Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quốc tế, quận Hà Đông, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.84 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH LÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TẠO HÌNH
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUỐC TẾ
QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Khắc Bình

HÀ NỘI, 2018
i


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến thầy giáo,
PGS.TS Nguyễn Khắc Bình.Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu nhận tên đề tài đến
khi hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy .
Cùng với những tri thức và tâm huyết lâu năm trong ngành giáo dục đã truyền đạt
vốn kiến thức q báu cho em. Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của
thầy thì bài luận văn của em rất khó có thể hồn thành được.
Em chân thành cảm ơn quý thầ y, cô trong khoa Tâm lý học – Học Viện Khoa
học Xã Hội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong hai năm em học tập. Vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học tập khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu luận văn mà cịn là kiến thức q báu về quản lý trong giáo dục mà sẽ là


hành trang giúp em tiến đi những bước đi vững chắc, xa hơn trong cơng việc quản
lý của mình.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến Phịng Giáo dục và Đào tạo quận Hà
Đơng, BGH, các đồng chí giáo viên, PH học sinh của các trường mầm non Steame

Garten, Trường mầm non quốc tế Thần Đồng, trường mầm non quốc tế Ban Mai
Quận Hà Đông đã cộng tác, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em
cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ em trong suốt
q trình học tập và hồn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn
nhưng chắc chắn đề tài cịn có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý

kiến của các thầy cơ giáo và của Hội đồng khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH LÂN

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý


CLGD

: Chất lượng giáo dục

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐDĐC

: Đồ dùng đồ chơi

ĐH KTQD

: Đại học Kinh Tế Quốc Dân

GDMN

: Giáo dục mầm non

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GIÁO VIÊNMN


: Giáo viên mầm non



: Hoạt động

HĐDH

: Hoạt động dạy học

NĐ-CP

: Nghị định - Chính Phủ

NXB

: Nhà xuất bản

PCGDMNTE5T

: Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi

PHHỌC SINH

: Phụ huynh học sinh

PPDH

: Phương pháp dạy học


UBND

: Ủy ban nhân dân

TBDH

: Thiết bị dạy học

TTCM

: Tổ trưởng chuyên môn

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN

TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƢỜNG MẦM NON ..................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 9
1.2. Lí luận về hoạt động dạy học mơn tạo hình trong trường mầm non.................... 12
1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn tạo hình trong trường mầm non ....................... 14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tạo hình cho trẻ trong
trường mầm non............................................................................................................ 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN

TẠO HÌNH CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUỐC
TẾ, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................... 26

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 26
2.2. Kết quả hoạt động dạy học mơn tạo hình ở các trường Mầm non Quốc tế tại
Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội............................................................................. 31
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tọa hình ở các trường Mầm non
Quốc tế, Quận Hà Đơng, Thành phố Hà Nội. ............................................................. 36
2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động dạy học mơn tạo hình và quản lý hoạt
động dạy học mơn tạo hình cho trẻ ở các trường mầm non Quốc tế tại Quận Hà
Đông ............................................................................................................................ 47
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN............ 50

TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG QUỐC TẾ, QUẬN HÀ
ĐÔNG - HÀ NỘI ....................................................................................................... 50

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp........................................................................ 50
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình trong các trường mầm non
Quốc tế , Quận Hà Đông, Hà Nội. .............................................................................. 51
3.3. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp ............................ 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 69

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ giáo viên mầm non của các trường Mầm non
quốc tế được khảo sát ................................................................................. 35
Bảng 2.2. Thống kê số lượng, trình độ BGH các trường mầm non quốc tế được khảo

sát .............................................................................................................. 35
Bảng 2.3. Thống kê số lượng, tỷ lệ chuyên cần, sức khỏe của trẻ ở các trường mầm

non Quốc tế tham gia khảo sát. .................................................................. 35
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện dạy học tọa hình qua hoạt động vẽ ................................. 37
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện dạy học mơn tạo hình qua hoạt động vẽ ......................... 38
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện dạy học mơn tạo hình qua hoạt động nặn ....................... 39

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện dạy học tạo hình qua hoạt động nặn ............................... 40
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện dạy học môn tạo hình qua hoạt động xé, dán ................. 41
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện dạy học mơn tạo hình qua hoạt động xé, dán ................. 41
Bảng 2.10: Đội ngũ hiệu trưởng ................................................................................... 42
Bảng 2.11. Đội ngũ giáo viên Trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi năm học
2017 – 2018 ................................................................................................ 43
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện lập kế hoạch và thiết kế chương trình Dạy học mơn
tạo hình ....................................................................................................... 45
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ...................46
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết vị, các học liệu trong giáo
dục thẩm mĩ ................................................................................................ 47
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học mơn tạo hình 50
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dạy mơn tạo

hình. ............................................................................................................ 51
Bảng 3.1. Mức độ % về sự cần thiết của các biện pháp quản hoạt động dạy học mơn
tạo hình. ...................................................................................................... 72
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
dạy mơn tạo hình ........................................................................................ 73
Bảng 3.3. Mức độ % về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy mơn
tạo hình ....................................................................................................... 74
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học mơn tạo hình ở trường mầm non ................................................. 75
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình ở các trường mầm non ........ 75


v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, giáo dục và đào tạo đóng vai trị hết sức

quan trọng, là nhân tố chủ chốt, là nguồn lực để cho nền kinh tế phát triển. Bởi vậy tại
các quốc gia trên thế giới, nhà nước đều coi giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu. Mục tiêu
giáo dục của Việt Nam là đào tạo toàn dân đều được phát triển một cách tồn diện, có trí
tuệ, đạo đức là người làm chủ tương lai, làm cho đất nước ngày một vững mạnh. Để đạt
được mục tiêu thì đầu tiên chúng ta phải quan tâm đến giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục

mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát
triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.
Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trẻ mầm non là một trong những hoạt động góp
phần cho sự phát triển tồn diện của trẻ. Đây là hoạt động nghệ thuật và là phương
tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ nhiều
mầm mống sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động
những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Hoạt động này có đầy đủ điều
kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên sự phát triển của trẻ về đạo đức – trí tuệ thẩm mỹ và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một
thành viên trong xã hội.
Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ

mầm non. Tuy nhiên, việc trẻ có thể tiếp thu cũng như phát triển tốt các năng lực
của mình trong hoạt động tạo hình hay không lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ
chức của giáo viên. Nếu giáo viên tổ chức hoạt động dạy học tạo hình cho trẻ theo
những phương pháp lạc hậu, rập khn, đi theo lối mịn sẽ làm hạn chế khả năng
của trẻ, ngược lại, nếu biết sáng tạo, sử dụng những phương pháp hay và phù hợp sẽ

giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Hoạt động tạo hình với trẻ rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại việc tổ thực hiện và
quản lý hoạt động tại các Trường mầm non quốc tế tại quận Hà Đông vẫn còn những tồn
tại, ảnh hưởng tương đối đến kết quả hoạt động dạy học mơn tạo hình. Mặc dù được
thường xuyên tổ chức trong trường nhưng chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt với lứa tuổi

trẻ 5 -6 tuổi, ở độ tuổi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, rèn cho trẻ kĩ năng cầm bút tô, vẽ, tư
thế ngồi tạo tiền đề tâm thế tốt cho trẻ bước vào lớp một. Bên cạnh đó việc quản lý việc
quản lý sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng chất lượng đội ngũ chưa được chú trọng nhiều,

1


phần nhiều các tổ chức chuyên môn mới chỉ thực hiện đủ số buổi sinh hoạt theo điều lệ 2
lần/tháng nhưng chưa chú ý đến chất lượng, nội dung sinh hoạt chuyên môn để bồi
dưỡng giáo viên theo các chuyên đề và đổi mới chương trình giảng dạy sao cho hiệu quả.

Công tác kiểm tra, đánh giá các trường đã quan tâm, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm
tra nội bộ trường học, kiểm tra chất lượng đầu năm, song mới chỉ là thực hiện theo kế
hoạch, các biện pháp đánh giá trong công tác quản lý, chất lượng đội ngũ, sự phát triển
khả năng ở trẻ từng lĩnh vực chưa có sự đổi mới, đơi lúc dẫn đến kết quả chưa thực sự
chính xác và khách quan. Chất lượng các nhà trường có phần chưa đáp ứng được với
những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Hiện nay có một số cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trong trường
mầm non nhưng chỉ tập trung vào nghiên cứu việc chăm sóc ni dưỡng giảm tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng và béo phì; giáo dục kĩ năng sống; dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua
thơ, truyện. Tuy nhiên cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt
động dạy học mơn tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã nghiên cứu và chọn lựa đề tài “Quản

lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non
quốc tế, quận Hà Đơng, Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi:
Các nhà tâm lí, giáo dục ở Liên Xơ cũ có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn
đề dạy học mơn tạo hình. Các tác giả như: N.P.Xaculinna, N.A.Vetlughina,

E.A.Kootxakopxkaia đã đưa ra chương trình, nội dung, phương pháp dạy trẻ mẫu
giáo ở dạng HĐTH khác nhau như vẽ, nặn, xé dán, gấp giấy, làm đồ chơi….. Các
tác giả đều thấy được vai trò của sản phẩm NTTH đối với sự phát triển của thẩm mĩ
ở trẻ em và đưa ra các biện pháp cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm NTTH. [dẫn theo 9]

Khi nghiên cứu HĐTH của trẻ em, các nhà tâm lý học cấu trúc đã cho rằng
“Trẻ em vẽ những gì chúng nhìn thấy”. Điều này cho thấy tâm lý học cấu trúc đã

khẳng định vai trò quan trọng của tri giác, thị giác (của “cái nhìn”) và vốn kinh
nghiệm tri giác thị giác đối với sự hình thành và phát triển HĐTH của trẻ. Theo
trường phái này, “nhìn” và nhìn nhiều thì chưa đủ, cần phải biết nhìn: “nhìn trong
HĐTH phải là khả năng quan sát có phân tích, tổng hợp và nhận biết cấu trúc của
đối tượng quan sát một cách tổng thể trọn vẹn (R.Arnheim). Tri giác trong tạo hình

2


phải là tri giác trọn vẹn. .[13]
Tác giả E.A.Kooxakopxkaia nghiên cứu về “dạy nặn trong trường mẫu giáo”,
thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn. Đây cũng là một trong
những dạng HĐTH được trẻ mầm non u thích. Tác giả chỉ ra vai trị của nó đối
với sự phát triển khiếu thẩm mĩ, mở rộng tầm hiểu biết làm phong phú trí tưởng
tượng của trẻ và là một trong những biện pháp giáo dục thẩm mĩ.[dẫn theo 19]

Cũng về vấn đề này, nhà giáo dục Xô Viết D.A.Bogaceva đã nghiên cứu về sử

dụng nghệ thuật trang trí ở nước mình. Trong cuốn “Cắt dán trong trí theo kiểu dân
tộc ở mẫu giáo” bà cũng đã hướng dẫn cho giáo viên cách đưa trang trí dân tộc vào
việc dạy trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình. [dẫn theo 25]
2.1. Một số cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Với chương trình giáo dục hiện nay tại Việt Nam, hoạt đ

3


tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng
trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất. [31]
Đối với việc giáo dục thẩm mĩ : Thì hoạt động tạo hình tạo nên những điều
kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc khám phá,

quan sát các sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm về thẩm mỹ như là
hình dangs, tỷ lệ, cấu trúc...., từ đó trẻ nhận ra được những nét đặc trưng tạo nên sự
hấp dẫn của đối tượng miêu tả. Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình, là điều
kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích lũy được
để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình của trẻ ngày
càng trở nên sinh động. [32]
Đối với sự phát triển thể chất: Hoạt động tạo hình sẽ giúp phát triển ở trẻ khả
năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh

hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt
kết quả tố.
Đối với việc chuẩn bị vào trường phổ thơng: Hoạt động tạo hình góp phần không

nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa họckỹ thuật để giúp trẻ tiếp cận và nhận thức các môn học mới ở tiểu học một cách tốt

nhất.
Trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu vấn đề
dạy học mơn tạo hình cho trẻ như: Tác giả Đàm Thị Hoài Dung “Cho trẻ làm quen
với các bố cục hoa văn dân tộc thơng qua hoạt động xếp dán tranh trang trí”; Ngơ
Minh Tâm nghiên cứu “Các biện pháp bồi dưỡng cho giáo sinh TCSP Mầm non
khả năng sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tổ chức môi
trường HĐTH cho trẻ”; Nguyễn Thị Yến Phương nghiên cứu “Giáo dục thẩm mĩ

cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non” [25]
Lê Thanh Thủy cho thấy hiệu quả của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
phụ thuộc khơng chỉ vào hệ thống các phương pháp đã lựa chọn phù hợp với yêu
cầu của giáo dục mà trước hết phụ thuộc vào cá nguyên tắc lựa chọn và sắp xếp các
nội dung của chương trình hoạt động được quy định bởi lý luận giáo dục hiện đại.
Nội dung của chương trình học ở trường mầm non phải đảm bảo những nguyên tắc:
Tính khoa học, tính thống nhất giữa các hiệm vụ giáo dục và phát triển, tính vừa
sức, tính ý thức, tính hệ thống kế tục, tính thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn,

4


nguyên tắc giáo dục cá biệt. [31]
Hai tác giả Hoàng Văn Cân và Huỳnh Văn Sơn trong nghiên cứu “Một số giải
pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục Mầm non tại TP Hồ
Chí Minh” đã đề cập đến một số giải pháp phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp
ứng nhu cầu giáo dục mầm non tại TP Hồ Chí Minh. Đó là việc quy hoạch, lập kế

hoạch phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục mầm non
trong giai đoạn mới. . [27]
Như vậy, việc quản lý giáo dục trong các trường Mầm non nói chung và hoạt
động dạy học mơn tạo hình nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà


nghiên cứu, bởi đây là một nội dung trọng tâm trong công tác quản lý của các nhà
trường. Chính vì vậy đã có những cơng trình nghiên cứu khẳng định vai trị to lớn

của các tác phẩm tạo hình đối với sự hình thành và phát triển ở trẻ em những cảm
xúc tình cảm thẩm mĩ, năng lực nghệ thuật và phẩm chất nhân cách con người mới.
Tuy nhiên, quản lý hoạt động quản lý giáo dục thẩm mỹ ở trường Mầm non nói
chung và dạy học mơn tạo hình ở trường mầm non nói riêng là một hướng nghiên
cứu mới địi hỏi cần phải tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận đã có trước đó về
quản lý hoạt động thẩm mĩ ở trường Mầm non và hoạt động dạy học mơn tạo hình
cho trẻ Mầm non.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho

trẻ trong trường mầm non, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học
môn tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi tại ba trường Mầm non quốc tế tại quận Hà Đông,
TP Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi cũng
như chất lượng giáo dục nói chung ở các trường quốc tế tại quận Hà Đơng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ đặt ra các nhiệm vụ sau:

3.1. Xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho trẻ
5-6 tuổi trong các trường mầm non.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý động tạo hình và thực trạng cơng tác
quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
Steame Garten, trường mầm non Thần Đồng, trường mầm non Ban Mai quận Hà

5



Đông, Hà Nội.

3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho trẻ
5-6 tuổi tại các trường mầm non quốc tế của quận Hà Đông
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mầm non.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các
trường mầm non quốc tế tại quận Hà Đông, Hà Nội.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn tạo
hình ở các trường mầm non quốc tế tại quận Hà Đông, Hà Nội từ năm 2015- 2018.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương

pháp luận của quản lí giáo dục. Cụ thể như:
- Nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học mơn tạo
hình ở trường mầm non quốc tế quận Hà Đông, Hà Nội phải nghiên cứu tổng thể
theo một quy trình chặt chẽ trong đó để đánh giá được thực trạng này phải có sự
tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phịng giáo dục, cán bộ, giáo

viên và chính bản thân cán bộ quản lý.
- Nghiên cứu hoạt động: Nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học mơn tạo

hình ở trường mầm non quốc tế quận Hà Đơng, Hà Nội phải thông qua các hoạt
động cụ thể của hiệu trưởng các trường mầm non liên quan đến hoạt động này.

- Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học mơn tạo
hình ở trường mầm non quốc tế quận Hà Đông, Hà Nội phải hướng tới mục tiêu
nâng cao hiệu quả quản lí của hiệu trưởng về hoạt động này trên cơ sở kế thừa
những kết quả tích cực đã đạt được trong chu trình quản lí.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Đọc, tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khái qt và hệ thống hóa các

6


nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, nhận định của các nhà khoa học về vấn đề
nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát đàm thoại: Đàm thoại với cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ ở trường
Mầm non.
- Quan sát và ghi biên bản: Dự giờ, quan sát quá trình dạy học hoạt động tạo
hình của giáo viên và trẻ.
- Xử lý từng bảng, lập kết quả tổng hợp: Lập bảng tổng hợp kết quả
- Định lượng kết quả quan sát nghiên cứu (qua bảng số và sơ đồ): Sử dụng một
số cơng thức tốn học để xử lý các số liệu.
5.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Lập bảng hỏi (Xác định khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, xác định
khách thể nghiên cứu, kĩ thuật đặt câu hỏi)
5.2.4 Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp này giúp người nghiên cứu tìm hiểu được nguyên nhân, bản

chất vấn đề nghiên cứu, khắc phục được những khuyết điểm của các phương pháp
khác. Nhóm đối tượng phỏng vấn là phụ huynh học sinh, giáo viên và CBQL
5.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Kiểm tra thực tế sản phẩm hoạt động tạo hình qua nặn, xé dán, làm đồ dùng,
đồ chơi của giáo viên và trẻ

5.2.6. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng các bước để xin ý kiến chuyên gia:
- Bước 1: Xác định tiêu chí và xin ý kiến về phiếu điều tra
- Bước 2: Lựa chọn chuyên gia (số lượng, thành phần). Các chuyên gia có
nhiều cơng trình nghiên cứu trong giáo dục mầm non và đóng góp xây dựng chương
trình giáo dục mầm non mới.
- Xin ý kiến chuyên gia về xử lý kết quả của phiếu điều tra.
5.2.7 Phương pháp thống kê toán học: phương pháp thống kê toán học được
sử dụng để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát thu về.
5.2.8. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các công thức toán học để xử lý các số liệu đã thu được làm tăng
tính chính xác của các số liệu điều tra.

7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×