
Về hình thức: Đề bài nghị luận xã hội trong đề thi yêu cầu viết đoạn văn
200 chữ. Học sinh cần trình bày các nội dung trên trong một đoạn văn, dung
lượng khoảng 2/3 tờ giấy thi. Đoạn văn cần diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
dùng từ, đặt câu.
Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết
thúc vấn đề. Các cách trình bày khác sẽ khó đạt điểm cao.
Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh,
bình luận, bàn luận mở rộng.
2.3.2.2. Tìm ý cho đoạn văn
Xác định nội dung cụ thể được triển khai trong đoạn văn tránh viết lan
man, dài dòng, không đúng trọng tâm. Nếu bỏ qua bước này, đoạn văn dễ rơi

vào tình trạng lủng củng, luẩn quẩn, thiếu ý. Ta có thể hình dung khái quát đoạn
văn nghị luận xã hội cần được triển khai như sau:
Thứ nhất là giải thích: giải thích, cắt nghĩa một số từ ngữ trọng tâm, các
khái niệm từ đó rút ra ý nghĩa khái quát chung.
Thứ hai là phân tích, chứng minh: cắt nghĩa,lí giải làm rõ vấn đề và đưa ra
những dẫn chứng cụ thể để minh họa.
Thứ ba là bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề: người viết cần khẳng định
lại vấn đề, phê phán những hiện tượng di ngược chân lí.
Thứ tư là rút ra bài học và liên hệ bản thân
2.3.2.3. Các bước viết các ý thành đoạn văn
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Chúng tôi chủ yếu
tập trung hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tổng phân hợp. Để viết đoạn văn
hoàn chỉnh, cần trải qua các bước sau:
Thứ nhất là viết câu mở đoạn: có nhiệm vụ dẫn dắt và nêu vấn đề (khoảng 23 dòng). Phần này phải có cái nhìn tổng quát, nội dung đề thi yêu cầu bàn về vấn
đề gì.
Thứ hai là viết các câu phát triển đoạn: dựa vào các ý chính đã tìm để tiến
hành viết đoạn văn. Chúng ta lần lượt sử dụng các thao tác: giải thích, phân tích,
7

7


chứng minh, bình luận, bác bỏ, bình luận mở rộng để triển khai nội dung đoạn
văn bằng các câu văn liên tiếp (khoảng 12-15 dòng).
Thứ ba là viết câu kết: có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Câu kết có thể nêu cảm
xúc cá nhân, mở rộng vấn đề hoặc tóm lược vấn đề (khoảng 2-3 dòng).
Các nội dung trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn
chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải
học sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên
phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt cần

hình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo thông qua việc thực hành
viết đoạn văn với những đề bài cụ thể, bám sát đề minh họa.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.
2.3.3.1. Kĩ năng nhận diện dạng đề
Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này
hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối
sống, văn hóa, những hiện tượng tích cực, tiêu cực, vấn đề có tính thời sự trong
đời sống xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng
đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề
xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng phải qui về một trong hai
dạng đề trên. Trên thực tế các đề nghị luận xã hội rất phong phú và đa dạng, sự
phân chia dạng đề chỉ là tương đối. Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề rất
quan trọng, giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh sai lạc trong quá
trình làm bài.
2.3.3.1.1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài bàn về một vấn đề thuộc lĩnh
vực tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, quan niệm nhân sinh của con người.
Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các
bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao, câu
chuyện ngụ ngôn, ….Ví dụ:
Đề 1: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép
Tônxtôi) . Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai
trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình .
Đề 2: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự
mình làm nên cuộc sống.”
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.Trình bày bằng 01 đoạn văn (khoảng
200 chữ).

Đề 3: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.”
( Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân
Trung).
8

8


Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về nhận định trên.
Đề 4: Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị
về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.
Đề 5: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin –
côn viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để
cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống:
đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông
hoa nở ngát trên đồi xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên. Trình bày suy nghĩ bằng một
đoạn văn (khoảng 200 chữ).
Học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận
thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ, hay một câu
danh ngôn. Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và được đặt
trong dấu ngoặc kép. Cũng có khi vấn đề nghị luận lại đòi hỏi học sinh phải tự
rút ra từ nội dung của một câu chuyện hay một đoạn thơ, bài thơ giàu ý nghĩa
triết lí. Ví dụ:
Đề 6:


ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT

Một hôm, ông già đi đốn củi và gánh về nhà. Đường thì xa, gánh củi thì
nặng, ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống và nói:
- Chà, giá thần chết mang ta đi có phải hơn không!
Thần chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép Tôn – xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê - dôp)
Bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý nghĩa câu chuyện trên.
Đề 7:
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
9

9


Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
2.3.3.1.2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài bàn về một sự việc, hiện
tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội; có tính thời sự, nóng hổi diễn ra trong
đời sống hàng ngày, được xã hội quan tâm như: an toàn giao thông, gian lận
trong thi cử, bạo lực học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh vô cảm, bệnh
thành tích,....từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu sắc, để có thái

độ đúng đắn trước những hiện tượng đó. Ví dụ:
Đề 8: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học
đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện
nay.
Đề 9: Em có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra khá nhiều
trong trường học hiện nay?Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 200
chữ)
Đề 10: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: ô nhiễm môi
trường .
Đề 11: Anh (chị) có suy nghĩ gì về căn bệnh vô cảm trong xã hội ta hiện nay?
Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
Đề 12: Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống nhờ vào đối
tượng được đề cập đến trong đề bài. Đó là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc
sống hiện tại. Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng,
vấn đề, vấn nạn….và nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được
ngay dạng đề. Cũng có khi học sinh phải tự nhận xác định hiện tượng trong một
câu chuyện, hay một văn bản thông tin như bài báo. Ví dụ:
Đề 13:
Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây
riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau
cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là
để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.
Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà
sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt
bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo
vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…(Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng –
cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần
Lập).

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong
đoạn trích trên bằng 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)?
Đề 14:

10

10


Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ
xuống đường và rất nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về hiện tượng trên.
Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định
được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề, xa đề. Có thể thấy dạng đề
được thể hiện khá rõ qua các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài. Đề nghị luận về
một tư tưởng đạo lí thường yêu cầu bàn luận về một nhận định, một câu tục ngữ,
một câu danh ngôn… Nhận định, tư tưởng thường được trích dẫn nguyên văn và
được đặt trong dấu ngoặc kép. Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường
đề cập đến đối tượng cụ thể là các hiện tượng, vấn đề, vấn nạn....của đời sống xã
hội, học sinh có thể nhận biết dễ dàng nếu tập trung chú ý.
2.3.3.2. Tìm hiểu đề
Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành tìm hiểu đề bài. Đây là công
đoạn không thể thiếu đối với bất kì dạng bài nào. Đối với đề nghị luận xã hội
trong bài thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, môn Ngữ văn, đề bài
không yêu cầu viết bài văn như những năm trước mà chỉ yêu cầu viết 01 đoạn
văn khoảng 200 chữ. Khi tìm hiểu đề cần chú ý các yêu cầu chủ yếu sau: thể
loại, nội dung, phạm vi dẫn chứng.
- Về thể loại: cả hai dạng đề chủ yếu yêu cầu bình luận .
- Về dẫn chứng: với đề nghị luận xã hội học sinh cần huy động kiến thức trong

sách vở, nhất là trong đời sống thực tế để cho bài viết sinh động và thuyết phục
hơn.
- Về nội dung: học sinh phải xác định được trọng tâm vấn đề cần bàn để hình
thành luận điểm cho bài viết. Để làm điều này, các em phải đọc kĩ đề, tìm những
từ khóa, từ then chốt và giải mã các từ đó sẽ tìm được vấn đề trọng tâm. Với đề
nghị luận theo cấu trúc mới, học sinh cũng cần dựa vào phần đọc hiểu để có thể
giải mã từ khóa, xác định đúng trọng tâm.Ví dụ:
Đề 15:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2
câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
" Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
(Nguyễn Quang Vũ – Tự Sự)
- Từ khóa là: cuộc đời méo mó, tròn ngay tự trong tâm.
- Luận đề (vấn đề trọng tâm) của đề bài này là: bàn về cái nhìn, thái độ, suy nghĩ
đúng đắn tích cực, lạc quan của con người trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có
như thế nào.
11

11


Đề 16:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2
câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
" Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.”
(Bùi Nguyễn Trường Kiên- Gửi con)
- Từ khóa: con người, yêu thương
- Luận đề: bàn về một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con

người Sống để yêu thương và nhận lại yêu thương.
Đề 17:
Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…

Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao…
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm, Báo GD&TĐ số 18, 34/4/2016)
Từ cảm nhận về hạnh phúc trong đoạn thơ, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc.
- Từ khóa: hạnh phúc.
- Luận đề: bàn về trạng thái tâm lí hạnh phúc của con người.
Đề 18 (Đề 6): Ông già và thần chết
12

12


- Từ khóa: Lão muốn ngài nhắc hộ bó củi lên cho lão.
- Luận đề: bàn về thái độ trân trọng sự sống: con người dù lâm vào hoàn cảnh
bất hạnh đến đâu, dẫu có gần kề cái chết, vẫn mong muốn được sống.
Đề 19:
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người

mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật
thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết
vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh
để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa
và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ
là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì
có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng!
Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi
vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh ?
Em... sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ.... Cho
nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Lê Công Huy,)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần Đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm
sao thành mùa xuân?”
- Từ khóa: lửa, mùa xuân.
- Luận đề: nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; ý chí, nghị lực, niềm tin; tình yêu
thương … chính là lửa làm nên mùa xuân của cuộc đời con người.
Đề 20:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không
bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo
người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh
liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cáì bằng mớm
cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là
học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cạm dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình

và trường học, muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha
mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc
chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,... ) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội,
bóng đá,... ) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe
đam mê trên đường đời.
13

13


(…)Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ
nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt.
Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống
chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày ý kiến của anh/ chị
về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê
không bao giờ phản bội con người”.
- Từ khóa: đam mê học hỏi, phản bội.
- Luận đề: bàn về ý nghĩa của niềm đam mê học hỏi. Đó là không bao giờ phản
bội con người, nó sẽ đem đến cho con người những lợi ích, những điều tốt đẹp
hơn.
Đề 21:
“Sáng 16/4, nhằm mùng 10 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Khu
di tích lịch sử Đền Hùng đã hứng chịu một đợt “tấn công” khủng khiếp: hàng
vạn người tràn lên núi Nghĩa Lĩnh (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Dù không mang theo
vũ khí, mức độ “sát thương” họ gây ra không hề nhỏ. Trẻ em khóc thét, lạc
người thân; hàng loạt phụ nữ và người lớn tuổi ngất xỉu giữa cảnh chèn ép, xô
đẩy, trước sự vất vả “chống đỡ” của lực lượng cảnh sát gìn giữ trật tự. Bất
chấp lời kêu gọi của cơ quan chức năng, nhiều người đã leo rào, xâm nhập
rừng cấm để lên núi. Xem những phóng sự ảnh, các video clip từ hiện trường,

rất nhiều người bàng hoàng tự hỏi điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ Phong Châu?
Những món lễ vật bị xô nghiêng, phục trang bị giằng kéo, những tiếng hò hét
như xung trận khi ba lớp rào chắn được dỡ đi và biển người tràn lên như thác
lũ... Đó chắc chắn không thể gọi là một cuộc hành hương. Đó cũng không thể
gọi là một lễ giỗ - nơi mà sự tôn nghiêm, chuẩn mực, thanh tịnh... được đặt lên
hàng đầu. Có thể gọi đó là cuộc càn quét, tàn phá Đền Hùng của đám “con
cháu” tự bao giờ chẳng rõ đã trở nên hung hãn và xấc xược, quên lời tổ tiên
dạy dỗ đang tranh phần đút lót tiền nhân.”
(Trích "Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ" Nhân Sư, phunuonline, 18/04/2016)
Anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về hiện tượng đang được đề cập đến ở đoạn trích trên.
- Từ khóa: cuộc càn quét, tàn phá.
- Luận đề: Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt trong các lễ hội ở đền, chùa.
Đề 22:
Trong chương trình "Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân - Phẳng hay không
phẳng", VTV1, 12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm bẩn
với một sự trăn trở: “Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm
sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và
mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết
vì bệnh ung thư – một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới
thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn?
Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới
14

14


này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn
tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn
sống chính mình."

Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan
điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một đoạn
văn (khoảng 200 chữ).
- Luận đề (được nêu luôn trong yêu câu của đề): bàn về vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm hiện nay.
2.3.3.3. Lập ý:
Thực tế làm văn hiện nay, hầu như học sinh thường mắc phải một lỗi cơ
bản đáng tiếc là không thiết lập hệ thống ý trước khi viết bài. Vấn đề được hiểu
lơ mơ, bài viết hay thiếu ý, không đáp ứng được yêu cầu của đề. Theo cấu trúc
đề thi năm 2017, học sinh ngoài việc dựa vào vấn đề trọng tâm, cần làm kĩ phần
đọc hiểu để có cơ sở lập ý cho bài viết. Bởi vì đề nghị luận xã hội thường lấy
ngữ liệu từ văn bản phần đọc hiểu hoặc đặt ra vấn đề cần bàn luận từ nội dung
văn bản đọc hiểu.
Sách giáo khoa ngữ văn 12 đã đưa ra cách làm bài nghị luận về một tư
tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đó cũng là cơ sở xác định
yêu cầu nội dung đối với hai dạng bài nghị luận xã hội cơ bản.
- Đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí sẽ có một số nội dung sau:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
+ Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu
tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
- Đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ có các nội dung:
+ Nêu rõ hiện tượng
+ Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng
xã hội đó.
+ Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu
tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

Chúng tôi xin đề xuất cách xác định nội dung từng dạng bài như sau:
2.3.3.3.1. Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận: Làm rõ vấn đề được dẫn trong đề.
+ Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng trích dẫn từ văn bản đọc hiểu, người viết
cần lần lượt giải thích, làm rõ nghĩa của các từ, cụm từ khóa, từ then chốt để từ
đó rút ra toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn
dụ thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ.
+ Nên dựa vào nội dung phần đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn
tùy tiện. Bởi có những nhận định khi đứng độc lập có ý nghĩa khác so với nghĩa
trong văn cảnh.
15

15


+ Nếu đề bài nêu trực tiếp vấn đề cần bàn trên cơ sở văn bản phần đọc hiểu
thì giải thích ngắn gọn vấn đề cần bàn.
- Phân tích, chứng minh, bàn luận về tư tưởng đạo lí được đề cập đến trong đề
bài.
+ Phân tích làm rõ các biểu hiện của vấn đề trong đời sống. Nêu quan điểm
cá nhân đối với vấn đề: đúng hay sai, mặt tích cực, tiêu cực; khẳng định cái
đúng, bác bỏ cái sai.
+ Đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, hợp lí để làm rõ vấn đề.
+ Bàn luận mở rộng, nâng cao: đưa ra đối sánh để khẳng định luận đề, khái
quát thành triết lí sống, quan niệm sống.
- Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Áp dụng vào thực tế để rút ra bài học về
nhận thức và về hành động từ chính tư tưởng đạo lí mà đề bài yêu cầu. Bài học
cần giản di, chân thành.
Tóm lại: khi viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần chú ý
giải thích vấn đề rõ ràng, nêu biểu hiện của vấn đề một cách cụ thể, bàn luận

sâu, rộng và rút ra bài học thấm thía. Tuy nhiên, các ý cần được triển khai ngắn
gọn, mạch lạc dể vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung, vừa đảm bảo yêu cầu về cấu
trúc của đề bài.
Ví dụ1: Thực hành tìm ý đề 15
- Giải thích ý kiến:
+ Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang
trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất yếu chúng ta phải chấp nhận
vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn hảo.
+ Tâm: là tấm lòng, tình cảm chân thành. “Tròn tự trong tâm”: là cái nhìn,
thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người.
Luôn tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có như thế nào.
- Bàn luận về vấn đề:
+ Thói đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc
sống không được như mong muốn. Chính cái “chê” ấy nhiều khi khiến cuộc đời
trở nên “méo mó” hơn trước mắt chúng ta.
+ Thái độ “tròn tự trong tâm”, sống lạc quan, chủ động trước hoàn cảnh;
không gục ngã trước khó khăn, bất công, ngang trái… là thái độ sống tích cực.
giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội
.- Bài học nhận thức và hành động: Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc
sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. “Thiên đường” hay
“địa ngục” đều do mình quyết định. Biết sống “tròn tự trong tâm” cuộc sống
sẽ đẹp hơn.
Ví dụ 2: Thực hành tìm ý đề 16
- Giải thích: Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến,
trân trọng… con người. Sống để yêu thương và nhận lại yêu thương là một lối
sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
16

16



- Phân tích, bàn luận về vấn đề:
+ Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu muôn vẻ. Đó là sự cảm
thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong
cuộc sống. Đó là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo
đức, tình cảm tốt đẹp,….
Liên hệ: Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau?
(Tố Hữu)
+ Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi
yêu thương được nhận bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương thì
có thể nhận được rất nhiều. Đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trái tim
nhạy cảm; có thể là sức mạnh cảm hóa…Lòng yêu thương khiến người ta xích
lại gần nhau. Lòng yêu thương kiến tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc vững
bền. Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo.
Dẫn chứng: “Bàn tay tặng hoa hồng luôn phảng phất hương thơm”(Ngạn
ngữ Bungari).
+ Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện
nay.
- Rút ra bài học trong cuộc sống:
Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm lòng yêu thương, mang tình yêu
đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân
loại!
Ví dụ3: Thực hành tìm ý đề 6
- Giải thích ý kiến:
+ Câu chuyện đã đặt con người bên bờ vực thẳm và buộc họ chọn lựa giữa
cái chết nhẹ nhàng và sự sống vất vả.
+ Qua câu trả lời của ông lão với Thần Chết: “ Lão muốn ngài nhắc hộ bó
củi lên cho lão”, Lép Tôn-xtôi muốn khẳng định: sự sống là đáng quý; con
người dù lâm vào hoàn cảnh bất hạnh đến đâu, dẫu có gần kề cái chết, vẫn mong

muốn được sống.
- Phân tích, chứng minh, bàn luận về vấn đề:
+ Câu chuyện đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh lớn lao, đó là tư
tưởng bi quan và lòng ham sống tồn tại song song trong con người. Nhưng, như
một quy luật sự sống luôn giành chiến thắng, chí ít là sự chiến thắng diễn ra
trong tư tưởng con người. Dẫn chứng: Pa- ven Cooc-sa– ghin.
+ Cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn thử thách. Do đó, con người cần có
bản lĩnh vượt qua chông gai. Trên hành trình đi tìm hạnh phúc vì chỉ một phút
nản cũng có thể đánh mất cả cuộc đời mình.
+ Mỗi con người cần phải quý cuộc sống của bản thân.
+ Câu chuyện gợi ra một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh lớn lao: phải biết vươn
tới cuộc sống đích thực, có bản lĩnh trước cuộc sống nhiều thử thách.
+ Hàm ý phê phán những người yếu hèn, dễ dàng gục ngã trước nghịch cảnh.
- Bài học nhận thức và hành động:
17

17


+ Mỗi con người cần phải trân trọng cuộc sống của bản thân mình và phải
sống sao cho xứng đáng để khi mất đi không còn gì phải hối hận.
+ Rèn luyện ý chí, nghị lực, sống có ý thức trách nhiệm với đời, với bản thân
để dù hoàn cảnh thế nào vẫn không bi quan, gục ngã, đầu hàng hoàn cảnh.
2.3.3.3.2. Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Nêu rõ thực trạng của hiện tượng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng.
- Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về
hiện tượng xã hội đó.
- Tìm hiểu hậu quả/ kết quả của hiện tượng: Nêu thái độ, đánh giá mặt đúng –
sai, lợi – hại.

- Nêu giải pháp khắc phục hậu quả và phát huy kết quả
- Bài học: liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động .
Ví dụ : thực hành đề 22
- Giải thích hiện tượng:
+ Nhận định của nhà báo Lê Bình đã làm nổi bật thực trạng an toàn vệ sinh
thực phẩm hiện nay (người nông dân tưới thuốc độc lên rau củ quả), hậu quả mà
nó gây ra (hai giờ đồng hồ có 30 người chết vì ung thư) cũng như nguyên nhân
của vấn nạn này (người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh
dự để có tiền).
+ Những chia sẻ đầy trăn trở ấy đã thôi thúc con người đào sâu vào vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đáng báo động trong bối cảnh hiện tại.
- Thực trạng của hiện tượng:
Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề thực phẩm bẩn đang
khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Dẫn chứng: Thịt heo nạc bất
thường trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm chất cấm sử dụng trong
chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Doanh nghiệp, nhà sản xuất: do lợi nhuận, có khi là thiếu hiểu biết.
+ Người tiêu dùng: thiếu hiểu biết, ham rẻ.
+ Cơ quan có thẩm quyền: chưa có biện pháp xử lí thích đáng, chưa có sự
phối hợp đồng bộ.
- Tìm hiểu hậu quả của hiện tượng:
Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa ,tâm lí hoang mang, sự bất ổn có
thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người
với con người.
- Giải pháp và cách khắc phục:
+ Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại của
việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
+ Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

18

18


+ Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho
sức khỏe.
2.3.3.4.Lựa chọn dẫn chứng
Một đoạn văn nghị luận xã hội thuyết phục đòi hỏi người viết phải có dẫn
chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc vô
cùng khó khăn đối với học sinh, bởi vì vốn hiểu biết về thực tế xã hội của các
em còn rất hạn chế. Để có thể có những hiểu biết nhất định học sinh cần tích lũy
từ nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách vở, báo chí, truyền hình, internet,
đời sống thực tế.… Ví dụ:, thông tin về tình hình biến đổi khí hậu, về nạn gian
lận thi cử trong các kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng, …
Điều đặc biệt chú ý là học sinh phải nhớ được tên cụ thể của con người hay
hiện tượng đưa ra làm dẫn chứng, tránh việc đưa dẫn chứng chung chung như:
có những người, có bạn học sinh, ở một trường học nọ.…
2.3.3.5. Kĩ năng diễn đạt
Trong quá trình viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần rèn luyện kĩ
năng diễn đạt thông qua việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (thao tác lập
luận so sánh, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ) và các
phương thức biểu đạt (thuyết minh, biểu cảm, nghị luận) đã học.
Trong các tiết trả bài, giáo viên cần quan tâm nhiều đến việc rèn luyện các
thao tác lập luận cho học sinh bằng dẫn chứng cụ thể trong bài viết của các em.
2.3.3.6. Cấu trúc đoạn văn
Từ yêu cầu chung và một số ví dụ nêu trên, chúng tôi đề xuất cấu trúc cho
đoạn văn nghị luận xã hội như sau:
2.3.3.6.1. Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở đoạn: Dẫn dắt và trích dẫn nhận định

- Thân đoạn:
+ Giải thích, làm rõ nội dung vấn đề được dẫn trong đề.
+ Phân tích các biểu hiện của vấn đề trong thực tế đời sống.
+ Nêu quan điểm cá nhân vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc
sống hiện tại.
+ Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề: Mặt tích cực, tiêu cực, đúng hay chưa đúng
của tư tưởng đạo lí; khẳng định mặt đúng, tích cực, bác bỏ những biểu hiện sai
lệch.
+ Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề: Đưa ra đối sánh nhằm khẳng định luận
đề, khái quát thành quan niệm sống, triết lí sống.
+ Bài học sâu sắc cho bản thân về nhận thức, về hành động
- Kết đoạn: Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người.
Lưu ý: dẫn chứng chủ yếu từ thực tế đời sống.
2.3.3.6.2. Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Mở đoạn: Giới thiệu sự việc hiện tượng đời sống cần bàn luận.
- Thân đoạn:
+ Nêu thực trạng của hiện tượng, phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
19

19


+ Bày tỏ thái độ, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại….
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với hiện tượng.
+ Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
- Kết đoạn: Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người.
2.4 Thực nghiệm và đề xuất giải pháp
2.4.1. Tiến hành thực nghiệm
Các nội dung được trình bày ở phần II của đề tài này đã được ứng dụng ở

trường THPT Hà Trung năm học 2016 – 2017
- Đối tượng thực nghiệm : Học sinh lớp 12 của trường.
- Thời gian tiến hành:
+ Năm học 2016 – 2017: Thực hiện trong các tiết dạy lí thuyết về nghị luận
xã hội, các tiết trả bài số 1 và số 3 ở chương trình ngữ văn 12 cơ bản; các tiết trả
bài số 1, số 3 và số 6 trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao. Nội dung thực
nghiệm còn được tiến hành trong 2 tuần ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ
thông.
- Phương pháp thực nghiệm là: giáo viên trình bày kĩ phương pháp, cách thức
tiến hành chuẩn bị cho một bài viết đoạn văn nghị luận xã hội. Sau đó, giáo viên
ra đề, học sinh tự tìm hiểu đề, tìm dẫn chứng, lập dàn bài, tiến hành viết đoạn.
Giáo viên chấm, sửa chữa tỉ mỉ và cung cấp thông tin liên quan đến đề bài.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thống kê điểm bài kiểm tra của loại đề nghị luận
xã hội của học sinh các lớp 12 trong quá trình trực tiếp giảng dạy. Các bài viết
số 1, số 3 được đánh giá thang điểm 10/10. Các bài thi thử được đánh giá thang
điểm 3/10. Như vậy, chúng tôi đã thống kê điểm 5 trở lên của bài viết số 1, 3 và
con số điểm 1,5 trở lên của bài kiểm tra học kì.
Năm học
2016-2017

Tên bài viết
Bài số I
Bài số III
Bài kiểm tra HKI
Bài kiểm tra HKII

Lớp học
12Đ
35%

40%
50%
60%

Ghi chú
12H
45%
55%
65%
70%

Chương trình CB
Chương trình CB
Chương trình CB
Chương trình CB

Nhìn vào bảng so sánh trên, chúng tôi nhận thấy chất lượng bài làm nghị
luận xã hội của học sinh lớp 12 có được cải thiện rõ rệt tính từ thời điểm trả bài
viết số 1. Như vây, khi được hướng dẫn chi tiết về lí thuyết và rèn luyện kĩ năng
thông qua các đề thực hành cụ thể, học sinh đã có kết quả làm bài tốt hơn hẳn.
2.4.3. Một số giải pháp
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi đã đúc rút được một số giải pháp
cơ bản sau:
Một là trên cơ sở kiến thức về văn nghị luận xã hội các em đã có ở trung học
cơ sở, giáo viên cần tăng cường rèn luyện phương pháp, kĩ năng làm bài nghị
luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông từ lớp 10.
20

20



Hai là tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn. Một trong những yếu tố
gợi hứng thú cho các em là đổi mới công tác ra đề của giáo viên. Đề bài nghị
luận xã hội rất phù hợp với kiểu ra đề mở.
Ba là giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành nhiều với các kiểu đề phong
phú, đa dạng và nhiệt tình trong việc chấm, chữa bài, sửa lỗi cho các em.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Phần văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THPT góp phần quan
trọng giáo dục con người toàn diện. Tuy nhiên, điều này đã thách thức không
nhỏ đối với người trực tiếp giảng dạy và người học. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp
của đề tài, tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần văn nghị
luận xã hội trong nhà trường phổ thông nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
trong thời kì mới.
3.2. Kiến nghị
Đề nghị các nhà quản lí giáo dục, những người làm chương trình nên có sự
điều chỉnh phù hợp, tăng thời lượng cho việc giảng dạy phần nghị luận xã hội
trong chương trình Ngữ văn THPT để chúng tôi có điều kiện giúp học sinh rèn
luyện kĩ năng làm bài, giúp các em phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách .
Trên đây là một vài ý kiến kết luận và đề xuất. Chúng tôi rất mong sự đóng
góp quý báu của các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn nghị luận, Lê Thường, NXB
Giáo dục, năm 2007.
2. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2, Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB
giáo dục, Hà Nội, 2007.
3. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1, Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB
giáo dục, Hà Nội, 2007.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB

giáo dục, Hà Nội, 2007.

XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

21

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

21


Đường Thị Hồng Nhung

22

22



×