Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích tố chất và kỹ năng lãnh đạo của CEO ngân hàng VIB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.63 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CEO NGÂN
HÀNG VIB
Trong bất kỳ tổ chức nào, người lãnh đạo đều là nhân tố quyết định đến
sự thành công, thất bại của tổ chức đó. Đặc biệt với Việt Nam đang trong thời
kỳ mới phát triển nền kinh tế thị trường, từng bước tham gia hội nhập nền kinh
tế thế giới, vai trò của nhà lãnh đạo càng thể hiện rõ ràng tính chất quyết định
này.
Có rất nhiều khái niệm về lãnh đạo khác nhau, theo các cách tiếp cận, nghiên
cứu khác nhau, nhưng chung lại có thể khái quát: “Lãnh đạo là quá trình gây
ảnh hưởng đối với người khác để họ hiểu và nhất trí với những việc cần phải
làm, cách thực hiện hiệu quả những việc đó, và quá trình thúc đẩy các nỗ lực
của cá nhân và tập thể để được được mục tiêu chung.” - TS. Anthony Robert
Sanichara. Để thực hiện được quá trình lãnh đạo người lãnh đạo phải có các tố
chất và kỹ năng lãnh đạo nhất định. Tố chất lãnh đạo là các đặc điểm cá nhân
khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị của
nhà lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là khả năng làm một việc gì đó theo một cách
có hiệu quả. Tố chất và kỹ năng của một người bị quy định bởi yếu tố học hỏi,
rèn luyện và di truyền tự nhiên.
Trên cơ sở hoạt động của đơn vị nơi tôi đang làm việc và lý thuyết về tố chất và
kỹ năng lãnh đạo, trong phạm vi bài viết này tôi sẽ phân tích một số vấn đề cơ
bản trong thực tế lãnh đạo của ông Ân Thanh Sơn, CEO của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), là lãnh đạo được đánh giá rất thành
công khi chỉ trong vòng 3 năm đã tiến hành tái cơ cấu thành công và đưa VIB
vào câu lạc bộ Ngân hàng thương mại cổ phần có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng
năm 2010 (gấp 3 lần lợi nhuận 3 năm trước đó - 2007) tại thị trường Việt Nam.
Cũng trong 2010, lần đầu VIB là 1 trong 2 Ngân hàng duy nhất đã vinh dự đứng
trong Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc năm 2010 trong


khuôn khổ giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Vietnam Top Trade
Services Awards do Bộ Công thương trao tặng.


Thực tế quá trình lãnh đạo của ông Sơn thể hiện rất rõ các tố chất và kỹ năng
lãnh đạo của mình, trong đó tôi sẽ phân tích một số tố chất và kỹ năng chính có
tính quyết định đến thành công này trong phạm vi môn học Phát triển khả năng
lãnh đạo.
Các tố chất lãnh đạo:
1. Tính quyết đoán và tự tin:
Người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng gánh vác những công việc
khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho mình. Những người
lãnh đạo có kỳ vọng cao đối với chính mình thường có kỳ vọng cao đối với
nhân viên cấp dưới (Kouzes & Posner, 1987). Chính vì tự tin nên ông Sơn đã
đưa ra các kỳ vọng rất cao cho mình, cho nhân viên với những quyết đoán kịp
thời chính xác đã giúp nhân viên tự tin hơn, nhiệt tình và triển khai thành công
các kế hoạch mục tiêu thách thức. Bản thân ông Sơn chính là người chịu trách
nhiệm cao nhất, nhiệm vụ khó khăn nhất về mình trong thời tái cấu trúc của
VIB. Ông Sơn được mọi người đánh giá là CEO quyết đoán, giám chịu trách
nhiệm nhất từ trước đến nay của VIB.
2. Kiên trì và nhất quán:
Việc tái cấu trúc theo mô hình mới, liên quan trực tiếp đến vấn đề thay đổi.
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng rất khó khăn và thường bị chống đối. VIB triển tái
cấu trúc toàn diện nên sự thay đổi là rất lớn từ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân đều thay đổi. Do
đó sự phản đối là rất nhiều. Đối diện với thách thức này, lãnh đạo không hề thay
đổi mà nhất quán thực hiện, kiên trì triển khai từng bước chắc chắn theo lộ trình
đã định, không nóng vội. Trong quá trình chuyển đổi đã không ít nhân sự cao
cấp, trung cấp phản đổi, thậm chí chuyển việc nhưng lãnh đạo không hề lao

2


lúng giữ vững quan điểm lập trường và kiên trì đến cùng để đạt mục tiêu của tổ

chức. Sau nay lại đã có rất nhiều người lại quay về làm việc lại cho VIB. Nếu
không kiên trì và nhất quán chắc chắn quá trình này không thành công như thực
tế một số ngân hàng khác đã gặp phải tại Việt Nam, sau một thời gian dài triển
khai mô hình kinh doanh mới thì gần như lại quay về mô hình truyền thống ban
đầu.
3. Học hỏi và chịu đựng áp lực công việc:
Trong môi trường đầy biến động, trong đó cá tổ chức phải liên tục thích ứng,
đổi mới chính mình thì người lãnh đạo phải linh hoạt trong việc học hỏi từ
những thất bại, sai lầm, thay đổi quan điểm và lòng tin và điều chỉnh lại mô
hình tâm lý của mình. Đồng thời người lãnh đạo luôn là người chịu nhiều áp lức
công việc nhất về cả khối lượng công việc cũng như trách nhiệm công việc
trước nhân viên, trước tổ chức của mình, trước cổ đông và trước xã hội. Một
trong những tố chất quan trọng cho sự lãnh đạo thành công trong môi trường
luôn biến động là khả năng học hỏi, thích ứng với thay đổi và chịu được áp lực
công việc. Sức học và áp lực công việc của ông Sơn thực sự rất cao. Gần như
ngày nào cũng làm việc và học tập 14-18 tiếng không mệt mỏi. Là người ban
đầu không chuyên sâu về ngân hàng, nhưng với sức học hỏi nghiên cứu của
mình ông Sơn đã hiểu rất sâu các nghiệp vụ của ngân hàng như một chuyên gia.
Chính lỗ lực học hỏi tiếp cận cái mới, điều chỉnh tư duy, đúc rút kinh nghiệm đã
giúp ông triển khai thành công công cuộc chuyển đổi mô hình kinh doanh của
VIB theo cơ cấu hoàn toàn mới.
4. Liêm chính:
Tính liêm chính là yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa các cá nhân với nhau
và là yếu tố chính yếu để mọi người tin tưởng vào lãnh đạo. Khi một người
được coi là không đáng tin, người đó khó có thể duy trì được sự trung thành của
cấp dưới hoặc sự hợp tác và hỗ trợ của đồng sự, cấp trên. Đặc biệt trong hoạt
động ngân hàng ở Việt Nam quy trình quản trị còn hạn chế, xã hội có rất nhiều


tiêu cực, các cấp lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng thường hay lợi dụng để

trục lợi bằng những khoản vay ưu đãi, hay bố trí nhân sự không theo năng lực...
Trong thời gian lãnh đạo, ông Sơn đã thể hiện tính liêm chính rất cao và rõ ràng.
Không bao giờ có một áp lực nào đến các quyết định cho vay, bố trí nhân sự,
mua sắm của cấp dưới. Các cam kết của ông Sơn với nhân viên, với các bộ phận
đều được thực hiện đúng lời hứa. Do đó ông Sơn được mọi người rất tin tưởng
và trung thành của cấp trên và cấp dưới cũng như của các cơ quan quản lý nhà
nước. Có thể nói trong tình hình Việt Nam tệ nạn tham nhũng được coi là quốc
nạn thì người liêm chính như ông Sơn thật là hiếm có và là tố chất quyết định
rất lớn đến niềm tin của mọi người qua đó đã giúp ông triển khai tốt các nhiệm
vụ, mục tiêu đầy thách thức của tổ chức.
Kỹ năng lãnh đạo:
1. Các kỹ năng nhận thức:
Ở tầm lãnh đạo cấp cao này (CEO của VIB) có thể nói kỹ năng nhận thức là
kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng nhận thức của ông Sơn được thể hiện hầu hết
trên các lĩnh vực của tư duy như khả năng phân tích, tư duy logic, tư duy quy
nạp, tư duy suy diễn... Nó thể hiện bằng các quyết định, đánh giá sáng suốt phù
hợp và tiên đoán trước được diễn biến, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng. Đồng
thời các quyết định của ông cũng rất phù hợp thực tế nhưng lại có tính sáng tạo,
đổi mới rất cao. Kỹ năng nhận thức, tư duy chiến lược được thể hiện cụ thể qua
quá trình tái cấu trúc, thay đổi mô hình kinh doanh của VIB trong thời gian qua
đã được ông Sơn tổ chức triển khai thực hiện thành công. Kỹ năng này còn
được thể hiện trong việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu của
tổ chức cũng như định hướng hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn rất phù
hợp với thị. Thị trường Việt Nam do đang trong thời kỳ mới xây dựng nền kinh
tế thị trường mô hình còn chữa xác định được, cộng với quá trình hội nhập thế
giới nên kinh tế, xã hội rất biến động, trong đó ngành ngân hàng là ngành kinh
tế tổng hợp lại càng chịu nhiều sự tác động này. Do đó lãnh đạo phải có được kỹ
4



năng nhận thức mới có thể có chiến lược kinh doanh phù hợp và kịp thời thích
ứng với sự biến động vô cùng tại Việt Nam.
2. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
CEO phải là người có khả năng tiên lượng được những diễn biến hoạt động
trong tương lai và biết cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện để xử lý thành công
những diễn biến đã được tiên lượng đó. Do đó kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
là kỹ năng rất quan trọng để trờ thành nhà lãnh đạo thành công. Kỹ năng này
được thể hiện qua cách thức tổ chức, phân công công việc, xây dựng kế hoạch
cho các công việc và phân công, phối hợp triển khai các kế hoạch đó. Đồng thời
với quá trình tổ chức thực hiện là quá trình giám sát thực hiện kế hoạch và điều
chỉnh phù hợp với thực tế tình hình. Thông quá việc tổ chức công việc, lập kế
hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, CEO đã động viên và sử dụng hợp lý được
nguồn lực của VIB để mọi người cùng vì mục tiêu chung của VIB phần đấu. Thị
trường biến động rất lớn do ảnh hưởng của nền kinh tế, xã hội, chính trị trong
và ngoài nước, chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
không nhất quán, nặng tính mệnh lệnh hành chính. Cho nên hoạt động của
ngành ngân hàng tại Việt Nam những năm qua cực kỳ khó khăn, thách thức vì
không ổn định, không chủ động, bị các mệnh lệnh hành chính trái ngược hoàn
toàn với nguyên lý kinh tế thị trường điều chỉnh...
Tuy nhiên ông Sơn đã có những kế hoạch kinh doanh có tính tiên lượng rất
cao, có sẵn các kịch bản ứng phó rất phù hợp. Do đó kế hoạch kinh doanh các
năm với các mục tiêu đầy thách thức (BHAG) nhưng dưới sự tổ chức triển khai
các kế hoạch của CEO An Thanh Sơn VIB đều đạt được mục tiêu hàng năm.
Liên tục trong 3 năm các chỉ tiêu chính của VIB như tổng tài sản, lợi nhuận
trước thuế, mạng lưới chi nhánh năm sau đều tăng gấp đôi năm trước.
3. Kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng:


Các kỹ năng giao tiếp (còn gọi là các “kỹ năng xã hội”) bao gồm kiến thức
về hành vi của con người và các quá trình của nhóm, khả năng hiểu cảm xúc,

thái độ và động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ ràng và thuyết phục.
Ông Sơn là người đồng cảm, có sức lôi cuốn, hiểu biết xã hội, tế nhị, sự khéo
léo và có tính thuyết phục cao trong giao tiếp với mọi người. Do đó ông Sơn có
nhiều quan hệ ngoại giao rất thân thiết, có nhiều sự ảnh hưởng đối với người
khác và cũng được mọi người đồng cảm.
Tính thuyết phục và kỹ năng giao tiếp giúp cho ông thực hiện chiến lược ảnh
hưởng của mình một cách hiệu quả hơn. Ông Sơn cũng luôn thể hiện là người
biết lẵng nghe kể cả các ý kiến phản biện, phê bình từ đó xử lý rất tốt các quan
hệ cũng như điều chỉnh kịp thời công việc phù hợp hơn.
Do có kỹ năng giao tiếp tốt, có tư duy và liêm chính nên ông có khả năng truyền
cảm hứng rất tốt cho mọi người kể cả những vấn đề thách thức như các kế
hoạch kinh doanh giao cho đơn vị năm sau đều gấp đôi năm trước nhưng mọi
người đều tin tưởng đảm nhận vì được truyền niềm tin thành công từ ông.
4. Hiểu biết về công việc:
Ở tầm CEO nếu không hiểu biết về công việc sẽ dẫn đến các quyết định xa
rời thực tế, thậm chí trở thành rào cản cho hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Thực tế ông Sơn với sự hiểu biết sau về công việc của mình đã giúp ông
ra các quyết định rất thực tế và chính xác. Đồng thời các yêu cầu cần xử lý gấp
cũng được xử lý ngày rất quyết đoán vì ông rất hiểu việc tất cả các nghiệp vụ
của ngân hàng. Tuy lý thuyết cho rằng ở tầm CEO thì kỹ năng này không cần
cao. Nhưng thực tế hoạt động ngân hàng ở Việt Nam chưa CEO nào thành công
nếu không là người hiểu sâu về nghiệp vụ như một chuyên gia. Đó là đặc thù
hoạt động của ngành ngân hàng ở Việt Nam, vai trò của CEO buộc phải điều
hành xử lý trực tiếp rất nhiều nghiệp vụ. Đặc biệt trong số đó là các quyết định
cho vay là các quyết định khó nhất vì chứa đựng rủi ro rất cao, đòi hỏi sự am
hiểu rất sau về nghiệp vụ ngân hàng và các ngành kinh tế, xã hội liên quan. Để
6


lãnh đạo ngân hành thành công trong giai đoạn hiện nay cũng như nhiều thập

niên nữa tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải là người có hiểu biết công việc,
nghiệp vụ.
Qua phân tích các tố chất, kỹ năng lãnh đạo từ thực tế và lý thuyết như
trên chúng ta thấy để trở thành nhà lãnh đạo thành công phải có những tố chất
và kỹ năng lãnh đạo nhất định phù hợp với lĩnh vực và môi trường. Trong đó
các tố chất cơ bản phải có là sức khỏe để có thể chịu được áp lực công việc, tâm
lý ổn định, tự tin, quyết đoán, kiên trì và liêm chính. Các tố chất nhiều khi hoàn
toàn do tự nhiên sinh ra để thành nhà lãnh đạo. Nhưng chỉ với tố chất chưa thể
thành nhà lãnh đạo thành công mà để lãnh đạo thành công nhà lãnh đạo cần các
kỹ năng nhất định. Đó là các nhóm kỹ năng về nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ và
kỹ năng giao tiếp, mức độ quan trọng của các nhóm kỹ năng này phụ thuộc vào
vị trí lãnh đạo cao hay thấp, lãnh đạo cấp cao thì kỹ năng nhận thức đòi hỏi cao
hơn, lãnh đạo cấp thấp thì đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao hơn.
Những tố chất và kỹ năng này có được không hề đơn giản và nhiều khi là không
thể (các tố chất mang tình tự nhiên di truyền của con người). Do đó để trở thành
nhà lãnh đạo thành công thực sự là rất khó. Đặc biệt tại Việt Nam khi môi
trường pháp lý, kinh tế xã hội còn nhiều bất cập, đặc tính văn hóa khác biệt đòi
hỏi nhà lãnh đạo phải có những kỹ năng riêng biệt như năng lực về tâm linh (vì
văn hóa Việt Nam có rất nhiều yếu tố duy tâm), kỹ năng vận dụng pháp luật...
Tuy nhiên, khi một người thực sự đam mê trở thành nhà lãnh đạo, mong muốn
có quyền lực và khẳng định mình trong xã hội thì sẽ có động lực mãnh liệt để
phấn đấu, học tập rèn luyện nâng cao các kỹ năng, cải tạo bản thân từ đó có thể
trở thành những nhà lãnh đạo thành công.

Tài liệu tham khảo:
1. GRIGGS - MBA Program, Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của
Trường Đại học GRIGGS, 2010.


2. Bài giảng môn học Phát triển khả năng lãnh đạo của TS. Anthony Robert

Sanichara, Trường Đại học GRIGGS, Hoa Kỳ.
3. Gary Yukl. University at Albany, State University of New York. Leadership in
Organizations, Seventh Edittion. 2010.

8



×