Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu và phát triển việc ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp ở Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 60 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Đề tài: “Nghiên cứu và phát triển việc ứng dụng công
nghệ cao vào nông nghiệp ở Bình Dương”

GVHD : Ths. Nguyễn Hoài Thịnh
Lớp
: KS16 TC NS3
nhóm : 4
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2018

1


Họ và tên

MSSV

Phân công nhiệm vụ

Làm phần mở đầu và tổng
AS156011 hợp tài liệu từ các thành viên.
Thuyết trình
Cơ sở lý luận.
AS156084


Thuyết trình
Nguyên nhân của hạn chế
Cơ sở lý luận.
AS156044
Thuyết trình

Đánh
giá

Ghi chú

Tốt

Nhóm
trưởng

1

Bùi Thanh Duy

2

Nguyễn Ngọc
Anh Thư

3

Bùi Thị Mến

4


Phan Thị Thu Hường

AS156031

Cơ sở pháp lý

Tốt

5

Ksor H’Dấu

AS156105

Cơ sở pháp lý

Tốt

6

Võ Thanh Trắc

AS156089

7

Lê Thị Nga

AS156046


8

Phạm Hữu Vinh

AS158086

9

Nguyễn Thị Thảo
Nguyên

AS156050

10

Võ Thị Ánh Xuân

AS156103

11

Lê Hoàng Bảo Bảo

AS156003

12

Văn Thị Phương Thảo


AS156075

Tình hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao trong
và ngoài nước và điều kiên
kinh tế xã hội Bình Dương.
Tình hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao trong
và ngoài nước và điều kiên
kinh tế xã hội Bình Dương.
Thuyết trình
Thành tựu áp dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp ở Bình
Dương.
QLNN đối với việc ứng dụng
công nghệ cao vào nông
nghiệp ở Bình Dương.
QLNN đối với việc ứng dụng
công nghệ cao vào nông
nghiệp ở Bình Dương.
Power poin
Những hạn chế còn tồn tại và
giải pháp khắc phục.
Những hạn chế còn tồn tại và
giải pháp khắc phục.
Thuyết trình

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

2


Tốt
Tốt

Tốt

Tốt

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt


MỤC LỤC
A-PHẦN MỞ ĐẦU
I-Lý do chọn đề tài.......................................................................................................5
II-Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................8
III-Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8
IV-Ý nghĩa của việc nghiên cứu..................................................................................9
V-Kết cấu bài tiểu luận................................................................................................9
B-NỘI DUNG
I-Cơ sở khoa học................................................................................................... 10
1.1 Cơ sở lý luận........................................................................................................10
a) Các khái niệm liên quan................................................................................10
b) Đặc trưng của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.............................12
c) Nhiệm vụ của sản xuất ứng dụng công nghệ cao..........................................14
d) Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao........................................15

e) Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao........................................17
1.2 Cơ sở pháp lý.......................................................................................................19
a) Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao....19
b) Chính sách khuyến khích nghiên cứu,ứng dụng chuyển giao công nghệ.....21
c) Chính sách hỗ trợ đào tạo,thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...............21
d) Chính sách về ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của Bình Dương.22
1.3 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................22
a) Trên thế giới...................................................................................................22
b) Ở Việt Nam....................................................................................................25
II. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở Bình Dương..........29

3


2.1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội ở Bình Dương tác động đến việc ứng dụng
công nghệ cao phát triển nông nghiệp.......................................................................29
a) Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên...............................................................29
b) Dân số............................................................................................................33
c) Kinh tế...........................................................................................................33
d) Đánh giá chung..............................................................................................34
2.2 Những thành tựu trong việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở Bình
Dương........................................................................................................................36
a) Về ngành trồng trọt........................................................................................36
b) Về ngành chăn nuôi.......................................................................................38
c) Việc tiếp tục nhân rộng..................................................................................40
2.3 Quản lý nhà nước đối với việc ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp ở
Bình Dương...............................................................................................................44
2.4 Hạn chế còn tồn tại .............................................................................................47
a) Hạn chế..........................................................................................................47
b) Kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ cao 48

2.5 Giải pháp..............................................................................................................49
C-Kết luận................................................................................................................54

4


A-PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp cả nước chịu nhiều khó khăn, bất lợi do
thời tiết, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giá cả hàng nông sản bấp bênh trong khi giá
vật tư đầu vào không ổn định và có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, thông qua việc
thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ
sản, lâm nghiệp, tập trung vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nên
cũng đã có những chuyển biến tích cực như :


Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả

nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng. Đến cuối năm
2015 có khoảng 1.500 xã và 9 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 là dấu
ấn tăng trưởng ngoạn mục của ngành NN&PTNT trong điều kiện thời tiết diễn biến
phức tạp; thị trường xuất khẩu nông sản khó khăn, sức mua giảm… Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt
kim ngạch hơn 1 tỉ USD/năm

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện trên cơ sở phát
huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với thị trường trong nước và xuất
khẩu. Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 24 quy hoạch phục vụ tái cơ cấu. Trong đó có 17

quy hoạch trên phạm vi cả nước và 7 quy hoạch khu vực, vùng, địa bàn cụ thể…
góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn
ngành.


Hơn 2,7 tỉ USD huy động nguồn vốn ODA trong nông nghiệp, nông

thôn là mức kỷ lục trong 5 năm qua. Từ nguồn vốn này, nhiều công trình thủy lợi,
giao thông nông thôn… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, qua đó góp phần phát
huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.

Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, các doanh

5


nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những sản
phẩm chất lượng, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh
tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, nông nghiệp còn một số tồn tại yếu
kém như: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, thiếu quy hoạch, cơ cấu nông
nghiệp chuyển dịch chậm, chưa hình thành các vùng sản suất tập trung quy mô lớn;
việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa mạnh
dạn áp dụng các tiến bộ trong lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng công
nghệ sinh học nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chất lượng sản phẩm không
cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp.
Chính vì lẽ đó mà bài tiểu luận nghiên cứu phát và triển việc ứng dụng công
nghệ cao phát triển nông nghiệp ở Bình Dương được nhóm tiến hành bởi ứng dụng
công nghệ cao có rất nhiều những lợi ích mà từ đó nếu nhân rộng ra cả nước thì

sản xuất nông nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần tăng tưởng nông nghiệp,
phát triển nông thôn, làm cho kinh tết nước ta thêm phát triển hướng tới dân giàu,
nước mạnh

Nhóm chọn tỉnh Bình Dương mà không chọn địa phương khác trong khi việc
ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp đang được tiến hành trên quy mô cả
nước và có nhiều địa phương đã tiến hành rất thành công ( tp HCM,Đà Nẵng,Cần
Thơ,…) vì những lý do sau đây:
- Trước hết Bình Dương cũng là một tỉnh đã ứng
dụng rất thành công công nghệ cao phát triển nông
nghiệp

6


- Bình Dương có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế
- Bình Dương ở vùng Đông Nam Bộ, mà Vùng đông Nam bộ lại là vùng trọng điểm
kinh tế phía nam, có quy mô, điều kiện, cơ sở vật chất rất tốt để phát triển kinh tế
- Bình Dương lại ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ, giáp ( Tp HCM, Đồng Nai, Bình
Phước, Tây Ninh) nên có nhiều điều kiện giao lưu,tiếp thu kinh nghiệm của các địa
phương)
- Bình Dương có nhiều khu công nghiệp (28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong
đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần
II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam
Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5)..hỗ trợ tích cực cho đầu ra của nông nghiệp
(thu mua nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu) nên khoa học kĩ thuật cũng phát triển
cao, có nhiều điều kiện thuận lợi để việc ứng dụng công nghệ cao phát triển nông
nghiệp, lại giáp tp HCM nên có điều kiện giao lưu trao đổi,vận chuyển,kinh doanh
hàng hóa
- Bình Dương và Tp HCM là 2 địa phương phát triển về khoa học kĩ thuật cao,

nhưng Bình Dương lại có điều kiện phát triển nông nghiệp hơn tp HCM (nông thôn
nhiều hơn tp HCM,điều kiện khí hậu lí tưởng hơn) nên việc nghiên cứu việc ứng
dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp thiết nghĩ nên chọn Bình Dương sẽ hay
hơn là tpHCM dù tpHCM có kinh tế và khoa học công nghệ tốt hơn Bình Dương
- Do tiềm lực của nhóm có hạn cũng như thời gian nghiên cứu cũng tương đối ngắn
( 2 tuần ) nên chỉ tập trung làm 1 địa phương để có thể tiến hành phân tích sâu,
khách quan, tránh tình trạng lang man không cụ thể nếu như phân tích ở quy mô quá
rộng
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

7


- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội Bình Dương ảnh hưởng đến việc xây
dựng và phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế
giới và các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài
nước.
- Thực trạng phát triển nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
Bình Dương trong những năm qua.
- Những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp phát triển việc ứng
dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp Bình Dương và nhân rộng ra các địa
phương khác.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để
thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và
quan sát gián tiếp
Do điều kiện hạn chế, nhóm chỉ dùng phương pháp quan sát gián tiếp trên các
bản tin, sách báo, mạng internet, các báo cáo, chỉ thị, đề án, chính sách…do không

có điều kiện đi thực tế
3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Chủ yếu nhóm thu thập thông tin từ các bản tin, sách báo, mạng internet, các
báo cáo, chỉ thị, đề án, chính sách…và tiến hành phân tích, đánh giá
3.3 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong
quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

8


IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu về các mặt lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng công nghệ cao phát
triển nông nghiệp ở Bình Dương từ đó đúc kết ra các bài học kinh nghiệm, các hạn
chế và đề xuất các giải pháp khắc phục từ đó nhân rộng mô hình ra các địa phương
khác để góp phần tăng tưởng nông nghiệp, phát triển nông thôn, làm cho kinh tế
nước ta phát triển lên tầm cao mới
V. KẾT CẤU CỦA BÀI TIỂU LUẬN:
Bài tiểu luận gồm 2 phần: Phần mở đầu và phần nội dung, trong đó:
Phần mở đầu:
I.

Lý do chọn đề tài

II.

Đối tượng nghiên cứu

III.


Phương pháp nghiên cứu

IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Phần nội dung:
I.

Cơ sở khoa học

I.1 Cơ sở lý luận
I.2 Cơ sở pháp lý
I.3 Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở Bình Dương
II.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
II.2 Thành tựu trong việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao
9


II.3 Quản lý Nhà nước với việc ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp
II.4 Những tồn tại hạn chế
II.5 Giải pháp khắc phục
Phần kết luận

B-NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1 Cơ sở lý luận
a) Các khái niệm liên quan
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để

trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy
sản.
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại;
nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân
thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch
vụ hiện có.

Không có sự phân định rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công
nghệ cao dựa vào thời gian, vì vậy nên các sản phẩm được quảng cáo là công nghệ

10


cao trong những năm 1960 hiện nay có thể sẽ được xem là công nghệ thông thường
hay công nghệ thấp. Sự không rõ ràng trong định nghĩa về công nghệ cao dễ dẫn đến
các doanh nghiệp, các nhà tiếp thị thường mô tả gần như toàn bộ các sản phẩm mới
là công nghệ cao.
Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước
đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh
vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc, Israel là các ví dụ
điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao ở những nước
đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở lại đây đã trở thành một thế lực công
nghệ cao hùng mạnh trên thế giới, chuyển đổi căn bản từ một nước của hợp tác
xã nông nghiệp thành một trung tâm công nghệ hiện đại. Mỗi năm đất nước này có
tới hàng ngàn hãng công nghệ mới ra đời, thu hút một lượng lớn những người lao

động có trình độ và chất lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát
triển của đất nước.
Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá
trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, công nghê thông tin,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất,
chất lượng cao...; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu quả
kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất. Trên cơ sở này, cũng có nhiều khái niệm khác
nhau về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sau đây là khái niệm để làm rõ nội
dung này.

Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
“Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những
công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa
các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật
11


liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và
chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền
vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất
lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng
những thành tư khoa học công quả vả chất lượng cao.Thực hiện tốt nhất sự phối
hợp giữa con người và tài nguyên, để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với
năng suất và sản lượng cao, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn
nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường (TS.
Dương Hoa Xô, TS. Phạm Hữu Nhượng, 2006).
b) Đặc trưng của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần lớn cho sự phát triển khu
vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta dễ dàng hiểu rõ hơn về nó
qua năm đặc trưng chủ yếu sau đây:
-Thứ nhất, vốn đầu tư lớn: khi nhắc đến công nghệ cao, chúng ta chắc hẳn sẽ
nghỉ tới những thành phần tạo nên nó phải được đầu tư kỹ từ những chuyên gia,
người có kiến thức cao. Hơn thế, quy trình cũng nó không đơn giản mà phải áp dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ vào nó. Mà những sản phẩm từ tri thức và những
yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ không rẻ chút nào.
-Thứ hai, ứng dụng những công nghệ khoa học mới nhất: theo như trên, thì
khoa học công nghệ tiên tiến là yếu tố không thể không có mặt trong nền nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ứng dụng những công cụ, những phương pháp, kỹ
thuật hiện đại vào trong quy trình canh tác (trồng trọt, chăn nuôi,...).
-Thứ ba, xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới: nếu nhắc đến nền
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì không thể không nói đến sự hiện diện của

12


các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới. Vì nguồn vốn đầu tư rất cao nên quy mô hộ gia
đình sẽ gặp nhiều khó khắn. Cần phải có một quy mô lớn để dễ dàng thực hiện, đem
lại lợi nhuận lớn cho các xí nghiệp này.
-Thứ tư, quy trình trồng trọt, chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ: Việc ứng
dụng các công nghệ cao này vào nền nông nghiệp, nó liên quan đến máy móc, kỹ
thuật hiện đại nên không thể tránh khỏi những vướng mắc trong việc áp dụng. Nên
cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đễ kịp thời phát hiện ra những khuyết điểm và có
các biện pháp đúng đắn khắc phục ngay.
-Thứ năm, phát triển các nguồn năng lượng mới, phân bón hữu cơ, thuốc bảo
vệ thực vật thiên nhiên : Nền nông nghiệp này không chỉ với mục tiêu đem lại hiệu
quả cao mà phải đi cùng với chất lượng cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
người tiêu dùng. Chính vì thế, phát triển các nguồn năng lượng mới (Năng lượng

mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,..),phân bón hữu cơ (từ thực vật, động vật,...),
thuốc bảo vệ thực vật thiên nhiên...
-Thứ sáu, mở ra các ngành nông nghiệp mới, chú trọng khai thác đại dương :
Nông nghiệp nước ta về tổng thể vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn
manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông phẩm thấp, nhất là chưa đạt độ
đồng đều theo yêu cầu của công nghiệp chế biến và xuất khẩu; động lực phát triển
của nông nghiệp theo cơ cấu hiện nay đã tới hạn, khả năng chống đỡ thiên tai do
biến đổi khí hậu rất hạn chế. Đây là những trở lực làm cho nông nghiệp nước ta lâm
vào tình trạng suy giảm tăng trưởng và sức cạnh tranh yếu kém. Để khắc phục
những trở lực nêu trên, đưa nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta phát triển theo
hướng bền vững, có sức cạnh tranh cao, ngang tầm với những tiềm năng, lợi thế so
sánh của nó, cấp thiết phải cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi
thế về điều kiện sinh thái tự nhiên và nhu cầu tăng trưởng, đạt trình độ hiện đại.
Nước ta có bờ biển dài rông thuận lợi cho viêc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên trên biển là có hạn, việc khai thác quá mức khiến cho
nguồn tài nghuyên ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ven biển
cũng như môi trường tự nhiên bị biết đổi. việc mở ra các ngành nông nghiệp mới,
khai thác đại dương để phát triển chăn nuôi ở đại dương, lâm nghiệp đại dương,…

13


ứng dụng nông nghiệp công nghê cao vào khai thác các lợi thế trên biển của nước ta
sẽ mang lại lợi ích rất lớn.

c) Nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Muốn tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không
phải là đơn giản, mà bắt buộc chủ thể tiến hành phải nắm bắt được các nhiệm vụ
sau:
-Đầu tiên là tạo ra các loại vật tư, thiết bị máy móc sử dụng trong nông

nghiệp: đây là những trang thiết bị không thể thiếu để tiến hành sản xuất nền nông
nghiệp này. Ví dụ như việc ứng dụng công nghệ cao trong việc trồng cây của tập
đoàn Hoàng Anh Gia Lai thì cần có hệ thống tưới nước nhỏ giọt mới tiến hành trồng
trọt hiệu quả cao.
-Thứ hai là chọn, tạo nhân giống cây trồng vật nuôi cho năng suất và chất
lượng cao: nếu như chọn những loại giống thường thì hiệu quả nó mang lại đôi khi
chưa hoàn lại được vốn ban đầu đã bỏ ra đầu tư. Hơn nữa hiện nay cùng với sự phát
triển của xã hội thì nhu cầu của con người càng nâng cao, hiểu biết ngày một sâu sắc
nên đòi hỏi các sản phẩm cung cấp phải co chất lượng.
-Thứ ba là phòng trừ dịch bệnh an toàn và hiệu quả cho cây trồng và vật
nuôi: đây là điều hiển nhiên và tất yếu quyết định lợi hoặc lỗ cho chủ thể đầu tư.
Thực hiện nó để mang lại hiệu quả như mong muốn, tránh được những thất thoát
trong canh tác.
-Thứ tư là phát triển công nghệ bảo quản và chế biến nông sản: trên thị
trường giá cả của các loại nông sản biến động bất thường là điều quen thuộc với
chúng ta. Cho nên, không chỉ chúng ta duy nhất tập trung vào khâu sản xuất chúng
mà không quan tâm đến khâu bảo quản để đợi giá cao hơn, để lâu hư hơn,...Bên
cạnh đó, chúng ta không chỉ sản xuất ra để bán mà còn rất nhiều cách để chúng ta
thu lợi nhuận nhiều hơn điển hình là chế biến chúng thành các loại khác nhau. Ví dụ

14


như trồng cà phê, không chỉ chúng ta bán trái cà phê cho thương lái mà chúng ta còn
có thể chế biên nó thành bột cà phê để bán.
d) Vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một bước tiến quan trọng trong
ngành kinh tế, giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Như vậy, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có những vai trò nào mà lại quan
trọng như vậy?

-Một là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm
lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Các bài học kinh nghiệm của Israel cho thấy khi áp dụng công nghệ cao thì
mỗi ha trồng cà chua cho ra 250 – 300 tấn/ năm , trong khi với cách sản xuất truyền
thống của nước ta thì năng suất chỉ đạt khoảng 20 – 30 tấn/ha/năm. Cũng như vậy,
một ha trồng hoa hồng ở nước ta chỉ cho khoảng 1 triệu cành với doanh thu từ 50 –
70 triệu đồng/ha/năm thì ở Israel con số tương ứng là 15 triệu cành chất lượng đồng
đều và hiển nhiên doanh thu cũng cao hơn. Không những vậy việc ứng dụng khoa
học công nghệ cao còn giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ môi trường. Chính những lợi ích
như vậy mà sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang trở thành
mẫu hình cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI.
-Hai là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động
trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất
được mở rộng.
Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản
xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ
sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến

15


nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính
mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do không phụ thuộc mùa vụ và thời
tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do
đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà
kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu
bệnh và hiển nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng
lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn. Mặt khác môi
trường nhân tạo thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi

của thời tiết cao hơn đồng thời chống chịu sâu bênh lớn hơn. Điều này thích hợp với
các vùng đất khô cằn không thuận với sản xuất nông nghiệp như vùng trung du,
miền núi, vùng bị sa mạc hóa v.v. Ở Việt Nam đã xuất hiện các mô hình trồng chuối,
hoa lan, cà chua, rau quả công nghệ cao theo các tiêu chuẩn VIETGAP và
GLOBALGAP… ở các tỉnh như Lâm đồng, Lào Cai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã
bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khó
tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.
-Ba là, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp giảm giá
thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng
phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ
sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất.
Với việc tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình sản xuất
dễ dàng đạt được hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng
sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế biến công nghiệp. Cũng nhờ thương mại
hóa được sản phẩm mà các thương hiệu sản phẩm được tạo ra và cạnh tranh trên thị
trường. Lợi thế về quy mô và chi phí thấp là các yếu tố đảm bảo các sản phẩm nội
địa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập ít nhất ở chi phí vận chuyển và maketing.
Những ví dụ về trồng rau công nghệ cao trong nhà lưới ở TP. HCM đã cho thấy
16


doanh thu đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, gấp 2 – 3 lần canh tác theo lối truyền thống.
Các mô hình trồng hoa - cây cảnh ở Đà Lạt và chè ô long ở Lâm Đồng cũng cho
thấy dây truyền sản xuất khép kín cây giống, ươm, chăm sóc, thu hoạch trong nhà
lưới với hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel đã cho năng
xuất và chất lượng sản phẩm hơn hẳn cách sản xuất truyền thống , sử dụng màng
phủ. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hà Nội… đã xây dựng nhiều mô hình sản
xuất giống cây, chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản đã
và đang mang lại những hiệu quả to lớn, giúp người sản xuất có thu nhập gấp 2 thậm

chí là gấp nhiều lần so với sản xuất quảng canh hộ gia đình truyền thống.
e) Tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Hiện nay, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản vẫn chưa
đưa ra các tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc tiêu chí để xác
định công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
Do đó, có nhiều ý kiến xung quanh tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao: Có ý kiến cho rằng trong nông nghiệp công nghệ cao được hiểu đơn giản là cao
hơn những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ như chế phẩm sinh học,
phòng trừ sâu bệnh, chăm bón…Với cách hiểu này, tùy vào sự phát triển của lực
lượng lao động mỗi vùng miền mà công nghệ áp dụng tại cùng thời điểm sẽ được
đánh giá khác nhau, điều này sẽ gây khó khăn khi đưa vào ứng dụng. Vì vậy, một số
tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được đưa ra như:
- Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có
năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng;
- Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế
cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã
hội, môi trường khác đi kèm.
17


- Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải tạo ra sản
phẩm tốt, năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần.
- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (được hiểu là nơi sản xuất tập
trung một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào toàn bộ
hoặc một số khâu) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che phủ
nylon cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng
suất vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai
trong chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công
nghệ cao; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính cũng là công nghệ
cao; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng…cũng là công nghệ cao[ : Ông

Nguyễn Tấn Hinh, Phó vụ trưởngVụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn , đơn vị soạn thảo Đề án “Phát triển nông
nghiệp công nghệ cao đến năm 2020”.].
Một số ý kiến khác lại cho rằng công nghệ cao là công nghệ rất cao, vượt trội
hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà lưới, tưới, chăm bón tự động… Do đó,
công nghệ cao được hiểu không phải như là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể. Quy trình
công nghệ cao phải đồng bộ trong suốt chuỗi cung ứng, là sự kết hợp chặt chẽ của
từng công đoạn cụ thể như: giống, công nghệ nhà kính, kỹ thuật, phân bón sinh học
hữu cơ...
Cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô
sản xuất lớn. Chất lượng ở đây đòi hỏi phải đáp ứng được 3 khía cạnh: kỹ thuật,
chức năng và dịch vụ. Bởi vì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ sản
xuất để đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu hằng ngày của con người mà còn phải mang
lợi nhuận cao. Do đó, việc chọn lựa sản phẩm và hướng sản xuất phù hợp để đáp
ứng nhu cầu của thị trường rất quan trọng.

18


1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ:
a) Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao:
- Căn cứ theo Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đến năm 2020” có quy định hỗ trợ cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trong phần IV mục 7.đ như sau:
+ Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với
đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở
dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;
+ Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho nội

đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định theo thẩm quyền.
-

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

09/01/2012 về “ Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông-lâm-thủy sản an toàn
thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các ưu đãi sau:
+ Đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu
đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung.
+ Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ
thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát
nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

19


+ Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp
Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020”
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
- Quyết định số 575/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và
vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm

2030.
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 176/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
Điều 1 Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020
b) Chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
- Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020” trong phần IV mục 7.a. có quy định hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nghiên
cứu và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp các ưu đãi sau:
+ Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công
nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

20


+ Hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản
xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các công nghệ cao
nhập từ nước ngoài trong 2 năm đầu áp dụng, không thu hồi kinh phí hỗ trợ.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 quy định hỗ trợ tại Điều 12
chương III cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công
nghệ cao với mức hỗ trợ:
+ Được Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hỗ trợ 50% kinh phí
thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện
nhằm thực hiện dự án;
+ Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử
nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã

có vào tổng mức kinh phí).
c) Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
-

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

09/01/2012 về “ Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước theo Điều 5 mục 2.b:
+ Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp;
biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn;
+ Dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế
sản phẩm an toàn;
d) Chính sách về ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của Bình Dương:
- Quyết định 04/2016/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020.
21


Điều 5: Đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp, ngành nghề nông thôn , sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp ; sản xuất
giống ; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
được cấp chứng nhận
- Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 08/04/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 về Quy định chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020…

1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước
a) Trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây
dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa
học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn
100 khu khoa học công nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa
học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996
đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân
bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh
của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả
nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

22


Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng
đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp
chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin
học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.
* Việc ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong canh tác cây trồng trên
thế giới bao gồm:
- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong
việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ưu
việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện
ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất
lượng cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.
- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô được hơn
600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch

bệnh. Thị trường cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm
và tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm.
- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay được gọi là nhà màng do việc sử
dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới
(net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện
với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những
mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi
nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều
khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các vùng thường chịu
nhiều tác động của thiên tai như bão lũ, động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích
và chi phí do rủi ro.
- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:
Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp
23


dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dưỡng
được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể
- dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây
trên giá thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng
cây thủy canh vì giá thể này được làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch
dinh dưỡng để nuôi cây.
-

Công nghệ tưới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các

nước có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang
trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt
được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng,
nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón.

* Trong chăn nuôi và thuỷ sản:
- Đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản
xuất: Với phương pháp này có thể giúp duy trì được nguồn giống tốt và tiện lợi cho
việc nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật
sống, tuy nhiên giá thành tương đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
- Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính
ở cá: giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực
Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với
oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thường sẽ đẻ ra toàn cá đực
do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.
- Hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng được áp
dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dưỡng vật nuôi như thông qua việc biến đổi thức
ăn để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của
vật nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.

24


- Công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền
tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác
động của các chương trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trước đây
chưa hề có. Dịch tễ phân tử đặc trưng bởi các mầm bệnh ( vi rút, vi khuẩn, ký sinh
và nấm) có thể xác định được nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phương pháp
nhân gen.
b) Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai xây dựng các khu
nông nghiệp công nghệ cao; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Các khu công nghệ cao
- Trong các địa phương có khu Nông nghiệp Công nghệ cao (gọi tắt là Khu)
TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu
nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong khu bao gồm khu thí
nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công
nghệ, khu bảo quản và chế biến, khu sản xuất kêu gọi đầu tư. Nhà nước đầu tư vốn
để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu. Các doanh nghiệp thu hút vào khu chủ
yếu đầu tư vào sản xuất giống cây trồng như các loại rau, hoa …, đồng thời, có thể
cung cấp vật tư nông nghiệp để cung cấp cho nông dân sản xuất. Các loại nông sản
sẽ được doanh nghiệp mua lại với giá theo đúng hợp đồng đã ký kết với nông dân.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong Khu có sản lượng hàng hóa tập
trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng nông sản, giảm được chi phí đầu tư về
cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của
Nhà nước về thuê đất, thuế các loại….
25


×