Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN NHÓM 8 lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.12 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA PHẠM THANH
HƯNG TRONG TẬP ĐOÀN CEN GROUP

GVHD: NGUYỄN VĂN THỨC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Văn Nhật
2. Nguyễn Quang Nhật
3. Nguyễn Đăng Triều
4. Trần Quốc Bình
5. Lê Văn Phú

TP. HCM, tháng 11/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN: NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA PHẠM THANH
HƯNG TRONG TẬP ĐOÀN CEN GROUP

GVHD: NGUYỄN VĂN THỨC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Văn Nhật
2. Nguyễn Quang Nhật
3. Nguyễn Đăng Triều
4. Trần Quốc Bình


5. Lê Văn Phú

TP. HCM, tháng 11/2018


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 5
1.

Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................ 5

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 5

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6

4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 6

5.

Kết cấu bài tiểu luận ................................................................................................................. 6


PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................................ 1
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ................................................................. 1
1.

2.

II.

Khái niệm lãnh đạo ................................................................................................................... 1
1.1

Lãnh đạo là gì .................................................................................................................... 1

1.2

Nhà lãnh đạo là ai ............................................................................................................. 1

Phong cách lãnh đạo ................................................................................................................. 2
2.1

Khái niệm ........................................................................................................................... 2

2.2

Phân loại phong cách lãnh đạo ........................................................................................ 3

2.3


Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo ............................................................ 3

Giới thiệu về ông Phạm Thanh Hưng và tập đoàn CEN Group ........................................... 3

1.

Giới thiệu về ông Phạm Thanh Hưng ..................................................................................... 3

............................................................................................................................................................ 3
2.
III.

Giới thiệu về tập đoàn CEN Group ......................................................................................... 4
Phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng ........................................................................ 5

1.

“Không dùng thủ thuật để cạnh tranh khách hang” ............................................................. 5

2.

“Chúng ta chỉ an toàn khi làm chủ cuộc chơi” ....................................................................... 6

3.

Shars Hưng “Đừng nghĩ quỹ nhà đầu tư là nhà từ thiện” .................................................... 7

4.


Sống chết với quyết định của mình thì mới thành công được ............................................... 8

5.

“Kinh doanh ở Việt Nam phải tinh khôn, láu cá và lưu mẹo” .............................................. 8

KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 11


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phạm Thanh Hưng từng là sinh viên trường Đại học công nghệ - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Shark Hưng có lẽ quen với máy móc kỹ thuật nhiều hơn là nghĩ có
một ngày sẽ làm một doanh nhân như bây giờ.
Trước khi trở thành phó chủ tịch Tập đoàn CEN Group, Shark Hưng từng làm
thuê cho các hãng xe tên tuổi như Toyota, Fords. Ông chia sẻ: “Ngày ấy,
Toyota mới lắp ráp có 1.3, làm sao xe có thể chạy êm, mở cửa nghiêng bao
nhiêu độ là công việc của tôi. Rồi tôi chuyển qua một vài hãng ô tô khác.
Sau khi giã từ công việc cho vài hãng xe lớn, Shark Hưng vẫn chưa bén duyên
với ngành bất động sản. Ông làm việc cho Bộ Khoa học và Công nghệ, sau đó
tích vốn và tự mở công ty riêng nhưng thất bại. Sau này, ông chiêm nghiệm ra
rằng mình có thể không giỏi làm nhưng thừa ý tưởng, vậy thay vì tự làm mình
đổ sông đổ bể hãy thử đưa ý tưởng và giao cho một người khác thực hiện?
Chính suy nghĩ này đã làm tiền đề để Shark Hưng trở thành người đàn ông của
CEN Group, vì năm ấy, Shark Hưng đã chọn kể ý tưởng của mình cho một
người bạn, và người bạn đó chính là ông chủ đã sáng lập ra CEN Group như
bây giờ.
Tự nhận xét về mình, vị doanh nhân hóm hỉnh cho biết, ông khởi nghiệp năm
30 tuổi, khi không còn trẻ nữa. Chính thời điểm còn làm ở Bộ Khoa học và

Công nghệ với nhiệm vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ quản lý từ nước ngoài
để ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ đó mà ông được tiếp cận
được nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện, tiếp xúc các chuyên gia đến từ
các nước phát triển. Đó là thời gian thú vị, đã giúp cho CEO của CEN Group
tích lũy nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh, vi mô và vĩ mô.
Để thành một doanh nhân thành công thì ông có phong cách lãnh đạo vô cùng
độc đáo vì vậy em đã chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh
Hưng” làm đề tài tiểu luận đễ tìm hiểu sâu hơn về phong cách lãnh đạo của
ông.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Phân tích và làm rõ phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng để rút ra
những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng, chỉ rõ
nhưng thành công, tồn tại do phong cách lãnh đạo này tạo ra. Đồng thời, từ
những phân tích đó, chúng ta đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hơn
phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
- Trình bày những lý luận cơ bản về phong cách lãnh đạo.
- Trên cơ sở những lý luận cơ bản kết hợp với hiểu biết thực tế về đối tượng
nghiên cứu nhằm chỉ ra những đặc trưng riêng; phân tích và làm rõ những
thành công, tồn tại và các giải pháp khắc phục của đối tượng nghiên cứu.
Về thời gian:
- Phong các lãnh đạo hiện tại của ông
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp chủ yếu: phương pháp trừu tượng hóa khoa

học, phương pháp thu thập tài liệu; phân tích, so sánh và tổng hợp; kết hợp
phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình thực hiện đề tài.
5. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
báo cáo thực tập gồm


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm lãnh đạo
1.1 Lãnh đạo là gì
Lãnh đạo là một thuật ngữ chưa được hoàn chỉnh và vẫn đang được tiếp tục
nghiên cứu. Nghiên cứu về lãnh đạo là nghiên cứu về sự tác động của con
người vào con người. Hiện nay. có rất nhiều những quan điển về sự lãnh đạo.
Một trong những quan điểm phù hợp và được sử dụng phổ biến nhất chính là:
Lãnh đạo tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm
tốt công việc, hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.
Hơn nữa lãnh đạo còn là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, đông thời
biết thông tin cho nhân viên cấp dưới để họ biết họ cần làm những gì và đạt
được những gì.
- Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:
+ Chỉ đạo: cung cấp chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân
viên ở mức độ cao nhất.
+ Gọi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và
giám sát nhân viên thực hiện.
+ Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mạt cho các cố gắng của
nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẽ trách nhiệm với họ trọng việc
lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thỏa mãn cao nhất trong công
việc.
+ Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc

+ làm gương trong mọi sự thay đổi.
+ Ủy quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho
nhân viên.
1.2 Nhà lãnh đạo là ai
Nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động lãnh
đạo. Hiểu rộng hơn, nhà lành đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho
một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh
hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.


Một nhà lãnh đạo phải đảm báo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khá
năng truyền cảm hứng và khá năng gây ảnh hưởng
Để thực hiện công việc chính của nhà lành đạo là tạo ra tầm nhìn cho tồ
chức, truyền cảm hứng và gảy ảnh hưởng, nhà lãnh đạo phái có những phẩm
chất đặc biệt. Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh
đạo. Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo.
Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stoadill đã tiến hành
hàng loạt nghiên cứu về lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động
cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được
mục đích đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách
giải quyết vấn đề. Lãnh đạo phải cỏ khả năng khởi xướng các hoạt động mới
mẻ với sự tự tin, sự sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành
động của mình, có khả năng đối phó với căng thẳng, sẵn lòng tha thứ”.
 Những lưu ý về lãnh đạo.
- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng.
- Lãnh đọa và quyền lực là 2 phạm trù gắn liền và liên quan với nhau. Trong
đó, quyền lực là khả năng ảnh hưởng, tác động đến hành vi của người khác
và là phương tiện để người nắm giữ quyền lực đạt được mục đích của mình.
Người lãnh đạo có vị trí cao nhất trong tổ chức là người có quyền lực nhất
trong tổ chức là người có quyền lực lớn nhất trong tổ chức đó.

2. Phong cách lãnh đạo
2.1 Khái niệm
- Văn hóa quản lý lâu nay vẫn được xem là cấu thành bởi nhiều phong cách
lãnh đọa khác nhau. Những phong cách này được hình thành dựa trên hệ
thống những gải định và giả thuyết riêng. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình
một phogn cashc lãnh đọa riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm: Niềm
tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan, những yếu tố về văn hóa
doanh nghiệp và các chuẩn mực chung mà trên một hệ thống tổng thể chung
đó.
- Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ra ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đọa. Phong cách


lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà
còn thể hienj tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác
của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và
quản lý của nhà lãnh đạo được quy định bởi các đặc điềm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và
được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính * môi trưòng
(môi trường gồm: môi trường làm việc, hệ tư tưởng, nền văn hoá....). Như
vậy. Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được
hình thành trên cơ sở kết hơp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa
yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong
hệ thống quản lý.
2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo
Phong cách độc đoán.
Phong cách dân chủ.
Phong cách tự do.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

- Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng hay dựa trên sự
thiếu tôn trọng
- Ai là người nắm giữ thông tin - người lãnh đạo, các nhân viên hay là cả hai.
Các nhân viên được huấn luyện ra sao và người lãnh đạo hiểu rõ các nhiệm
vụ như thế nào?
II.

Giới thiệu về ông Phạm Thanh Hưng và tập đoàn CEN Group

1. Giới thiệu về ông Phạm Thanh Hưng

- Sinh năm 1972, tại Hà Nội.
- Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội


- 1996-1997: TOYOTA Motor Vietnam Co
Phụ trách hệ thống chất lượng dịch vụ (Toyota Quality Service -TQS),
thuộc phòng Marketing
- 1997- 2004: Trung tâm Năng suất Việt Nam
Giám đốc chiến lược phát triển. Trưởng phòng kinh doanh và dịch vụ
khách hàng. Trợ lý giám đốc.
- 2004-2005:
 PhuThai Group (Tập đoàn phân phối, thương mại và đầu tư hàng đầu
Việt Nam)
Vị trí: Trưởng đại diện kinh doanh – Công ty Bất Động Sản Phú
Thái. Kiêm Giám đốc thương hiệu Phú Thái Group.
 Công ty Cổ phần Sơn trà (Bất động sản)
Vị trí: Phó Tổng giám đốc, phụ trách kinh doanh và tài chính.
- 2005-2008: Công ty Cổ phần Tư vấn Kinh tế và Hỗ trợ Đầu tư
(EPIC), và Công ty cổ phần EPIC trí tuệ kinh doanh

Vị trí: Chủ tịch điều hành
- 2008: Công ty Cổ phần Thẩm định giá Hoàng Quân Hà nội
Vị trí: Tổng giám đốc
- 2017: Tham gia làm “cá mập” trong chương trình Shark Tank, Thương
hiệu Bạc tỷ phiên bản Việt mùa 1(2017), mùa 2 (2018)
- Hiện nay: ông là Chủ tịch công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động
sản Thế Kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch hội đồng quản trị CENGROUP.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí Ngôi sao mới
RSM.
2. Giới thiệu về tập đoàn CEN Group


CENGROUP được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 2002 theo quyết định số
0103000476 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
20/08/2001 với chức năng: Đầu tư, khai thác, tư vấn, cho thuê, môi giới và
tiếp thị, … và thẩm định giá bất động sản.
Gắn liền với quá trình phát triển của Cengroup là những sự kiện và chiến
lược kinh doanh mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản như:
- Là doanh nghiệp đầu tiên tại Hà Nội mua quyền chuyển nhượng thương
hiệu từ tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới của Mỹ (tập đoàn
CENDANT). Từ doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ môi giới nay đã trở
thành nhà cung cấp dịch vụ trọn gói từ đầu tư, khai thác, thuê và cho thuê lại,
tư vấn, tiếp thị và thẩm định bất động sản.
- Là Công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ miễn phí môi giới cho
khách hàng thuê mua bất động sản.
Thành viên đầu tiên của Cengroup là Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ
(Cenland). Tính đến tháng 10/2018, Cengroup có hơn 1.220.000 khách hàng
thân thiết; hơn 2.000 nhân viên chính thức; 800 Agencies; hơn 76.000 giao
dịch BĐS; 5 công ty thành viên cùng các chi nhánh, văn phòng trên toàn

quốc và quốc tế.
Các công ty thành viên:
Công ty cổ phần bất động sản thế kỷ - cenland
Công ty cổ phần thẩm định giá thế kỷ - cenvalue
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bđs thế kỷ - ceninvest
Công ty cổ phần dịch vụ gia tăng bđs thế kỷ - cendecor
Công ty cổ phần dịch vụ golf và lữ hành thế kỷ - cengolf
III.

Phong cách lãnh đạo của Phạm Thanh Hưng

1. “Không dùng thủ thuật để cạnh tranh khách hang”
Ông Hưng chia sẻ: Nếu bạn làm trong một DN, trước hết bạn phải xác định
được rằng vai trò của mình sẽ làm được gì và đóng góp được gì để DN phát
triển. Đây chính là cái khẳng định vị thế và chỗ đứng của mình trong DN đó,
cũng như khẳng định vị thế của DN trên thị trường. Nếu đi làm mà chỉ nghĩ


đơn giản rằng: Người ta trả cho mình bao nhiêu tiền, môi trường công ty này
có phát triển, có tương lai không thì thực sự làm việc sẽ rất nản. Chất lượng...
tạo sự khác biệt- Năm 2014 được coi là năm thành công của Hệ thống Siêu
thị dự án Bất động sản STDA với hàng loạt dự án lớn được phân phối thành
công và khách hàng nhiệt tình đón nhận. Công ty ông chỉ hành động theo
đúng slogan “Tài sản thực - Giá trị thực”. Tiêu chí của STDA là chất lượng
và niềm tin được đặt lên hàng đầu. Công ty chứng minh bằng công việc,
hành động và các sản phẩm cụ thể chứ không chỉ PR, quảng bá. Ngoài ra,
một trong những yếu tố giúp STDA vượt qua thời kỳ khủng hoảng của thị
trường bất động sản đó chính là tinh thần đoàn kết và gắn bó của toàn thể cán
bộ công nhân viên của STDA. Có thể nói tại STDA, mọi người làm hết việc
chứ không làm hết giờ, mỗi cá nhân và tập thể đều nỗ lực cống hiến cho sự

phát triển bền vững của DN. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của nhân viên
cũng được STDA quan tâm hàng đầu và chăm sóc bằng hoạt động tổ chức
team building, tham quan, nghỉ mát hằng năm nhằm củng cố năng lượng cho
nhân viên sau chặng đường lao động của mỗi năm, đồng thời tạo kết nối và
gắn kết hơn trong tập thể.
2. “Chúng ta chỉ an toàn khi làm chủ cuộc chơi”
Vùng an toàn là nơi mỗi người cảm thấy thoải mái nhất. Theo ông Hưng,
mỗi cá nhân có vùng an toàn riêng biệt. Muốn rời bỏ môi trường dễ chịu để
khởi nghiệp bứt phá, họ phải tự mở rộng vùng an toàn của bản thân.
“Nếu biết tích lũy, chuẩn bị ngay từ sớm, bạn sẽ thoải mái vùng vẫy trong
khu vực an toàn của mình. Để khi thời cơ tới, bạn sẵn sàng bứt phá. Cơ hội
dành cho tất cả mọi người, nhưng chỉ đến với những người biết chuẩn bị,
nắm bắt nó”, ông Hưng nhấn mạnh.
Quỹ thời gian không thay đổi nên mỗi người cần tận dụng tuổi trẻ để trải
nghiệm thật nhiều. “Các bạn phải làm thử để biết năng lực bản thân. Sự an
toàn đạt mức cao nhất khi chúng ta tự làm chủ cuộc chơi mà không phụ
thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Khi cảm thấy đủ sẵn sàng, bạn hãy khởi nghiệp.
Các shark xúi nhảy việc khi chưa sẵn sàng là không tốt đâu", ông nói một
cách dí dỏm.


3. Shars Hưng “Đừng nghĩ quỹ nhà đầu tư là nhà từ thiện”
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp đang nhận đầu tư vốn nước ngoài,
Shark Hưng cho rằng có 3 điểm cần nghiên cứu kỹ trước khi đồng ý nhận
vốn.
Thứ nhất là tìm hiểu kỹ mình đang ký cái gì. Quá trình đàm phán giữa hai
bên rất phức tạp và thường kéo dài bởi các quỹ nước ngoài là nhà đầu tư tài
chính thuần túy. Các điều khoản họ đưa ra dựa trên thông lệ quốc tế, dựa trên
kết quả kinh doanh trong quá khứ và con số dự phóng do doanh nghiệp đề ra.
Giá mua cổ phần phụ thuộc hoàn toàn vào hai yếu tố đó. Cũng giống như

những gì diễn ra sau chương trình Thương vụ bạc tỷ mà Shark Hưng đang
tham gia, sau khi cam kết đầu tư sẽ là quá trình due diligence (thẩm định chi
tiết). Lúc này, các quỹ hay các “shark” có quyền chấm dứt đầu tư nếu thông
tin doanh nghiệp hoặc start-up đưa ra không chính xác.
Mục tiêu của các quỹ là đảm bảo an toàn đồng vốn. Do đó họ sẽ đặt ra những
điều khoản chặt chẽ và chi tiết (cố đông sáng lập nắm bao nhiêu, giao dịch
bên liên quan được thông báo như thế nào, chống pha loãng ra sao…) để
đảm bảo kiểm soát doanh nghiệp một cách minh bạch, tránh các giao dịch
chuyển giá hay các vấn đề khác về quản trị. Các trường hợp bất khả kháng
cũng được quy định rõ chứ không thể có chuyện xóa cờ đi đánh lại. Tất cả
điều này là để nhà đầu tư chấp nhận mức giá doanh nghiệp đưa ra, nó rất
khác với đầu tư gián tiếp qua sàn chứng khoán - nơi mà giá cổ phiếu do thị
trường quyết định.
Cũng chính bởi vậy mà doanh nghiệp không nên hứa hẹn những gì vượt quá
khả năng của mình. Ví dụ như cam kết tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) lên đến
22% là hết sức mạo hiểm so với trung bình ngành. Với tôi, mức IRR chấp
nhận được loanh quanh đâu đó 12-15%. Nếu doanh nghiệp ký mà không hiểu
IRR là gì, chỉ nghĩ rằng nó gấp 3 lần lãi vay ngân hàng thì không ổn.
Thứ hai là kỹ năng đàm phán của doanh nghiệp. Ví dụ như CENLand khi
đàm phán với các quỹ yêu cầu 1 năm mới rà soát kết quả một lần chứ không
phải 6 tháng. Ông không hiểu sao sau 6 tháng mà đã áp dụng biện pháp bù
đắp thiệt hại cho nhà đầu tư bởi nó quá ngắn để một doanh nghiệp bứt phá


trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp cũng
phải tính việc “bù đắp” này là bằng tiền, bằng cổ phần hay phương án nào
khác… Tất cả phải được tính trước và thỏa thuận trước khi “xuống tiền”.
Thứ ba là khi tham gia vào hội nhập quốc tế sâu rộng, người kinh doanh
phải tự chịu trách nhiệm với những gì đã ký, dù có thể thua thiệt do thiếu
trình độ. Không thể kêu cứu, đòi hỏi những trợ giúp về mặt hành chính với lý

do mình không hiểu tiếng Anh. Ông thấy chuyện này hơi buồn cười, vì nếu
không biết có thể thuê công ty tư vấn, thuê người dịch ra tiếng Việt, yêu cầu
ký bằng tiếng Việt... Còn nếu có câu chuyện liên quan đến gian lận thì đưa ra
tòa. Công ty của cũng thường ký văn bản song ngữ nhưng bản tiếng Việt là
bản được ưu tiên quyết định khi có bất đồng.
4. Sống chết với quyết định của mình thì mới thành công được
Ông khởi nghiệp năm 30 tuổi, khi không còn trẻ nữa.
Khi làm ở Bộ KH&CN, ông chuyên về tư vấn và chuyển giao công nghệ
quản lý từ nước ngoài để ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó
ông tiếp cận được nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện, tiếp xúc các
chuyên gia đến từ các nước phát triển. Đó là thời gian thú vị, giúp ông tích
lũy nhiều kiến thức về quản trị kinh doanh, vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, khi
khởi nghiệp cho chính mình, không phải dễ dàng mà thành công ngay từ ban
đầu.
Chia sẻ với các bạn trẻ về khởi nghiệp, ông thường nhấn mạnh các bạn cứ
làm đi, trải nghiệm thực tế lớn hơn tất cả các thứ khác. Quan trọng nhất là
hành động. Nghĩ thì rất nhiều người nghĩ, chỉ một số người nói ra, nhưng
hành động thì lại vô cùng ít, huống hồ hành động để thành công được càng ít
hơn.
Gần như ngày nào ông cũng nhận được rất nhiều email, tin nhắn, hỏi làm thế
nào để khởi nghiệp thành công, ông chỉ trả lời là phải làm thôi. Các bạn cần
phải làm, phải có trách nhiệm với chính bản thân của mình, sống chết với
quyết định của mình thì mới thành công được.
5. “Kinh doanh ở Việt Nam phải tinh khôn, láu cá và lưu mẹo”


“Tôi thích một câu ngạn ngữ Anh, đại khái là khi làm việc chúng ta phải tinh
khôn – láu cá – mưu mẹo. Điều này thật sự cần thiết cho các startup ở Việt
Nam. Chúng ta cần tinh khôn trong việc lựa chọn thị trường, makerting…”,
Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT CEN Group - một nhà đầu tư

có sự yêu thích đặc biệt đối với các startup sáng tạo, đặc biệt về công nghệ
đột phá - chia sẻ như thế trong buổi gặp gỡ các startup cuối tuần qua.
Ở Việt Nam, Shark Hưng giải thích vì sao ông lại đề cao sự ‘tinh khôn’,
muốn kinh doanh thành công chúng ta cần phải giỏi mưu mẹo và luồn lách.
Vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta không có điều kiện đàng hoàng đi trên xa
lộ lớn, mà phải đi trên các đường làng/đường mòn, thế nên cần phải giỏi lòn
- lạng – lách. Sự ứng biến linh hoạt không những phù hợp với điều kiện kinh
doanh mà còn cả con người Việt Nam.
Tại Việt Nam, khi kinh doanh, cần cù thôi chưa đủ, phải tinh khôn!
“Đam mê là một phẩm chất quan trọng khác dẫn tới sự thành công của nhiều
startup, nhưng đam mê phải có cơ sở. Nếu chúng ta đam mê những thứ
không thực tế, thì chẳng khác gì biến mình thành một gã ‘Don Quixote hiện
đại’, suốt ngày đánh nhau với cối xay gió. Để thành công, bản thân các
startup phải có năng lực, sau đó là đam mê và đam mê đó mang lại những
hiệu quả/thành quả cụ thể”, Shark Hưng tiếp tục bày tỏ.


Ngoài ra, nếu đam mê mãi không thành công thì niềm đam mê đó khó mà
‘cháy’ mãi, nó sẽ dần dần thui chột. Có người nói rằng, đam mê tạo nên
thành công, nhưng cũng có người cho rằng, chính thành công tại ra đam mê.
Nhưng dù thế nào, đam mê của bạn nhất định phải tạo nên một thành quả nào
đó, nếu không rất dễ nản lòng.


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: “Quản trị học”. Tác giả: Trần Đặng Thịnh
Website:
/> /> />E1%BA%A1c_t%E1%BB%B7
/> />Video:

/>Một số hình ảnh trên internet



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×