Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh 6 tháng đầu tại huyện Thạnh Phú năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.04 KB, 56 trang )

SỞ Y TẾ B

SỞ Y TẾ BẾN TRE

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THẠNH PHÚ

NGUYỄN THỊ KIM THÚY
ĐỖ VĂN PHÚ
TRẦN THỊ KIM ĐANG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRẦM CẢM SAU SINH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ 6 THÁNG ĐẦU SAU SINH
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ NĂM 2018

THẠNH PHÚ – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
hCG

human Chorionic Gonadotropin

KTC

khoảng tin cậy

NĐTNC

Nhóm đối tượng nghiên cứu


TKNCC

Thai kỳ nguy cơ cao

TC

Trầm cảm

TCSS

Trầm cảm sau sinh

WHO

World Health Organization


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1 Một số đặc điểm của phụ nữ sau sinh................................................. 3
1.1.1 Những thay đổi cơ thể phụ nữ sau sinh .......................................................... 3
1.1.2 Chăm sóc phụ nữ sau sinh ................................................................................... 5
1.2. Một số khái quát chung về rối loạn trầm cảm .................................. 6
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm........................................................................................ 6
1.2.2.Các khái niệm khác nhau liên quan đến bệnh trầm cảm ........................ 6

1.2.3. Nguyên nhân của trầm cảm ............................................................................... 7
1.2.4. Phân độ và đánh giá trầm cảm ........................................................................ 8
1.2.5 Điều trị ...................................................................................................................... 10
1.2.6. Phòng bệnh ............................................................................................................. 10
1.3. Một số yếu tố liên quan trầm cảm sau sinh ..................................... 11
1.3.1. Yếu tố cá nhân ....................................................................................................... 11
1.3.2. Yếu tố gia đình ...................................................................................................... 12
1.3.3. Yếu tố cộng đồng và xã hội.............................................................................. 13
1.4. Tình hình trầm cảm trên thế giới và Việt Nam............................... 13
1.4.1.Tình hình trầm cảm trên thế giới .................................................................... 13
1.4.2. Tình hình trầm cảm ở Việt Nam..................................................................... 14
1.4.3. Đặc điểm nơi nghiên cứu.................................................................................. 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 17
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................... 17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại mẫu ........................................................................................... 17
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................ 17


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ......................................................................................... 17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 17
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 17
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 18
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ....................................... 18
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................... 18
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 18
2.5. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 18
2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng ...................................................................... 18

2.5.2. Tình hình trầm cảm ............................................................................................. 20
2.5.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm .............................................................. 21
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 24
2.2.5. Phương pháp hạn chế sai số ........................................................................... 24
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 24
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học .......................................... 25
Chương 3 KẾT QUẢ..................................................................................... 26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 26
3.2. Tình hình trầm cảm ......................................................................... 28
3.3. Yếu tố liên quan ................................................................................ 30
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 37
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 37
4.1.1. Phân bố của đối tượng theo tuổi, dân tộc, tôn giáo, tình trạng kinh
tế .............................................................................................................................................. 37
4.1.2. Phân bố của đối tượng theo học vấn, nghề nghiệp, nơi ở và hôn
nhân ....................................................................................................................................... 38
4.2. Tình hình trầm cảm phụ nữ sau sinh .............................................. 39
4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm phụ nữ sau sinh ..................................................................... 39
4.2.2. Trầm cảm sau sinh theo áp lực công việc và biến cố gia đình ......... 40


4.3. Các yếu tố liên quan trầm cảm sau sinh.......................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU TRONG BÁO CÁO
Trang
Bảng 1.1: Phân loại mức độ của một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10…….10

Bảng 3. 1: Phân bố của đối tượng theo tuổi, dân tộc, tôn giáo ....................... 26
Bảng 3. 2: Phân bố của đối tượng theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở,
hôn nhân .......................................................................................................... 27
Bảng 3. 3: Trầm cảm theo áp lực công việc.................................................... 29
Bảng 3. 4: Trầm cảm theo biến cố gia đình .................................................... 29
Bảng 3. 5: Mối liên quan giữa trầm cảm với nghề nghiệp.............................. 30
Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa trầm cảm với tình trạng kinh tế gia đình ........ 30
Bảng 3. 7: Mối liên quan trầm cảm với phương pháp sinh và lần sinh ........... 31
Bảng 3. 8:Mối liên quan giữa trầm cảm với sức khỏe mẹ khi mang thai và bé
sau sinh ............................................................................................................ 32
Bảng 3. 9: Mối liên quan trầm cảm với bé khóc đêm ..................................... 32
Bảng 3. 10: Mối liên quan giữa trầm cảm với áp lực về giới tính của thai nhi
......................................................................................................................... 33
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa trầm cảm với kế hoạch khi mang thai .......... 33
Bảng 3. 12: Mối liên hệ giữa trầm cảm với tâm lý khi mang thai .................. 34
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa trầm cảm với chồng thường vắng nhà ......... 34
Bảng 3. 14: Mối liên quan trầm cảm với sự hỗ trợ chăm sóc bé .................... 35
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa trầm cảm với mâu thuẫn gia đình ................ 35
Bảng 3. 1: Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố với trầm cảm…….36


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG BÁO CÁO
Trang

Biểu đồ 3.1: Tình hình trầm cảm của các đối tượng nghiên cứu ................... 28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình mang thai và sinh đẻ là thời kỳ dễ xảy ra nhiều biến đổi về tâm
lý và sinh lý trong đời sống của người phụ nữ, đặc biệt những biến đổi về tâm
lý là thường gặp hơn cả. Vì vấn đề cảm xúc của phụ nữ sau sinh đôi khi không
thể được kiểm soát do sự thay đổi nội tiết sau sinh khiến họ gặp căng thẳng và
lo lắng, cộng với những áp lực gia đình, xã hội và vấn đề phát sinh khi làm mẹ
làm cho tâm lý bà mẹ càng căng thẳng hơn đưa đến căn bệnh trầm cảm.[11]
Trầm cảm (TC) là một rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học,
có đặc điểm chung là người bệnh thấy buồn chán, mất hứng thú, cảm thấy tội
lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ, sự ngon miệng, khả năng làm việc kém
và khó tập trung, nặng hơn người bệnh sẽ có ý định tự sát. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), bệnh TC cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người,
ước tính đến năm 2020 TC là căn bệnh xếp hàng thứ 2 trong số những căn bệnh
phổ biến toàn cầu [5]. Tần suất nguy cơ mắc bệnh TC trong suốt cuộc đời là
15-25% [5]. TC có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng nhưng đặc biệt
xảy ra nhiều ở đối tượng nhạy cảm có nhiều thay đổi trên cơ thể cũng như cuộc
sống đó là phụ nữ sau sinh. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ phụ nữ sau
sinh bị TC thực tế cao hơn nhiều so với các nghiên cứu. Bởi phần lớn họ đều
cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giai đoạn thú vị, đáng
nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường cho nên khi
phát hiện thường đã ở giai đoạn nặng và gây nhiều hậu quả nặng nề cho mẹ và
bé. TCSS có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người
mẹ cũng như mối quan hệ giữa người mẹ với các thành viên khác trong gia
đình, đặc biệt là với đứa con vừa mới sinh ra đời, có thể ảnh hưởng lên sự phát
triển về cảm xúc, tâm lý, nhân cách và trí tuệ ở trẻ sau này [4]. Một trong những


2
hậu quả trầm trọng của TCSS là người phụ nữ có thể xuất hiện những ý nghĩ,
hành vi tự sát, tự hủy hoại bản thân mình và nguy hiểm hơn nữa là họ có thể
giết chết cả đứa con họ vừa sinh ra đời.

Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề TC ở nhiều địa điểm như
ở bệnh nhân cao huyết áp của Lý Phương Hoa, phụ nữ mãn kinh của Nguyễn
Ngọc Huyền, sinh viên của Nguyễn Trọng Hiếu,... nhưng về TC ở phụ nữ sau
sinh ở huyện Thạnh Phú vẫn chưa được tìm hiểu. Với mong muốn tìm hiểu rõ
những vấn đề nêu trên giúp phụ nữ sau sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe
mạnh, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình trầm cảm sau
sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh 6 tháng đầu tại huyện Thạnh Phú
năm 2018” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ 6 tháng đầu sau sinh tại huyện
Thạnh Phú năm 2018.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan trầm cảm sau ở phụ nữ 6 tháng đầu sau
sinh tại huyện Thạnh Phú năm 2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm của phụ nữ sau sinh
1.1.1 Những thay đổi cơ thể phụ nữ sau sinh
- Thay đổi ở tử cung:
+ Thay đổi ở thân tử cung: Sau khi đẻ, tử cung thay đổi rất rõ ràng, trên lâm
sàng nhận thấy 3 hiện tượng: (1)Sự co cứng tử cung sau sổ rau, tử cung co cứng
để thực hiện tắc mạch sinh lí, trên lâm sàng tử cung co thành khối chắc gọi là
khối an toàn. (2) Sự co bóp tử cung trong những ngày đầu sau đẻ, tử cung có
những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài. Trên lâm sàng thỉnh thoảng sản
phụ có cơn đau tử cung và sau mỗi cơn đau có ít máu cục và sản dịch chảy ra
ngoài qua đường âm đạo. (3) Sự co hồi tử cung: Ngay sau khi đẻ tử cung ở trên
khớp vệ khoảng 13cm và cứ trung bình mỗi này tử cung co hồi được khoảng
1cm, nhưng trong những ngày đầu tử cung co hồi nhanh hơn và 13 ngày sau đẻ

thường không sờ được tử cung trên khớp vệ nữa. [2]
+ Thay đổi ở cơ tử cung:Lớp cơ ở thân tử cung sau đẻ dày khoảng 1cm nhưng
sau đó mỏng dần do sự đàn hồi của các sợi cơ, một số sợi cơ thoái hoá mỡ và
tiêu đi.
+ Thay đổi ở phúc mạc tử cung và thành bụng: Sau đẻ tử cung co nhỏ lại,
lớp phúc mạc cũng co lại thành nhiều lớp nhăn, và những nếp nhăn này dần dần
sẽ mất đi nhanh chóng vì phúc mạc co đi và teo lại. Ở thành bụng, các vết rạn
da vẫn còn tồn tại, các cơ thành bụng cũng co dần lại. Các cân và đặc biệt cân
cơ thẳng to cũng co dần lại nhưng thành bụng vẫn nhão hơn so với khi chưa có
thai, đặc biệt là ở những người đẻ nhiều lần, đẻ thai to, đa ối.
+ Thay đổi ở niêm mạc tử cung: Niêm mạc tử cung sau đẻ sẽ diễn biến qua
2 giai đoạn: (1) Giai đoạn thoái triển: Trong 14 ngày đầu sau đẻ, các ống tuyến


4
và các sản bào thoát ra ngoài cùng với sản dịch. (2) Giai đoạn phát triển: Các
tế bào trụ trong các đáy tuyến sẽ phát triển dưới ảnh hưởng của Estrogen và
Progesteron, khoảng 6 tuần đầu để niêm mạc tử cung được tái tạo hoàn toàn và
thực hiện chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau đẻ.
- Thay đổi ở các phần phụ âm đạo âm hộ: Các dây chằng tử cung, vòi trứng,
buồng trứng sau khi đẻ dần dần trở lại bình thường về hướng, vị trí và độ dài.
Âm hộ, âm đạo bị giãn căng trong khi đẻ cũng co dần lại vào khoảng15 ngày
sau đẻ trở lại bình thường.Màng trinh sau đẻ bị rách chỉ còn di tích của rìa màng
trinh.[2]
- Thay đổi hệ tiết niệu: Sau khi đẻ không những thành bàng quang bị phù nề
xung huyết mà còn cả hiện tượng xung huyết dưới niêm mạc bàng quang. Hơn
nữa bang quang có hiện tượng tăng dung tích và mất nhậy cảm tương đối với
áp lực của lượng nước tiểu trong bàng quang vì vậy phải theo dõi hiện tượng
bí đái, hoặc đái sót nước tiểu sau đẻ. Tác dụng gây liệt cơ của thuốc mê, đặc
biệt là gây tê tuỷ sống, rối loạn thần kinh chức năng tạm thời của bàng quang

cũng là các yếu tố góp phần ứ nước tiểu và vi khuẩn niệu ở một bàng quang bị
chấn thương cộng thêm bể thận và niệu quản bị giãn tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho nhiễm trùng đường niệu sau đẻ phát triển. Bể thận và niệu quản
bị giãn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau đẻ từ 2-8 tuần lễ. [2]
- Thay đổi ở vú: Vú được phát triển mạnh sau khi đẻ, vú to lên lên, núm vú dài
ra, tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, các tuyến sữa phát triển to lên để tiết sữa mà
trên lâm sàng gọi là hiện tượng xuống sữa. Hiện tượng này thường xảy ra sau
đẻ 2-3 ngày, cơ chế của sự xuống sữa là: Sau đẻ nồng độ Estrogen tụt xuống
đột ngột.[2]
- Thay đổi tâm lý: dễ xúc động, nhạy cảm, khó ngủ,…


5
1.1.2 Chăm sóc phụ nữ sau sinh
- Chăm sóc ngay sau đẻ: Trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ cần theo dõi tình
trạng toàn thân của mẹ để phát hiện sớm tình trạng choáng sản khoa hoặc
choáng mất máu. Theo dõi mạch, huyết áp, xoa đáy tử cung qua thành bụng đẻ
xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ, đánh giá lượng máu chảy ra ngoài âm
đạo 15 phút 1 lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.
- Chăm sóc về tinh thần: Cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý
của người phụ nữ, cũng là một biến động về tình cảm, cuộc sống của người phụ
nữ. nhất là cuộc đẻ không theo ý muốn của người mẹ. Vì vậy, chăm sóc hậu
sản cần phải được quan tâm một cách chu đáo về mọi mặt. Động viên giải thích
cho sản phụ yên tâm, không bận tâm lo lắng sau cuộc đẻ, đặc biệt là những cuộc
đẻ không phù hợp với ý muốn của con người.
- Đảm bảo những điều kiện vệ sinh tốt: Buồng chăm sóc sau sinh phải sạch sẽ,
yên tĩnh, thoáng mát phù hợp với từng mùa
- Chăm sóc vú: Luôn luôn giữ cho đầu vú, vú sạch sẽ, để tránh nhiễm khuẩn,
nứt kẻ đầu vú. Khuyên sản phụ cho trẻ bú sớm để kích thích bài tiết sữa và làm
cho tử cung co hồi tốt (do phản xạ đầu vú, tuyến vú ). Nếu có hiện tượng tắc tia

sữa,cần phải dùng mọi cách để thông ngay như: vắt sữa, hút sữa để đề phòng
tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú.Nếu có nứt kẻ đầu vú: ngừng cho bú, rửa sạch đầu
vú, thấm khô, bôi glyceron borat 5%.
- Tắm rửa: lau mình bằng nước ấm từ ngày thứ hai sau đẻ hoặc có thể tắm bằng
cách dội nước, tránh tắm ở những nơi có gió lùa hoặc tắm bằng cách ngâm
mình trong nước.
- Chế độ ăn, mặc: Ăn phải đủ chất đạm, glucid, lipid, muối khoáng và các
vitamin, mục đích để nuôi dưỡng cơ thể tốt đảm bảo đủ sữa cho con bú, chỉ nên


6
kiêng các chất kích thích như rượu, chè, càphê..Quần áo mặc rộng rãi, sạch,
không nên mặc quần áo quá chật.
- Vấn đề giao hợp: Cần phải tránh trong thời kỳ hậu sản (6 tuần đầu sau sinh).
1.2. Một số khái quát chung về rối loạn trầm cảm
1.2.1. Khái niệm về trầm cảm
Trầm cảm (TC) được biết đến là một rối loạn khí sắc, có đặc điểm chung
là bệnh nhân buồn rầu, chán nản, mất sự hứng thú hoặc niềm vui, mất sinh lực,
cảm thấy tội lỗi hoặc cảm thấy tự ti, khó ngủ hoặc mất ngon miệng, khả năng
làm việc kém và khó tập trung. Những triệu chứng này có thể trở thành mãn
tính hoặc tái phát và làm mất sức khỏe nghiêm trọng, giảm sút khả năng lao
động, học tập, thích ứng cuộc sống, dễ dẫn tới lạm dụng thuốc, nghiện rượu,
ma túy và đặc biệt là vấn đề tự sát. [3], [4]
1.2.2.Các khái niệm khác nhau liên quan đến bệnh trầm cảm
Khái niệm cảm xúc: Cảm xúc là một quá trình hoạt động tâm thần biểu
hiện thái độ của con người đối với các kích thích bên ngoài cũng như bên trong
cơ thể, là thái độ của con người đối với sự diễn biến của thực tế, của môi trường
sống, nó mang tính chất tạm thời. Cảm xúc bắt nguồn từ các kích thích trên
giác quan, thể hiện các đặc điểm của nhân cách, mang tính chất xã hội và giai
cấp.[3]

Khái niệm rối loạn cảm xúc: Rối loạn cảm xúc là sự hình thành tính cách
và xu hướng hành vi của một cá nhân gắn liền với sự đảo lộn lớn về mặt cá
nhân và xã hội. Rối loạn cảm xúc là một bệnh tâm thần ranh giới biểu hiện bằng
những nét tính nết bệnh lý đặc biệt, cảm xúc mất thăng bằng, rối loạn sự thích
nghi của cá nhân với môi trường và các mối quan hệ bình thường với người
xung quanh.


7
Khái niệm khí sắc: Là trương lực của cảm xúc. Biểu hiện của cảm xúc
qua thời gian dài do đó mang tính chất ổn định.
Khái niệm rối loạn khí sắc: Rối loạn khí sắc là trạng thái bệnh lý biểu
hiện qua cảm xúc tăng hoặc giảm trong một thời gian có thể vài ngày, vài tuần
lễ hay lâu hơn, nó mang tính chất ổn định. Nó có thể rối loạn trầm cảm đơn
thuần hoặc xen kẽ với những rối loạn hưng cảm hoặc rối loạn khí sắc ở mức độ
cao, trong thời gian dài hoặc có những rối loạn hành vi tác phong rõ rệt làm cho
bệnh nhân mất khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và không thích ứng với
môi trường xung quanh.
Khái niệm rối loạn lo âu: Là sự sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân,
do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần
khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh nhân không
thể kiểm soát được, biểu hiện vững chắc, mạn tính và khuếch tán, thậm chí có
thể xảy ra dưới dạng kịch phát.
1.2.3. Nguyên nhân của trầm cảm
Do sang chấn tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp gây TC. Trong gia
đình: xung đột giữa các thành viên trong gia đình, có người bị bệnh nặng hoặc
kéo dài, có người chết, các khó khăn về kinh tế. Trong công việc: khó khăn,
xung đột hoặc thất bại trong công việc, mất việc làm. Trong mối quan hệ xã
hội: xung đột, chia tay với bạn bè, người yêu. [6]
Do bệnh lý của cơ thể: Bệnh thực thể não như chấn thương sọ não, viêm

não, u não..., những rối loạn và tổn thương cấu trúc não này làm giảm ngưỡng
chịu đựng stress của cơ thể hay các bệnh mạn tính làm bệnh nhân giảm khả
năng hoạt động và có cái nhìn bi quan về sức khỏe và tương lai, như đái tháo
đường, cao huyết áp, thận, tim. [6]


8
Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần: như
Heroin, Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá... Đặc điểm chung của các chất
này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau
đó thường rơi vào trạng thái TC, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế các hoạt
động tâm thần (giai đoạn ức chế).
Nguyên nhân nội sinh: trong một số giai đoạn phát triển của con người,
có những giai đoạn do sự thay đổi của các nội tiết trong cơ thể làm người ta dễ
mắc rối loạn TC như: phụ nữ ở giai đoạn mang thai, sau sinh hoặc thời kỳ mãn
kinh. Bên cạnh đó còn có thể do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền
thần kinh trong não như Serotonin, Noradrenalin, Dopamin,… thường dẫn đến
TC thầm lặng, có thể có ý định và hành vi tự sát, kèm theo các rối loạn loạn
thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến,…Loại TC này thường điều trị
rất khó khăn và dễ tái phát.
Do tính cách của con người: Những người có tính cách bi quan hóa các
vấn đề: những người luôn bi quan, tự ti, họ luôn nhìn thấy các mặt xấu, mặt tiêu
cực, mặt thất bại của bản thân, gia đình và xã hội hay những người thu mình ít
tiếp xúc với xung quanh.
Ngoài những nguyên nhân chính trên, các nhà nghiên cứu cho thấy TC
có liên quan đến yếu tố gia đình và di truyền. Tuy nhiên không phải lúc nào
cũng tìm được nguyên nhân gây ra TC vì có khoảng 10% TC không tìm thấy
được nguyên nhân.
1.2.4. Phân độ và đánh giá trầm cảm


Trong lĩnh vực lâm sàng, có nhiều thang điểm trắc ngiệm tâm lý để đánh
giá các mức độ rối loạn TC như Beck, HAM-D,….trong đó có thang EPDS là
thang đo đánh giá TCSS. Đây là thang điểm dùng để đánh giá các triệu chứng
trầm cảm của bà mẹ trong thời gian sau sinh. Thang điểm gồm 10 câu hỏi, mỗi


9
câu hỏi có 4 lựa chọn với điểm số từ 0 đến 3, bà mẹ đánh dấu vào một câu mà
mình lựa chọn. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (từ 0 đến 30 điểm). Những bà
mẹ nào có số điểm ≥ 13 được chẩn đoán là trầm cảm sau sinh. Thang EPDS tập
trung vào các triệu chứng trầm cảm đặc hiệu của thời gian sau sinh. Độ tin cậy
của thang đo theo nghiên cứu tại thành phố Huế là 0,82. [7]
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD-10 (International
Classification of Disease): Bệnh nhân thường phải chịu đựng ba triệu chứng
đặc trưng:[3], [17]
1. Khí sắc trầm
2. Mất mọi quan tâm thích thú
3. Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
1. Giảm sút tập trung và chú ý
2. Giảm sút tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định
3. Ý tưởng buộc tội và không xứng đáng
4. Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
5. Ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát
6. Rối loạn giấc ngủ
7. Rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống) và thay đổi
trọng lượng cơ thể (5%/ tháng)
Thời gian tối thiểu của cả giai đoạn xuất hiện triệu chứng TC phải kéo dài ít
nhất 2 tuần.
Dựa vào số lượng các triệu chứng đặc trưng và các triệu chứng phổ biến

của TC hiện có ở bệnh nhân, dựa vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng,
cũng như thời gian diễn biến của giai đoạn TC, người ta chia ra ba mức độ nhẹ,
vừa và nặng.


10
Bảng 1.1: Bảng phân loại mức độ của một giai đoạn trầm cảm theo ICD-10
XẾP LOẠI

TRẦM CẢM TRẦM CẢM TRẦM CẢM

TRẦM CẢM

NHẸ

VỪA

NẶNG

Ít nhất 2

Ít nhất 2

Cả 3

Ít nhất 2

3 hoặc 4

Ít nhất 4


Triệu chứng chủ yếu
(đặc trưng)
Triệu chứng thứ yếu
(phổ biến)

Độ nặng của triệu chứng

Thời gian của bệnh

Không có triệu
chứng nặng

Ít nhất 2 tuần

Có thể có một Tất cả các triệu
số triệu chứng chứng
nặng
Ít nhất 2 tuần

đều

nặng
2 tuần hoặc ít
hơn

1.2.5 Điều trị
Nguyên tắc: Cắt cơn TC bằng thuốc chống TC hoặc sốc điện
- Điều trị các triệu chứng loạn thần nếu có
- Điều trị chống tái phát bằng thuốc chống TC

- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân TC
Phương pháp: tùy theo mức độ bệnh và đáp ứng của người bệnh mà có
thể điều trị bằng thuốc, tâm lý hay sốc điện hoặc điều trị kết hợp.
Đa số TC đều điều trị khỏi, nhưng có 25% không đáp ứng với điều trị.
TC là một bệnh mạn tính, vì thế cần điều trị kéo dài. Đối với phụ nữ mang thai
việc sử dụng hay ngừng sử dụng thuốc phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển của thai nhi.
1.2.6. Phòng bệnh [9]


11
- Tổ chức lao động hợp lý.
- Tổ chức đời sống thích hợp.
- Giáo dục thích hợp trong gia đình, nhà trường, tập thể và xã hội .
- Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý.
- Hạn chế và loại trừ các bệnh cơ thể.
1.3. Một số yếu tố liên quan trầm cảm sau sinh
1.3.1. Yếu tố cá nhân
Thay đổi sinh lý: sự thay đổi sinh lý cơ thể làm người mẹ căng thẳng, lo
lắng. Đặc biệt, sự thay đổi nội tiết, thần kinh làm rối loạn các chất kiểm soát
cảm xúc, thăng bằng cơ thể từ đó người mẹ tăng nguy cơ bị TC.
Tiền sử trầm cảm: Một nửa số người đã từng bị TC một lần, sẽ có thể
phát triển thêm những đợt TC khác. Và nếu người đó đã từng bị 2 đợt TC, thì
nguy cơ tái phát của bạn sẽ tăng lên thành 80% và từng bị 3 đợt TC, thì nguy
cơ các triệu chứng quay trở lại sẽ là 90%.
Hoàn cảnh khi sinh con: Mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ đơn thân, hoặc
việc sinh đẻ mang lại cho họ quá nhiều phiền toái trong cuộc sống như những
vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính… điều đó góp phần làm tăng hiện
tượng TCSS.
Phụ nữ bị bạo hành, lạm dụng: Bị bạo hành, lạm dụng sức lao động, tình

dục, bị đối xử thiếu tôn trọng có thể khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, bất
lực và cô lập. Đó là những nguyên nhân trực tiếp khiến họ gặp TC.
Bệnh lý mắc phải: tiền sử bệnh lý nội khoa (tỷ lệ TC liên quan các bệnh
lý như ung thư 20-40%, tai biến mạch máu não: 25-35%, bệnh tim mạch 1525%, bệnh thận 20%, đái tháo đường15%,…hiến cho những bà mẹ thường lo


12
lắng, sợ hãi, ám ảnh vì thế họ dễ rơi vào trạng thái ức chế tăng khả năng mắc
bệnh TC.
Kết quả cuộc đẻ: sinh thường, sinh mổ, tình trạng của cả mệ và bé…
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hiệp, Lê Minh Nguyệt nghiên cứu “Khảo
sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến
khám tại bệnh viện Từ Dũ” kết quả cho thấy những sản phụ có thai lưu hoặc có
con dị tật bẩm sinh có nguy cơ bị TC trước sinh cao gấp 3,7 lần những sản phụ
không có. [8]
1.3.2. Yếu tố gia đình
Di truyền: TC cũng có thể bị di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Tỷ
lệ TC cao nhất trong số những người có mối liên hệ thứ nhất với người bệnh.
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận ở các cặp bố mẹ bị rối loạn TC thì có tới 50-70%
các trường hợp con cái của họ cũng mắc bệnh TC. Còn có ít nhất bố hoặc mẹ
mắc bị rối loạn cảm xúc (thường là TC) thì tỷ lệ mắc là 50%. Điều này thể hiện
rõ ở các cặp sinh đôi như tỷ lệ bệnh ở những người sinh đôi cùng trứng là 65%75%, trong khi ở sinh đôi khác trứng là 14%-19%. Theo trường Y Stanford
một người có người thân bị TC có nguy cơ bị TC tăng gấp 5 lần. Vì thế nếu gia
đình người mẹ có người có tiền sử bị TC, cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và
dễ bị TC hơn.
Tình trạng hôn nhân, hạnh phúc gia đình: Bất kỳ một biến động nào
trong cuộc sống như ly thân, ly dị, sống cô độc, đời sống hôn nhân không hạnh
phúc, thiếu sự chia sẻ của người chồng,... những điều đó xảy ra trong giai đoạn
sau sinh đều có thể dẫn tới TC.
Sang chấn tâm lý liên quan đến người thân: Mất đi người thân yêu như

ông bà, cha, mẹ, anh chị em, chồng; hay không được sự quan tâm, lo lắng yêu
thương của người thân tăng khả năng bị TCSS.


13
Áp lực về giới tính thai nhi: Mong muốn từ gia đình về giới tính của em
bé có thể làm người mẹ căng thẳng, lo lắng,… tăng nguy cơ TCSS.
Tình trạng kinh tế gia đình: Tình trạng thu nhập thấp và đặc biệt dưới
mức nghèo khổ bị stress nhiều nhất. Ngoài ra, nợ nần là yếu tố chủ yếu gây tình
trạng tâm lý căng thẳng, hình thành các rối loạn tâm thần đối với những người
nhạy cảm như phụ nữ sau sinh thúc đẩy hoặc tăng cảm giác tội lỗi trước đó dẫn
đến TCSS.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hiệp, Lê Minh Nguyệt nghiên cứu “Khảo
sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến
khám tại bệnh viện Từ Dũ” kết quả cho thấy có sự liên hệ TC với chồng thường
xuyên vắng nhà (OR = 3,942, KTC 95% = 1,240 – 12,531), tình trạng kinh tế
của sản phụ (OR = 2,127; KTC 95% = 1,151 – 3,931), mâu thuẫn với gia đình
chồng (OR = 3,836; KTC 95% = 1,076 – 13,676). [8]
1.3.3. Yếu tố cộng đồng và xã hội
Mâu thuẫn hàng xóm: Những mâu thuẫn với hàng xóm góp phần tạo nên
những căng thẳng đè nặng lên người phụ nữ từ tác động thay đổi tâm lý tăng
nguy cơ TCSS.
Nghề nghiệp: Những người có việc làm ổn định có tỷ lệ TC thấp hơn
những người thất nghiệp (TC cao gấp 3 lần) hay việc làm không ổn định, những
người làm việc ở môi trường độc hại, nguy hiểm tỷ lệ TC cao hơn ở những môi
trường khác.
1.4.

Tình hình trầm cảm trên thế giới và Việt Nam


1.4.1. Tình hình trầm cảm trên thế giới
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý phổ biến và ngày càng gia tăng trên
thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020 rối loạn TC sẽ


14
đứng thứ 2 về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch, tỉ lệ mắc
TC chung là 3% - 5%, tỷ lệ mắc phải trong đời là 15-25% dân số, toàn cầu
hiện có trên 350 triệu người bị TC với các mức độ khác nhau. Cuộc sống hiện
đại đem lại cho con người nhiều sự tự do về vật chất, tinh thần nhưng cũng đẩy
không ít người đến những nỗi buồn khó giải thích, để rồi đối mặt với các nguy
cơ vô cùng nguy hiểm.
Ở Canada, theo Scott B Patten (2006), tỷ lệ TC chung trong cả cuộc đời
là 12,2%, TC trong năm qua là 4,8%, TC trong 30 ngày qua là 1,8%. TC chủ
yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) hơn ở nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc TC cao nhất ở
nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Người kết hôn có tỷ lệ thấp
nhất (2,8% so với người không kết hôn là 5,3%, người ly dị là 6,5%). [16]
Theo nghiên cứu F.H. Al Dallal1 and I.N. Grant (2012) tỷ lệ TCSS là
37,1%. Có mối quan hệ quan trọng với một số yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội,
tiền sử có triệu chứng TC và nhận thức thiếu sự hỗ trợ từ người chồng. [14]
Theo một nghiên cứu của Nancy Byatt Đại học Massachusetts năm 2013
thực hiện nghiên cứu “Trầm cảm và lo âu trong số bệnh nhân nội trú chuyên
khoa phụ sản có nguy cơ cao” cho kết quả người không có tiền sử về một sức
khỏe tâm thần sẽ có 21 % bị TC. Phụ nữ có tiền sử điều trị sức khỏe tâm thần
hoặc chẩn đoán có nhiều khả năng bệnh TC và lo âu sau sinh hơn so với những
người không có tiền sử bệnh tâm thần. [15]
1.4.2. Tình hình trầm cảm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, một năm số người tự tử do trầm cảm ở Việt Nam lên đến
36.000 - 40.000 người. Hiện có khoảng 30% dân số bị rối loạn tâm thần, trong
đó trầm cảm chiếm tới 15-25%. Các trường hợp tự tử hầu hết đều do rối loạn

tâm thần, trong đó 75% trầm cảm. Hiện nay, 85% bệnh nhân ung thư bị trầm
cảm. Với người mắc đái tháo đường chưa kiểm soát, tỷ lệ này cũng tương tự.


15
Bệnh nhân đang được điều trị ổn định về đường huyết tỷ lệ trầm cảm điển hình
là 25%. Trầm cảm làm tăng gấp đôi nguy cơ chết ở người mắc đái tháo đường
và ngược lại. Tỷ lệ mắc cả đời là 15% trong dân chúng và có thể lên đến 25%
ở giới nữ, hay gặp ở lứa tuổi từ 18-45. Đây chính là nguyên nhân gây suy giảm
các chức năng nghề nghiệp, xã hội thứ hai sau các bệnh lý tim mạch.[13]
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và Lê Minh Nguyệt (2008) thực hiện
nghiên cứu “ Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có thai kỳ
nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ” cho thấy TCSS là 21,6%, với bệnh
lý nội khoa là 20,5%, liên quan với yếu tố sản khoa bất thường gây TC trên đối
tượng này là 20,5%. Những sản phụ có thai lưu hoặc con có dị tật bẩm sinh có
nguy cơ TC cao gấp 3,7 lần những sản phụ không có tình trạng trên (p<0,05;OR
= 3,712; KTC 95% = 2,111 – 6,527). Ngoài ra còn có sự liên quan với việc
chồng vắng nhà, sinh con như mong đợi, tình trạng sức khỏe của bé, tình trạng
kinh tế gia đình, mâu thuẫn gia đình cũng liên quan TCSS ở những thai phụ có
TKNCC. [8]
Theo tác giả Lương Bạch Lan, Huỳnh Khánh Trang (2009) thực hiện
nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có trẻ
gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương”. Trong nghiên cứu này, tác giả có
dùng thang đo EPDS ≥13 điểm thì tỷ lệ TCS là 11,6%, KTC 95% (7,88 –
15,31).[10].
Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nguyễn Lan Vy (2017) thực hiện
nghiên cứu tại thành phố Bến Tre “Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh bằng
thang EPDS và các yếu tố liên quan trên phụ nữ có con từ 0 đến 12 tháng tuổi
tại thành phố Bến Tre năm 2017” với tỷ lệ TCSS là 35 %.[13]
1.4.3. Đặc điểm nơi nghiên cứu



16

Thạnh Phú là một trong những vùng giáp biển của tỉnh Bến Tre. Huyện
bao gồm 18 xã/ thị trấn. Với điều kiện địa lý nằm ven biển, Thạnh Phú xác định
kinh tế thủy sản và nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn. Những năm gần đây, nhờ
phát huy đúng thế mạnh mà tạo điều kiện phát triển bền vững. Kinh tế phát
triển tạo điều kiện nâng cao chất lượng người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó,
việc sinh con của người phụ nữ cũng được quan tâm chú trọng hơn. Nhưng đôi
khi, vì thiếu sự hiểu biết mà người dân chỉ quan tâm về mặt vật chất, trong khi
họ quên đi yếu tố quan trọng là chăm sóc tinh thần cho người phụ nữ sau sinh.
Nhằm khảo sát và giúp người dân có cái nhìn cũng như sự hiểu biết hơn về
TCSS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ sau sinh 6 tháng đầu trên địa bàn

huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Phụ nữ sau sinh 6 tháng đầu sống trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại mẫu
- Phụ nữ sau sinh bị câm, điếc, không hiểu và không nói được Tiếng Việt.
- Phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm thần cấp, chậm phát triển trí tuệ.
2.2.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2-8/2018.
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô
tả.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu:
2
n = 𝑍1−
∝ ×
2

Trong đó:

𝑝×(1−𝑝)
𝑑2

n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có
Z: là ước lượng khoảng tin cậy



18
α: là mức ý nghĩa thống kê
d: độ chính xác (hay sai số cho phép)
p: trị số mong muốn của tỷ lệ
Chọn:

α= 0,05 thì 𝑍1−∝ = 1,96 (với độ tin cậy 95%)
2

d=0,07
p=0,35. Theo tác giả Huỳnh Nguyễn Lan Vy (2017) thực
hiện nghiên cứu “Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh bằng thang EPDS và
các yếu tố liên quan trên phụ nữ có con từ 0 đến 12 tháng tuổi tại thành phố
Bến Tre năm 2017” với tỷ lệ TCSS là 35 %.[13]
Thay vào công thức trên ta được: n=1,962×

0,35×(1−0,35)
0.07x2

= 178 mẫu.

Ước chừng khoảng 5% dữ liệu không hoàn thành vì thế tôi chọn cỡ mẫu
sau khi làm tròn là 187 mẫu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
2.4.

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu


2.4.1. Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ
câu hỏi soạn sẵn
2.5.

Nội dung nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng
- Tuổi: biến định lượng, được tính bằng cách lấy năm hiện tại trừ đi năm
sinh (tính theo năm dương lịch) của đối tượng, sau đó chia thành 3 nhóm:
+ < 18 tuổi
+ 18–35 tuổi
+ > 35 tuổi
- Dân tộc: biến định danh, gồm các giá trị:


×