Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Đổi mới phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.89 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
STT
I.
II.
1.
2.
3.
III
1.
2.

Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN
Kết luận
ý kiến đề xuất

1

Trang
2
4
4
6
16
18
18


20


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học tiếp
theo. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức cần thiết.
Giúp học sinh có vốn kiến thức đó, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu
học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống Tiếng Việt, chuẩn
Tiếng Việt, rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Trong
đó phân môn "Luyện từ và câu" là một trong những phân môn quan trọng có ý
nghĩa to lớn trong chương trình tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở
rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về
từ và câu. Rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu
câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi
dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ
giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ
cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân
môn khác trong Tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,... Đồng thời học tốt các
môn học khác như: Toán, Tự nhiên - Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,... Đặc biệt là
khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của
Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương
pháp giảng dạy phân môn "Luyện từ và câu", người giáo viên sẽ tìm ra những
giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Là một giáo viên tiểu học tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này.

Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân có được phương pháp dạy "Luyện từ
và câu" cho học sinh một cách tối ưu? Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức của
các em có hiệu quả? Để học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng từ ngữ, ngữ
2


pháp Tiếng Việt là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức khoa học? Vì vậy, tôi đã
mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng phân môn
“Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nay tôi
viết lại sáng kiến: “Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn luyện từ và câu
cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Đông Sơn " nhằm chia sẻ để nâng cao
chất lượng môn học cho học sinh.

3


II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường
Tiểu học Đông Sơn
1.1. Một số nét khái quát về tình hình Trường Tiểu học Đông Sơn
Trường Tiểu học Đông Sơn có một dãy nhà hai tầng, khuân viên rộng, thoáng
mát, đóng tại khu 17, xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Trường gồm 7 lớp
với 165 học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định, tay nghề vững vàng. Ngay từ đầu
những năm học, nhà trường tiến hành khảo sát khảo sát môn Tiếng việt, chú trọng
vào phân môn luyện từ và câu. Mở nhiều chuyên đề nâng cao kĩ năng đọc cho giáo
viên, mua thêm tài liệu tham khảo, tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy.
Song chất lượng phân môn luyện từ và câu chưa cao.
1.2. Thực trạng việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu
học Đông Sơn trước năm học 2015 - 2016
* Thực trạng việc dạy Luyện từ và câu của giáo viên

Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới
phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học.
Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã
đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy
phân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của
phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học
là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách
từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới
tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận
phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn.
* Thực trạng của học sinh
Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp Tiếng Việt của học
sinh lớp 4 còn rất hạn chế. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của
các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình.
Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt
4


chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ
sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích
tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.
* Thực trạng của phụ huynh học sinh
Đời sống của người dân trong xã được nâng lên nhưng chưa cao nên việc đầu
tư cho con cái học tập còn hạn chế. Đa số phụ huynh còn trẻ, đi làm cả ngày ở các
khu công nghiệp nên việc dạy bảo, kèm con cái học gặp nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát của phân môn Luyện từ và câu khối 4 trước năm học
2015 - 2016 cụ thể như sau:
Số HS dự
khảo sát

25

Điểm 9-10 Điểm 7-8
TS
%
TS
%
1

4,0

7

28

Điểm 5-6
TS
%
9

36

Điểm dưới 5
TS
%
8

32

Nhận xét: Tỉ lệ học sinh từ điểm 7 trở lên còn thấp đạt 32 % , số lượng học

sinh điểm 9-10 dưới 5 %, học sinh điểm dưới 5 phân môn Luyện từ và câu còn lớn,
chiếm 32%.
1. 3. Nguyên nhân của thực trạng trên
Về phía học sinh
Trình độ học sinh không đồng đều, vốn từ trước khi đến
trường rất ít; khi nói, khi viết rơi vào tình trạng “bí từ, nghèo từ”
khi nghe, đọc không có cơ sở để hiểu đầy đủ và hiểu không
được chính xác nội dung.
Học sinh vùng nông thôn ít được giao tiếp với xã hội, ít
được tham gia các hoạt động ngoại khoá ngoài nhà trường,
không được tham quan du lịch... mà chỉ giao tiếp với những
người trong gia đình, bạn bè trong lớp, bạn chăn trâu cắt cỏ...
và đó cũng là nguyên nhân làm cho sự hiểu biết bị hạn chế vốn
từ hàng ngày ít được bổ sung. Điều kiện học còn thiếu thốn cả
về thời gian, cả về vật chất lẫn tinh thần, đó là các em còn phải
lao động cùng với gia đình, quần áo thiếu thốn..., gia đình ít
quan tâm, động viên các em còn để mặc cho nhà trường.
5


*Về phía giáo viên:
Qua dự giờ đồng nghiệp và qua sinh hoạt chuyên môn,
trao đổi với các
giáo viên trong trường, tôi nhận thấy:
Vốn từ của giáo viên có hạn chế, hiểu chưa sâu các kiến
thức về câu, từ...; khả năng phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữ
liệu ở mức bình thường.
Mức độ hiểu nghĩa từ, miêu tả giải nghĩa từ còn khúc mắc
(có nhiều từ đơn giản phải hỏi người khác hoặc phải tra từ điển),
còn lúng túng khi giải nghĩa hay miêu tả từ cho học sinh.

Kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa học của một số giáo viên
còn hạn chế nên đã bộc lộ những sơ suất về kiến thức trong khi
dạy.
Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu,
còn cứng nhắc chưa linh hoạt, ít sáng tạo chưa lôi cuốn được
học sinh gây ra sự nhàm chán vì chủ yếu dựa vào sách giáo
viên.
Phần hướng dẫn bài tập chưa tốt, việc sửa sai cho học
sinh chưa cụ thể, kết quả thấp chưa giúp học sinh mở rộng ra
một số tình huống giao tiếp khác gần gũi với cuộc sống hàng
ngày của các em mà chỉ mới đóng khung trong khuôn khổ các
mẫu câu trong sách vở. Nhiều trường hợp học sinh làm sai, giáo
viên chỉ nhận xét là sai và nêu ngay lời giải đúng mà chưa giúp
cho học sinh nhận ra cái sai và cách sữa chữa.
*Về phía phụ huynh học sinh:
Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến học cho học sinh ở nhà. Phụ huynh
thường tập trung cho con em mình học toán, không muốn cho con học Tiếng Việt
hướng dẫn các em tìm từ, đặt câu hay.
Từ những thực trạng trên dẫn đến chất lượng môn học của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Đông Sơn còn thấp, chưa xứng tầm với trường chuẩn quốc gia.
6


2. Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng phân môn luyện
từ và câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Đông Sơn
2.1. Trước khi lên lớp
Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tôi đã báo cáo tình hình học tập của từng
em. Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếng
Việt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà. Đặc biệt là ôn các kiến thức đã
học ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới. Vì

vậy, khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên. Khi lập kế
hoạch bài dạy, tôi luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung,
hình thức dạy học hiệu quả nhất.
Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải
nghĩa từ hoặc phát hiện ra lỗi đặt câu... thông qua các chủ điểm của môn Tiếng
Việt và chủ điểm từng đơn vị học của phân môn Luyện từ và câu, tạo cho các
em nguồn cảm hứng, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, con người. Tôi
dành nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức Tiếng Việt để bản thân có vốn hiểu
biết nhằm phân tích mở rộng cho các em.
2. 2. Các biện pháp thực hiện
2.2.1. Tạo sự gần gũi hứng thú ban đầu cho các em
Kiểm tra bài cũ để giáo viên biết việc nắm bắt kiến thức đã học của học
sinh, nhưng nếu chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức của bài học trước sẽ gây
cho học sinh cảm giác nhàm chán hoặc "sợ". Vì vậy, hình thức kiểm tra là rất
quan trọng để gây hứng thú học tập cho học sinh. Có thể kiểm tra bằng nhiều
hình thức như: hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh,
trò chơi ...
* Ví dụ: Bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (tuần 3) khi kiểm tra
bài cũ tôi đã thực hiện bằng cách cho học sinh chơi trò chơi: Xếp các từ ghép có
tiếng "nhân" vào hai cột.
" Nhân" có nghĩa là người
Nhân dân
Công nhân
Nhân tài

"Nhân" có nghĩa là lòng thương người
Nhân hậu
Nhân đức
Nhân từ
7



...
...
Thi đua giữa hai đội, đội nào xếp nhanh và đúng thì sẽ thắng.
Phần giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài học cũng là một nghệ thuật . Lời vào
bài chỉ cần ngắn gọn, vừa đủ, không xa xôi dài dòng để học sinh cảm thấy hấp
dẫn, muốn tìm hiểu, muốn nghe cô giảng.
2.2.2. Giáo viên cần linh hoạt khi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ
liệu bài học.
Việc phân tích ngữ liệu giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập và
thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức. Giáo viên cần cho học sinh đọc thầm, trình
bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập..
Với những bài tập khó, từ ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa
ra câu hỏi gợi ý, đưa vào hoàn cảnh cụ thể để học sinh hiểu . Cuối cùng giáo
viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh.
Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm
dưới đây:
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng
thương người…Chính vì thấy nước mất, nhà tan….mà người đã ra đi học tập
kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.
- Với bài tập này học sinh gặp khó khăn: Các em chưa nắm chắc danh từ
chỉ khái niệm nên xác định khó đúng, chẳng hạn như là thừa, thiếu, vừa thừa lại
vừa thiếu, đặc biệt là đối với học sinh trung bình trở xuống rất lúng túng vì còn
khó hiểu cụm từ , danh từ chỉ khái niệm.
- Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý bằng cách nêu câu hỏi: Trong các
từ in đậm đó thì những từ nào mà không có hình thù, không chạm tay vào được,
không ngửi, không nếm, không nhìn thấy được? Những từ các em tìm được đó
chính là những danh từ chỉ khái niệm. Mặt khác giáo viên cần giúp đỡ sát các
em học chậm.

2.2.3. Dạy nội dung mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn Luyện từ và câu ở
lớp 4 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ
8


điểm của từng đơn vị học. Để học sinh hiểu nghĩa và biết dùng từ ngữ, thành
ngữ, tục ngữ... thuộc các chủ điểm. Giáo viên cần gợi ý cho học sinh liên tưởng,
so sánh hoặc tra từ điển để tìm hiểu nghĩa. Với những từ ngữ trừu tượng, ít gần
gũi với học sinh, cần đưa chúng vào văn cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa.
- Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ tên chủ điểm. Từ đó, học sinh có
cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho. Căn cứ vào từng đối tượng
học sinh, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp. Tạo điều kiện
cho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng
bước vươn lên đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng.
* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng.
Bài tập 4: Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính
trung thực hoặc lòng tự trọng:
- Thẳng như ruột ngựa.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Thuốc đắng giã tật.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4, đọc kĩ nội dung bài tập, xác định yêu
cầu, trao đổi tìm hiểu nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ (cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng). Rồi học sinh tiến hành phân loại, sau đó báo cáo kết quả trước lớp, lớp
nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả. Nếu câu nào các em chưa hiểu nghĩa giáo
viên phải giải thích cho các em rõ. Ngoài ra, cho các em tìm thêm một số câu
thành ngữ, tục ngữ có nội dung theo chủ điểm và yêu cầu học thuộc để vận
dụng.

* Ví dụ: Khi dạy bài - Mở rộng vốn từ: Ước mơ.
- Học sinh bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt
đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, ghép được từ ngữ, hiểu ý nghĩa và nhận biết
được sự đánh giá của từ ngữ đó.
- Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ ước mơ”.
- Bắt đầu bằng tiếng “ước”: ước ao, ước muốn, ước vọng, ước mong…
9


- Bắt đầu bằng tiếng “mơ”: mơ tưởng, mơ ước, mơ mộng…
- Đối với bài tập này các em chỉ cần tìm thêm một thành tố thứ hai đứng
sau thành tố đã cho để tạo nên một từ cùng nghĩa với “ ước mơ”.
- Nêu một ví dụ minh họa về một loại ước mơ. Như chúng ta biết trong
cuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình. Có những ước mơ chính đáng và
không chính đáng. Từ đó, học sinh có thể lấy bất kỳ một ví dụ cho mỗi loại ước
mơ sao cho thích hợp. Như “ Ước mơ sau này sẽ làm thầy (cô) giáo, làm kĩ sư,
làm bác sĩ…tài giỏi”.
2.2.4. Dạy kiến thức về từ, câu, kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu
câu
Kiến thức Tiếng Việt là cả một kho tàng phong phú. Ngay từ khi mới bập
bẹ biết nói, các em đã biết dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Thế nhưng đến lớp 4
các em mới bước đầu phân tích cấu tạo của từ, câu, từ loại, cách sử dụng dấu
câu.
Trong mỗi bài học gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Theo quan
điểm tích hợp phần nhận xét (cung cấp ngữ liệu) thường rút ra từ những bài tập
đọc mà học sinh đã học, các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao. Giáo viên
cần giúp học sinh khai thác tối đa ngữ liệu được cung cấp. Khi dạy các kiến
thức về từ, học sinh thường gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt từ
phức, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy. Theo chương trình từ ngữ,
ngữ pháp lớp 4, học sinh chỉ biết đơn giản về cấu tạo của ba từ loại: từ đơn, từ

ghép, từ láy. Việc phân tích từ ghép có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại, từ
ghép và từ láy, học sinh phải căn cứ trên nghĩa của từ. Vì vậy, để giúp học sinh
nhận ra hệ thống từ, nhận xét về mặt cấu tạo, giáo viên cần giúp học sinh thao
tác ghép các từ với từng phần trong sơ đồ lần lượt theo thứ tự tầng bậc.
* Ví dụ: Khi dạy bài " Luyện tập về từ ghép, từ láy " (tuần 4)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại từ " bánh trái" (chỉ chung cho
các loại bánh) nên là từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số loại bánh mà em biết? (bánh
rán, bánh cuốn, bánh mì…)
10


- Bánh rán, bánh cuốn, bánh mì...là chỉ riêng cho một loại bánh nên là từ
ghép có nghĩa phân loại.
- Khi học sinh không phân biệt được từ ghép và từ láy, giáo viên cần giải
nghĩa cho học sinh về từ ghép là từ gồm có hai tiếng có nghĩa trở lên tạo thành,
các tiếng đó bổ sung nghĩa cho nhau tạo nên nghĩa mới. (Ví dụ : Từ "bờ bãi" cả
hai tiếng đều có nghĩa). Còn từ láy là từ gồm hai tiếng trở lên phối hợp theo
cách lặp âm hay vần hoặc lặp hoàn toàn cả âm lẫn vần. ( Ví dụ: Từ "luôn luôn",
"rì rào"). Vì vậy "bờ bãi" là từ ghép không phải từ láy mặc dù phần âm đầu
giống nhau.
Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việc
nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. Vì vậy, khi dạy phần này
giáo viên cần đưa ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm
là :
- Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh
nghiệm,... Những từ được chuyển hoá từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các
từ "sự", "cuộc", "lòng", ... như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh, ...
- Thường là từ gốc Hán như : Truyền thống, Tổ quốc, ...
- Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với

các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như:
cái, con, tấm, dãy, cơn, ... có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai,
các, vài, lũy, ... trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp
được với từ chỉ số lượng.
- Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như:
bàn, ghế, áo, người, ... mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước,
mưa, quần áo, ... thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng. Giáo viên có thể
cung cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như:
Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người, ... (người thợ,
cây bàng, con khỉ, ...) ông, bà, ... (ông bác sĩ, bà kĩ sư, ...)

11


Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể (vải, nước, nhôm, đồng) : cục,
thanh, tấm, giọt, hạt, ... (Ví dụ như: tấm vải, giọt nước, ...) Danh từ chỉ loại đi
với danh từ chỉ hiện tượng: cơn, làn, trận, ... (cơn mưa, trận bão, ...)
- Khi dạy kiến thức sơ giản về câu, học sinh dễ nhầm lẫn vị ngữ trong câu
kể ai thế nào? là động từ chứ không phải là tính từ. Các em thường có xu hướng
xác định mọi câu kể có động từ thuộc câu kể Ai làm gì? Các em quen với động
từ là từ chỉ hành động bởi khái niệm "trạng thái", "tình thái" chưa được hình
thành hoặc hình thành chưa rõ ràng. Vì vậy, khi dạy học, giáo viên kết hợp miêu
tả bằng động tác hoặc hình vẽ với những ví dụ để học sinh hình dung sự khác
nhau giữa hành động và trạng thái.
- Hành động thể hiện trực tiếp những đặc điểm vận động của chủ thể (Ví
dụ: chạy, nhảy, viết, đi, ...) Trạng thái thể hiện mối liên hệ giữa vận động của
thực thể trong một hoàn cảnh hoặc không gian, thời gian. ( Ví dụ: Mặt trời toả
nắng. Bé Hoa ngủ. Hoa nở rộ trong vườn. ...)
- Giáo viên nên giới thiệu thêm một số động từ chỉ trạng thái thường
dùng thể hiện ý nghĩa về sự cần thiết như: cần, nên, phải, ... Từ chỉ khả năng

như: có thể, không thể, ... Từ thể hiện ý chí, ý định: toan, định, dám, ... Từ thể
hiện sự mong muốn: mong ước, ước mơ, ... Từ thể hiện ý nghĩ hay nhận xét:
nghĩ, tưởng, xem, cho, ... ( Ví dụ: Tôi cho rằng hoa hồng đẹp nhất).
- Việc nhận diện trạng ngữ cũng là một vấn đề khó đối với các em. Về vai
trò ngữ pháp, trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc phải có mặt trong
câu, nhưng thêm phần trạng ngữ cho câu là để phản ánh đầy đủ tình cảm, nhận
thức chủ quan của người nói. Về cấu tạo trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không
có quan hệ từ đúng trước. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối
câu. Trạng ngữ ở đầu câu dễ gặp nhất, học sinh dễ nhận thấy còn trạng ngữ ở
giữa câu và cuối câu học sinh khó nhận diện. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chỉ
nêu trường hợp trạng ngữ đứng ở đầu câu nhưng nếu học sinh đặt những câu có
trạng ngữ ở vị trí khác, giáo viên vẫn chấp nhận và chỉ cho học sinh thấy vị trí
linh hoạt của trạng ngữ.

12


- Khi dạy bài “ Luyện tập về câu hỏi” tuần 14. Ở bài này học sinh phải
đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu; nhận biết một số từ nghi vấn
và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn; bước đầu biết được một dạng câu có từ nghi
vấn nhưng không dùng để hỏi.
-Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới sau đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
- Để đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới, học sinh phải
hiểu bộ phận gạch dưới biểu đạt nội dung gì? Từ dùng để hỏi bộ phận đó là
những từ nghi vấn nào.Tìm được các từ đó và đặt thêm dấu chấm hỏi cuối câu là
chúng ta giải quyết được vấn đề.
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b) Trước giờ học chúng em thường làm gì?
c) Bến cảng thế nào?
2.2.5. Dạy học sinh tích luỹ kiến thức
Học Tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt cũng như con người bước vào cuộc
đời đều phải mang theo mình những hành trang cần thiết, đó là những kinh
nghiệm, những bài học về cuộc sống, những hiểu biết về thế giới xung quanh.
Muốn học tốt môn Tiếng Việt, giáo viên cần cho học sinh hiểu tầm quan
trọng của việc tích luỹ kiến thức. Nguồn kiến thức về cuộc sống xung quanh,
tình cảm gia đình, cộng đồng và những cảnh vật trong cuộc sống đó là: bờ tre,
giếng nước, đường làng, ... Nguồn kiến thức vô cùng quan trọng để các em tích
lũy đó là kiến thức sách vở trong chương trình tiểu học, sách báo, tạp chí, ...
Muốn có được kiến thức ấy, tôi đã hướng dẫn học sinh của mình quan sát thực
tế, ghi chép vào kí ức, lập cuốn sổ tay "Từ điển tiếng Việt" ghi thành từng mục
từ ngữ hay theo chủ đề từ cùng nghĩa, trái nghĩa, tục ngữ, ca dao, châm ngôn,
những gương người tốt, việc tốt. Sắp xếp thành chuyên mục như vậy sẽ dễ tìm,
dễ lấy để vận dụng đặt câu, dùng từ ngữ khi giao tiếp ...
* Ví dụ: Khi dạy bài " Mở rộng vốn từ: Dũng cảm" ( tuần 26 )
13


Bài tập 1: Tìm những từ ngữ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ " dũng cảm",
các em có thể dùng "Từ điển Tiếng Việt " của mình để thi đua tìm được nhiều từ
cùng với các bạn hoặc các em sẽ ghi chép thêm những từ ngữ của các bạn tìm
được mà trong sổ mình chưa có.
- Từ cùng nghĩa: quả cảm, gan dạ, gan góc, anh dũng, ...
- Từ trái nghĩa: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, bạc nhược, ...
2.2.6. Giáo viên cần sáng tạo khi lên lớp và làm công tác chủ nhiệm
Một yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công hay không của
một tiết dạy đó là thủ thuật lên lớp của giáo viên. Để tiến trình giờ dạy hợp lí,
đảm bảo thời gian và sử dụng các phương pháp, hình thức dạy - học hài hoà

giáo viên cần phải nghiên cứu phân bố thời gian từng phần cho hợp lí. Lúc nào
giáo viên giảng giải, lúc nào học sinh làm việc, trò chơi như thế nào để gây
hứng thú cho các em. Lời giảng, giọng nói của giáo viên ấm áp, nhẹ nhàng,
truyền cảm sẽ làm cho tiết học hiệu quả hơn. Vì vậy lời nói của giáo viên cần tự
nhiên, chuẩn và đủ, dẫn dắt, chuyển ý ngắn gọn có sự logic, hợp lí. Cần chữa
bài, sửa lỗi, đánh giá thường xuyên và cho học sinh tham gia vào quá trình đánh
giá.
Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng, giáo viên chủ
nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều
hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp
mình phụ trách, nhằm hình thành nhân cách của học sinh. Với vai trò, vị trí như
vậy giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền giữa nhà trường và xã hội. Để trở
thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi thì ngoài những công việc trên, người giáo
viên phải rèn cho mình những năng lực sau:
Phải quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh.
Phải xây dựng nề nếp học tập tốt, có quy định về nội quy của lớp.
Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp
của trường, lớp.
2.2.7 Tổ chức nhóm học tập và hướng dẫn học sinh được làm việc với
sách giáo khoa đạt hiệu quả
14


Để giúp các em khai thác có hiệu quả nội dung bài học, luyện tập cách
giao tiếp, thảo luận cặp, nhóm là hình thức học tập rất có hiệu quả. Khi thảo
luận các em được nói, nghe bạn nói, nhận xét vì thế tập cho các em tự tin, mạnh
dạn trong học tập.Việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp tác trách
nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ
sung vào sự hiểu biết của mình và học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho

bạn nghe và biết được công tác tổ chức, điều khiển.
Tóm lại, hoạt động nhóm giúp cho học sinh có hứng thú học tập và giúp
cho học sinh học sôi động hơn. Từ đó tăng hiệu quả giờ học, còn phương pháp
thực hành thì giúp các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế và củng cố kiến
thức cho các em. Tạo hứng thú cho các em bằng phương pháp nêu gương, thi
đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm, tổ... qua các trò chơi học tập...
Sách giáo khoa là phương tiện học tập nên bất kì lúc nào học sinh cũng
làm việc với sách giáo khoa. Đọc mục nhận xét, làm bài tập, dùng bút chì gạch
chân những từ ngữ trọng tâm, quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, đọc ghi
nhớ, ... Ngoài ra, còn sử dụng tranh ảnh, vật thật và các phương tiện dạy học
khác đúng lúc.
2.2.8. Dạy kiến thức về từ và câu theo hướng tích hợp các phân môn
Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình
- Kiến thức Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế. Nó sẽ trở nên
hữu ích nếu biết gắn vào cuộc sống của trẻ và lớp học sẽ trở nên sinh động hơn
dẫn đến học sinh học tập hiệu quả hơn nếu giáo viên biết tích hợp nhiều hoạt
động cho một đơn vị kiến thức. Hệ thống các chủ điểm là trục để phối hợp các
môn, phân môn. Việc cung cấp kiến thức gắn bó hơn với việc rèn luyện kỹ năng
thông qua các biện pháp dạy học. Học sinh làm việc nhiều trên lớp cũng như
ngoài lớp. Từ đó, học sinh chủ động hơn trong hoạt động học, giờ học trở nên
thiết thực, nhẹ nhàng hấp dẫn.

15


Ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Việt cho các em ở tiết Luyện từ và
câu trong chương trình môn học, tôi còn sửa chữa và giảng thêm về kiến thức
từ, câu trong các tiết học khác như: Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện,Toán ...
* Ví dụ: Khi giải toán học sinh đặt lời giải sai nghĩa hoặc không chặt chẽ,
tôi hướng dẫn các em cách chọn lời giải ngắn gọn, đủ ý. Trong các tiết Tập đọc,

Kể chuyện vào những lúc thích hợp tôi thường khuyến khích học sinh nhận diện
nghĩa của từ, cho học sinh vận dụng từ ngữ để đặt câu.
2.2.9. Tổ chức trò chơi học tập và tham quan
Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện trường,
thực tế như tham quan các khu du lịch, đồng ruộng, nhà bảo tàng, khu di tích
lịch sử, văn hoá, biển...Tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển
của học sinh. Học sinh có điều kiện tiếp cận trong thực tế với các nội dung đã
được học trong lớp. Từ đó các em lĩnh hội kiến thức dễ hơn, chắc hơn, nhớ kĩ
hơn. Liên hệ thực tế với bài học, học sinh phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, óc
tò mò, trí tưởng tượng, bồi dưỡng hứng thú học tập, tăng cường sự hiểu biết.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Du lịch – Thám hiểm” tuần 29, 30. Sau khi dạy bài
này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan các điểm di tích lịch sử
gần địa phương như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, chùa Quang Linh, …qua
tham quan các em hiểu biết được lịch sử và những cảnh đẹp ở địa phương. Qua
đó học sinh có thể viết một đoạn văn tả các di tích, cảnh đẹp mình đã tham quan.
Trò chơi học tập: Đây là một loại hoạt động không thể thiếu được trong
mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ và tiếp thu bài học một cách
hiệu quả. Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí...được xem là một yếu tố cơ bản của trò
chơi.
Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có
hai đặc điểm cơ bản sau:
Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm
của bài học, đó là nội dung chính của bài học và mang đầy đủ tính chất của một

16


trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa học sinh các
nhóm.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên chất lượng phân môn Luyện từ và
câu có nhiều tiến bộ rõ nét. Trước đây các em chưa hiểu nghĩa từ, vận dụng từ
còn sai, đặt câu còn khô khan, rời rạc, chưa đủ ý hoặc dài dòng. Nay các em đã
hiểu nghĩa của từ theo từng chủ điểm, biết giải nghĩa từ, vận dụng từ vào trong
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các em đã biết dùng từ hay, giàu hình ảnh, biết phát
hiện câu chưa đúng. Đặc biệt các em đã biết vận dụng để làm các bài tập làm
văn hay.
Kết quả qua các đợt kiểm tra khảo sát như sau:
Năm học

2015 - 2016
2016 - 2017
Học kì I

Số HS dự

§iÓm

khảo sát

10
TS
5
6
5

25
25
17


9, §iÓm
8
%
TS
20 11
24 12
29.4 8

7, §iÓm

%
44
48
47.1

6
TS
8
7
4

5, §iÓm

%
32
28
23.5

5
TS

1
0
0

díi
%
4
0
0

2017 - 2018
*Nhận xét: Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ 7 đến 10 tăng cao, cụ thể số lượng học
sinh đạt điểm 9, 10 trên 29%, học sinh đạt điểm dưới 5 phân môn Luyện từ và câu
đến nay không còn em nào.
Qua kết quả thực nghiệm trên bước đầu đã khẳng định những biện pháp mà
tôi đề xuất khi áp dụng vào thực tế dạy học ở trường Tiểu học Đông Sơn không
những đem lại hiệu quả tích cực cho phân môn Luyện từ và câu mà chất lượng
môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt. Cuối năm học 2016 - 2017, Hội đồng khoa
học Trường Tiểu học Đông Sơn đã kiểm tra và ghi nhận thành tích mà tôi đã đạt
được khi thực nghiệm sáng kiến trên. Năm học 2017- 2018 trường tiÕp tôc tổ
chức áp dụng các biện pháp trên đối với học sinh khối 4 của trường.

17


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
* Ý nghĩa
Dạy học là cả một quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
cả về trí tuệ, tình cảm và thể chất cho học sinh. Hành trang cho các em bước

vào cuộc sống học tập, lao động sau này chính là vốn tri thức và kĩ năng cơ bản
mà nhà trường tiểu học đã vun đắp cho các em. Dạy kiến thức Tiếng Việt là bồi
dưỡng thêm nét đẹp về tâm hồn, giúp các em thêm yêu quý và giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, dạy Luyện từ và câu cho học sinh không phải một
sớm một chiều mà là cả một quá trình nổ lực phấn đấu của học sinh, kết hợp với
lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ của giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội.
- Nhận thức của giáo viên trong giảng dạy đã có sự thay đổi lớn, họ không còn
thiếu tự ti về năng lực, về kinh nghiệm mà họ hiểu rằng chỉ cần có sự tâm huyết với
nghề, tự rèn luyện kĩ năng đọc và trau rồi kiến thức, sử dụng phương pháp phù hợp
với đối tượng, với tình hình học sinh thì sẽ nâng cao năng lực đọc của bản thân và
của học sinh.
- Kết quả của sáng kiến đã chiếm được lòng tin của phụ huynh và cộng đồng,
họ đã có cách nhìn nhận khác về vai trò phân môn Luyện từ và câu hay môn Tiếng
Việt nói chung. Họ đã hiểu học tốt môn Tiếng Việt, học sinh sẽ học tốt những môn
khác, vì đọc, viết là “công cụ để chiếm lĩnh mọi tri thức”.
* Hướng phát triển
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi để bổ sung sáng kiến này nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.
* Bài học kinh nghiệm
Dạy kiến thức Luyện từ và câu cho học sinh là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi kiến thức Tiếng Việt. Vì thế, đòi hỏi người giáo viên phải có trình
độ chuyên môn vững vàng, có vốn kiến thức về Tiếng Việt phong phú, nắm
chắc các biện pháp tu từ, ngữ nghĩa để phân tích nhằm mở rộng vốn hiểu biết

18


cho các em. Giáo viên cần nắm vững cấu trúc chương trình, đặc điểm tâm lí trẻ
để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn, tôi xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm
trong việc dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 như sau:
Một là: Lựa chọn phương pháp dạy học có hiệu quả. Sử dụng tốt các câu
chuyển ý, chuyển đoạn, tạo ra sự liên kết chặt chẽ, lôgic của bài dạy. Giáo viên
cần tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.
Hai là: Trước khi lên lớp, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học,
hiểu rõ ý đồ sách giáo khoa. Có thiết kế khoa học, hệ thống câu hỏi ngắn gọn rõ
ràng dễ hiểu. Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Ba là: Giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm, ấm áp, lời nói tự nhiên, chuẩn
và đủ nghe, không giảng giải dài dòng. Kết hợp với ánh mắt, nét mặt, cử chỉ tạo
vẻ hấp dẫn, tránh giờ học khô khan gây nhàm chán, mất hứng thú học tâp của
học sinh.
Bốn là: Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học, sách giáo khoa,
tranh ảnh, các tài liệu liên quan. Đánh giá học sinh phù hợp, kịp thời, động viên,
khuyến khích các em tham gia vào quá trình đánh giá.
Năm là: Tổ chức các trò chơi trong tiết học phù hợp, thường xuyên thay
đổi hình thức để gây hứng thú cho học sinh. Phân nhóm học tập để học sinh
giúp đỡ nhau, học hỏi cái hay, cái đúng, giúp học sinh tự phát hiện lỗi của bạn
và của mình để sửa chữa.
Sáu là: Chú ý đến từng đối tượng học sinh, khuyến khích và hướng dẫn
học sinh nhận thức nhanh giúp đỡ những em còn chậm. Kết hợp chặt chẽ với
cha mẹ học sinh, thường xuyên trao đổi kết quả học tập cũng như bàn biện pháp
phối hợp để nâng cao chất lượng học tập cho các em.
Bảy là: Giáo viên phải có vốn hiểu biết nhất định và kiến thức xã hội. Do
vậy cần phải tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi, học hỏi kinh nghiêm ở đồng
nghiệp. Dạy kiến thức Tiếng Việt không nên chỉ dừng lại ở phân môn Luyện từ
và câu hay các phân môn của Tiếng Việt mà cần tích hợp ở tất cả các môn học
khác.
19



2.Ý kiến đề xuất
Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu
quả dạy học
Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học tập, đổi mới phương pháp dạy
học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu … để giáo viên vận dụng các biện pháp trên một cách
linh hoạt trong giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác cho giáo
viên.
Trên đây là một số đề xuất để sáng kiến thực sự phát huy hiệu quả trong thực
tế dạy học. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của ban
giám hiệu nhà trường và của cấp trên để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên
hiện nay.
Đại Phạm, ngày 26 tháng 2 năm 2018
NGƯỜI VIẾT

Phạm Thị Phương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Tập 1,2 – Bộ Giáo dục và Đào Tạo
2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 Tập 1,2 – Bộ Giáo dục và Đào Tạo
3. Sách các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Tập san “Dạy và học ngày nay”, cơ quan Trung ương hội khoa học Việt
Nam.
5. Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội - Năm 2000


21



×