Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

La nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt xiêm địa phương nuôi thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI VÀ CÁC ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM
ĐỊA PHƯƠNG NUÔI THỊT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI
MÃ NGÀNH: 9 62 01 05

Cần Thơ, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGHIÊN CỨU CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI VÀ CÁC ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM
ĐỊA PHƯƠNG NUÔI THỊT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG


TS. PHẠM NGỌC DU

Cần Thơ, 2018


XAC NHAN COA HOI DONG
Luan in "Nghien crfu cac mtrc nang luqug trao d6i va cac acid amin trong khau phin len
nang suat sinh truchg ctia vit Xiem dia phuong nu6i thit" do nghien crfu sinh Nguy6n
Thhy Linh thuc hien theo su huchg dan ctia PGS. TS. Nguy6n Thi Kim D6ng va TS.
Pham NgQc Du. Luan an da bao cao va duQc H©i d6ng thong.qua ngay 24/08/2018.
Nghien ctru sinh da hoin chinh luan an theo Nghi quyet ctia H©i d6ng va dugc Chtl tich
H©i d6ng ki6m tra phs duy?t theo su thy nhiem ctia H©i d6ng chain luan an ti6n si cfo

Truchg.

Tac gia luan an

Ngurd'i hu6'ng dan

--:-:-.i,i
Nguy6n Thdy Linh

PGS. TS. Nguy6n Thi Kim D6ng

.:,i!

TS. Pham Ng9c Du

CH0 TECH HOI DONG
Chain luan fn cap trurd.ng


`\`,cf!v..,:--Jct gdef ty gg424iir
PGS. TS. Nguy6n Thi Kim Khang


TÓM TẮT
Luận án được tiến hành trên 5 nội dung nghiên cứu, gồm một khảo sát hiện
trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh, nhằm cung cấp thông tin chung về
tình hình chăn nuôi vịt Xiêm, những thuận lợi và hạn chế, cũng như đưa ra các
giải pháp để phát triển nghề chăn nuôi vịt Xiêm tại địa phương. Những thông tin
có được là cơ sở để tiến hành 4 thí nghiệm về kỹ thuật chuyên môn của luận án.
Mục đích của các thí nghiệm nhằm xác định mức độ tối ưu của năng lượng trao
đổi (ME), mức protein thô (CP)-threonione, mức lysine-ME và phương thức nuôi
theo giới tính đến tăng trưởng, khối lượng cơ thể, chất lượng thân thịt của vịt
Xiêm địa phương từ 5 đến 12 tuần tuổi. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng xác định tỷ
lệ tiêu hóa các dưỡng chất và acid amin khảo sát ở chất thải và hồi tràng của các
khẩu phần thí nghiệm khác nhau của vịt Xiêm địa phương tăng trưởng.
Kết quả điều tra cho thấy tình hình chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh còn
rất hạn chế về quy mô, đầu tư và chế độ dinh dưỡng. Người dân chủ yếu nuôi
giống vịt Xiêm địa phương (68,2%) có ưu điểm về khả năng tận dụng thức ăn,
chất lượng thịt, giá bán và khả năng chống chịu bệnh. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy mức tiêu thụ dưỡng chất của vịt Xiêm được nuôi trong dân thấp hơn so
với nhu cầu vì người dân chủ yếu tận dụng nguồn phụ phẩm để chăn nuôi vịt.
Người dân rất tâm huyết và muốn phát triển chăn nuôi vịt Xiêm vì có thị trường
đầu ra thuận lợi (giá bán dao động từ 55.000-70.000 đ/kg), tuy nhiên họ cũng gặp
khó khăn trong quản lý dịch bệnh và nguồn cung cấp con giống có chất lượng tốt.
Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan có chức năng cần quan tâm hỗ trợ để phong
trào chăn nuôi vịt Xiêm ở Trà Vinh ngày càng phát triển.
Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 2 chỉ ra rằng khi nuôi vịt Xiêm địa
phương ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi thì khẩu phần có mức ME là 12,97 MJ/kg DM

thức ăn và 18% CP cho lượng dưỡng chất tiêu thụ, tăng khối lượng và khối lượng
cơ thể cao hơn (P<0,05). Ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi, kết quả tăng khối lượng cơ
thể, khối lượng kết thúc thí nghiệm, các giá trị quầy thịt và hiệu quả kinh tế cao
(P<0,05) ở vịt Xiêm địa phương được nuôi bằng khẩu phần có mức ME là 13,81
MJ/kg DM thức ăn và 16% CP.
Ở thí nghiệm 3, khẩu phần có 19% CP và 0,8% threonine nuôi vịt xiêm địa
phương từ 5-8 tuần tuổi và khẩu phần có 17% CP và 0,6% threonine nuôi vịt
xiêm địa phương từ 9-12 tuần tuổi cho kết quả tốt hơn (P<0,05) về tăng khối
lượng cơ thể, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất và hầu hết các acid amin, lượng
dưỡng chất tiêu hóa được, nitơ tích lũy và hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ tiêu hóa các
dưỡng chất (trừ xơ thô), hầu hết các acid amin và tỷ lệ nitơ tích lũy/ nitơ tiêu thụ
ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn (P<0,05) so với giai đoạn 10 tuần tuổi. Bên cạnh

i


đó, kết quả thí nghiệm còn tìm thấy tỷ lệ tiêu hoá hầu hết các acid amin khảo sát
ở chất thải cao hơn ở hồi tràng của vịt Xiêm thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 4, khẩu phần có mức 1,2% lysine và ME là 12,97 MJ/kgDM
thức ăn nuôi vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 tuần tuổi cho thấy lượng DM
tiêu thụ, tăng khối lượng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hầu hết các acid amin, nitơ
tích lũy cao hơn (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 9-12 tuần tuổi được nuôi bằng khẩu phần có mức 1,1% lysine và ME là
13,81MJ/kg DM thức ăn cho kết quả về tăng khối lượng, khối lượng cơ thể, tỷ lệ
tiêu hóa dưỡng chất và các acid amin, các giá trị thân thịt, nitơ tích lũy và hiệu
quả kinh tế cao hơn (P<0,05). Tương tự như kết quả tìm thấy ở thí nghiệm 3, tỷ
lệ tiêu hoá các dưỡng chất, hầu hết các acid amin và tỷ lệ nitơ tích lũy/nitơ tiêu
thụ ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn (P<0,05) so với giai đoạn 10 tuần tuổi. Tỷ lệ
tiêu hoá hầu hết các acid amin khảo sát ở chất thải cao hơn (P<0,05) ở hồi tràng
của vịt Xiêm thí nghiệm.

Thí nghiệm 5, khi nuôi theo giới tính, vịt Xiêm trống cho kết quả tăng khối
lượng, khối lượng cơ thể và hiệu quả kinh tế cao nhất. Phương thức nuôi vịt
Xiêm tách riêng 2 giai đoạn tuổi cho kết quả về tăng khối lượng, chất lượng thân
thịt cao hơn và cho hiệu quả kinh tế tốt so với vịt Xiêm địa phương được nuôi
một giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất bán thịt.
Từ khóa: Năng lượng trao đổi, tiêu hóa acid amin, dưỡng chất tiêu hóa,
năng suất thịt, vịt Xiêm địa phương.

ii


ABSTRACT
The study was conducted on five experiments, a survey of Muscovy duck
production in Tra Vinh province in order to understand general information of
Muscovy duck raising, advantages, restrition from which interventions were
recommended to develop Muscovy duck keeping in this location. The useful
information were basics to carry out 4 scientific experiments involved in the
thesis. The objectives of the experiments were to determine optimum levels of
metabolisable energy (ME), protein-threonine, lysine-ME and feeding method
based sex on growth rate, body live weight, carcass characteristics of local
Muscovy duck from 5 to 12 weeks of age. Besides, the study also evaluated
digestibility of nutrients, amino acids in diets measured in excreta and in ileal
digesta of local Muscovy ducks.
In survey the results show that Muscovy duck feeding in Tra Vinh province
was very limited in terms of scale, investment and low nutrition. Farmers mainly
raised local Muscovy duck breed (68.2%) because local Muscovy ducks had the
advantages of local feed utilization, meat quality, good price for selling and
better disease resistance. The results also indicate that Muscovy ducks were fed
agricultural and industrial by-products which contained low nutrient than nutrient
requirement. The local people are very enthusiastic to mainly raising local

Muscovy ducks because of high consumption demand, favorable market
conditions (selling price ranged from 55.000 to 70.000 VND/kg live weight).
However, there are also some difficulties in disease management and quality
breed. This was also the problems that local governments, agencies should
support for producers to develop Muscovy duck production in Tra Vinh
province.
In the experiment 2, the results show that the dietary ME levels of 12.97
and 13.81 MJ/kgDM had optimal weight gain, final live weight, feed conversion
ratio, carcass quality and better profits for local Muscovy ducks from 5 to 8
weeks of age and from 9 to 12 weeks of age, respectively.
The results in the experiment 3 indicate that the daily weight gain and final
live weight were significantly (P<0.05) higher for the CP19 and Thr 0.8
treatments of the ducks in the period from 5 to 8 weeks of age. The significantly
(P<0.05) higher daily weight gain, carcass quality, nutrient and amino acid
digestibilities and nitrogen retention were found for the CP17 and Thr 0.6
treatments in the period from 9 to 12 weeks of age. Digestibility of all nutrients
(exception for crude fiber) and most of the amino acids, ratios of nitrogen
retention and nitrogen intake of Muscovy duck at 8 weeks of age were lower

iii


(P<0.05) than those of 10 weeks of age. In addition, the results found that the
digestibility of most of the amino acids measured by the total excreta method was
higher than the ileum method of the local Muscovy ducks.
In the experiment 4, the results show that in the period from 5 to 8 weeks of
age, DM and CP intakes, daily weight gain (DWG) and final live weight of the
ducks were significantly (P<0.05) higher for the Lys 1.2 treatment as compared
to the Lys 0.80 treatment, and for the ME 12.97 treatment (P<0.05) compared to
the 12.55 MJ ME treatment. In the period 9 to 12 weeks of age the higher daily

weight gain, carcass weight and breast and thigh meat nutrient and amino acid
digestibility and nitrogen retention were found for the Lys 1.1 and ME 13.81
treatments (P<0.05). Similarly to the experiment 3 results, the digestibility of all
nutrients, most of the amino acids, ratios of nitrogen retention and nitrogen
intake of local Muscovy ducks at 10 weeks of age were higher (P <0.05) than
those of birds at 8 weeks of age. Besides, the results found that the digestibility
of most of the amino acids measured by the total excreta method was higher than
by the ileal digesta method.
The experiment 5, the results show that male local Muscovy ducks had the
highest weight gain, body live weight and profits. The feeding method with 2
periods gave better weight gain, carcass values and higher profits for local
Muscovy ducks.
Key words: Metabolisable energy, amino acid digestibility, digestible
nutrient, meat performance, local Muscovy duck.

iv


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm tạ PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông và TS. Phạm Ngọc
Du đã tận tình hướng dẫn thực hiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn GS. TS.
Nguyễn Văn Thu đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và định hướng trong quá trình
thực hiện các nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Bộ môn Chăn nuôi, Văn Phòng
Khoa, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng và Khoa sau
đại học Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, các anh
(chị) đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè, các anh, chị và các em sinh viên đã nhiệt tình

giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện các nghiên cứu.

v


TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết, luận án này được hoàn thành trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 201

NCS. Nguyễn Thùy Linh

vi


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của luận án ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................... 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 4
2.1.1 Tình hình nuôi vịt Xiêm trên thế giới...................................................... 4
2.1.2 Tình hình nuôi vịt Xiêm ở Việt Nam ................................................... 5
2.2 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của vịt Xiêm trên thế giới ... 7
2.2.1 Nhu cầu về năng lượng.......................................................................... 7
2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin .................................................................. 8
2.2.3 Nhu cầu khoáng và vitamin ................................................................ 18
2.2.4 Nhu cầu lipid ........................................................................................ 19
2.3 Những nghiên cứu về vịt Xiêm ở Việt Nam ............................................ 20
2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin ở gia cầm 22
2.4.1 Khái niệm tỷ lệ tiêu hóa protein ............................................................ 22
2.4.2 Mục đích của việc xác định tỷ lệ tiêu hóa protein ................................ 23
2.4.3 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa protein ................................. 23
2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu trực tiếp bằng cách thu chất thải tổng số (hay
phương pháp tiêu hoá toàn phần)........................................................................... 23
2.4.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng ....................................... 27
2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ tiêu hóa ........................ 28
2.4.4.1 Loài................................................................................................................ 28
2.4.4.2 Tuổi và cá thể............................................................................................... 28

vii


2.4.4.3 Thành phần hóa học của thức ăn .............................................................. 28
2.4.4.4 Ảnh hưởng bởi mức ăn............................................................................... 29
2.4.4.5 Ảnh hưởng của hình thức chế biến........................................................... 29
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 30
3.1 Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh...... 30
3.1.1 Mục tiêu ................................................................................................. 30

3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành điều tra ............................................... 30
3.1.3 Phương pháp điều tra ............................................................................. 30
3.1.4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 31
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 31
3.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu................................................................. 31
3.3.1 Động vật nghiên cứu .............................................................................. 31
3.3.2 Chuồng trại thí nghiệm .......................................................................... 32
3.3.2.1 Đối với thí nghiệm nuôi sinh trưởng ........................................................ 32
3.3.2.2 Đối với thí nghiệm tiêu hóa ....................................................................... 32
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm ................................................................................ 32
3.3.3.1 Đối với thí nghiệm nuôi sinh trưởng ........................................................ 32
3.3.3.2 Đối với thí nghiệm tiêu hóa ....................................................................... 32
3.3.4 Nuôi dưỡng và quản lý .......................................................................... 33
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 33
3.4.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng 2, 3, 4 và 5 .............................................. 33
3.4.2 Thí nghiệm tiêu hóa 3 và 4 .................................................................... 33
3.5 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 34
3.5.1 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu
phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt ............... 34
3.5.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi ............................................................................... 34
3.5.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi............................................................................. 36
3.5.2 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong
khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt .......... 37
3.5.2.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ..................................................................... 38
3.5.2.2 Thí nghiệm tiêu hóa .................................................................................... 40

viii


3.5.3 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trao đổi

lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt........................ 45
3.5.3.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ..................................................................... 45
3.5.3.2 Thí nghiệm tiêu hóa .................................................................................... 47
3.5.4 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng
suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt .......................................... 51
3.2.9 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 54
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 57
4.1 Nghiên cứu 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh .. 57
4.1.1 Số lượng và đặc điểm giống vịt Xiêm ở 3 huyện ................................. 57
4.1.2 Chuồng trại............................................................................................. 59
4.1.3 Năng suất sinh trưởng ............................................................................ 60
4.1.4 Nguồn thức ăn của vịt Xiêm ở 3 huyện................................................. 62
4.1.5 Khẩu phần, dinh dưỡng của vịt Xiêm ở 3 huyện .................................. 63
4.1.6 Những vấn đề khác ................................................................................ 65
4.1.7 Kết luận và đề nghị của nội dung 1 ....................................................... 66
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu
phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm nuôi thịt...................................... 67
4.2.1 Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi ........................................................................ 67
4.2.1.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ của
vịt Xiêm địa phương ở các nghiệm thức .............................................................. 67
4.2.1.2 Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của vịt
Xiêm địa phương thí nghiệm .................................................................................. 68
4.2.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi ........................................................................ 70
4.2.2.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi (ME) tiêu thụ của
vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức .......................................................... 70
4.2.2.2 Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và hệ số chuyển hóa thức ăn của
vịt Xiêm địa phương thí nghiệm ............................................................................ 71
4.2.2.3 Kết quả mổ khảo sát vịt Xiêm địa phương lúc kết thúc thí nghiệm .... 73
4.2.2.4 Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương .......................... 75


ix


4.2.2.5 Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức trong
2 giai đoạn thí nghiệm ............................................................................................. 76
4.2.3 Kết luận thí nghiệm 2 ............................................................................ 76
4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu
phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt .................. 77
4.3.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ................................................................. 77
4.3.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi ............................................................................... 77
4.3.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi............................................................................. 80
4.3.1.3 Kết luận thí nghiệm 3 ................................................................................. 85
4.3.2 Thí nghiệm tiêu hóa ............................................................................... 86
4.3.2.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi................................................................................... 86
4.3.2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi ................................................................................ 90
4.3.2.3 So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và giai đoạn 10 tuần tuổi của vịt
Xiêm địa phương thí nghiệm .................................................................................. 95
4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trao đổi lên
năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt ................................. 99
4.4.1 Thí nghiệm nuôi sinh trưởng ................................................................. 99
4.4.1.1 Giai đoạn 5-8 tuần tuổi ............................................................................... 99
4.4.1.2 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi...........................................................................103
4.4.2 Thí nghiệm tiêu hóa ............................................................................. 110
4.4.2.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi.................................................................................110
a) Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8
tuần tuổi ...................................................................................................................110
4.4.2.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi ..............................................................................114
4.4.2.3 So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và giai đoạn 10 tuần tuổi của vịt
Xiêm địa phương thí nghiệm ................................................................................119
4.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng

suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt ........................................ 123
4.5.1 Giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi ................................................................... 123
4.5.1.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi tiêu thụ của vịt
Xiêm địa phương ở các nghiệm thức ..................................................................123

x


4.5.1.2 Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và hệ số chuyển hóa thức ăn của
vịt thí nghiệm ..........................................................................................................124
4.5.1.3 Kết quả mổ khảo sát vịt Xiêm địa phương lúc kết thúc thí nghiệm ..126
4.5.1.4 Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm qua các nghiệm thức trong thí nghiệm .......127
4.5.1.5 Kết luận .......................................................................................................128
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 129
5.1 Kết luận chung............................................................................................ 129
DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ.................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 131
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................... 144

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sự cân bằng lý tưởng của acid amin đối với vịt tăng trưởng (được trình
bày theo % của lysine)............................................................................................ 10
Bảng 2.2: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt thịt 0-2 tuần tuổi
và 2-7 tuần tuổi....................................................................................................... 12
Bảng 2.3: Nhu cầu protein, acid amin (%) và năng lượng của vịt Xiêm ............... 13
Bảng 2.4 Nhu cầu protein và acid amin của vịt Xiêm thịt ..................................... 13

Bảng 2:5 Nhu cầu Ca, P, Na và Cl của vịt Xiêm ................................................... 19
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu
được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) ................................................................ 35
Bảng 3.2: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 tuần tuổi (tính theo
%DM)..................................................................................................................... 36
Bảng 3.3: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 37
Bảng 3.4: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu
được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) ................................................................ 38
Bảng 3.5: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính theo
% DM).................................................................................................................... 39
Bảng 3.6: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 40
Bảng 3.7: Thành phần acid amin của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm
(% DM) .................................................................................................................. 41
Bảng 3.8: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính theo
% DM).................................................................................................................... 42
Bảng 3.9: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học và
giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 44

xii


Bảng 3.10: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu

được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) ................................................................ 45
Bảng 3.11: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5- 8 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 46
Bảng 3.12: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 47
Bảng 3.13: Thành phần acid amin của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm
(% DM) .................................................................................................................. 48
Bảng 3.14: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 49
Bảng 3.15: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 tuần tuổi (tính
theo % DM) ............................................................................................................ 50
Bảng 3.16: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các thực liệu
được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) ................................................................ 51
Bảng 3.17: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 5-8 và 5-12 tuần
tuổi (tính theo % DM) ............................................................................................ 52
Bảng 3.18: Công thức khẩu phần (tính theo % nguyên trạng), thành phần hóa học
và giá trị ME của thí nghiệm ở vịt Xiêm địa phương giai đoạn 9-12 và 5-12 tuần
tuổi (tính theo % DM) ............................................................................................ 53
Bảng 4.1: Số lượng hộ và vịt Xiêm được khảo sát ở 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh
Trà Vinh ................................................................................................................. 57
Bảng 4.2: Đặc điểm màu lông của 3 giống vịt được nuôi ở tỉnh Trà Vinh ............ 58
Bảng 4.3: Khối lượng, mức tăng khối lượng của vịt Xiêm từ 1 ngày tuổi đến xuất
bán ở 3 huyện. ........................................................................................................ 61
Bảng 4.4: Năng suất sinh sản của vịt Xiêm từ 1 ngày tuổi đến xuất bán ở 3 huyện62
Bảng 4.5: Các loại thức ăn thường được sử dụng để nuôi vịt Xiêm của 3 huyện .. 63

Bảng 4.6: Thành phần (%) dưỡng chất của các loại thức ăn phổ biến được nuôi ở 3
huyện ...................................................................................................................... 63
Bảng 4.7. Công thức khẩu phần của vịt Xiêm địa phương được nuôi ở nông hộ
(g/con/ngày)............................................................................................................ 64

xiii


Bảng 4.8: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của vịt được nuôi ở nông hộ điều
tra (g/con/ngày) ...................................................................................................... 64
Bảng 4.9: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương thí
nghiệm trong giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày) ............................................ 67
Bảng 4.10: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương
thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi. ............................................................... 68
Bảng 4.11: Lượng thức ăn, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) .................................................................... 70
Bảng 4.12: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương
giai đoạn 9-12 tuần tuổi.......................................................................................... 71
Bảng 4.13: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức. 73
Bảng 4.14: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái tươi)75
Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm
thức ở 2 giai đoạn 5-12 tuần tuổi (đồng/con) ......................................................... 76
Bảng 4.16: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương trong
giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày) .................................................................. 77
Bảng 4.17: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương
thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi (g/con).................................................... 79
Bảng 4.18: Lượng thức ăn, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) .................................................................... 80
Bảng 4.19: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương
giai đoạn 9-12 tuần tuổi.......................................................................................... 81

Bảng 4.20: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức. 83
Bảng 4.21: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái tươi)84
Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức thí
nghiệm (đồng/con) ................................................................................................. 85
Bảng 4.23: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8
tuần tuổi (g/con/ngày) ............................................................................................ 86
Bảng 4.24: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 8 tuần tuổi ............................................................................................... 87
Bảng 4.25: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8
tuần tuổi (g/con) ..................................................................................................... 87
Bảng 4.26: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi ......... 88

xiv


Bảng 4.27: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các acid amin của vịt Xiêm địa phương thí
nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi .................................................................................. 89
Bảng 4.28: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn
10 tuần tuổi (g/con/ngày) ....................................................................................... 90
Bảng 4.29: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 10 tuần tuổi ............................................................................................. 91
Bảng 4.30: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được qua các nghiệm thức của vịt Xiêm địa
phương giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con) ................................................................... 92
Bảng 4.31: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi ....... 92
Bảng 4.32: Tỷ lệ tiêu hóa (%) acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai
đoạn 10 tuần tuổi .................................................................................................... 93
Bảng 4.33: Tỷ lệ tiêu hóa (%) các acid amin ở hồi tràng của vịt Xiêm địa phương
thí nghiệm ............................................................................................................... 94
Bảng 4.34: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và
lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm ở giai

đoạn 8 và 10 tuần tuổi ............................................................................................ 96
Bảng 4.35: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin chất thải và tỷ lệ tiêu hóa acid amin hồi tràng
của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm............................................................. 98
Bảng 4.36: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương thí
nghiệm trong giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi (g/con/ngày)............................................ 99
Bảng 4.37: Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và FCR của vịt Xiêm địa phương
thí nghiệm trong giai đoạn 5-8 tuần tuổi (g/con).................................................. 101
Bảng 4.38: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương ở giai
đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) ......................................................................... 103
Bảng 4.39: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm địa phương
giai đoạn 9-12 tuần tuổi........................................................................................ 104
Bảng 4.40: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các
nghiệm thức. ......................................................................................................... 106
Bảng 4.41: Thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm địa phương (% trạng thái
tươi) ...................................................................................................................... 108
Bảng 4.42: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các nghiệm
thức ở 2 giai đoạn 5-12 tuần tuổi (đồng/con) ....................................................... 109
Bảng 4.43: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8
tuần tuổi (g/con/ngày) .......................................................................................... 110

xv


Bảng 4.44: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 8 tuần tuổi ............................................................................................. 111
Bảng 4.45: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8
tuần tuổi (g/con) ................................................................................................... 111
Bảng 4.46: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 8 tuần tuổi ....... 112
Bảng 4.47: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn
8 tuần tuổi (%) ...................................................................................................... 113

Bảng 4.48: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của vịt Xiêm địa phương giai đoạn
10 tuần tuổi (g/con/ngày) ..................................................................................... 114
Bảng 4.49: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (%) các dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương ở
giai đoạn 10 tuần tuổi ........................................................................................... 115
Bảng 4.50: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của vịt Xiêm địa phương giai đoạn 10
tuần tuổi (g/con) ................................................................................................... 115
Bảng 4.51: Cân bằng nitơ của vịt Xiêm địa phương ở giai đoạn 10 tuần tuổi ..... 116
Bảng 4.52: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm giai đoạn
10 tuần tuổi ........................................................................................................... 117
Bảng 4.53: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin ở hồi tràng của vịt Xiêm địa phương thí
nghiệm (%) ........................................................................................................... 118
Bảng 4.54: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và
lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm ở giai
đoạn 8 và 10 tuần tuổi .......................................................................................... 120
Bảng 4.55: Tỷ lệ tiêu hóa acid amin chất thải và tỷ lệ tiêu hóa acid amin hồi tràng
của vịt Xiêm địa phương trong thí nghiệm........................................................... 121
Bảng 4.56: Lượng thức ăn, dưỡng chất tiêu thụ giai đoạn từ 5-12 tuần tuổi (g,
DM/con/ngày) ...................................................................................................... 123
Bảng 4.57: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và FCR của vịt Xiêm giai đoạn 5
- 12 tuần tuổi......................................................................................................... 124
Bảng 4.58: Tăng khối lượng, khối lượng kết thúc của vịt Xiêm qua 2 phương pháp
nuôi (g/con) .......................................................................................................... 125
Bảng 4.59: Thành phần thân thịt của vịt Xiêm địa phương thí nghiệm qua các
nghiệm thức .......................................................................................................... 126
Bảng 4.60: Hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương qua các nghiệm thức thí
nghiệm (đồng/con) ............................................................................................... 128

xvi



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Tấm sử dụng trong TN ........................................................................... 55
Hình 3.2. Cám sử dụng trong TN ........................................................................... 55
Hình 3.3. Bột bắp sử dụng trong TN ...................................................................... 55
Hình 3.4. Bột cá sử dụng trong TN ........................................................................ 55
Hình 3.5. Threonine sử dụng trong TN .................................................................. 55
Hình 3.6. Lysine sử dụng trong TN........................................................................ 55
Hình 3.7. Chuồng nuôi TN tăng trưởng giai đoạn 5-8TT lồng chuồng TN tiêu hóa56
Hình 3.8. Chuồng nuôi TN tăng trưởng giai đoạn 9-12TT .................................... 56
Hình 3.9. Máng ăn, máng uống TN tiêu hóa .......................................................... 56
Hình 3.10. Lồng chuồng TN tiêu hóa..................................................................... 56
Hình 3.11. Túi thừa Meckel ................................................................................... 56
Hình 3.12. Mổ cách hồi manh tràng 4 cm .............................................................. 56
Hình 4.1. Vịt Xiêm địa phương .............................................................................. 59
Hình 4.2. Vịt Xiêm lai ............................................................................................ 59
Hình 4.3. Vịt Xiêm Pháp ........................................................................................ 59
Hình 4.4. Chuồng vịt có sân chơi, khu nhốt riêng vịt sinh sản và vịt thịt .............. 60
Hình 4.5. Hồ cho vịt tắm ........................................................................................ 60
Hình 4.6. Mái chuồng vịt được làm bằng lá ........................................................... 60
Hình 4.7. Ổ đẻ cho vịt mái ..................................................................................... 60
Hình 4.8: Khối lượng vịt Xiêm qua các tuần tuổi.................................................. 61
Hình: 4.9. Tăng khối lượng và khối lượng cuối của vịt Xiêm trong thí nghiệm 2 . 69
Hình 4.10 Mối liên hệ giữa lượng vật chất khô tiêu thụ (g/con/ngày) và tăng khối
lượng (g/con/ngày) của vịt Xiêm thí nghiệm ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi ............... 73
Hình 4.11. Vịt được chọn mổ khảo sát ................................................................... 75
Hình 4.12. Thân thịt vịt mổ khảo sát ...................................................................... 75
Hình 4.13. Thân thịt vịt mổ khảo sát ...................................................................... 75
Hình 4.14. Chất lượng quầy thịt vịt mổ khảo sát ................................................... 75


xvii


Hình 4.15. Lượng DM và CP tiêu thụ ở giai đoạn 5-8TT ...................................... 78
Hình 4.16. Tăng khối lượng và khối lượng cuối của vịt giai đoạn 9-12TT ........... 82
Hình 4.17. Thân thịt vịt mổ khảo sát ...................................................................... 84
Hình 4.18. So sánh TLTH giai đoạn 8 và 10TT của thí nghiệm CP ...................... 97
Hình 4.19. Tăng khối lượng và khối lượng cuối thí nghiệm Lys ......................... 102
Hình 4.20. Mối quan hệ giữa lượng lysine tiêu thụ (g/con/ngày) và tăng khối lượng
(g/con/ngày) của vịt Xiêm thí nghiệm ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi ....................... 106
Hình 4.21. Quầy thịt vịt mổ khảo sát ................................................................... 108
Hình 4.22. So sánh TLTH chất thải và hồi tràng của thí nghiệm lysine .............. 122
Hình 4.23. Thân thịt vịt mổ khảo sát .................................................................... 127

xviii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AA

Acid amin

ADF

Xơ acid


Ash

Khoáng tổng số

CF

Xơ thô

CP

Protein thô

DM

Vật chất khô

EE

Béo thô

OM

Chất hữu cơ

NDF

Xơ trung tính

ME


Năng lượng trao đổi

P

Mức ý nghĩa thống kê

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KL

Khối lượng

TLTH

Tỷ lệ tiêu hóa

THHT

Tiêu hóa hồi tràng

SE

Sai số chuẩn

W0,75

Khối lượng trao đổi


xix


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vịt Xiêm (Muscovy duck) hay còn gọi là Ngan, có tên khoa học Cairina
moschata, có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012). Thịt vịt Xiêm
cũng được nhiều người ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt khác
do cơ ức rộng, tỷ lệ nạc cao hơn, ít mỡ (Parkhurst and Mountney, 1988; Adesope
and Nodu, 2002), thịt mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21% CP
(protein thô) và 2,47% EE (chất béo) (Dong, 2005). Người dân ở Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung nuôi chủ yếu 3 giống vịt Xiêm là vịt Xiêm địa phương,
vịt Xiêm Pháp và vịt Xiêm lai. Trong đó người dân thường nuôi vịt Xiêm địa
phương vì có khả năng tận dụng tốt các nguồn phụ phẩm thức ăn như bã bia, bã
đậu nành, bã khoai mì, vỏ đầu tôm, phụ phẩm cá tra, các loại rau xanh…(Dong et
al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim
Dong, 2012), vì thế vịt Xiêm địa phương được chú ý phát triển trong hệ thống
chăn nuôi của người dân.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho vịt Xiêm, người chăn nuôi phải cung
cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu các dưỡng chất cho chúng. Protein thô, acid amin
và năng lượng có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của vịt Xiêm, trong đó nhu
cầu protein thô và các acid amin được quan tâm nghiên cứu (Linares et al., 2012;
Baeza et al., 2012 và Zhang et al., 2014). Kamran et al. (2004) cho rằng chất
protein là một trong các thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của gia cầm;
thực liệu cung cấp chất protein có giá thành cao (Ojano-Dirain and Waldroup,
2002). Vì vậy, việc xác định nhu cầu protein thô và acid amin phù hợp trong
khẩu phần cho vịt để nâng cao năng suất thịt, giảm chi phí thức ăn và mang lại
hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm lượng nitơ thải ra gây ô nhiễm môi trường
(Moran, 1992; Ospina-Roja, 2012).
Bên cạnh đó, lysine là acid amin giới hạn trong các acid amin thiết yếu của

gia cầm và lysine được sử dụng để tính tỉ lệ các acid amin thiết yếu còn lại trong
khẩu phần theo bảng protein lý tưởng của Mack et al. (1999) và Baker et al.
(2002). Đồng thời, threonine cũng là acid amin thiết yếu quan trọng đối với loài
lông vũ nói chung và vịt Xiêm nói riêng. Threonine tham gia vào quá trình tổng
hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình
biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996).
Đồng thời, mức năng lượng trao đổi phù hợp với hàm lượng lysine có trong
khẩu phần sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của
thân thịt (Eits et al., 2002; Collin et al., 2003; Purba et al., 2016). Vịt tiêu thụ
một lượng năng lượng trao đổi cần thiết cho việc duy trì trong quá trình trao đổi

1


chất cơ bản, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, các hoạt động thường ngày và tăng
trưởng bình thường (Adeola, 2006). Sự kết hợp giữa lysine và năng lượng trao
đổi trong khẩu phần tương quan tích cực với sự tăng trưởng phát triển của vịt
(Adeola, 2006). Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi vịt cần xác định mức
lysine-năng lượng trong khẩu phần phù hợp cho vịt. Tuy nhiên những nghiên cứu
về chế độ dinh dưỡng như acid amin và ME trong khẩu phần vịt Xiêm chủ yếu
dựa vào thông tin về nhu cầu của gà cũng như các giống vịt khác như vịt Pekin
(Miclosanu and Roibu, 2001).
NRC (1994) khuyến cáo mức lysine trong khẩu phần của vịt Pekin giai
đoạn 0-2 tuần tuổi là 0,9% lysine và giai đoạn 2-7 tuần tuổi là 0,65% lysine.
Ketaren et al. (2011) khuyến cáo mức lysine và năng lượng trong khẩu phần cho
vịt lai giữa con trống vịt Xiêm với vịt mái Mojosari, cho giai đoạn bắt đầu là
1,15% lysine và 2900 kcal (12,13 MJ), và giai đoạn kết thúc là 0,80% lysine và
2700 kcal (11,30 MJ), kết quả tăng khối lượng cao và hệ số chuyển hóa thấp.
Adeola (2006) khuyến cáo mức protein và threonine trong khẩu phần của vịt
Pekin giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 23% CP và 0,76% threonine và giai đoạn 2-7

tuần tuổi là 20,5% CP và 0,56% threonine. Đối với vịt Xiêm, Leclercq and
Carville (1986), khuyến cáo mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 3107
kcal (13 MJ) giai đoạn 29-84 ngày tuổi. INRA (1989) đề nghị sử dụng khẩu phần
có 19% CP và 0,61% threonine cho vịt Xiêm giai đoạn nuôi úm và khẩu phần có
16% CP và 0,55% threonine nuôi vịt Xiêm giai đoạn tăng trưởng.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam xác định
nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong
khẩu phần nuôi vịt Xiêm tăng trưởng và các tác giả đã đề xuất các mức khuyến
cáo khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thực hiện trên giống vịt
Xiêm Pháp, có rất ít các nghiên cứu thực hiện trên giống vịt Xiêm địa phương.
Với lý do trên, chúng tôi tiến hành luận án “Nghiên cứu các mức năng lượng
trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt
Xiêm địa phương nuôi thịt” nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu để phối hợp khẩu
phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa phương
hợp lý.
1.2 Mục tiêu của luận án
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định các mức hợp lý của năng lượng trao đổi và các acid amin trong
khẩu phần để nuôi vịt Xiêm địa phương cho năng suất thịt và đạt hiệu quả kinh tế
cao, góp phần làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi, đồng thời phát triển ngành
chăn nuôi vịt Xiêm địa phương ở nước ta thêm đa dạng và phong phú.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm địa phương tỉnh Trà Vinh.
Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên
năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương.
Xác định ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần

lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa
phương.
Xác định ảnh hưởng của các mức lysine-năng lượng trao đổi lên năng suất
sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt.
Đánh giá ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh
trưởng của vịt Xiêm địa phương.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Xác định được mức năng lượng trao đổi, protein thô, acid amin trong khẩu
phần, tỷ lệ tiêu hóa acid amin và phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất
sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp thông tin về các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong
khẩu phần để nuôi vịt Xiêm địa phương, nhằm làm cơ sở dữ liệu để phối hợp
khẩu phần góp phần vào việc hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng vịt Xiêm địa
phương hợp lý.
1.4 Những đóng góp mới của luận án
Đã xác định được mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất
sinh trưởng ở 2 giai đoạn của vịt Xiêm địa phương.
Xác định được mức protein thô, threonine trong khẩu phần và tỷ lệ tiêu hóa
biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương.
Xác định được mức lysine-năng lượng lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ
tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương.
Xác định được phương thức nuôi theo giới tính và phương thức nuôi tách 2
giai đoạn lên năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương.

3



×