Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề tài 7 tu tuong ho chi minh trong xay dung dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.22 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI
GVHD: THÁI NGỌC TĂNG
SVTH
Tên

MSSV

Lê Văn Phú
Trần Tiến Quân
Lê Chí Diễn
Nguyễn Huỳnh Thanh Hà 
Nguyễn Hồng Lĩnh 

16148140
16127105
17127006
17127014
17127035

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 11/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN MÔN HỌC


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI

GVHD: THÁI NGỌC TĂNG

SVTH
Tên

MSSV

Lê Văn Phú
Trần Tiến Quân
Lê Chí Diễn
Nguyễn Huỳnh Thanh Hà 
Nguyễn Hồng Lĩnh 

16148140
16127105
17127006
17127014
17127035

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 11/2018

LỜI NÓI ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ khi ra đời đến
nay đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong suốt quá
2



trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Bác Hồ luôn quan tâm, coi trọng công tác
xây dựng Đảng, trong đó có việc xây dựng đội ngũ đảng viên được xác định là then chốt, là
một trong những yếu tố cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đảng mạnh là do chi bộ mạnh, chi bộ mạnh là do đảng viên
đều hăng hái và gương mẫu”. Với ý nghĩa đó đảng viên được coi là “tế bào” của tổ chức
đảng, có vai trò quan trọng trong việc triển khai, tuyên truyền, giáo dục, vận động và cổ vũ,
thuyết phục đảng viên và các tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị
quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảng viên còn là người phản
ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh và đề xuất với Đảng.
Ngày nay, khi đất nước đang tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò
của Đảng càng đóng vị trí quan trọng hơn. Để thực hiện được vai trò của mình thì bản than
Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đó là vấn đề cấp bách và không bao giờ cũ
đi trong mọi thời kỳ. Trong quan niệm Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với
sự tồn tại của Đảng, còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh chiếm
một vị trí quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Vậy tư tưởng của Người về
Đảng Cộng Sản việt Nam, đặc biệt là vấn đề chỉnh đốn Đảng như thế nào và Đảng ta đã vận
dụng tư tưởng đó của Người vào công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện
nay như thế nào? Đè tài của nhóm em sẽ nghiên cứu và làm rõ các vấn đề trên
Bố cục đề tài của chúng em được chia làm 2 phần.

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4



MỤC LỤC
I.

KIẾN THỨC CƠ BẢN....................................................................................................................1
1.

KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:............................................................................1

2.

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:...................................1

3.

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.....................................................................1

4.

BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM................................................................1

II.

KIẾN THỨC VẬN DỤNG..........................................................................................................1

1.

SỰ CẦN THIẾT:..........................................................................................................................1


2.

NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG.........................................................................2
a)

Xây dựng Đảng về đạo đức.....................................................................................................4

b)

Xây dựng Đảng về chính trị....................................................................................................5

c)

Xây dựng Đảng về tổ chức......................................................................................................6

d)

Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận......................................................................................6

3. Khẳng Định Xây Dựng Và Chỉnh Đốn Đảng Là Quy Luật Tồn Tại Của Đảng Và Để
Đảng Đủ Sức Lãnh Đạo Sự Nghiệp Cách Mạng Trong Thời Kỳ Đổi Mới....................................7
BÀI HỌC THỰC TIỄN 30 NĂM ĐỔI MỚI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG.....................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................8

5


I.


KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
-

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào
điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời
đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

-

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
+ Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
+ Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại;
+Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
+ Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do
dân, vì dân;
+ Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân;
+ Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
+ Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
+ Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và

phong trào yêu nước; Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng
thời là Đảng của dân tộc Việt Nam.
3. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hồ Chí Minh khẳng định Đảng là nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật
phát triển của xã hội, yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế chung của thời đại.
1


4. BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam
II.

KIẾN THỨC VẬN DỤNG

1. SỰ CẦN THIẾT:
Thực trạng: Vì trong Đảng vẫn còn nhiều tiêu cực, chẳng hạn như tham nhũng, lộng
quyền, lãng phí, nhiều vụ tham nhũng tiêu cực gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng,
nhiều dự án kinh tế lớn chết yểu, trở thành con nợ của nền kinh tế; không ít cán bộ
vướng vào vòng lao lý, bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình vì tham nhũng, tiêu
cực. Lòng tin của nhân dân có lúc bị giảm sút đáng kể.

Nguyên nhân sâu xa: Theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên trong bất kỳ môi trường xã
hội nào luôn chịu sự tác động của những cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu. Để loại bỏ
cái xấu, cái dở cần phải rèn luyện thường xuyên, trong đó biện pháp quan trọng là đổi
mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chỉnh đốn Đảng là để cán bộ, đảng viên khi gặp khó
khăn thì củng cố quan điểm, lập trường, tư tưởng, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan,
không chủ quan, tự mãn. Chỉnh đốn, xây dựng Đảng là để khắc phục những thiếu sót,

khuyết điểm, làm cho Đảng mạnh lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà
giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ
hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó.
Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Vậy, có thể nói rằng, việc cần làm ngay hiện nay là phải càng chú trọng đặc biệt tới
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Và thực tế cho thấy, chúng ta đã phát hiện khá nhiều cán bộ, quan chức có những
hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức quyền. Bởi chúng ta chưa chú trọng đến việc
chỉnh đốn, xây dựng Đảng, để rồi khi phát giác thì đã quá muộn. Việc chống mọi biểu
hiện tiêu cực của bộ máy nhà nước, như bệnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng; xây
dựng và nâng cao bản lĩnh chính trị và uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên… là việc
làm rất cần thiết để thanh lọc Đảng.
Ngoài ra, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, sự tha hóa nhân cách
của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức có quyền, giữ
cương vị lãnh đạo chưa được ngăn chặn và đẩy lùi đang làm giảm sút niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, hạn chế năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Vậy thì làm thế nào để các yếu tố tiêu cực không tha hóa Đảng, không làm biến chất
đảng viên? Đó thực sự là khó khăn lớn đối với Đảng.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật để cho thấy
sự cần thiết của việc xây dựng Đảng. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm
2


vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Kiên quyết,
kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng
tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, trong đó cán bộ
lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các
cấp là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả, nhất là những vụ

việc gây bức xúc trong dư luận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

2. NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
Thực trạng: Trong tình hình hiện nay, công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng
cũng còn yếu; tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; nhiều đảng
viên và tổ chức đảng tính chiến đấu chưa cao, nhất là ở tổ chức cơ sở đảng; việc xây
dựng quy chế và hoàn thiện quy chế theo hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng còn hạn chế và có nhiều lúng túng..., càng đòi hỏi phải coi trọng, đẩy mạnh và
quyết tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Mục đích của công tác xây dựng Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch,
vững vàng về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày
càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng. Công tác xây dựng Đảng gồm có
đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Việc Đổi mới, chỉnh đốn Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở
thành một khối thống nhất về nhận thức và tư tưởng, làm cơ sở cho sự thống nhất về
hành động, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vững vàng tiến về phía
trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách, khắc nghiệt, cập đến bến bờ hạnh
phúc của nhân dân.
Nội dụng
Xây dựng chỉnh đốn Đảng, vừa là cơ hội, vừa là thách thức.
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục
và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc
biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu: Quyết tâm suốt đời đấu
tranh cho Đảng, cho cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân; ra sức
làm việc cho Đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, toàn tâm, toàn ý phục vụ
nhân dân, vì Đảng, vì dân mà hy sinh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; ra sức
học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, luôn luôn tự phê bình và phê bình để nâng cao tư
tưởng, cải tiến công tác của mình và của đồng chí mình.

- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng giúp mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ, hiểu đúng và thực
hành tốt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng; mặt khác, giúp cho cán bộ, đảng
viên phải nhìn lại mình, phát huy mặt tốt, loại bỏ mặt xấu vốn có trong mỗi con
người. Trong điều kiện môi trường tốt, nếu cán bộ, đảng viên nỗ lực tu dưỡng, phấn
3


đấu, rèn luyện thì mặt tốt, mặt thiện sẽ nổi lên, đẩy lùi mặt ác, mặt xấu. Từ đó, họ sẽ
trở thành người tốt, làm gương cho quần chúng, có ích cho Đảng, cho cách mạng.
Ngược lại, trong một môi trường xã hội không lành mạnh, đầy rẫy sự dối trá, lừa lọc,
nếu cán bộ, đảng viên buông thả, thiếu ý chí phấn đấu thì mặt ác, mặt xấu sẽ nổi lên
chi phối, kiềm chế mặt tốt, mặt thiện và lúc đó, họ trở thành người bị tha hóa, biến
chất, có hại cho Đảng, cho dân, thậm chí trở thành tội phạm.
- Nếu công tác xây dựng Đảng được thực hiện tốt sẽ giúp “đề kháng” các căn bệnh xã
hội “thẩm thấu” vào Đảng. Để làm được điều này, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
phải thực hiện toàn diện từ chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải được tiến hành ở tất cả
các cấp. Trong đó đặc biệt coi trọng làm tốt ở chi bộ, vì chi bộ là nền móng của Đảng,
chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mỗi chi bộ của Đảng
phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết
với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”; Người
còn chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính
sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại,
nếu chi bộ kém thì công việc không trôi chảy”.
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần tập trung làm tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng.
Công tác giáo dục phải làm cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng ăn sâu, bám chắc vào đời
sống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành với Đảng, đoàn kết với nhau, có sự giác ngộ
chính trị cao, tham gia đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, đồng thời bảo vệ

chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong Đảng, trong toàn xã hội.
Thứ hai, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực tư duy,
hoạt động thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Khắc phục
triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng,
thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...
Thứ ba, củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của
Đảng.
Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong Đảng. Vì
vậy, phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ
chức cơ bản của Đảng, chế độ tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng.
Tiếp tục khơi dậy và phát huy tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên. Kiên
quyết chống quan điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây
dựng Đảng, hòng làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng.
4


a) Xây dựng Đảng về đạo đức
Hồ Chí Minh nêu ba nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm thể hiện bản chất
và nhân cách của con người. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm
gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm
gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân
viên... là phương thức giáo dục đạo đức phổ biến và hiệu quả nhất.
Hai là xây đi đôi với chống.
- Trong xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của xã hội mới, ngoài việc bồi dưỡng những

phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái với những
yêu cầu của đạo đức chung của xã hội, đó là những tàn dư của xã hội cũ, sản phẩm của
những tác động tiêu cực từ điều kiện kinh tế, xã hội thời kỳ quá độ... Xây đi đôi với
chống là muốn xây dựng phải chống, chống nhằm mục đích xây.
- Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình đến nhà
trường, trong tập thể và toàn xã hội.
- Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân,
phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.
- Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng
rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua “ba xây,
ba chống”, viết sách “người tốt, việc tốt”, để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
- Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới
thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”.
- Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi
con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày
mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa
vào chủ nghĩa cá nhân”.
- Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ
hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn
thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện
để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được
thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng,
trong mọi mối quan hệ của mình.
Xây dựng Đảng về đạo đức trước hết một tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên, từ trung
ương đến cơ sở phải quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc này.

b) Xây dựng Đảng về chính trị


5


- Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, trong
đó đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng
Muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, Đảng phải: dựa trên cơ sở lý luận Mác
Lênin, vận dụng sáng tạo trên nền tảng điều kiện nước ta qua từng giai đoạn nhất định,
học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng Sản anh em,...
- Người lưu ý phải giáo dục đường lối chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ,
đảng viên để họ luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn
cảnh. Đồng thời người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị, gây hậu quả
nghiêm trọng đến vận mệnh của tổ quốc, sinh mệnh của từng cán bộ, đảng viên và nhân
dân
- Hồ Chí Minh lưu ý: Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải
luôn phù hợp với từng đối tượng. Việc vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng
thời kỳ. Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh
nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời phải tổng kết kinh nghiệm của mình để
bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận giải quyết đúng đắn
những vấn đề đặt ra trong quá trình Đảng lãnh đạo. Các nghị quyết của Đảng được xây
dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi, sẽ ngày càng làm sáng tỏ những vấn đề mới trong
thực tiễn, bổ sung và làm cho đường lối của Đảng ngày càng hoàn thiện.
Nội dung xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ
chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị,
củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị... Trong các nội dung trên, theo
Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của
Đảng. Người cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng
đối với vận mệnh của Tổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên và nhân dân

lao động.
c) Xây dựng Đảng về tổ chức
- Hệ thống tổ chức Đảng: Hồ Chí MInh cho rằng: sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ
chức của Đảng, do đó hệ thống tổ chức Đảng từ Trung Ương đến cơ sở phải thật sự chặt
chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh của các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp
độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.
- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng: 5 nguyên tắc
+ Một là: Tập trung dân chủ
+ Hai là: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Ba là: Tự phê bình và phê bình

6


+ Bốn là: Kỷ luật nghiêm minh
+ Năm là: Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng:
+ Người cho rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Muôn việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém.
+ Trong công tác cán bộ Người yêu cầu:
Hiểu và đánh giá đúng cán bộ
Khéo dùng cán bộ
Phải chống chủ nghĩa địa phương cục bộ, bè phái.

d) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
- Bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực tư duy, hoạt
động thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Khắc phục triệt để tình
trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến
chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

- Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của
nhân dân”.
3. Khẳng Định Xây Dựng Và Chỉnh Đốn Đảng Là Quy Luật Tồn Tại Của Đảng Và
Để Đảng Đủ Sức Lãnh Đạo Sự Nghiệp Cách Mạng Trong Thời Kỳ Đổi Mới
- Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại
của Đảng; còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn. Đúng
vậy, nếu Đảng không đủ khả năng lãnh đạo thì đất nước sẽ không có hướng phát triển và
bị tụt hậu sâu đặc biệt là trong thời buổi đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy, để củng cố sức mạnh của Đảng, nâng cao khả năng lãnh đạo, làm
trong sáng bộ mặt Đảng thì việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là luôn luôn cần thiết, cấp
bách và không nên chủ quan, lơ là.
- Đảng càng mạnh thì đất nước càng mạnh bởi Đảng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Qua các kỳ đại hội với những nghị quyết được đưa ra đều không thể thiếu về công cuộc
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, việc xác định đó được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, gắn
với sự tồn vong của Đảng, vận mệnh của toàn dân tộc, tiền đồ của của ông cha ta để lại.
- Bởi tính chất quan trọng đó mà xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một quá trình liên tục, bền
bỉ, lâu dài, trường kỳ, cấp bách và cũng đầy khó khăn thử thách.
7


- Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn
với phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế hướng tới thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, dân tộc ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội, nhưng
cũng không ít khó khăn, thách thức. Vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải được khẳng
định, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cần được nâng cao hơn bao giờ hết để
ngang tầm với các yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử dân tộc giao phó.

Tóm lại: Đổi mới và chỉnh đốn Đảng để đáp ứng nhu cầu phát triển của giai cấp và dân
tộc và là quy luật tồn tại sống còn của Đảng, vận mệnh của dân tộc.

BÀI HỌC THỰC TIỄN 30 NĂM ĐỔI MỚI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
Hai tiến trình nổi bật qua 30 năm đổi mới với kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đem lại cho Đảng ta những nhận thức, thu hoạch bổ
ích, thấm thía về công tác xây dựng Đảng, nhất là phải được nhìn nhận từ việc tổ
chức thực hiện nghị quyết và thực trạng trong Đảng, đặc biệt là tình huống đạo đức
trong Đảng. Đảng ta trong hơn 30 năm đổi mới đã có không ít nghị quyết chuyên đề
về xây dựng Đảng, nổi bật nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa XI và gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đều trực tiếp
bàn về xây dựng Đảng. Và, không một nghị quyết đại hội nào (từ Đại hội VI đến Đại
hội XII), không một hội nghị Trung ương nào của Đảng lại không đề cập tới vấn đề
xây dựng Đảng, tới công tác đảng, tới đạo đức cán bộ, đảng viên. Nhưng do yếu kém
kéo dài về tổ chức thực hiện nghị quyết, về công tác tổ chức cán bộ, về thi hành
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng nên kết quả đạt
được chưa được như mong muốn. Đi vào kinh tế thị trường, việc chậm nhạy bén trước
tác động mặt trái và những hệ lụy xã hội gay gắt của nó, kể cả chậm nhận thức về vai
trò của đạo đức, của giáo dục và rèn luyện đạo đức trong Đảng, trong xã hội nên đã
xảy ra ngày càng nghiêm trọng về tình huống đạo đức trong Đảng: quan liêu, tham
nhũng, vô trách nhiệm, lợi ích nhóm, mất đoàn kết,... Đã đến lúc cần đến sự phản tư
và phản tỉnh mạnh mẽ nhất trong Đảng và cả trong xã hội để trung thực được đề cao,
8


tài năng được trọng dụng, cái đúng, cái thiện được khẳng định và phát huy, cái xấu,
cái ác, cái bất công cùng với những bất minh, bất chính phải bị phê phán, lên án gay
gắt từ trong Đảng đến trong dân. Chỉ có phục hồi, chấn hưng đạo đức trong Đảng mới
làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh, mới thúc đẩy được chấn hưng đạo đức

và văn hóa trong xã hội. Bài học xây dựng Đảng về đạo đức với những hạn chế,
khiếm khuyết trong 30 năm đổi mới được nhận thức, được đặt ra nghiêm túc ở Đại
hội XII là một nhân tố tác động theo chiều hướng tích cực đối với công tác xây dựng
Đảng về đạo đức hiện nay.
KẾT LUẬN
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho Đảng ta phải tiếp tục tăng cường công
tác xây dựng và chỉnh đốn đảng, phát huy bản chất của giai cấp công nhân và tính tiên
phong của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
WESBITE:
/> /> /> />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gfDxcLQ2MDQ09_Xy9XA0f3ED8
nswB3Y7MgA_2CbEdFAE5tqDc!/?
PC_7_LHD81301I88JE0A8GTO2061KH5_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bt

9


_vi/bt_root/kho_noi_dung/common_tin_dv/common_tin_dv_sbn/d5d1b1804fee6c299
959fbbe34a38c53_copy&cur_id=61366a004ff7f69a830f8bed26301eda
/> /> /> />
10



×